dungboy07
Phượt thủ
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.
Nói tí về thân chủ nhé các bạn:
Quê nội mình ở huyện Văn Giang, Hưng Yên nơi đình đám một thời với dự án khu đô thị sinh thái Ecopark. Hiện nay việc đền bù, thu hồi đất đai cho dự án này đã hoàn tất được gần 2 năm và tiến độ xây dựng khu đô thị Ecopark nhanh đến chóng mặt, chỉ vài 3 năm nữa thôi khu đô thị này trở thành 1 trong các khu dân cư hiện đại đáng sống nhất trên cả nước. Đối với người dân bị thu hồi đất thì đây cũng là cơ hội để họ chuyển đổi từ sx nông nghiệp sang làm thương mại dịch vụ, có cuộc sống phồn hoa như dân thành thị. Thực tế việc đấu tranh trước đây của dân 3 xã XQ; PC; CC chỉ là con bài để kiếm thêm chút cháo và thể hiện không chấp nhận sự áp đặt có phần bất công, chứ trước đó họ đã có phương án kiếm sống cả rồi. Cũng phải nói rằng nhờ có Ecopark mà cuộc sống văn hóa tinh thần của người dân Văn Giang được nâng lên rõ rệt.
Quê ngoại mình ở huyện Thường Tín, Hà Nội bây giờ cách quê nôi 12km bằng 4 h cuốc bộ; Yên Phú một làng nhỏ nằm ven quốc lộ 1A. Hàng năm cả nhà mình đều sang quê ngoại ăn cỗ, ngay cả khi mẹ đang mang bầu mình, có lẽ vì thế mà máu phượt có trong mình từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Nhớ hồi nhỏ khi 3-4 tuổi mình đã lon ton chạy theo bố mẹ sang quê ngoại rồi, mà hồi ấy năm nào cũng đi bộ sang ngoại chứ đâu có xe đạp hay xe bus như bây giờ. Ở nhà 6-7h sáng đi đến 11h-11h30 đến nhà ngoại kể cả thời gian đi đò qua sông Hồng.
Từ nhà mình đi khoảng 5km đến làng Chử Xá, Văn Đức, h Gia Lâm qua sông Hồng đến làng Vạn Phúc rồi qua làng Đông Phù có những lò nấu thủy tinh, làng Nhị Khê có những cơ sở làm đồ mộc thủ công của huyện Thanh Trì qua vài làng nữa là đến nhà ngoại. Cỗ xưa ở làng Yên Phú xã Liên Ninh Thường tín có tục lệ chia phần không biết có từ bao giờ. Người lớn ngồi riêng, 6 người một mâm uống rượu; trẻ em ngồi riêng trong mâm trẻ em có 1 người lớn làm trọng tài, từ nhà các bé đi ăn cỗ đề mang theo 1 miếng lá chuối tươi để lấy phần mang về. Vào mâm các bé mở lá chuối xuống chiếu trước mặt mình, trọng tài chia hết xôi, thịt gà, heo giò chả đều cho các bé. Tại mâm cỗ các bé chỉ ăn cơm với các món xào và canh. Sau khi ăn xong, xôi và các món mặn được chia nêu trên các bé không ăn ngay mà gói lại mang về nhà.
Hồi nhỏ mỗi lần sang quê ngoại tôi đều ra Quốc lộ 1 chơi nhìn đoàn tàu hỏa xinh xịch, kéo còi tu tu phun khói đen kịt, thỉnh thoảng có chiếc ô tô chạy qua trên đường bộ lòng thầm ao ước khi nào mình được ngồi trên đoàn tàu đó, ô tô đó xuôi nam.
Thế rồi hôm nay ngồi trên đất phương Nam này tôi đang hoài niệm về những ngày thơ ấu của mình trên đất Bắc. Thấm thoát thoi đưa tính đến thời điểm này thời gian tôi sống ở trời Nam đã gấp đôi thời gian sống nơi xứ Bắc. Quê nhà chỉ còn kỷ niệm của cái thời học trò xa xưa.
Mình xuyên Việt nhiều lần, các lần trước đều bằng tàu hỏa, máy bay, ô tô đó là các lần đi phép về quê, đi công tác. Đây là phượt chuyến xuyên Việt đầu tiên bằng xe gắn máy, và là chuyến phượt thứ 2 có đồng bọn, chuyến trước đi vào dịp tết 2014 theo cung đường 4 ngày SG-Long Hải-Kê Gà-Bàu Trắng-Phan Rang-Đà Lạt-SG, còn trước đó khi chưa biêt phuot.vn, chưa biết fb thì những khi ngứa chân mình vẫn xách xe chạy chơi vài trăm km, khi thì SG-ĐL, lúc SG-Phan Thiết, SG-Châu Đốc-Hà Tiên. Rạch Giá v.v...
Chuyến xuyên việt này đã cho mình kỹ năng chạy đèo, chạy đường dài, để có có được kỹ năng đó mình cũng từng đối mặt với một số pha hiểm nguy nhưng đều gặp may mắn. Trong 18 ngày XV vừa qua mình bị té 3 lần, lần đầu khi lên dốc khủng long theo đường tắt lên cột mốc ngã biên giới V C L, 2 lần còn lại té khi đi con đường tử thần từ Mường Lát đi Mai Châu xuyên rừng dọc theo bờ sông Mã, té trong trường hợp đi chậm, lên xuống dốc do đường xấu nên chả hề hấn gì. Nguy hiểm nhất là trận đối đầu với xe tải ở dốc Sum trên đường từ tp Hà Giang tới cổng trời Quản Bạ. Mình nhớ đó là đoạn cua khuỷu tay độ dốc lớn lên mình lấy đà làm xe lấn gần sát mép trái ngay khúc cua tầm nhìn hạn chế, vừa lúc đó xe tải đổ dôc 2 xe đều thắng gấp đối đầu nhau trong gang tấc. Không hiểu sao lúc đó mình bình tĩnh, cười trừ. Mình nổ máy lách xe sang vệ đường bên trái và liếc nhìn thấy tài xế xe tải nhìn mình lắc đầu ngao ngán. (Cũng may trước đó khi lên cột mốc V C L mình đã được thực tập thành thục chiêu khởi động đề pa xe côn tay ở lưng chừng dốc).
Kể tiếp về hành trình ngày thứ 19:
Tôi dừng lại ngắm nhìn nể phục sức sống mãnh liệt và kỳ lạ của những cây ngô (bắp) len lỏi giữa những khe đá nhỏ nhoi trên cao nguyên đá Đồng Văn
IMG_1176 by Luc Sai Gon, trên Flickr
IMG_1186 by Luc Sai Gon, trên Flickr
IMG_1187 by Luc Sai Gon, trên Flickr
Ngô là nguồn lương thực chính của đồng bào nơi đây
IMG_1201 by Luc Sai Gon, trên Flickr
Công viên Hà Mã, những viên đá tự nhiên như một đàn hà mã đang bơi.
IMG_1190 by Luc Sai Gon, trên Flickr
Thư viện đá- nhìn kỹ ta có thể hình dung những hàng kệ sách chồng lên nhau. Đứng ở đây bạn hú 1 tiếng sẽ có nhiều tiếng hú âm vang vọng lại.
IMG_1183 by Luc Sai Gon, trên Flickr
Những khúc cua lên dốc thế này thực sự là những thử thách không dễ dàng gì cho các phượt thủ lần đầu đi đường đèo núi Hà Giang, bạn có thể chết máy ở lưng chừng dốc hoặc có thể lấn trái sẽ đối đầu nguy hiểm khi có xe đổ đèo.
IMG_1192 by Luc Sai Gon, trên Flickr
IMG_1200 by Luc Sai Gon, trên Flickr
Trên cao nguyên đá này không thiếu gì những bức tường được xếp bằng đá mỏng manh mà vững chãi.
IMG_1193 by Luc Sai Gon, trên Flickr
Nơi được chọn làm bối cảnh quay bộ phim CHUYỆN CỦA PAO.
IMG_1205 by Luc Sai Gon, trên Flickr
Nói tí về thân chủ nhé các bạn:
Quê nội mình ở huyện Văn Giang, Hưng Yên nơi đình đám một thời với dự án khu đô thị sinh thái Ecopark. Hiện nay việc đền bù, thu hồi đất đai cho dự án này đã hoàn tất được gần 2 năm và tiến độ xây dựng khu đô thị Ecopark nhanh đến chóng mặt, chỉ vài 3 năm nữa thôi khu đô thị này trở thành 1 trong các khu dân cư hiện đại đáng sống nhất trên cả nước. Đối với người dân bị thu hồi đất thì đây cũng là cơ hội để họ chuyển đổi từ sx nông nghiệp sang làm thương mại dịch vụ, có cuộc sống phồn hoa như dân thành thị. Thực tế việc đấu tranh trước đây của dân 3 xã XQ; PC; CC chỉ là con bài để kiếm thêm chút cháo và thể hiện không chấp nhận sự áp đặt có phần bất công, chứ trước đó họ đã có phương án kiếm sống cả rồi. Cũng phải nói rằng nhờ có Ecopark mà cuộc sống văn hóa tinh thần của người dân Văn Giang được nâng lên rõ rệt.
Quê ngoại mình ở huyện Thường Tín, Hà Nội bây giờ cách quê nôi 12km bằng 4 h cuốc bộ; Yên Phú một làng nhỏ nằm ven quốc lộ 1A. Hàng năm cả nhà mình đều sang quê ngoại ăn cỗ, ngay cả khi mẹ đang mang bầu mình, có lẽ vì thế mà máu phượt có trong mình từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Nhớ hồi nhỏ khi 3-4 tuổi mình đã lon ton chạy theo bố mẹ sang quê ngoại rồi, mà hồi ấy năm nào cũng đi bộ sang ngoại chứ đâu có xe đạp hay xe bus như bây giờ. Ở nhà 6-7h sáng đi đến 11h-11h30 đến nhà ngoại kể cả thời gian đi đò qua sông Hồng.
Từ nhà mình đi khoảng 5km đến làng Chử Xá, Văn Đức, h Gia Lâm qua sông Hồng đến làng Vạn Phúc rồi qua làng Đông Phù có những lò nấu thủy tinh, làng Nhị Khê có những cơ sở làm đồ mộc thủ công của huyện Thanh Trì qua vài làng nữa là đến nhà ngoại. Cỗ xưa ở làng Yên Phú xã Liên Ninh Thường tín có tục lệ chia phần không biết có từ bao giờ. Người lớn ngồi riêng, 6 người một mâm uống rượu; trẻ em ngồi riêng trong mâm trẻ em có 1 người lớn làm trọng tài, từ nhà các bé đi ăn cỗ đề mang theo 1 miếng lá chuối tươi để lấy phần mang về. Vào mâm các bé mở lá chuối xuống chiếu trước mặt mình, trọng tài chia hết xôi, thịt gà, heo giò chả đều cho các bé. Tại mâm cỗ các bé chỉ ăn cơm với các món xào và canh. Sau khi ăn xong, xôi và các món mặn được chia nêu trên các bé không ăn ngay mà gói lại mang về nhà.
Hồi nhỏ mỗi lần sang quê ngoại tôi đều ra Quốc lộ 1 chơi nhìn đoàn tàu hỏa xinh xịch, kéo còi tu tu phun khói đen kịt, thỉnh thoảng có chiếc ô tô chạy qua trên đường bộ lòng thầm ao ước khi nào mình được ngồi trên đoàn tàu đó, ô tô đó xuôi nam.
Thế rồi hôm nay ngồi trên đất phương Nam này tôi đang hoài niệm về những ngày thơ ấu của mình trên đất Bắc. Thấm thoát thoi đưa tính đến thời điểm này thời gian tôi sống ở trời Nam đã gấp đôi thời gian sống nơi xứ Bắc. Quê nhà chỉ còn kỷ niệm của cái thời học trò xa xưa.
Mình xuyên Việt nhiều lần, các lần trước đều bằng tàu hỏa, máy bay, ô tô đó là các lần đi phép về quê, đi công tác. Đây là phượt chuyến xuyên Việt đầu tiên bằng xe gắn máy, và là chuyến phượt thứ 2 có đồng bọn, chuyến trước đi vào dịp tết 2014 theo cung đường 4 ngày SG-Long Hải-Kê Gà-Bàu Trắng-Phan Rang-Đà Lạt-SG, còn trước đó khi chưa biêt phuot.vn, chưa biết fb thì những khi ngứa chân mình vẫn xách xe chạy chơi vài trăm km, khi thì SG-ĐL, lúc SG-Phan Thiết, SG-Châu Đốc-Hà Tiên. Rạch Giá v.v...
Chuyến xuyên việt này đã cho mình kỹ năng chạy đèo, chạy đường dài, để có có được kỹ năng đó mình cũng từng đối mặt với một số pha hiểm nguy nhưng đều gặp may mắn. Trong 18 ngày XV vừa qua mình bị té 3 lần, lần đầu khi lên dốc khủng long theo đường tắt lên cột mốc ngã biên giới V C L, 2 lần còn lại té khi đi con đường tử thần từ Mường Lát đi Mai Châu xuyên rừng dọc theo bờ sông Mã, té trong trường hợp đi chậm, lên xuống dốc do đường xấu nên chả hề hấn gì. Nguy hiểm nhất là trận đối đầu với xe tải ở dốc Sum trên đường từ tp Hà Giang tới cổng trời Quản Bạ. Mình nhớ đó là đoạn cua khuỷu tay độ dốc lớn lên mình lấy đà làm xe lấn gần sát mép trái ngay khúc cua tầm nhìn hạn chế, vừa lúc đó xe tải đổ dôc 2 xe đều thắng gấp đối đầu nhau trong gang tấc. Không hiểu sao lúc đó mình bình tĩnh, cười trừ. Mình nổ máy lách xe sang vệ đường bên trái và liếc nhìn thấy tài xế xe tải nhìn mình lắc đầu ngao ngán. (Cũng may trước đó khi lên cột mốc V C L mình đã được thực tập thành thục chiêu khởi động đề pa xe côn tay ở lưng chừng dốc).
Kể tiếp về hành trình ngày thứ 19:
Tôi dừng lại ngắm nhìn nể phục sức sống mãnh liệt và kỳ lạ của những cây ngô (bắp) len lỏi giữa những khe đá nhỏ nhoi trên cao nguyên đá Đồng Văn



Ngô là nguồn lương thực chính của đồng bào nơi đây

Công viên Hà Mã, những viên đá tự nhiên như một đàn hà mã đang bơi.

Thư viện đá- nhìn kỹ ta có thể hình dung những hàng kệ sách chồng lên nhau. Đứng ở đây bạn hú 1 tiếng sẽ có nhiều tiếng hú âm vang vọng lại.

Những khúc cua lên dốc thế này thực sự là những thử thách không dễ dàng gì cho các phượt thủ lần đầu đi đường đèo núi Hà Giang, bạn có thể chết máy ở lưng chừng dốc hoặc có thể lấn trái sẽ đối đầu nguy hiểm khi có xe đổ đèo.


Trên cao nguyên đá này không thiếu gì những bức tường được xếp bằng đá mỏng manh mà vững chãi.

Nơi được chọn làm bối cảnh quay bộ phim CHUYỆN CỦA PAO.

Last edited: