What's new

[Chia sẻ] Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Tôi tự gọi lũ chúng tôi là đàn "động vật có vú biết bay" bởi hành trình bốn nước mà chỉ trong một tháng, đành phải dựa trên công nghệ di chuyển hiện đại là bay vậy !.

Nghe chúng tôi định đi Nam Mỹ chỉ trong có một tháng, những người có hiểu biết về nơi này đều kêu lên: Ít quá, đi được cái gì trong một tháng? Ít nhất phải 3 tháng chứ... rồi hàng đống các lời khuyên từ những bậc đi trước dày dạn kĩ năng và đầy kinh nghiệm lăn lộn như Net Walker, Anh Già.

Dưng mà chả thể nào nghỉ hơn được, kết hợp với 2 tuần Tết là nghỉ thêm 2 tuần là kịch kim. Đành cố được đến đâu hay đến đó.

Tiếp theo là việc liệt kê các điểm nhất định phải đến, toàn những tên tuổi khủng khiếp cả. Nếu theo cái danh sách các Kỳ quan thế giới mới do dân mạng bình chọn thì ở Nam Mỹ có 2 kỳ quan nhân tạo là Tượng Chúa cứu thế +Machupicchu; và 2 kì quan thiên nhiên là thác Iguazu + sông Amazon. Cuối cùng chúng tôi ngậm ngùi bỏ hai kì quan thiên nhiên khỏi danh sách, vì di chuyển khó quá, chúng ngược nhau, xa nhau và không thể sắp xếp cho kịp thời gian.

Tất nhiên vẫn có thể nhồi nhét thêm vài điểm, nhưng 7 người đã thống nhất là không quá tham - dán tem vào mông - mà giữ sức, giữ cho mình còn hơi đói một tí, mới thấy thèm hơn.

....
Và hành trình từ ngày 14/2 đã kết thúc vào ngày 15/3/2015 với 6/7 thành viên, còn một người tiếp tục đến với Ecuado - rừng mưa Amazon. Ngoài ra còn thành viên thứ 8 tham gia sau 1 tuần và còn tiếp tục lang thang Chile một tuần sau nữa.

Đúng một tuần trôi qua từ ngày về, tôi mới quyết định viết những dòng này.
 
Last edited:
Easter Island

Chặng cuối của hành trình, cũng là những ngày thư thái nhất của chúng tôi.

Chúng tôi bay đến Đảo Phục Sinh, hòn đảo có lẽ là kì lạ nhất thế giới. Nó là một trong những hòn đảo cô độc nhất giữa đại dương, cách bờ biển Chile 3500km, cách hòn đảo gần nhất đến 2500km. Nhưng trên hòn đảo này lại có những kì quan của thế giới: Những pho tượng Moai khổng lồ.


39683238020_6e943bce61_c.jpg


Hòn đảo chơi vơi giữa đại dương, được hình thành từ ba ngọn núi lửa nằm ở ba góc. Hàng triệu năm trước, ba ngọn núi lửa phun trào đã tạo nên hòn đảo hình tam giác. Cạnh dài nhất chỉ 24km, hai cạnh còn lại khoảng 17km, nghĩa là chỉ tương đương đảo Cát Bà, hay bằng 1/3 đảo Phú Quốc của mình mà thôi.

41450346932_d33ee61dd7_b.jpg



Thế mà hàng nghìn năm trước, những người dân Đa đảo (Polynesia) vốn có xuất phát từ vùng biển Đông Nam Á ngày nay, đã bằng cách nào đó dong buồm đến nơi đây, và định cư trên hòn đảo hoang vắng này. Họ không chỉ định cư, canh tác, mà còn tạo tác cả nghìn pho tượng khổng lồ làm sửng sốt bao thế hệ.
 
Easter Island

Các tài liệu không thống nhất về lịch sử hòn đảo này, có chỗ nói người Đa đảo đã đến đây từ khoảng năm 300, có nơi nói khoảng năm 700, 800, và muộn nhất cho là khoảng năm 1200.

Trong hàng trăm năm định cư trên mảnh đất nhỏ bé chơi vơi giữa biển cả này, họ đã canh tác, khai thác hòn đảo đến kiệt quệ. Thời kì đỉnh cao dân số họ lên đến 15-16 nghìn người, nhưng rồi do tài nguyên bị khai thác quá đà, lương thực thực phẩm không đủ nên họ đã phải di cư, hoặc chết dần, nên dân số giảm dần.

Năm 1722, trong khi dong buồm về phía Đông, những người Hà Lan đã tìm thấy hòn đảo này trong dịp lễ Phục Sinh (Easter) nên đã dùng tên này đặt cho hòn đảo. Khi đó dân số trên đảo chỉ còn khoảng 2-3 nghìn người. Đến những năm 1877, do bệnh tật mà người châu Âu đem đến, và nạn bắt nô lệ, dân số chỉ còn 111 người.

Tuy vậy, người châu Âu đã phải sửng sốt vì những pho tượng Moai đứng sừng sững khắp hòn đảo, dường như được các vị thần tạo tác chứ không phải con người.

27521124638_8855a481d2_c.jpg
 
Easter Island : the Moai

Những người Polynesia gọi hòn đảo này là Rapa Nui, và những pho tượng họ tạo nên là Moai.

Những tượng Moai được tạo tác trong khoảng những năm 1250 - 1500, và có đến khoảng 1000 tượng rải rác khắp đảo, trong đó có vài trăm tượng vẫn đang được tạc dở dang ở núi Rano Raraku.


Trung bình các tượng cao khoảng 4m, nặng 4-5 tấn. Nhưng có tượng rất to, tượng cao nhất đã hoàn thành và được dựng lên cao đến 10m và nặng đến 90 tấn. Một tượng nữa đang tạc dở trong núi cao đến 21m và nặng 270m. Người dân đảo bằng cách nào đó đã đục núi đá rồi tách khỏi nền gốc, di chuyển chúng đến các vị trí khác nhau khắp đảo. Có ba kiểu dựng tượng, (1) dựng các thềm đá cao rộng gọi là các Ahu, đặt các Moai đứng thẳng lên trên, (2) là xếp đá quanh các tượng Moai riêng lẻ để dựng đứng, (3) là chôn phần thân vào trong đất.

Khi những người Hà Lan đến đảo, các tượng vẫn đứng sừng sững. Nhưng rồi chính những người dân đã xô đổ các bức tượng, và đến cuối thế kỷ 18 thì các pho tượng không chôn chân đều bị đổ hết.

Ngày nay, các người ta đã dựng lại khoảng 40 tượng Moai, phục chế một số pho tượng để giống như thời xưa. Gần một nghin pho khác vẫn còn đổ và rải rác khắp nơi, hoặc vỡ thành nhiều mảng.

Các tượng Moai đa phần tạc bằng đá dung nham núi lửa (đảo hình thành do núi lửa mà), nên rất dễ bị bào mòn. Hàng trăm năm đứng dưới mưa gió đại dương, các tượng bị xói mòn rất nghiêm trọng, các khuôn mặt không còn nguyên vẹn. Chỉ có một số ít tạc bằng đá bazan là còn nguyên vẹn các đường nét.

Bức tượng được coi là đẹp và nguyên vẹn nhất, tuy không lớn, chỉ cao gần 3m, bị người Anh lấy đi và bày trong Bảo tàng Anh quốc.

26629968897_d064d62a01_z.jpg



Những pho tượng chôn sâu vào đất, phần thân trên lộ ra rất ít khiến người ta tưởng đầu tượng to và dài, nhưng hóa ra thân dưới dài hơn rất nhiều.

40598632085_535d0ecff8_z.jpg
 
Last edited:
Easter Island : the Moai

Các tượng Moai hầu hết được dựng ở ven bờ biển, và quay mặt nhìn vào đất liền, quay lưng ra biển. Chỉ có một cụm tượng là nằm sâu trong đất, và chỉ có 1 pho tượng quay mặt nhìn ra biển.

Ngày nay chỉ có một số điểm chính các pho tượng đã được dựng lại đứng thẳng sau cả trăm năm nằm dài trên đất. Hầu hết vẫn đổ nằm, hoặc bị chôn vùi trong đất.

39683237490_803d5213bd_c.jpg


Người Rapa Nui tạc những pho tượng này để làm gì, chi có các giả thuyết đưa ra. Giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất là họ tạc để kỷ niệm tổ tiên của mình. Mỗi pho tượng là một vị thủ lĩnh nhóm người, tộc người, lâu dần được tập hợp lại. Trên đảo đã từng phân chia thành các nhóm đánh lẫn nhau, và khi có người thắng cuộc thì họ lại tạc tượng để ghi nhớ.
Cũng có thể tượng là mô tả cho các vị thần, và họ thờ phụng thần qua hình tượng đó. Nhưng nếu là tượng thần thì thường không nhiều và tràn lan thế được.

Trong số gần một nghìn pho tượng tìm thấy, có khoảng 70 pho có mũ đội đầu. Mũ là một khối đá núi lửa màu đỏ sẫm, được khai thác tại một mỏ đá nằm giữa đảo. Những cái mũ rất to nặng hàng tấn, cái nặng nhất đến 12 tấn. Khi các pho tượng bị đổ thì mũ cũng lăn lóc khắp xung quanh. Có những mũ có một cái chóp cao thò lên trên, có mũ đỉnh bằng, chỉ là một khối trụ cao.

41390050541_964d117e9b_c.jpg


Các nhà khảo cổ còn phát hiện nhiều mảnh san hô quanh các tượng bị đổ, và đưa ra giả thuyết rằng các tượng đã từng được gắn đôi mắt bằng san hô trắng, vẽ màu đỏ hoặc xanh đen ở giữa làm con ngươi. Ngày nay chỉ một vài pho được phục chế lại đôi mắt.

39581893090_99ff40e6fe_z.jpg



Ngoài ra trên đảo còn rất nhiều các tảng đá lớn được chạm khắc các hình thù chim cá, tượng trưng cho biển cả và mưa gió, hoặc các vụ thu hoạch cá mà người dân trông đợi.
 
Last edited:
Easter Island

Vậy là rời Chile đất liền, chúng tôi bay ra Thái Bình Dương.

Sau mấy tiếng đồng hồ bay giữa biển khơi xanh ngắt, cuối cùng đã thấy mỏm đất có núi lửa Poike cũ của Đảo Phục Sinh bên dưới cánh máy bay. Có thể thấy cái hồ nước con con, là miệng núi lửa cũ Rano Raraku. Đấy cũng là hồ nước tự nhiên duy nhất trên đảo còn lại. Cái quả núi quanh hồ nước đó cũng là mỏ đá nơi tạo tác các pho tượng Moai.

Gần bên trái ảnh có một chấm trắng, đó là bãi biển có bãi cát duy nhất của đảo, bãi Anakena. Đó là nơi thuận tiện nhất cho thuyền cập bến, vì vậy theo truyền thuyết của thổ dân thì đó là nơi đầu tiên tổ tiên họ đặt chân lên đảo.

40565318644_63d1be70ee_c.jpg


Máy bay lượn một vòng để hạ cánh đúng hướng của đường bay, chỉ chao nhẹ một cái mà đã thấy hết toàn bộ hòn đảo rồi, nơi này bé quá. Ở giữa kia là khu có cây cối rậm rạp cuối cùng của đảo. Những người thổ dân xưa đã khai thác kiệt quệ cây cối trên đảo rồi.

40382938115_cf0f2a09ea_c.jpg


Bên dưới là phần còn lại của ngọn núi lửa Terevaka, hiện tại cũng là nơi cao nhất của đảo. Cùng với Poike, Orongo, đây là 3 ngọn núi lửa chính đã tạo nên hòn đảo này.

40565318284_6913ef2350_c.jpg


Cuối cùng cũng hạ thấp sát các con sóng

41279440711_7db9e92011_c.jpg
 
Easter Island

Máy bay hạ cánh, chúng tôi đặt chân xuống hòn đảo kì lạ, và sẽ ở lại đây trong 4 ngày.

Sân bay rất bé và đơn giản, không có khu cách ly nghiêm ngặt gì cả, dù số lượng người đến và đi cũng không hề ít.

40382937385_a34c3fb366_c.jpg


41279440511_2aa6a98a3a_c.jpg


Những cô gái trên đảo

40382937035_dbaa381547_z.jpg



Một biểu tượng của nền văn hóa Rapa Nui: Khối đá khắc hình chim và các biểu tượng

40565317964_b11e3cd32f_c.jpg
 
Mihinoa Camping

Đón chúng tôi là một chiếc xe bán tải với người lái xe điềm tĩnh ít nói, do chủ nhà nơi chúng tôi nghỉ gửi đến. Xe chở thêm cả mấy người bạn nước ngoài cùng đến khu nhà nghỉ.

Và cũng chỉ một chốc là đến nơi. Trên đường tất cả căng mắt nhìn xem có chỗ nào sẽ bán đồ để có thể nấu nướng ăn uống. Vì ở nhà có bếp và thời gian rất thư thái nên phải nghĩ ngay đến chuyện đó chứ.


Và đến rồi: Mihinoa Camping


41279439121_4888eee56d_c.jpg



Đây là một khu nhà nghỉ rất dễ chịu nằm ngay bên cạnh biển cả. Ở giữa là một sân cỏ rộng dành cho cắm trại, với giá 5$/người / tối. Hai bên là hai ngôi nhà có phòng. Ngôi nhà bên phải có 2 phòng ngủ, và chúng tôi thuê trọn cả hai phòng. Ở giữa có phòng khách thông với phòng ăn rất rộng rãi thoải mái. Vệ sinh có cả ở hai khu rất rộng rãi sạch sẽ. Khu bên trái cao cấp hơn một chút, là các phòng đôi, có quầy bar nữa.


41279440041_b90257ff60_c.jpg


41293550471_52291524ab_c.jpg
 
Easter Island

Ở bờ rào của Mihinoa có mấy tượng Moai giả vờ nhỏ nhỏ để chụp ảnh, cũng đủ cả mũ và mắt, tạc bằng đá cứng chứ khá vui mắt.

40382936905_f283be6bc2_c.jpg


Một đầu của hòn đảo nhìn từ đây, đó là nơi có miệng núi lửa Orongo, bờ đá dựng đứng sóng vỗ trắng xóa.

40565317804_86e0c6605f_c.jpg


Về phía này của đảo thật yên bình với dãy đồi thấp, thoai thoải. Con đường dọc biển chạy đến những vũng nước tắm được, và các khu tượng Moai được dựng lại bên bờ biển

40565317534_2de921b85e_c.jpg


Nhưng nơi đây cũng đã từng hứng chịu những đợt sóng thần

27406805678_2e0c36a509_c.jpg
 
Re: Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Chúng tôi đến đảo lúc 1h30 chiều, do lệch múi giờ và trời 8h30 mới hoàng hôn. Sau khi nghỉ ngơi mọi người ra cửa hàng gần nhà mua đồ về chuẩn bị nấu ăn.

Tôi lang thang đi về phía Bắc của khu nhà nghỉ, bờ biển ở phía Tây, đón ánh mặt trời cuối ngày.

Ven đường có một vũng nước nông, và một gia đình đang bì bõm trong đó

27406800698_9b31b7eb3d_c.jpg


Một cột mốc đánh dấu và khoảng cách đến các thành phố lớn trên thế giới.

40565317124_ea6b6763dc_z.jpg
 
Moais

Pho tượng Moai nguyên bản đầu tiên chúng tôi gặp là ở Ahu Ote Vaikava. Ahu là cái bệ đá được xây để đặt tượng. Tôi cũng không tra ra cái tên Ote Vaikava nghĩa là gì nữa. Những địa danh đều lấy theo cách gọi của thổ dân Rapa Nui xưa.

40565335064_31545d4ff0_c.jpg


Pho tượng này được phục chế đôi mắt. Đây là pho Moai duy nhất nhìn ra ngoài biển. Tất cả các Moai khác đều quay lưng về biển và nhìn vào đất liền.

Đôi tai của Moai dài thoòng xuống, và đôi tay thì ôm lấy trước bụng. Pho này không có mũ đội đầu. Không phải tượng nào cũng được đội mũ.

Các tượng Moai là bảo vật, do đó nghiêm cấm chạm vào tượng. Điều này về sau chúng tôi đã có trải nghiệm.

26407616137_73967951b9_c.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,637
Bài viết
1,154,246
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top