What's new

Ngũ Đang Triệu-Nội Mông-Trung Quốc

Ngũ Đang Triệu(Nội Mông)là khu chùa duy nhất thuần phong cách Tạng do người Mông Cổ xây dựng ở khu vực Nội Mông.

Từ khi vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn chinh phục đông tây thì có một nơi mà Thành Cát Tư Hãn ko cần dùng tới chiến tranh cũng chiếm được đó là Tây Tạng. Theo truyền thuyết Thành Cát Tư Hãn chiếm Tây Tạng bằng một cách rất đơn giản: ông chỉ mang theo có khoảng vài trăm quân tinh nhuệ đến Tây Tạng và bảo: chúng ta là bạn với nhau nhé! Người Tây Tạng quá sợ trước uy danh của quân Mông Cổ nên đồng ý ngay, và sau đó dần dần trở thành một phần của đế quốc Mông Cổ.

Người Mông Cổ cực kì thích văn hoá và chùa chiền của Tây Tạng, vì thế rất nhiều sư ở các chùa của Tây Tạng là người Mông Cổ. Bạn người Nội Mông của cô em cùng trường cao to đẹp trai gái vây tứ phía, vậy mà một ngày đẹp trời tỉnh giấc mộng lành ngộ đạo, bạn bảo với em gái: mình sẽ đi Tây Tạng để tu hành!:((

Cô đang đến Ngũ Đang Triệu bằng xe bánh mỳ rách. "Triệu" nghĩa là đền, chùa; Ngũ Đang: là tên một khe núi. Trên xe toàn mùi là mùi, đường xá ngoằn ngoèo lên dốc xuống đèo, ruột gan lạng lách quấn lăn tứ phía! Đến nơi vào giữa sáng đẹp trời, khí trời mát se se, nắng chưa gắt! Người bán hàng la liệt hiện ra với vẻ mặt thuần chủng Mông Cổ. Người mua hàng lao xao ăn uống mặt thâm thâm đặc Hán.

Cô uống bát trà sữa mặn rồi đi lên chùa. Quen nhìn chùa của người Hán rồi thì khi nhìn chùa kiểu Tây Tạng sẽ thấy rất lạ. Ngôi chùa này được xây vào đời Thanh Càn Long năm 1756, theo hướng Nam Bắc, từ phía nam nhìn lên là tầng tầng lớp lớp các gian điện, lầu gác, cao dần lên theo thế núi. Bố cục của nó hài hoà đồng nhất nổi bật lên giữa một rừng tùng bách rậm rạp...Trong thời kì cực thịnh ngôi chùa này đã có tới hơn 1200 vị sư (Sách dẫn).

1891646065_db222cdab9.jpg


Cũng thật may mắn là Ngũ Đang Triệu được bảo vệ khá nguyên vẹn. Trong rất nhiều địa điểm mà cô đã thăm quan hầu như nơi nào cũng bị phá hoại ko ít thì nhiều bởi bàn tay của cách mạng văn hoá. Ngũ Đang Triệu thời kì đó bị quên lãng, gần như bị bỏ hoang, cho nên mới bảo tồn được như vậy. Chỉ có điều vì bị bỏ hoang ko ai trong coi cho nên nhiều khi trẻ con xung quanh vào chơi, lấy đi rất nhiều đồ vật quý giá như như những pho trượng Phật nhỏ, bát ăn bằng vàng, những đồ nhỏ khác để chơi và làm mất đi. Một vị hoà thượng của chùa người Mông Cổ giới thiệu như thế với cô.

1892406638_ff19d229a4.jpg


Bích hoạ trong chùa, chủ yếu kể về quá trình tu luyện thành Phật của Thích Ca Mâu Ni, và những hình ảnh miêu tả các buổi giảng kinh. Kinh Phật hồi xưa hay nghe bố giảng cho sư nhưng hồi đó cô nhỏ quá chưa ngộ đạo giờ thì đành phải tự đọc lấy thôi!

Mỗi khi đến chùa là lòng cô tĩnh lại, những cái náo động quậy phá tự động lặn biến mất tăm. Trách gì năm xưa bố đã từng muốn gửi cô vào chùa Phổ Chiếu dưới Hải Phòng làm cô tiểu nhỏ ngày ngày quét dọn sân chùa, sáng sáng dậy làm hương(tối tối đọc vè cưa sư:)) )! Bố bảo thế cho tính nó thuần. Vậy mà chả hiểu sao dự định đó ko thành, dù cũng có trụ trì chùa Huy Văn-nơi vua Lê Thánh Tôn chào đời- ở Hà Nội cũng ngỏ ý mong muốn góp phần cải tạo cô...

Trong các gian Phật điện ánh sáng chỉ đủ tạo nên sự huyền bí, mảng tối mảng sáng khiến không khí lắng xuống như kìm hơi thở nhẹ! Gương mặt Phật sống hiện lên hư ảo, mùi nến bơ phảng phất trong không gian. Đâu đâu cũng thấy Phật, các đệ tử, kỳ nhân dị thú, hoa cỏ lạ thường bao vây cô qua những bích họa phủ kín tường. Người ta bảo quay đầu lại là bờ, cô đây quay đầu lại là Phật. Có lẽ cô sắp đắc đạo rồi!Mô Phật! Lành thay!

Tượng Phật sống: ("Phật sống" thật đang tị nạn bên Ấn Độ)

1891581013_584a49dfd9.jpg


Chú thích: toàn ảnh trong bài là ảnh sưu tầm!Ảnh thật chưa scan
 
Last edited by a moderator:
Ra khỏi chùa lại thành người trần thế! Cô đi vòng vèo lên cao xuống thấp, tự dưng thấy lòng hiu hiu buồn như cơn gió se se lạnh nơi đây. Những mong chùa đúng là chùa nhưng nó không thật sự có không khí chùa như cô hằng mong. Những vị sư cà sa đỏ thay vì nên ngồi gõ mõ tụng kinh, đêm về mơ thấy Như Lai ngồi trên tòa sen giảng đạo trong cái cõi hư ảo tịch mịch kia thì lại ngồi trực ở nhiều cửa để soát vé tham quan! Người Hán đã nghĩ ra một cách biến chùa thành một nơi kinh doanh du lịch, điều đó cũng ko sao, nhưng mọi việc thu vé vào cửa rồi trông coi khách du lịch nên để cho người bình thường làm thì hơn. Sợ rằng rồi đây sự kinh doanh này sẽ làm hỏng đi sắc thái tôn nghiêm thanh sạch nơi cửa chùa...Boong!

4e8d.jpg


Vé của cô ko gồm phí hướng dẫn nên tự đi và tự đọc bảng giới thiệu. Cho tới khi gặp vị hoà thượng nói trên. Vị hoà thượng người Mông Cổ này cao to lừng lững khoảng 1m80 (hừm phí quá chiều cao này sang VN mà làm người mẫu đi hòa thượng của em ơi), da màu đồng hun, mắt có màu xanh rất đặc biệt, biêng biếc pha nâu, đuôi mắt dài hơi xếch. Cô hỏi hoà thượng một vài điều về ngôi chùa, ông giới thiệu rất nhiệt tình và giảng giải rất nhiều về kinh Phật. Ông hỏi cô từ đâu tới. Khi biết cô là người Việt Nam. Ông rất ngạc nhiên, rồi hỏi rất nhiều về tình hình VN, sau đó lấy từ trong phòng ra 2 quyển kinh Phật tặng cô. Ông bảo: đọc đi, kinh Phật rất tuyệt vời. Cuộc nói chuyện với ông dài khoảng 30 phút và kết thúc khi có 1 tiếng nhạc thánh thót vang lện Vị hoà thượng kéo dây đeo mầu đỏ trong cổ ra và trên nó là một chiếc điện thoại di động Nokia: alô.

Ngũ Đang Triệu nằm ở giữa Baotou(Bao Đầu) và Huhehaote(Hohhot) . Cứ nhìn bản đồ kiểu này là lại mơ đi đào vàng:

1891633299_0b34fe6294.jpg


Còn mỗi chuyến xe buýt cuối cùng rời Ngũ Đang Triệu. Nhảy lên xe và nộp tiền. Xe này ko chạy theo con đường buổi sáng mà chạy theo một lộ trình rất lạ. Thường thì các xe buýt to ít khi chạy theo lộ trình kiểu thế này. Đầu tiên xe ko chịu chạy trên con đường nhựa dễ chịu kia mà đâm ngay xuống một con đường chưa làm đầy đất và bụi lại rất hẹp. Hai bên đường thỉnh thoảng lại có chó gà dê bò và cả ngựa nữa hiện ra ngơ ngác và ngộ nghĩnh.

Sau đó xe chạy vào một hẻm núi hẹp, qua khỏi hẻm núi là một dãy núi khác. Con đường ở đây ko nên gọi là đường, nó có vết tích của một dòng sông lớn: lớp đất đá lạo xạo trên đường tạo thành hình một dòng chảy. Chắc chắn khi mùa xuân tới khi tuyết trên núi tan ra chảy xuống tạo thành dòng sông. Còn bây giờ mùa khô ko có nước nó biến thành đường cho xe bus đi.

Xe đi lắc lư hết bên nọ sang bên kia, có những đoạn đường cô cảm giác xe sắp lật tới nơi, vì nó phải đi lên trên một con đường đất bé tẹo mà bên dưới cách đó có 40 cm thôi là một con suối nho nhỏ. Xe đi hết con đường ngoằn nghoèo đó lại rẽ vào một thôn be bé, đường thôn vừa vặn cho xe, các phương tiện hãy tự biết điều mà lánh tạm vào trong một ngõ nào đó đi. Nhưng cũng chả có phương tiện giao thông nào khác chạy qua xóm làng rất yên bình này. Thỉnh thoảng xe dừng lại và từ trong ngõ hoặc trong một ngôi nhà sát mặt đường có người bước ra lên xe.

Xe đi luồn lách giữa các xóm thôn mất một tiếng thì ra đường cái lớn. Ngoại ô thành phố Bao Đầu được bao quanh bởi một con đường hiện đại và đẹp mắt. Cây cối trồng ngút ngàn hai bên đường, cả một khoảng ko bao la chỉ giành cho cây và hoa. Nhà cửa ở đây được lùi vào rất xa. Cái con đường này khiến cô dễ chịu hơn hẳn kiến trúc của thành phố.

Giờ thì ngồi xe giết thời gian bằng cách tưởng tượng về nàng Chiêu Quân xưa sang đây chống lầy. Có đoạn đường nào trên đường cô đã qua ở đất Nội Mông này là nơi nàng cất tiếng khóc nhớ về quê mẹ khiến chim chóc sa xuống ngắm nhìn?

Nếu là giờ đây thì chim sa xuống ko phải vì giọng ca hay sắc đẹp đâu mà nó sa xuống vì nồi lẩu hay nồi cháo....Ôi Chiêu Quân may là nàng sống thời xưa chứ nếu sống thời nay thì chắc ko còn điển tích "Chim sa..." mà thay vào đó là "chim sa nồi lẩu"...
 
Last edited by a moderator:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,169
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top