chuoiviet
Phượt thủ
Re: Ký Sự Tây Bắc (Nơi sông Hồng chảy vào đất Việt - Mùa Vàng Mù Cang Chải )
Lúc này đã là trưa chợ đã vắng người chúng tôi chỉ còn bắt gặp cảnh 1 chị đang cân và bán lợn
Và 2 anh chàng khiêng lợn vừa mua được đi về
Dừng chân ăn trưa và nghỉ ngơi, chúng tôi lại lên đường xuống cây cầu Thiên Sinh, 1 cây cầu nhỏ nối Việt Nam và các bạn Tung Của. Và nó cũng là cửa khẩu của Y Tý
Đường xuống cầu Thiên Sinh chỉ có 9km nhưng đường rất khó đi chủ yếu là đường offroad, nhưng quang cảnh 2 bên đường rất đẹp. Chúng tôi đi chỉ với vận tốc chưa đến 15km/h và mất gần 1 tiếng mới xuống được cây cầu này. Nơi có một hiện tượng tự nhiên kỳ lạ mà tới nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Tại cột mốc số 87 phân chia ranh giới Việt Nam và Trung Quốc, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng khi được chứng kiến một kẽ nứt rộng chừng 1m xẻ dọc cả trái núi hùng vĩ phân ra ranh giới giữa hai nước. Đứng trên cầu Thiên Sinh nhìn xuống kẽ núi này, ai cũng phải dựng tóc gáy vì độ sâu hun hút của nó.
Phía bên Trung Quốc đã kỳ công xây hẳn hơn 400 bậc thang có tay vịn vững vàng để đưa khách du lịch xuống tận dưới dòng suối chảy xiết bên dưới tham quan, chụp ảnh.
Cũng vì không biết vì sao quả núi này lại bị phân chia ra như vậy nên hàng trăm năm qua, người ta vẫn gọi nơi này ngắn gọn với hai chữ Thiên sinh nghĩa là Trời sinh ra.
Điều lạ kỳ nữa là có lẽ cũng bởi trời đã phân định như vậy nên tất cả các cuộc ngoại xâm từ phía Bắc đều bỏ qua Y Tý, bỏ qua cửa khẩu Thiên Sinh mà vòng xuống tận A Mú Sung với đường đi khó khăn và dài hơn gấp nhiều lần.
Chính vì thế mà trong công cuộc bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc, Đồn Biên phòng A Mú Sung đã phải chịu thiệt hại nặng nề với gần 30 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Lúc này đã là trưa chợ đã vắng người chúng tôi chỉ còn bắt gặp cảnh 1 chị đang cân và bán lợn

Và 2 anh chàng khiêng lợn vừa mua được đi về

Dừng chân ăn trưa và nghỉ ngơi, chúng tôi lại lên đường xuống cây cầu Thiên Sinh, 1 cây cầu nhỏ nối Việt Nam và các bạn Tung Của. Và nó cũng là cửa khẩu của Y Tý

Đường xuống cầu Thiên Sinh chỉ có 9km nhưng đường rất khó đi chủ yếu là đường offroad, nhưng quang cảnh 2 bên đường rất đẹp. Chúng tôi đi chỉ với vận tốc chưa đến 15km/h và mất gần 1 tiếng mới xuống được cây cầu này. Nơi có một hiện tượng tự nhiên kỳ lạ mà tới nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Tại cột mốc số 87 phân chia ranh giới Việt Nam và Trung Quốc, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng khi được chứng kiến một kẽ nứt rộng chừng 1m xẻ dọc cả trái núi hùng vĩ phân ra ranh giới giữa hai nước. Đứng trên cầu Thiên Sinh nhìn xuống kẽ núi này, ai cũng phải dựng tóc gáy vì độ sâu hun hút của nó.

Phía bên Trung Quốc đã kỳ công xây hẳn hơn 400 bậc thang có tay vịn vững vàng để đưa khách du lịch xuống tận dưới dòng suối chảy xiết bên dưới tham quan, chụp ảnh.

Cũng vì không biết vì sao quả núi này lại bị phân chia ra như vậy nên hàng trăm năm qua, người ta vẫn gọi nơi này ngắn gọn với hai chữ Thiên sinh nghĩa là Trời sinh ra.
Điều lạ kỳ nữa là có lẽ cũng bởi trời đã phân định như vậy nên tất cả các cuộc ngoại xâm từ phía Bắc đều bỏ qua Y Tý, bỏ qua cửa khẩu Thiên Sinh mà vòng xuống tận A Mú Sung với đường đi khó khăn và dài hơn gấp nhiều lần.
Chính vì thế mà trong công cuộc bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc, Đồn Biên phòng A Mú Sung đã phải chịu thiệt hại nặng nề với gần 30 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Last edited: