What's new

Kiên Giang - một Việt Nam thu nhỏ - những điểm tham quan

sdfsd by Chantam, trên Flickr

Vùng đất Kiên Giang từ lâu đã được ví von như là một Việt Nam thu nhỏ.

Kiên Giang nằm tận cùng ở phía Tây Nam của Việt Nam, là một tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, nhưng có đủ các dạng địa hình từ đồng bằng, núi rừng, hang động và biển đảo.

Kiên Giang từ lâu đã được coi là vùng đất có “rừng vàng biển bạc” với nhiều danh lam thắng cảnh như đảo Phú Quốc, Hà Tiên, quần đảo Nam Du, quần đảo Bà Lụa, rừng U Minh Thượng, Hòn Đất…, đặc biệt là đảo Phú Quốc giờ đây và trong tương lai đang là 1 đại công trường, một thỏi nam châm hút vốn đầu tư khổng lồ từ khắp các nơi đổ về thuộc dạng siêu khủng… nghe đâu là hiện nay tổng số vốn của các dự án đang triển khai đầu tư là hơn 8 tỷ đôla. Nay mai sẽ hình thành nên hòn đảo du lịch cao cấp của cả nước và khu vực.

Bởi vậy không lạ khi có một lần 1nhà thơ đã ví Kiên Giang như Việt Nam thu nhỏ với “một ít hang sâu, động hiểm của Lạng Sơn, có những ngọn núi chơi vơi giữa biển khơi tựa như của vịnh Hạ Long, có một ít núi đá vôi của Ninh Bình, ít thạch thất sơn môn của Hương Tích, chùa chiền Bắc Ninh, lăng tẩm Thuận Hoá và một ít Đồ Sơn, Cửa Tùng, Nha Trang, Vũng Tàu, Long Hải…”
 
* Chuyến đi thứ 1 đến tỉnh Kiên Giang:

Hôm nay mình có chuyến đi công chuyện về Rạch Giá thăm thằng bạn đồng nghiệp, sẵn tiện ghé một vài điểm tham quan tại đô thị ven biển thuộc tỉnh Kiên Giang này.

Về cái tên địa danh Rạch Giá thì theo thông tin nhiều nguồn mình sưu tầm tổng hợp được đại khái thôi như sau:
Ý nghĩa có tên gọi Rạch Giá theo khẩu truyền là vì ngày xưa kia ở nơi đây có rừng cây Giá mọc dọc theo ven biển, và có một lạch nước chảy ngang qua rừng cây Giá đó để đổ ra ngoài biển… nên có tên gọi là “lạch Giá” hoặc “rạch Giá”…

Theo sách Gia Định thành thông chí: Lạch Giá có tên chữ thường gọi là Giá Khê. Ngoài ra, còn gọi là Giá Đà, Sái Phu…Tương truyền xưa, khu rừng cây giá này rất nhiều ong mật đóng ổ, người “ăn” ong cạo mật bỏ tàng ong, sáp trắng trôi đầy sông, từ đó người Khmer mới gọi là chợ Kramuol-so (sáp ong màu trắng).

Xưa kia, Rạch Giá là vùng đất rất là hoang vắng, nhiều nơi đất còn bị ngập nước khá sâu; thú dữ thì thường lui tới… Người Việt và nhất là người Hoa ở xung quanh chợ Rạch Giá chỉ chuyên lo buôn bán, cuốc rẫy trên đất giồng. Cũng có nhiều người Việt, người Khmer ở ngoại vi chợ làm ruộng.

Sau đó, chợ Rạch Giá có bước phát triển, dần dần trở thành một hải cảng sầm uất, quy tụ cư dân các nơi về, thuyền bè từ Hải Nam (Trung Quốc), Tân Gia Ba (Singapore), Xiêm (Thái Lan)…

Đến năm 1976, Rạch Giá là một thị xã thuộc tỉnh Kiên Giang. Và đến năm 2014, thành phố Rạch Giá đã lên đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh Kiên Giang đến nay.

TP Rạch Giá by Chantam, trên Flickr
 
Last edited:
1/ Chùa Phật Lớn (WATUTTUNMÀNJEAY):

Chùa này là 1 di tích lịch sử văn hóa đã được Nhà nước công nhận vào năm 2001, hiện tọa lạc tại số 151 đường Quang Trung, phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá

Vị trí của chùa trên Googlemap là: ( 10.021317, 105.075262 ); nếu bạn nào thường dùng định vị google thì có thể nhập tọa độ trên để dễ dàng tìm đường đến ngôi chùa này.

gggg by Chantam, trên Flickr
 
Chùa Phật Lớn là ngôi chùa Nam Tông lâu đời của người khmer có tên pháp danh là WATUTTUNMÀNJEAY (hay còn đọc chệch ra bằng tiếng Việt cho dễ hiểu là: Ut Đôn Men Chi)

Cổng chính dẫn vào chùa, chụp từ phía trong ra ngoài đường, do mình quên chụp lại từ lúc bên ngoài chạy vào.

DSC_0066 by Chantam, trên Flickr

DSC_0007 by Chantam, trên Flickr

DSC_0009 by Chantam, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,645
Bài viết
1,154,417
Members
190,155
Latest member
ncvinh123
Back
Top