diengiadung
Phượt gia
Bản ven đường giới thiệu về thác Pongour, nhưng chưa đến thác đâu, còm tầm 1 cây số nữa. Tính từ trung tâm thị trấn Liên Nghĩa đến ngã 3 thác khoảng 11km. từ ngã 3 vào đến KDL thác khoảng 7km:
Nhánh rẽ vào thác kia rồi, bọn mình quẹo phải:
Phần thác sát vách núi thẳng đứng, nước tuôn xối xả theo vách đá cao ngất tung bọt trắng xóa, tỏa lan màn sương nước li ti huyền ảo. Năm 2000, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã công nhận Pongour là di tích lịch sử và thắng cảnh quốc gia.
Đường vào KDL thác Pongour ngày nay được láng nhựa láng o...:
Về tên gọi Pongour có hai giả thuyết như sau:
Thứ nhất, Pongour là do tên người Pháp phiên âm từ tiếng dân tộc bản địa (K'ho: Pon - gou (với nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng). Qua một số tài liệu địa chất học của người Pháp, vùng này có nhiều kaolin. Như vậy, Pongour có nghĩa là ông chủ hay ông vua xứ Kaolin.
Hai bên có nhiều mảnh mạ non mướt mắt:
Giả thuyết thứ hai hiện nay khá phổ biến, được nhiều người nhắc đến: Pongour xuất phát từ ngôn ngữ K'ho có nghĩa là bốn sừng tê giác (Pon: bốn, gou: sừng). Giả thuyết này lấy từ môt truyện cổ trong kho tàng truyện cổ K'ho - Chàm, Churu. Truyền thuyết cổ ấy được kể lại như sau:
Ngày xưa vùng đất Phú Hội - Tân Hội - Tân Hà ngày nay do nàng Ka Nai làm chủ. Ka Nai là một tù trưởng nữ xinh đẹp, trẻ, có sức mạnh hơn cả thanh niên dũng sĩ K'ho - Churu. Nàng lại có tài chinh phục thú rừng, đặc biệt là loại Tây u (tê giác) (Rơmis). Do đó, trong bộ lạc của nàng có đến bốn con tê giác khác thường...
Và vắng teo, chạy xe thật đã!
Một màu xanh ngút ngàn:
Ka Nai thường dùng bốn con tê giác ấy để khai phá núi rừng đồi suối và đánh giặc bảo vệ buôn làng. Thuở ấy, giặc Prenn (người Chàm) ở Panduranga (Ninh Thuận ngày nay) thường lên quấy phá, bắt bớ dân địa phương về vương quốc Chăm để làm phu, làm xâu (một hình thức nô lệ), hoăc đi lính chống lại người Yuan (Kinh)...

Nhánh rẽ vào thác kia rồi, bọn mình quẹo phải:

Phần thác sát vách núi thẳng đứng, nước tuôn xối xả theo vách đá cao ngất tung bọt trắng xóa, tỏa lan màn sương nước li ti huyền ảo. Năm 2000, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã công nhận Pongour là di tích lịch sử và thắng cảnh quốc gia.
Đường vào KDL thác Pongour ngày nay được láng nhựa láng o...:

Về tên gọi Pongour có hai giả thuyết như sau:
Thứ nhất, Pongour là do tên người Pháp phiên âm từ tiếng dân tộc bản địa (K'ho: Pon - gou (với nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng). Qua một số tài liệu địa chất học của người Pháp, vùng này có nhiều kaolin. Như vậy, Pongour có nghĩa là ông chủ hay ông vua xứ Kaolin.
Hai bên có nhiều mảnh mạ non mướt mắt:

Giả thuyết thứ hai hiện nay khá phổ biến, được nhiều người nhắc đến: Pongour xuất phát từ ngôn ngữ K'ho có nghĩa là bốn sừng tê giác (Pon: bốn, gou: sừng). Giả thuyết này lấy từ môt truyện cổ trong kho tàng truyện cổ K'ho - Chàm, Churu. Truyền thuyết cổ ấy được kể lại như sau:
Ngày xưa vùng đất Phú Hội - Tân Hội - Tân Hà ngày nay do nàng Ka Nai làm chủ. Ka Nai là một tù trưởng nữ xinh đẹp, trẻ, có sức mạnh hơn cả thanh niên dũng sĩ K'ho - Churu. Nàng lại có tài chinh phục thú rừng, đặc biệt là loại Tây u (tê giác) (Rơmis). Do đó, trong bộ lạc của nàng có đến bốn con tê giác khác thường...
Và vắng teo, chạy xe thật đã!

Một màu xanh ngút ngàn:

Ka Nai thường dùng bốn con tê giác ấy để khai phá núi rừng đồi suối và đánh giặc bảo vệ buôn làng. Thuở ấy, giặc Prenn (người Chàm) ở Panduranga (Ninh Thuận ngày nay) thường lên quấy phá, bắt bớ dân địa phương về vương quốc Chăm để làm phu, làm xâu (một hình thức nô lệ), hoăc đi lính chống lại người Yuan (Kinh)...