Re: Núi Thủy Đài Sơn - hành trình chinh phục đủ 7 ngọn núi trong Thất Sơn thần quyền
Tỉnh An Giang có rất nhiều ngọn núi lớn nhỏ khác nhau, có những ngọn núi đã có tên gọi, cũng có những núi chưa được đặt tên, có những ngọn núi cao ngất, nhưng cũng có không ít những ngọn núi thấp. Và trước khi lên lịch cho chuyến đi này, mình thật sự rất ngạc nhiên khi biết ngọn núi Nước (Thủy Đài Sơn) này, lại được người ta xếp lọt vào danh sách 7 ngọn núi huyền thoại và đầy kỳ bí trong "Thất Sơn thần quyền". Bởi vì nhìn sơ qua bên ngoài đây là ngọn núi rất thấp, chỉ cao khoảng 50 mét so với mực nước biển mà thôi, và gần như nằm lọt thỏm giữa những cánh đồng giống như 1 gò đất cao vậy, chẳng có gì đặc biệt.
Vậy thì tại sao núi Nước (Thủy Đài Sơn) này lại nằm trong danh sách "Thất Sơn thần quyền" ??? Mình tìm hiểu trên Gu Gồ thì biết là bởi vì ở ngọn núi Nước (Thủy Đài Sơn) này chứa đựng nhiều lịch sử và gắn liền với những huyền thoại trong dân gian về phong thủy của đất phương Nam
[/url]
DSC02285 của
RanhLaDi, trên Flickr
[/url]
DSC02287 của
RanhLaDi, trên Flickr
[/url]
DSC02286 của
RanhLaDi, trên Flickr
Truyền thuyết dân gian kể rằng: xa xưa, có một người “khách trú phương Bắc”(người TÀU-Trung Quốc) là đệ tử nhiều đời của Cao Biền (806-820). Thời Bắc thuộc, Cao Biền làm Tiết Độ Sứ (Giao Châu) kiêm pháp sư đại phù thủy của vua Đường được sai đi trấn yểm các long mạch của nước Nam. Khi đến núi Thủy Đài Sơn, thì đệ tử của Cao Biền phát hiện long mạch trên núi Nước(Thủy Đài Sơn) nên hắn ta đã ra tay “yếm huyệt”.
Rất nhiều năm sau, tới đời thầy Ngô Lợi, khi đến đây lập chùa, ông đã phát hiện ra dã tâm của người đệ tử Cao Biền ngày trước. Ngài Ngô Lợi cho đào lấy trụ yếm lên phá hủy, trụ đá ấy dài độ một tầm, vuông chừng hai nán tay gộp lại có khắc chữ cổ tượng hình rất lạ lùng.
Trụ đá trấn yểm có sức nặng lạ kỳ. Phải huy động hàng chục người mới kéo nó lên khỏi huyệt. Trụ đá bị vất xuống lung (ao) trâu đầm có phân, nước tiểu hôi hám để hủy đi tà khí. Về sau trong một đêm mưa to, gió lớn, trụ đá ấy bị sấm sét đánh tan tành thành tro bụi. Ngay chổ huyệt yếm, ngài Ngô Lợi cho dựng lên ở đỉnh núi một con rùa bằng đá (tượng trưng cho sự trường thọ), hiện nay Con Rùa Đá trên núi này vẫn còn nguyên vẹn.
[/url]
DSC02297 của
RanhLaDi, trên Flickr
Một truyền thuyết khác như sau:
Ngày xưa, khi Đức Bổn Sư đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa hướng dẫn tín đồ từ Cù Lao Ba vào núi Tượng, lúc đến Vĩnh Thông (cách núi Tượng 4 cây số) Ngài truyền cho tín đồ dừng lại, tạm trú nơi bờ kinh.
Một hôm, Ngài cùng một số Đại đệ tử lên núi Tượng để xem phong thủy, và chọn căn cứ làm Trung tâm truyền Đạo. Khi Ngài đến hòn Thủy Đài Sơn (tục gọi là núi Nước) Ngài bèn cản các đệ tử lại không cho đi tới nữa. Ngài cho biết, nơi đây có làn độc khí và 5 vị hung thần. Vì độc khí phát hiện từ hang Thuồng Luồng nơi trủng phía Tây, còn năm vị hung Thần ở 5 gốc bộng cây Da rất to, do người Tàu sai khiến giữ năm cây ếm của họ.
Ngài còn cho biết thêm: Người Tàu họ có một phái Phù Thủy rất lợi hại, bọn nầy chuyên đi ếm khắp xứ, nhứt lá các nước láng diềng. Khi họ thấy có xứ nào phong thủy đẹp, có thể xuất Thánh, hoặc hào Vương Tướng có lợi cho kẻ khác, nếu họ chiếm làm chủ không được, thì họ cũng ếm trù cho lụn bại !
Giải thích xong, Ngài dắt đệ tử trở về. Hôm sau Ngài ra một kiểu khăn bùa màu vàng, vẽ trên nhiễu điều. Và một kiểu khăn khác để bịt đầu rìu cho thợ mộc. Ngài cùng chư đệ tử trở lại Thủy Đài Sơn để lấp hang Thuồng Luồng, hạ cây Da và đào lấy ếm của người Tàu. Công việc xong đâu đó, các đệ tử vẫn bình yên mà trở về.
Những kiểu khăn nầy, Ngài truyền lại cho vị Đại đệ tử là ông Trần Tịnh, pháp danh là Ngô Thiện Căng, hiện nay con cháu của ông Trần Tịnh vẫn còn cất giữ. Ngoài những kiểu khăn kể trên, Ngài còn cho ông Trần Tịnh một đồng xu bằng vàng, công dụng của đồng xu nầy là dành để khi hạ những cây cổ thụ nào nghi có tinh quái, lập tức tung đồng xu nầy lên thì hạ cây rất dễ dàng.
Người "Hoa Kiều" cư ngụ ở Hà Tiên, hay tin Ngài đã lấp hang Thuồng Luồng và mở ếm, họ bền báo cáo với thực dân Pháp rằng : “Tại kinh Vĩnh Tế có một người Cách mạng, đang chiêu tập đồ chúng để chuẩn bị chống Pháp”, từ đó nhà cầm quyền Pháp hết sức lưu ý đến những hành động của Ngài. Điều nầy cũng là một trong những vấn đề khởi nguồn cho việc khủng bố đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Tuy biết vậy, nhưng Ngài vẫn không lùi bước trước bạo lực, Ngài vẫn hướng dẫn tín đồ đến phía Đông núi Tượng khai hoang mở Đạo, lập thôn ấp, cất chùa miễu lưu truyền cho đến ngày nay.
Đây là 1 cây Da gần giống như trong truyền thuyết trên sân tiên tại núi Nước(thủy Đài Sơn) ngày nay
[/url]
DSC02340 của
RanhLaDi, trên Flickr