What's new

Ngày xuân du hí Tánh Linh - Dran - Cam Ranh

Ngày xuân du hí Tánh Linh - Dran - Cam Ranh

Kìa em- xuân đang tới.
Lóng lánh bao nụ cười.
Kìa em- Chim én gọi
Để ai nhớ thương ai?

Bạn có hay mùa xuân? Mùa xuân đang đến rồi đó!

Đất chuyển mình sang xuân
Trời xanh thay áo mới.
Cánh đào vừa hé nụ.
Sắc hồng dâng mơn man.

Năm hết, tết đến. Mùa Xuân đang về với mỗi chúng ta, muôn hoa khoe sắc đón xuân sang.

Những cành đào lả lướt trong nắng xuân


attachment.php



Bụi mai vàng tinh khiết, thanh tao


attachment.php



Hoa Giấy hồng rực


attachment.php



Cùng Đỗ Quyên dịu dàng trong nắng ấm


attachment.php



Hoa dại và muôn loài hoa khác đua nhau khoe sắc dưới ánh nắng xuân chan hòa khắp nơi.


attachment.php


Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,
Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu ?

U uẩn trong ngày xuân, nhà thơ đã muốn quay trở về mùa thu trước để nhặt lấy những lá vàng, những hoa tươi dù muôn cánh rã để

Về đây đem chắn nẻo xuân sang.


Nhưng với tôi, xuân là cả một bầu trời mơ ước. Dẫu biết rằng “thêm một mùa xuân của đất trời thì mất đi một mùa xuân của đời người”, nhưng tôi vẫn mong đợi mùa xuân.
 
Last edited by a moderator:
Và hom mì chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo.
Nếu đi vào mùa mưa, có lẽ sẽ thấy bạt ngàn những rẫy khoai mì; vì trước nhà nào cũng thấy có hom mì và hom mì hiện diện trên khắp các cánh đồng cằn khô.
Nghe người ta nói trồng khoai mì (sắn) thì làm nghèo đất rất nhanh và rất khó khôi phục lại độ màu mỡ của đất.
Và có một nước lạ thường xuyên tăng giá thu mua khoai mì, nên bà con vùng Bắc Miền Trung và Tây Nguyên vẫn đang tăng diện tích trồng khoai mì lên.

Không biết thông tin trên có chính xác kg nhỉ?
 
Đi dần vào cánh đồng Đồng Kho, bạn không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thanh bình của một vùng quê trù phú.
Đã từ lâu, từ lâu lắm rồi tôi không còn thấy những cánh đồng lúa trải dài, không còn ngửi thấy mùi hương của lúa, không còn nhìn thấy cảnh làng vào mùa vụ. Quê tôi, từ lâu người ta đã lên ruộng thành vườn.




attachment.php




attachment.php






attachment.php





Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ



attachment.php









attachment.php




Và tôi cũng muốn hưởng chút lộc đầu xuân cùng với người dân tộc Raglai




attachment.php
 
Last edited:
Nghe người ta nói trồng khoai mì (sắn) thì làm nghèo đất rất nhanh và rất khó khôi phục lại độ màu mỡ của đất.
Và có một nước lạ thường xuyên tăng giá thu mua khoai mì, nên bà con vùng Bắc Miền Trung và Tây Nguyên vẫn đang tăng diện tích trồng khoai mì lên.

Không biết thông tin trên có chính xác kg nhỉ?


Điều bạn thắc mắc mình nghĩ là chính xác. Hiện nay, với 1ha khoai mì người trồng có thể lãi 50triệu đồng/vụ/năm. Khoai được thu mua để sản xuất thức ăn gia súc, tinh bột; từ tinh bột này họ sản xuất ra nhiều thứ: từ bột ngọt... đến xăng sinh học.
Dọc theo các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, hầu như tỉnh nào cũng có nhà máy sản xuất tinh bột sắn. Hoạt động sản xuất này cần rất nhiều nước và chất thải ra rất độc, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Một trong những minh chứng đó là vụ án Vedan xả thải làm chết sông Thị Vải ở Đồng Nai.
Nước lạ bạn đề cập có lẽ là anh bạn láng giềng TQ. Có lúc họ cho thương lái vào thẳng các khu nguyên liệu tranh mua với các nhà máy Việt Nam.
 
Conlele không biết gì về nông nghiệp, chỉ nghe hóng hớt thôi.

Điều mình thắc mắc nhứt có phải là "khoai mì làm nghèo đất rất nhanh - và không cải tạo đất lại được, trồng khoai mì vài năm thì khu đất đó có thể bỏ hoang luôn" là đúng hay không nữa? Nghe nói ngoài khoai mì, thì bạch đàn (cây trồng rừng), cũng là một giống cây gây bạc màu, hoang hoá đất rừng rất dữ dội, mà hiện nay có nhiều dự án trồng rừng của mình vẫn đang trồng loại cây này???!!!
 
Về điểm này thì hoàn toàn không hẳn vậy. Lâu nay do giá tri khoai mì thấp nên bà con chỉ trồng mà không hề bón phân trả lại dưỡng chất cho đất. Mặt khác, do sức sống của khoai mì mãnh liệt, chịu được khô hạn và sống tốt trên vùng đất nghèo dinh dưỡng nên khhoai mì thường được chọn trồng ở những vùng đất khô cằn.
Tuy nhiên, nếu cứ trồng khoai mì nhiều năm liền trên một thửa đất thì làm đất mau bạc màu. Vì khi khoai mì khép táng thì hầu như rất ít cây có thể mọc chen vô được. Riêng bản thân cây khoai mì, sau thu hoạch chỉ để lại cho đất chút lá mỏng manh của mình; còn thân, rễ(củ) được mang ra khỏi đất nên độ phì của đất mau chóng mất đi làm đất mau bạc màu. Ví dụ: Nếu trồng bắp hay đậu, khi thu hoạch người ta chỉ lấy đi phần trái, thân - gốc - rễ vẫn để lại cho đất. Phần này khi vùi xuống đất sẽ làm tăng độ mùn, giữ ẩm- giun và vi khuẩn có thể sinh sống được... và như vậy làm tăng đồ phì cho đất.
Mình cũng không phải là dân nông nghiệp, nhưng hồi nhỏ có theo ba mình đi làm vườn. Mình cũng từng trồng khoai mì, bắp , đậu...nên mình nói theo suy nghĩ của mình.
Vậy nên có vay có trả( Tức là bón phân cải tạo đất) thì đất vẫn tốt và không phụ lòng người. Không biết trả lời như vậy có đúng và có làm bạn hài lòng không nữa?
 
Last edited:
Từ xa nhìn thấy một đàn trâu cùng lũ trẻ xúm xít bên thửa ruộng vừa mới gặt, cảnh tượng này tôi chưa từng gặp bao giờ, nên mon men lại gần bắt chuyện.



attachment.php




attachment.php




Bọn trẻ thật hồn nhiên, sinh động và rất thân thiện.



attachment.php




attachment.php




Vui tươi làm dáng chụp hình.



attachment.php
 
Wow, Giờ thì đã rồi!
Chú trâu ngoan ngoãn theo lệnh cô chủ quỳ 2 chân trước cho tôi cưỡi lên lưng.


attachment.php




Vui sướng yên vị trên lưng trâu.




attachment.php





Mượn cây roi để thúc trâu "ra trận".




attachment.php





Bọn trẻ hồn nhiên cười khi thấy tôi sợ tái mặt.



attachment.php




Ai bảo chăn trâu là khổ



attachment.php




Vui vầy với bọn trẻ một hồi, chúng tôi chia tay tiếp tục cuộc hành trình với bao luyến tiếc.



attachment.php
 
Last edited:
Đa số người dân ở vùng này cúng đưa ông bà vào ngày mùng 4



attachment.php





attachment.php




Quang cảnh Đức Mẹ TàPao nhìn từ bên dưới.
Ngày 8 tháng 12 năm 1959, lễ Cung hiến và khánh thành tượng Đức Mẹ Tà Pao do Giám mục Marcello Piquet (Piquet Lợi) (giám mục giáo phận Nha Trang bấy giờ) cử hành, với sự chứng kiến của đông đảo linh mục, tu sĩ và hàng chục ngàn giáo dân phần lớn gốc di cư từ Huế, Nha Trang, Buôn Mê Thuột, Đồng bằng sông Cửu Long... Sau biến cố 1975, bức tương Đức Mẹ đã bị hư hỏng nặng. Khoảng cuối tháng 6 năm 1991, giáo dân quyết định trùng tu. Công việc hoàn tất ngày 30 tháng 7 năm 1991. Kể từ đầu năm 2000, nhiều đoàn người đổ xô về núi Tà Pao để hành hương. Từ đó đến nay, nhiều người Công giáo đã tường thuật lại nhiều câu chuyện lạ và ơn lạ xung quanh bức tượng Đức Mẹ Tà Pao.



attachment.php




Xa xa dưới chân núi có một giáo đường.



attachment.php




Khu vực này nhộn nhịp vì khách hành hương.



attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,640
Bài viết
1,154,274
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top