What's new

[Chia sẻ] [Kashmir Du Ký] ... Và nơi đây bình minh yên tĩnh

Chúng tôi cởi bớt áo len, tạm biệt cái lạnh tê người của Ladakh để đáp chuyến bay về lại Delhi nắng cháy. Chuyến bay dài chưa đầy 55' chứa đựng nhiều điều bất ngờ hơn tôi nghĩ. Ngồi cạnh tôi là một người đàn ông đứng tuổi điềm đạm và có khuôn mặt đặc trưng của người Ladakhi. Sau khi chào hỏi và được biết tôi từ Việt Nam đến, ông rất bất ngờ và dành toàn bộ thời gian trên chuyến bay để chuyện trò và kể cho tôi nghe những kỷ niệm "nhỏ" mà ông đã có với người Việt Nam ...

Năm 1984, khi đó ông còn là đại diện ngoại giao của vùng Ladakh, bang Jammu & Kashmir, ông tiếp xúc với người Việt Nam lần đầu tiên (ông phát âm rất chuẩn cái tên Việt Nam này), đó là cố bộ trưởng bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch khi đó cùng một số tướng lĩnh cao cấp có chuyến thăm chính thức đến Ấn Độ và dành 4 ngày để đi quanh khu vực Kashmir, ông là trưởng phái đoàn đón tiếp và là lần đầu chính thức đón người Việt Nam đến Ladakh ...

Bố của ông trước đây là đại sứ Ấn Độ tại Mông Cổ, chị gái ông học tiếng Nga ở thủ đô Ulanbato. Trong 1 lần đi thăm chị mình, ông được 1 người bạn của chị ông nấu mời 1 bữa cơm trưa. Đó là 1 lưu học sinh Việt Nam tại Mông Cổ mà ông chỉ còn nhớ được tên là "Hạnh", cũng là lần đầu ông được ăn món ăn Việt Nam mà ông ấn tượng đến tận bây giờ.

Mới đó mà đã gần 28 năm ... Ông nói với tôi sản vật đến từ Việt Nam gần gũi nhất với gia đình ông bây giờ là cá basa! Cá basa được được bầy bán rất nhiều ở các chợ vùng Ladakh và được người dân ở đây ưa chuộng bởi giá cả hợp lý và chất lượng hảo hạng :)

Chúng tôi tiếp tục trao đổi về những chuyện thường nhật, về gia đình và những điều cá nhân. Lúc máy bay sắp hạ cánh, ông trầm ngâm nói 1 điều làm tôi ấn tượng mãi: thế hệ của tôi và con trai con gái ông rất may mắn! Đúng thế, tôi thấy mình may mắn được sinh ra trong 1 thành phố anh hùng giữa 1 đất nước anh hùng, giống như con cái ông vậy. Tôi lớn lên khi tiếng súng gươm đã lui vào quá khứ, và chỉ được nghe về Kashmir cùng những chiến sự xung đột giữa Ấn Độ - Pakistan nhưng chưa bao giờ thực sự biết về miền đất đó. Hôm nay tôi xin dành bài viết này để viết về 1 góc nhỏ của Kashmir - vùng Ladakh - nơi đây, tôi biết rằng, bình minh yên tĩnh ^^

=====

Một vài hình ảnh giới thiệu về vùng Ladakh, tháng 5 năm 2011:

Những ngọn núi cao cheo leo ...

IMG_9679.jpg


... hay những thung lũng xanh mùa tuyết tan

IMG_0051.jpg


... Cuộc sống thanh bình dưới chân dãy Karakoram:

IMG_9745.jpg


IMG_9726.jpg


IMG_9623.jpg


... Và đặc biệt những di chỉ Phật giáo hiện hữu khắp nơi nơi:

IMG_9815.jpg


IMG_9998.jpg


... Một Ấn Độ rất khác so với những gì tôi đã hình dung!
 
Ngày 2: Hemis - Thiksey - Shey Monastery

Lên tầng 2 của chính điện, du khách sẽ gặp khám thờ đại sư Liên Hoa Sinh (Padmasambhava hay Guru Rinpoche), người được coi là ông tổ Phật giáo Tây Tạng từ thế kỷ thứ 9, cũng là người khai tông lập phái cho tông giáo đầu tiên của Tây Tạng - tông Ninh Mã (Nyingma Sect):

IMG_9888.jpg


IMG_9889.jpg


IMG_9890.jpg


Sau lưng khám thờ này có đường leo lên trên nóc của tu viện Hemis, nơi du khách có thể ngắm cảnh vật xung quanh tu viện. Bên cạnh tu viện là những ngôi nhà xây bằng đá và bùn của người dân địa phương:

IMG_9897.jpg


IMG_7158.jpg
 
Xa xa là thung lũng và những ngọn núi đang vàng rực dưới nắng trưa:

IMG_9896.jpg


IMG_9907.jpg


IMG_9870.jpg


Lá cờ bay phần phật trên nóc Hemis làm chúng tôi mường tượng đến lá cờ Rồng sấm của hàng xóm Bhutan nhiều hơn là cờ biểu trưng Phật giáo:

IMG_7161.jpg


Được biết tu viện Hemis tổ chức lễ hội vào mùa hè chứ không phải mùa đông nên thu hút được nhiều khách viếng thăm dịp tháng 6 - 10. Lễ hội này có 1 màn trình diễn đặc sắc gọi là "Cham" (tiếng Ladakhi) kể lại câu chuyện nổi tiếng xưa khi đại sư Kiết Tường Kim Cang (Pelgyi Dorje) nhân lúc nhảy múa đã dùng tên bắn chết vua Tạng Lãng Đạt Ma (Langdrama) - một người cổ xúy cho cổ giáo Bon và bài trừ Phật giáo giai đoạn thế kỷ thứ 9. Những hình ảnh lễ hội này có thể tìm thấy trong hầu hết các postcard của Ladakh chụp về Hemis với phục trang cổ và mặt nạ quỷ màu đỏ máu nhìn vừa ghê vừa cuốn hút!

IMG_9915.jpg


Ngoài các khu điện thờ, Hemis còn nổi tiếng với quần thể bảo tàng trưng bày hiện vật dưới lòng đất, nơi du khách được tận mất chiêm ngưỡng những bộ sưu tập về phật điển, tranh tượng, đồ tế lễ, quần áo, vũ khí ... xuất hiện trong tiến trình phát triển của Phật giáo Hy Mã nói chung và Phật giáo Ladakh nói riêng, tới nay đã nghìn năm tuổi. Tuy nhiên bảo tàng này yêu cầu du khách phải gửi hết máy ảnh máy quay điện thoại trước khi vào nên không có cách nào chụp ảnh được. Đi dạo hơn nửa tiếng mới ngắm được hết các hiện vật trong bảo tàng, cũng là lúc giữa trưa khi tu viện nghỉ ăn trưa, chúng tôi theo xe rời Hemis quay về thăm Thiksey và Shey.
 
Tu viện Hemis ở Ladakh có mối liên hệ mật thiết với tu viện Tithapuri nằm cách núi Kailash không xa. Trên đất Ấn có khác, quy mô của nó lớn hơn rất nhiều so với Tithapuri trên đất Ngari của Tây Tạng. Nghe nói ở phía sau tu viện Hemis có hang đá Guru Gyama nơi đại sư Guru Rinpuche và học trò của ngài- bà Yeshe Tsogye ngồi thiền và có 1 tảng đá in dấu chân của họ. Ở khám thờ chính thờ đại sư trong tu viện Tithapuri thì có cả 4 tảng đá đen in dấu chân, nói chung là khá giống nhau.

Vậy là trong chuyến đi của Yilka có cả hồ Pangong Tso đúng không? Có gặp lễ hội nào không?
 
@ c June: e có đi Pangong Tso ạ, nhằm ngay ngày mây mù >_< chi tiết e xin kể sau nhưng đường đến hồ còn đẹp và sinh động hơn Namtso bên Tibet nữa. E ko gặp lễ hội nào, mùa lễ hội sớm lắm cũng phải từ tháng 6 trở đi mới bắt đầu có. Về vụ cái hang đá thì e chưa biết, trong bản đồ 12 phân khu in phía sau vé vào cửa Hemis cũng ko ghi nên có thể hang này nằm tách biệt khỏi quần thể tu viện chăng ...

Tiện tay post 1 cái ảnh giới thiệu về Festival ở Hemis sưu tầm trên mạng để mọi ng có đk sẽ canh đi vào lúc lễ hội ở đây :D

Hemis_fest_png.jpg
 
Ngày 2: Hemis - Thiksey - Shey Monastery

Thiksey là tu viện lớn thứ 2 trong thung lũng Indus, về độ nổi tiếng chắc chỉ thua Hemis, nhưng chúng tôi lại thấy ở Thiksey vẻ đẹp khoáng đạt hoang dã hơn nhiều so với Hemis, chắc cũng bởi vì tu viện này được xây biệt lập trên một ngọn đồi riêng, xung quanh phần lớn là hoang mạc và trảng cát khổng lồ.

Đường về từ Hemis sang Thikey chạy qua những con đường đầy cây dương xanh mơn mởn:

IMG_9956.jpg


Để rồi hiện ra phía cuối con đường là tu viện Thiksey ngạo nghễ trên đỉnh đồi:

IMG_0037.jpg


Mới nhìn ai cũng dễ bị cuốn hút bởi kiến trúc nhiều tầng có phần chồng chéo của Thiksey, thêm vào đó là màu sắc khác lạ của những tòa xây trong quần thể tự viện, ngoài lưỡng tông Hồng Bạch còn có vài khu được xây với màu vàng nổi bật mà chúng tôi không rõ lý do.

IMG_9962.jpg


Theo xe, chúng tôi chạy men theo đường đồi lên đến cổng chính của tu viện xây hướng về phía Nam:

IMG_9963.jpg


IMG_0033.jpg
 
Ngày 2: Hemis - Thiksey - Shey Monastery

Chúng tôi đặt chân vào Thiksey cũng là chính Ngọ, cả tu viện đang đóng cửa ăn trưa, du khách cũng tản mát tìm nơi mát mẻ trú chân, nhưng cũng là thời điểm tuyệt vời bởi tôi có cả tiếng đồng hồ để dạo quanh Thiksey tĩnh lặng trong nắng trưa:

IMG_9978.jpg


IMG_9977.jpg


IMG_9997.jpg


Phong cảnh xung quanh nhìn từ Thiksey thực sự hoang sơ, cảnh tượng gió cuốn mây trôi hào sảng lắm! quả đúng là lam quan tuyết dũng, sa mạc sóc phong:

IMG_9981.jpg


IMG_9983.jpg


Tựa lưng vào bờ tường đá, chúng tôi khoan khoái ngắm thiên nhiên nơi đây biến ảo dưới mắt người và cả dưới ống kính:

IMG_0034.jpg


IMG_9988.jpg
 
Ngày 2: Hemis - Thiksey - Shey Monastery

Nhưng sức hấp dẫn của Thiksey không chỉ nằm ở cảnh quan tứ bề mà còn cả bên trong mỗi khám thờ tu viện nữa. Lúc này các nhà sư đã đi mở cửa các khám thờ cho chúng tôi vào tham quan.

IMG_9999.jpg


Thikey xây vào giai đoạn thế kỷ 15, là tu viện thuộc dòng Hoàng Mạo Giáo (Yellow Hat Sect hay Gelugpa Sect) do đại sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa sáng lập). Bên trong khám thờ lớn của tu viện, du khách sẽ thấy tượng đồng của Thích Ca Mâu Ni Phật (Shakyamuni) cùng các sư tổ của phái Cách Lỗ:

IMG_0002.jpg


IMG_0001.jpg


IMG_0004.jpg


IMG_0005.jpg
 
Last edited:
Ngày 2: Hemis - Thiksey - Shey Monastery

Ngoài khám thờ cũ, Thiksey còn có 1 khu mới xây vào năm 1980 khi Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso đến thăm nơi này, và là khu thờ Phật tương lai Phật Di Lặc (Maitreya). Nổi bật trong khám thờ 2 tầng này là tượng thân của Phật Di Lặc rất đồ sộ và tạo hình ấn chuyển pháp luân cực kỳ đẹp!

IMG_0017.jpg


IMG_0015.jpg


IMG_0014.jpg


Bức tượng này cao đến 15m, cũng là bức tượng lớn nhất toàn Ladakh, mất đến 4 năm để tạc nên họa tiết rất tinh tế, phối màu phô trương sặc sỡ nhưng toát lên vẻ hiền từ thanh khiết. Sau này trong lòng Nubra Valley chúng tôi còn được diện kiến 2 bức tượng thân khác cũng rất lớn nhưng chưa so được với tượng Maitreya bên trong Thiksey. Xung quanh tượng là vô số các ngọn đèn mỡ bò Yak đang cháy sáng, và tất nhiên không thể thiếu khách thập phương đang đi vòng kora quanh tượng.

IMG_0011.jpg


IMG_0024.jpg
 
Ngày 2: Hemis - Thiksey - Shey Monastery

Ra khỏi khám thờ Phật Di Lặc, nhìn sang bên phải du khách sẽ thấy 1 khu riêng bên trong có thờ 12 hóa thân của độ mẫu Đa La (Tara) và sư tổ Tông Khách Ba, tượng tuy nhỏ nhưng không kém phần tinh xảo:

IMG_0028.jpg


IMG_0029.jpg


IMG_0030.jpg


... Đã đi gần hết Thiksey sau cả giờ đồng hồ, chúng tôi trở ra xe. Đường chạy xuống đồi ngoằn nghèo thoắt cái đã bỏ lại tu viện phía sau lưng. Từ đây nhìn trở lại Thiksey, cậu lái xe cho chúng tôi biết, kiến trúc của Thiksey và một số tu viện trong Ladakh không chỉ đơn thuần là phục vụ cho tôn giáo mà còn mang tính phòng thủ (fort monastery). Điều đó lý giải phần nào địa thế xây các tu viện vùng này thường là nơi hiểm trở, yết hầu trên những đường cái quan hay những khu vực bờ sông lớn.

IMG_9858.jpg


IMG_9852.jpg


Tạm biệt Thiksey, chúng tôi tiếp tục hành trình trở về Leh và tiếp cận tu viện cuối cùng trong kế hoạch ngày 2: Shey monastery.
 
Ngày 2: Hemis - Thiksey - Shey Monastery

Chỉ nằm cách Leh 15km, quần thể Shey Palace đã từng là cung điện mùa hè của vương triều Namgyal giai đoạn thế kỷ 17. Ngày nay, cũng như Leh Palace, người ta gần như không còn tìm được dấu tích gì của 1 chốn đế kinh vang bóng ngày xưa ... Vé vào cửa Shey giá 50 INR (theo cậu tài xế cho biết) nhưng khu vực này vắng đến mức không có cả người bán vé, chúng tôi vì thế cũng không vào bên trong mà chỉ đi bộ ngoạn cảnh phía ngoài:

IMG_0059.jpg


IMG_0057.jpg


Kể từ khi hoàng tộc Namgyal rời Shey để chuyển về sống tại Stok năm 1842, Shey gần như không được tôn tạo gì, gió bụi thời gian gần như đã bào mòn hết những chiến tích cũ trên đỉnh đồi ...

IMG_0052.jpg


IMG_0044.jpg


Nhưng bù lại, thiên nhiên lại rất hào phóng với chốn này! Dưới bóng mây trôi lững lờ qua thung lũng, quanh cảnh dưới chân cố cung bừng lên đầy sức sống. Chúng tôi nán lại trên đồi ít phút để ghi lại khoảnh khắc này:

IMG_0049.jpg


IMG_0043.jpg


IMG_0058.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,555
Bài viết
1,153,647
Members
190,120
Latest member
niharikash
Back
Top