Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến những góc phố cổ, những con đường lãng đãng hoa rơi…Ai đã một lần đến đây đều không khỏi nhớ nhung, xao xuyến. Hà Nội vốn mang trong mình một vẻ u buồn hoài cổ, làm vương vấn biết bao tâm hồn nghệ sĩ.
Thật kì lạ, dù ở góc độ nào, Hà Nội cũng đều gợi lên một vẻ ưu tư pha lẫn chút buồn man mác. Một chiều dạo phố Hà Nội cũng đủ làm du khách chùng bước. Hà Nội nổi tiếng với những con đường rợp bóng cây xanh. Một cái tên không còn xa lạ đối với người Hà Nội, chốn bình yên giữa lòng thủ đô, phố Phan Đình Phùng. Kéo dài từ phố Mai Xuân Thưởng đến phố Hàng Cót, Phan Đình Phùng là một trong những phố cổ lâu đời ở Hà Nội với rất nhiều công trình kiến trúc đã có từ thời Pháp thuộc. Phố dài chừng 1,5km, là một đoạn cũ của sông Tô Lịch, được biết đến với tên gọi đại lộ Carnot trước Cách mạng Tháng Tám. Sau này, phố được đổi tên Phan Đình Phùng, là một trong những tuyến phố rộng nhất nhì Hà Nội.
Phố Phan Đình Phùng có những vỉa hè thênh thang, hai bên là những hàng sấu cổ thụ thẳng tắp chạy dài đến tận cuối phố. Chiều dạo bộ qua đây, ngước mắt lên chỉ nhìn thấy những vòm lá xanh um che kín cả một góc trời. Từng chùm hoa sấu nhỏ li ti toả ngát hương đưa trong gió chiều. Hàng sấu già hàng trăm năm tuổi, thân sù sì nằm lặng im khoác lên mình dáng vẻ trầm tư. Những cây sấu bao mùa thay lá như chính Hà Nội đang đổi thay từng ngày. Chớm đông, sấu bắt đầu thay sắc lá với những gam vàng rực rỡ. Lá sấu rụng đầy gốc cây, phủ kín cả hai bên hè phố. Một khung cảnh lãng mạn đầy chất thơ không khỏi làm say lòng người. Chiều lang thang qua những con đường vắng, nghe tiếng lá xào xạo dưới chân hay dừng nơi góc phố ngắm hoa sấu rơi, du khách như chìm đắm vào một không gian yên bình thơ mộng.
Phố Phan Đình Phùng vẫn còn giữ được những ngôi nhà cổ hai bên đường, những công trình độc đáo. Nhắc đến kiến trúc, phải kể đến nhà thờ Cửa Bắc. Đây là công trình mang đậm phong cách phương Tây với hệ thống mái vòm và tháp chuông được thiết kế theo kiểu nhà thờ Phục Hưng. Chiều chiều, tiếng chuông nhà thờ vang vọng như gợi nhắc chút hoài niệm xưa cũ.
Những ai đã một lần đến Hà Nội đều lưu luyến trước vẻ đẹp hoài cổ nơi đây.
http://binhbao.blogspot.com/
Thật kì lạ, dù ở góc độ nào, Hà Nội cũng đều gợi lên một vẻ ưu tư pha lẫn chút buồn man mác. Một chiều dạo phố Hà Nội cũng đủ làm du khách chùng bước. Hà Nội nổi tiếng với những con đường rợp bóng cây xanh. Một cái tên không còn xa lạ đối với người Hà Nội, chốn bình yên giữa lòng thủ đô, phố Phan Đình Phùng. Kéo dài từ phố Mai Xuân Thưởng đến phố Hàng Cót, Phan Đình Phùng là một trong những phố cổ lâu đời ở Hà Nội với rất nhiều công trình kiến trúc đã có từ thời Pháp thuộc. Phố dài chừng 1,5km, là một đoạn cũ của sông Tô Lịch, được biết đến với tên gọi đại lộ Carnot trước Cách mạng Tháng Tám. Sau này, phố được đổi tên Phan Đình Phùng, là một trong những tuyến phố rộng nhất nhì Hà Nội.
Phố Phan Đình Phùng có những vỉa hè thênh thang, hai bên là những hàng sấu cổ thụ thẳng tắp chạy dài đến tận cuối phố. Chiều dạo bộ qua đây, ngước mắt lên chỉ nhìn thấy những vòm lá xanh um che kín cả một góc trời. Từng chùm hoa sấu nhỏ li ti toả ngát hương đưa trong gió chiều. Hàng sấu già hàng trăm năm tuổi, thân sù sì nằm lặng im khoác lên mình dáng vẻ trầm tư. Những cây sấu bao mùa thay lá như chính Hà Nội đang đổi thay từng ngày. Chớm đông, sấu bắt đầu thay sắc lá với những gam vàng rực rỡ. Lá sấu rụng đầy gốc cây, phủ kín cả hai bên hè phố. Một khung cảnh lãng mạn đầy chất thơ không khỏi làm say lòng người. Chiều lang thang qua những con đường vắng, nghe tiếng lá xào xạo dưới chân hay dừng nơi góc phố ngắm hoa sấu rơi, du khách như chìm đắm vào một không gian yên bình thơ mộng.
Phố Phan Đình Phùng vẫn còn giữ được những ngôi nhà cổ hai bên đường, những công trình độc đáo. Nhắc đến kiến trúc, phải kể đến nhà thờ Cửa Bắc. Đây là công trình mang đậm phong cách phương Tây với hệ thống mái vòm và tháp chuông được thiết kế theo kiểu nhà thờ Phục Hưng. Chiều chiều, tiếng chuông nhà thờ vang vọng như gợi nhắc chút hoài niệm xưa cũ.
Những ai đã một lần đến Hà Nội đều lưu luyến trước vẻ đẹp hoài cổ nơi đây.
http://binhbao.blogspot.com/