What's new

[Chia sẻ] Một lần đến Lào Cai - Yên Bái ngắm mùa lúa chín

Xin chào tất cả các bạn trên diễn đàn Phượt lần nữa.

Việt Nam là môt nước trồng lúa truyền thống lâu đời. Ông cha ta hầu hết gắn với ruộng đồng và hoạt động nông nghiệp. Sinh ra giữa sau thế kỷ 20 và lớn lên ở chốn thành thị, xa lạ với ruộng vườn, nơi khan hiếm bóng mát cây xanh, loanh quanh mãi đâu đâu cũng lô nhô kết cấu của nhà gạch tôn, ngói, bê tông …nên tôi vẫn hằng mong muốn sẽ 1 lần đến với nông thôn, đặc biệt vào giữa mùa lúa chín với hy vọng bắt gặp những cảnh đẹp tự nhiên của ruộng đồng VN cũng như trực tiếp tai nghe mắt thấy sinh hoạt nghề nông- giai đoạn thu hoạch lúa của bà con nông dân. Sau hết cũng để tri ân những người lao động trực tiếp làm ra hạt gạo như câu ca dao VN ai cũng đã từng học qua- thuở còn cắp sách đến trường:

"Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần …".



Chuyến bay Sài Gòn-Hà Nội do mưa bão thời tiết xấu nên trì hoãn đến 3 lần trong buổi chiều tối một ngày tháng 9/2017. Đặt chân đến phi trường Nội Bài lúc 23g45, mọi chuyến xe đêm của các hãng xe chính thức đi Sapa đã lăn bánh vài tiếng đồng hồ trước . Thật may mắn cho tôi khi được 1 anh bạn mới quen trên máy bay - quê Việt Trì có xe nhà đón cho quá giang ra ngã tư Kim Anh , chỗ đón xe đầu Quốc Lộ 2A , vừa kịp đón đuợc 1 chiếc xe dù đi Lào Cai có lên thẳng Sapa lúc kim đồng hồ đã chỉ quá 12g đêm. (Cảm ơn anh Tuấn- Việt Trì lần nữa nhé, rất trân trọng sự nhiệt tình giúp đỡ của anh )

DSC01584r.jpg


Xe máy thuê hẹn giao tại bến xe Sapa với chủ nhân của dịch vụ thuê xe là 1 cô gái xinh xắn, nhiệt tình, xởi lởi . Sau khi nhận xe ,tôi hồ hởi lượn 1 vòng quanh thị trấn Sapa để đổ xăng và kiểm tra xe luôn. Xe Honda Wave khá mới , máy móc bốc, vận hành khá ngọt. Yên tâm việc phương tiện di chuyển rồi , tôi nhắm hướng đèo Ô Quy Hồ thẳng tiến. Mục tiêu đầu tiên của tôi sẽ là Y Tý.- một xã vùng cao của tỉnh Lào Cai nơi các phượt thủ kháo nhau là có mùa lúa chín đẹp tuyệt.


Dùng chân bên đường ngắm từ xa một nhà vườn trồng hoa,rau,củ, quả... bên đường đèo Ô Quy Hồ.
IMGP5866.JPG


IMGP5867.JPG


Khu vực Ô Quý Hồ được coi là vựa su su của huyện Sa Pa với tổng diện tích 100 ha, trong đó có 80 ha su su lấy quả và 20 ha su su hái ngọn.
Trước đây, su su Ô Quý Hồ là thực phẩm tự cung, tự cấp của người dân nơi đây

IMGP5869.JPG


IMGP5870.JPG


IMGP5871.JPG


IMGP5872.JPG


Theo Quốc Lộ 4D khi gần tới Thác Bạc, rẽ phải vào đường tỉnh DT155 để đi Y Tý.
IMGP5873.JPG


Vào dốc đường tỉnh DT155, tôi choáng ngộp pha lẫn hồi hộp vì là là lần đầu tiên điều khiển xe máy trên các cung đèo Tây Bắc dù bản thân đã qua lại các cung đèo miền Trung và miền Nam cũng như đi dọc đường Trường Sơn vài lần. Cảm giác nghiêng ngả chơi vơi lúc xuống đèo làm tôi khá căng thẳng, giảm tốc độ và hết sức tập trung cho tay lái vì độ dốc lớn và đường đèo ngoằn ngoèo khó đoán cái gì sẽ xuất hiện sau mỗi cua ngoặt !!
IMGP5874.JPG


IMGP5877.JPG
 
Last edited:
IMGP5949.JPG

IMGP5950.JPG


IMGP5952.JPG


Giữa trưa gặp được dòng thác nhỏ này rửa mặt, tỉnh táo hẳn cả người. Dòng nước cực kỳ mát lạnh giải tỏa ngay cơn buồn ngủ khi chạy xe trên mặt đường nhựa
của QL 32 đầy nắng lóa !
IMGP5954.JPG


Con suối Nậm Kim đoạn này chạy dọc theo QL 32 rất đẹp. Tiếc là máy ảnh lại bị trục trặc phơi sáng nên một loạt ảnh bị lóa sáng, sorry các bạn nhé.
IMGP5960.JPG


IMGP5961.JPG


IMGP5964.JPG


Bè này dường như chủ nhân dùng để vớt những nhánh cây khô đem về làm củi bán.
IMGP5969.JPG


Một đoạn đèo trên QL 32 gần thị trấn Mù Cang Chải.
IMGP5971.JPG


IMGP5972.JPG
 
Last edited:
IMGP5974.JPG


IMGP5977.JPG


Nhìn kỹ mới hết hồn ! Cái bè này chỉ ghép bằng vài ống tre nhỏ xíu ! Người phụ nữ ngồi trên một cái phao tự chế bằng ruột xe hơi rất thô sơ !
IMGP5980.JPG


Thế nhưng "thiết bị tự chế" của họ vẫn hoàn thành công việc họ cần mặc dù để điều khiển nó cũng có vẻ vất vả lắm !
IMGP5981.JPG


Công việc mưu sinh hàng ngày.
IMGP5984.JPG


Còn cái bè ghép ống tre của hai anh em nhà này cũng không khá hơn là bao, thân bè ngập hẳn trong nước nhưng người chèo vẫn lướt băng băng !
IMGP5989.JPG


IMGP5991.JPG


Hàng về nhập kho của hai vợ chồng người vớt củi.
IMGP5999.JPG


Có phải nhà của họ là đây không ? Cũng rất có thể lắm !
IMGP6004.JPG


IMGP6006.JPG
 
Last edited:
Ngang cánh đồng lúa ở bản Thái thuộc xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải.
IMGP6008.JPG


Bản Thái nên nhà sàn họ xây cất khá tươm tất, rộng rãi.
IMGP6010.JPG


Người Thái thích ở gần nguồn nước và đất canh tác tương đối bằng phẳng.
IMGP6013.JPG


IMGP6018.JPG


Phía này dưới suối có cái gì là lạ !
IMGP6019.JPG


Thì ra là các guồng nước đặc trưng của người Thái.
IMGP6022.JPG


IMGP6024.JPG


Lúa đang chín nên bà con làm bù nhìn đuổi chim bằng cách treo khăn vải, áo, quần ...
IMGP6030.JPG


Guồng nước (cọn nước) tiếng Thái gọi là Láng Pặt.
IMGP6031.JPG


Tất cả vật liệu để làm guồng đều có nguồn gốc từ núi rừng như tre, nứa, gỗ, lùng. Hình dạng chiếc guồng được cấu tạo giống như bánh xe đạp và có đường kính
từ 5 đến 10m. Trục quay làm bằng các loại gỗ chắc chắn, có khả năng chịu mài mòn.

IMGP6032.JPG
 
Last edited:
Nan hoa làm bằng loại tre già, có sức chịu đựng trong môi trường ẩm ướt. Vành guồng rộng khoảng 45-50cm, được đặt các phên nứa để cản nước, tạo lực đẩy guồng quay
và có gắn các ống bương (lùng) buộc chếch khoảng 30 độ để múc đầy nước khi chìm xuống.
IMGP6040.JPG


Lực đẩy của nước khiến guồng quay liên tục, đến tầm cao nhất định, thì các ống bương bắt đầu đổ nước vào các máng dài được làm từ thân cây mét chẻ đôi. Từ đó, hệ thống máng dẫn nước chảy về tưới cho những cánh đồng, các chân ruộng bậc thang.

IMGP6036.JPG


Không đơn thuần chỉ là một công cụ thủy lợi, guồng nước đã trở thành một bản sắc văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phú cho nét văn hóa các dân tộc ở nơi đây
IMGP6034.JPG


IMGP6054.JPG



IMGP6035.JPG


IMGP6046.JPG


IMGP6047.JPG




IMGP6052.JPG


Nơi tôi đang dựng xe là một con dốc thấp mà dân bản cũng mượn làm sàn phơi lúa. Bước chân xuống xe, tôi giật mình vì một động vật ngoằn ngoèo, uốn éo thật nhanh
rồi mất hút dưới một tấm nylon phơi lúa. Đó là môt con rắn cỡ ngón tay, dài cả mét ! Qua cách di chuyển khá nhanh nhạy, đây có khả năng là 1 loại rắn độc !
IMGP6055.JPG


Thế mới biết có những nguy hiểm đang rình rập người nông dân bất cứ ở đâu: trên đất họ canh tác và kể cả trên đất ở !
IMGP6056.JPG
 
Last edited:
Cải tạo biến đất nương thành đất canh tác không phải chỉ là chuyện một sớm một chiều, có khi là một đời hoặc hơn thế nữa !
IMGP6059.JPG


IMGP6061.JPG


IMGP6064.JPG


Nơi đặt các guồng nước suối Nậm Kim là cửa ngõ vào thị trấn Mù Cang Chải.
IMGP6065.JPG




IMGP6067.JPG


Nhìn ra phía này có thể thấy khá rõ tòa nhà UBND thị trấn.
IMGP6070.JPG


IMGP6074.JPG


IMGP6075.JPG


IMGP6083.JPG


Lúa non xanh tận chân trời
Cỏ may trắng điểm một vài bông hoa ...

( Lạy cụ Nguyễn Du, xin phép cho con mượn và cải biên 2 câu này của cụ chỉ trong nội dung bài viết và không nhằm mục đích thương mại ! )
IMGP6079.JPG
 
Last edited:
IMGP6088.JPG


Nậm Kim khởi nguồn từ mạng sông suối ở vùng núi cao cỡ 2000 m ở vùng đèo Khau Phạ xã Púng Luông huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái
IMGP6089.JPG


Vạt đồi này lúa đang được gặt.
IMGP6090.JPG


IMGP6091.JPG


IMGP6092.JPG


IMGP6093.JPG


IMGP6096.JPG


IMGP6102.JPG


Măc dầu chỉ là suối nhưng tiềm năng thủy điện của Nậm Kim cũng rất khá, có 6 nhà máy thủy điện đã phát điện và đang xây dựng.
IMGP6103.JPG


IMGP6104.JPG
 
Last edited:
IMGP6107.JPG


Nhưng thủy điện cũng là nguyên nhân số 1 trong việc hủy hoại môi trường. Vào mùa khô dòng suối Nậm Kim đã bị sa mạc hóa vì không có nước, đá trơ tận đáy,
mùa lũ đồng loạt xả nước khiến cánh đồng xã Mường Kim (huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu) bị tàn phá nặng nề.

IMGP6110.JPG


IMGP6118.JPG


IMGP6122.JPG


IMGP6128.JPG


IMGP6129.JPG


Hàng triệu khối đất đá do các nhà máy thủy điện đào đắp, san ủi mặt đường đều đổ xuống suối, gây bồi lắng, nâng cao lòng suối lên !
IMGP6132.JPG


Báo Nông nghiệp Việt Nam đã đăng tải bài viết “Thủ phạm giấu mặt gây hạn hán và lũ quét?”, chỉ rõ các nhà thủy điện là thủ phạm giấu mặt gây ra hạn hán
và lũ lụt cho người dân Yên Bái !

IMGP6133.JPG


Thôi quên chuyên buồn của thủy điện đi ! Trở lại với chuyện lúa...
IMGP6137.JPG


Sóng lúa với những họa tiết phức tạp như những chiếc vân tay trên bàn tay tài hoa của người nông dân sắp xếp cây và đất theo óc sáng tạo của họ !
IMGP6138.JPG
 
Màu xanh của lúa và màu nâu của đất là sự tương sinh của tự nhiên ngũ hành : Mộc sinh Thổ !
IMGP6141.JPG


IMGP6142.JPG


Hàng rào nhà ai gợi nhắc ta về hình ảnh một góc nhỏ quê hương, một mẹ già bên nương mà có lẽ bất cứ ai trong chúng ta vẫn đang khắc khoải lưu giữ trong tim...
IMGP6145.JPG


Một sáng con về trên con đường đất. Nắng ôm lồng ngực. Tre thở bên tai
Con cười con nói con hát nghêu ngao. Bước thấp bước cao qua bờ ruộng nhỏ
Mẹ già ta đó hái mướp bên rào ...
(Một sáng con về - Miên Đức Thắng)

IMGP6146.JPG


IMGP6147.JPG


IMGP6149.JPG


IMGP6150.JPG


IMGP6154.JPG


Góc yên bình nơi một làng quê có sơn thủy hữu tình !
IMGP6157.JPG


IMGP6159.JPG
 
Vùng cao nên ngô cũng là cây trồng vừa là lương thực dự phòng, vừa tận dụng nơi đất xấu, khó chăm sóc ! Có thể nói đối với bà con nơi đây ngô-lúa là đồng hành bên nhau.

Ở đây ngô- lúa bên nhau
Keo sơn như chuyện trầu- cau đôi mình !

(Tự biên)
IMGP6162.JPG


IMGP6164.JPG


IMGP6167.JPG


Khi mùa gặt tới người nông dân cực kỳ vất vả, khi vừa phải ra đồng gặt lúa, vừa phải chuyên chở lúa về sân nhà rồi tiếp theo là công đoạn đập lúa.
Ngoài ra, khi đập lúa xong còn phải phơi thóc, phơi rơm... Nỗi vất vả còn tăng lên gấp bội phần khi gặp phải trời mưa...
IMGP6170.JPG


IMGP6171.JPG


Công việc đập lúa được xem là vất vả và “nặng” nhất trong mùa gặt bởi để đập hết khoảng 1 sào ruộng thì hai, ba nhân công phải thay nhau đập trong khoảng thời gian
từ 3-4 giờ đồng hồ.
IMGP6178.JPG

IMGP6179.JPG


IMGP6182.JPG


IMGP6184.JPG


Tiêu chuẩn thành công của một vụ mùa của nông dân vùng cao theo tôi có lẽ là : "Ngô đụng nóc bếp- Lúa đụng nóc bồ" ! không biết có phải không ?
IMGP6183.JPG
 
Nhà cửa ở đây mặc dù vật liệu đơn sơ nhưng dễ dàng chọn lựa được vị trí phương hướng phù hợp với điều kiện phong thủy và tuổi mạng của chủ hộ hơn nhà hộp ở thành thị !
IMGP6186.JPG


IMGP6187.JPG


IMGP6194.JPG


Lúa sau khi gặt được phơi ngả ngay trên ruộng để nhanh khô. Như vậy lúc đập sẽ dễ tách hạt ra hơn, hiệu quả hơn.
IMGP6199.JPG


IMGP6200.JPG


IMGP6201.JPG


Con dốc màu đất 40 độ thế này thì như trong hình chỉ trồng ngô là phù hợp thôi phải không vậy các bạn ? Người trong ảnh đang đi trên con dốc 15 độ màu xanh lúa
làm việc thì còn OK chứ bước qua con dốc màu đất chắc phải "bó chân" thôi !
IMGP6202.JPG


IMGP6204.JPG


IMGP6207.JPG


Ở miền Nam, người đập lúa mướn sẽ được chia tỉ lệ theo thỏa thuận với chủ ruộng. Thường nếu ruộng được mùa, dễ cắt đập, chủ ruộng ra giá chia 10.
Cứ đập được 10 thúng (hoặc thùng) thì người làm mướn lấy công 1 thúng, còn 9 thúng vô bao chủ ruộng. Còn lúa thất, khó đập mức độ ăn chia thấp hơn (chia 8, hoặc 9…)
IMGP6205.JPG
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,578
Bài viết
1,153,811
Members
190,133
Latest member
ga179blue
Back
Top