What's new

[Chia sẻ] Một lần đến Lào Cai - Yên Bái ngắm mùa lúa chín

Xin chào tất cả các bạn trên diễn đàn Phượt lần nữa.

Việt Nam là môt nước trồng lúa truyền thống lâu đời. Ông cha ta hầu hết gắn với ruộng đồng và hoạt động nông nghiệp. Sinh ra giữa sau thế kỷ 20 và lớn lên ở chốn thành thị, xa lạ với ruộng vườn, nơi khan hiếm bóng mát cây xanh, loanh quanh mãi đâu đâu cũng lô nhô kết cấu của nhà gạch tôn, ngói, bê tông …nên tôi vẫn hằng mong muốn sẽ 1 lần đến với nông thôn, đặc biệt vào giữa mùa lúa chín với hy vọng bắt gặp những cảnh đẹp tự nhiên của ruộng đồng VN cũng như trực tiếp tai nghe mắt thấy sinh hoạt nghề nông- giai đoạn thu hoạch lúa của bà con nông dân. Sau hết cũng để tri ân những người lao động trực tiếp làm ra hạt gạo như câu ca dao VN ai cũng đã từng học qua- thuở còn cắp sách đến trường:

"Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần …".



Chuyến bay Sài Gòn-Hà Nội do mưa bão thời tiết xấu nên trì hoãn đến 3 lần trong buổi chiều tối một ngày tháng 9/2017. Đặt chân đến phi trường Nội Bài lúc 23g45, mọi chuyến xe đêm của các hãng xe chính thức đi Sapa đã lăn bánh vài tiếng đồng hồ trước . Thật may mắn cho tôi khi được 1 anh bạn mới quen trên máy bay - quê Việt Trì có xe nhà đón cho quá giang ra ngã tư Kim Anh , chỗ đón xe đầu Quốc Lộ 2A , vừa kịp đón đuợc 1 chiếc xe dù đi Lào Cai có lên thẳng Sapa lúc kim đồng hồ đã chỉ quá 12g đêm. (Cảm ơn anh Tuấn- Việt Trì lần nữa nhé, rất trân trọng sự nhiệt tình giúp đỡ của anh )

DSC01584r.jpg


Xe máy thuê hẹn giao tại bến xe Sapa với chủ nhân của dịch vụ thuê xe là 1 cô gái xinh xắn, nhiệt tình, xởi lởi . Sau khi nhận xe ,tôi hồ hởi lượn 1 vòng quanh thị trấn Sapa để đổ xăng và kiểm tra xe luôn. Xe Honda Wave khá mới , máy móc bốc, vận hành khá ngọt. Yên tâm việc phương tiện di chuyển rồi , tôi nhắm hướng đèo Ô Quy Hồ thẳng tiến. Mục tiêu đầu tiên của tôi sẽ là Y Tý.- một xã vùng cao của tỉnh Lào Cai nơi các phượt thủ kháo nhau là có mùa lúa chín đẹp tuyệt.


Dùng chân bên đường ngắm từ xa một nhà vườn trồng hoa,rau,củ, quả... bên đường đèo Ô Quy Hồ.
IMGP5866.JPG


IMGP5867.JPG


Khu vực Ô Quý Hồ được coi là vựa su su của huyện Sa Pa với tổng diện tích 100 ha, trong đó có 80 ha su su lấy quả và 20 ha su su hái ngọn.
Trước đây, su su Ô Quý Hồ là thực phẩm tự cung, tự cấp của người dân nơi đây

IMGP5869.JPG


IMGP5870.JPG


IMGP5871.JPG


IMGP5872.JPG


Theo Quốc Lộ 4D khi gần tới Thác Bạc, rẽ phải vào đường tỉnh DT155 để đi Y Tý.
IMGP5873.JPG


Vào dốc đường tỉnh DT155, tôi choáng ngộp pha lẫn hồi hộp vì là là lần đầu tiên điều khiển xe máy trên các cung đèo Tây Bắc dù bản thân đã qua lại các cung đèo miền Trung và miền Nam cũng như đi dọc đường Trường Sơn vài lần. Cảm giác nghiêng ngả chơi vơi lúc xuống đèo làm tôi khá căng thẳng, giảm tốc độ và hết sức tập trung cho tay lái vì độ dốc lớn và đường đèo ngoằn ngoèo khó đoán cái gì sẽ xuất hiện sau mỗi cua ngoặt !!
IMGP5874.JPG


IMGP5877.JPG
 
Last edited:
Xuống xe ở chợ Ngã Ba Kim, sau khi ghé homestay đã đặt sẵn nhận phòng và xe gắn máy đã dặn trước, tôi đã sẵn sàng khám phá ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
IMGP3329.JPG


Ngã Ba Kim của Mù Cang Chải cách trung tâm thị trấn Mù Cang Chải 16km, cách di sản ruộng bậc thang, Dế Xù Phình, La Pán Tẩn 2km có vị trí đẹp ngắm rộng bậc thang
từ nhiều vị trí, nơi đây đón xe đi các tỉnh hoặc về Hà Nội cũng thuận lợi.
IMGP3330.JPG


Nơi tôi ghé thăm đầu tiên là xã La Pán Tẩn nổi tiếng khu vực Mù Cang Chải có ruộng bậc thang đẹp.
IMGP3333.JPG


IMGP3334.JPG


Các bạn hãy nhìn con dao giắt ở thắt lưng người thanh niên bản địa. Đây là dụng cụ lao động không thể thiếu của người làm ruộng, làm rẫy cho mọi người vùng cao
nam cũng như nữ, đã không ít lần đi vào thơ ca VN.

" Ta về mình có nhớ ta,
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng ...
"
(Việt Bắc -Tố Hữu)
IMGP3335.JPG


IMGP3337.JPG


IMGP3342.JPG


Mùa lúa chín ở Mù Cang Chải ( M.C.C) thường là trễ hơn vài tuần so với lúa Sapa, Y Tý nên ở đây màu lúa còn xanh nhiều.
IMGP3338.JPG


Tuy nhiên nhìn xa xa cũng có vài bậc ruộng đã chín và đang được gặt hái.
IMGP3344.JPG


IMGP3341.JPG
 
Last edited:
Tầng lớp ruộng bâc thang La Pán Tẩn.
IMGP3350.JPG


La Pán Tẩn là một xã thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Việt Nam.
  • Bắc giáp xã Chế Cu Nha, xã Cao Phạ
  • Đông giáp xã Cao Phạ
  • Nam giáp xã Púng Luông
  • Tây giáp xã Dế Xu Phình, xã Chế Cu Nha
    IMGP3351.JPG
Xã La Pán Tẩn có diện tích 33,0038 km², dân số là 3.636 người, mật độ cư dân là 110 người/km²
IMGP3352.JPG


IMGP3353.JPG


IMGP3354.JPG


Ruộng bậc thang – công trình kiến trúc nghệ thuật mang đầy tính sáng tạo của đồng bào Mông sinh sống trên mảnh đất này đã được Bộ VH,TT&DL xếp hạng
Di tích danh thắng cấp Quốc gia từ cuối năm 2007.
IMGP3355.JPG


IMGP3356.JPG


IMGP3357.JPG


La Pán Tẩn từng là một điểm nóng về nạn trồng cây thuốc phiện, khi đó gần như toàn bộ số hộ dân trong xã đều trồng loài cây này, 80% người nghiện ma túy !
IMGP3359.JPG


IMGP3360.JPG
 
Tôi tiếp tục tiến sâu vào xã La Pán Tẩn. Đường nhựa hư hỏng trầm trọng, ổ gà, ổ voi không đếm xuể lại thêm hôm trước trời mưa nên rất trơn trượt.
IMGP3361.JPG


Xe gắn máy tôi thuê ở đây là 1 chiếc Win Trung Quốc xập xệ nhưng không còn lựa chọn nào khác vì người dân ở đây hoàn cảnh rất khó khăn ! May là tôi đã quen với việc
chạy xe côn tay nên chỉ mong nó đừng nhức đầu sổ mũi trong thời gian ngắn ngủi ở đây là quý rồi !
IMGP3362.JPG


IMGP3363.JPG


Đường xấu nhưng phong cảnh thì tuyệt !
IMGP3364.JPG


IMGP3365.JPG


Qua khỏi 1 con dốc ngoặt và cao, tôi phải dừng lại vì đám đông này !
IMGP3367.JPG


Thôi thế là xong, hôm nay phải dừng lại ở đây không tiến vào trong thêm được nữa. Đoạn này đang chuẩn bị rải đá đổ bê tông, 02 ngày nữa mới thông !
IMGP3369.JPG


Đường không thông nên lòng tôi cũng trĩu nặng. Thôi dừng ở đây ngắm cảnh xung quanh chút cho vơi nỗi buồn chờ đợi !
IMGP3371.JPG


Một ruộng bậc thang hình mâm xôi nhỏ của La Pán Tẩn
IMGP3368.JPG


Cảnh vật khá mượt mà và yên bình.
IMGP3370.JPG
 
Last edited:
Để tạo nét và chăm sóc một đồi mâm xôi như thế này cần những bàn tay khéo léo và cả con mắt nghệ thuật của chủ nhân thửa ruộng.
IMGP3372.JPG


IMGP3373.JPG


Các anh cán bộ cầu đường đang hội ý về các bước chuẩn bị cho việc rải đá làm đường.
IMGP3376.JPG


Vậy là tôi đã ngó qua được đồi mâm xôi nhỏ của La Pán Tẩn, còn đồi mâm xôi lớn cũng ở xã La Pán Tẩn là biểu tượng tiêu biểu tự hào của Mù Cang Chải và cà nước
thì phải truy cập từ một lối vào khác, xin hẹn các bạn trong các phần tiếp theo.
IMGP3377.JPG


IMGP3379.JPG


Công nhân làm đường đang triển khai dụng cụ, thiết bị hỗ trợ.
IMGP3380.JPG


IMGP3382.JPG


Đường vào xã đang làm không thể vượt qua nên tôi phải trở ra Quốc Lộ 32 để tới thăm nơi khác.
IMGP3386.JPG


IMGP3381.JPG


IMGP3384.JPG
 
Núi rừng Yên Bái là đây.
IMGP3387.JPG


Yên Bái là tỉnh nghèo. có tỷ lệ hộ nghèo là 20,2%. Trong đó hai huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hai huyện này lần lượt là 58%
và 53%, đây cũng là 2 huyện nằm trong danh sách những huyện nghèo nhất nước.
IMGP3388.JPG


Trong hình bạn thấy một bậc ruộng bằng chiều cao một người lớn. Để chăm sóc bao nhiêu đó bậc ruộng, họ phải leo trèo lên xuống đường bờ ruộng bao nhiêu thước
cao mỗi ngày ?
IMGP3390.JPG


Có lẽ thiên nhiên khí hậu trong lành và sức mạnh lao động chân tay sẽ bù đắp cho sức khỏe và công khó của họ ! So với người đồng bằng thành thị sống và làm
việc nhẹ nhàng hơn nhưng trong môi trường ngày càng khói bụi ô nhiễm thì chưa biết ai thọ hơn ai ?
IMGP3391.JPG


Tòa nhà to, rộng và mới xa xa trên đồi kia tôi không thấy được rõ là tòa nhà gì nhưng kinh nghiệm cho thấy nơi có dân cư tập trung, tòa nhà to lớn nhất, mới nhất, đẹp
nhất khu vực hẳn phải là UBND Xã/Huyện. Kinh nghiệm này hiếm khi cho kết quả trật ! Hihi
IMGP3392.JPG


Ra đến QL 32 rồi , dọc theo đường là ruộng bậc thang các loại, đủ hình đủ kiểu....
IMGP3393.JPG


IMGP3394.JPG


Thửa ruộng này bà con vừa gặt xong.
IMGP3397.JPG


IMGP3398.JPG


IMGP3396.JPG
 
Bậc thang này lúa chín vàng đều nom như hình dạng như một cái chuông vàng khá bắt mắt !
IMGP3400.JPG


IMGP3401.JPG


Nhìn bằng con mắt ẩm thực thì nếu ruộng bậc thang mà hình trụ thì nó cũng giống như cái bánh da lợn nhiều lớp, lớp xanh-lớp vàng xen kẽ nhau phải không các bạn?
IMGP3402.JPG


Nhìn kỹ hơn thì thấy công việc đang tiến hành ở đây là đập lúa thu hoạch các bạn à.
IMGP3403.JPG


IMGP3408.JPG


"Lúa vàng, Lúa vàng trên cánh đồng làng,
Tang tình tang tang tình tang lúa ơi!
Từng nhánh lúa thơm rơi
Lúa thương đời hoà bình ..."

(Lúa Vàng-Mặc Hi)
IMGP3407.JPG


IMGP3411.JPG


IMGP3414.JPG


Những đường cong tuyệt vời này là của bàn tay thiên nhiên hay con người ? Theo tôi đó là sự kết hợp của cả hai !
IMGP3404.JPG


IMGP3416.JPG
 
Last edited:
IMGP3417.JPG


Một căn nhà gỗ ván tiêu biểu ở Tây Bắc với bắp ngô là nguồn lương thực dự trữ khi mất mùa và cũng để tạo nên loại rượu ngô cổ truyền của người vùng cao.
" Được mùa lúa thóc chớ phụ ngô khoai
Ăn quả ngọt ngon nhớ người vun trồng
Bàn tay quê hương vỗ về yêu thương
..."
(Hát về cây lúa hôm nay - Hoàng Vân)
IMGP3419.JPG


IMGP3420.JPG


IMGP3418.JPG


Hiện tỉnh Yên Bái đã và đang tổ chức lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải hàng năm vào tháng 9 để thu hút nhiều hơn sự quan tâm của du khách hướng về một miền
đất còn rất nghèo nàn, hoang sơ nhưng lại rất giàu có về vẻ đẹp của thiên nhiên qua những thửa ruộng bậc thang mà vẻ đẹp của nó và tiềm năng còn đang bỏ ngỏ.
IMGP3421.JPG


IMGP3422.JPG


IMGP3424.JPG


IMGP3425.JPG


Rừng là thế mạnh của Mù Cang Chải với diện tích 82.868ha, trong đó có rừng Sơn tra, ngoài ra mận, các loại dược liệu quý như: đẳng sâm, hà thủ ô, sa nhân… cùng
nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ .
IMGP3426.JPG


IMGP3427.JPG
 
Last edited:
Mù Cang Chải có 700 ha ruộng bậc thang trong đó hơn 47% tập trung ở 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình
IMGP3430.JPG


Đây là con đường dẫn đưa tôi từ QL32 vào xã Dế Xu Phình.
IMGP3431.JPG


Đường vào xã qua con đèo quanh co, nhìn sang sườn núi phía bên kia thấy phía các ngôi nhà góc phải dưới hình có những chấm nhỏ đặt tập trung ở 1 khoảng đất,
giống như một cơ sở sản xuất thủ công, không biết là món gì ?
IMGP3434.JPG


IMGP3433.JPG


Phóng lên lớn hơn chút để nhìn, thấy có hình dạng hộp có mái tôn cong che nóc, tôi đoán có thể đó là các thùng nuôi ong !
IMGP3432.JPG


Theo Wiki, chăn nuôi gia súc ở Mù Cang Chải khá phát triển, đặc biệt nghề nuôi ong lấy mật là một nghề truyền thống ở địa phương. Mật ong Mù Cang Chải thơm ngon,
bổ dưỡng đã trở thành sản vật quý được nhiều người biết đến.
IMGP3435.JPG


Huyện Mù Cang Chải nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Ở độ cao trung bình 800m so với mặt nước biển.
IMGP3437.JPG


IMGP3438.JPG


IMGP3440.JPG


Do độ ẩm không cao, ít mây nên Mù Cang Chải có nhiều nắng. Số giờ nắng một năm là gần 1.800giờ.
IMGP3441.JPG
 
Last edited:
Ruộng bậc thang ở xã Dế Xu Phình cũng như các xã khác của huyện Mù Cang Chải có lịch thu hoạch trễ hơn so với phía Lào Cai.
IMGP3442.JPG


Xã có diện tích khá nhỏ với dân số chỉ khoảng 1500 nhân khẩu.
IMGP3443.JPG


Đường vào xã đi qua rừng thông cao vút khá đẹp.
IMGP3444.JPG


IMGP3445.JPG


IMGP3446.JPG


IMGP3450.JPG


IMGP3451.JPG


IMGP3453.JPG


Dế Xu Phình có những ruộng bậc thang khá đẹp nên cũng là địa điểm thu hút nhiều người săn ảnh.
IMGP3454.JPG


IMGP3455.JPG
 
Last edited:
IMGP3456.JPG


Góc phải bên dưới ảnh có 1 vật thể nhìn xa giống như cái quần dài màu nâu được treo lên, có lẽ là hình tượng bù nhìn đuổi chim ăn lúa của bà con người Mông.
Nhìn cách làm rất đơn giản nhưng hiệu quả thì không biết sao ?
IMGP3458.JPG


IMGP3461.JPG


Đường đèo qua xã Dế Xu Phình.
IMGP3468.JPG


IMGP3469.JPG


Con suối này có lẽ là suối Nậm Kim, bắt nguồn từ đỉnh Nả Háng Tâu (giáp Cao Phạ) chảy qua các xã Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Mồ Dề, Kim Nọi,
Lao Chải, Khao Mang, Hồ Bốn xuống Than Uyên.
IMGP3471.JPG


Trông xuống ven suối, có vẻ như 2 vợ chồng người Mông này đang hợp lực thu hoạch khoảnh ruộng nhà, tạo nên 1 bức tranh ngày mùa sống động.
IMGP3472.JPG


IMGP3475.JPG


IMGP3476.JPG


Ánh sáng chiều đã tắt dần, đã đến lúc phải rời xã, trên đường trở ra tôi gặp các em bé đeo gùi này.
IMGP3478.JPG
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,174
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top