What's new

[Chia sẻ] Phượt Hà Giang bằng Vespa

(1) Hà Nội – Hà Giang (280km)

Vào bất cứ thời điểm nào trong năm đi Hà Giang đều đẹp cả vì mỗi mùa một vẻ đẹp riêng do địa hình nhiều đồi núi và thời tiết thay đổi liên tục theo từng điểm đến. Nhưng có lẽ Hà Giang đẹp nhất vào cuối tháng 9 và 10 với mùa hoa tam giác mạch và là thời điểm người dân thu hoạch lúa hoặc tháng 2 khi những cây mận và đào ven đường đã nở rộ.



Tôi chọn Vespa để đi trên cung đường này vì niềm đam mê Vespa của bản thân và cảm giác lái Vespa rất thú vị và hung phấn khó tả không như việc bạn phóng chiếc Exciter côn tay tiếng máy ồn ào lúc nào tiếng lốp như ép chặt xuống để làm chủ mặt đường. Còn gì thú hơn được lướt thật nhẹ nhàng trên những con dốc, qua những khúc cua tay áo hay được lang thang giữa cao nguyên đá tai mèo của Hà Giang.

Người bạn đường của tôi trong suốt hành trình Hà Giang - Mèo Vạc - Đồng Văn



Đường đi: Hà Nội – Phú Thọ - Tuyên Quang – Thành phố Hà Giang. Đường tương đối dễ đi, nhiều hàng quán và chỗ sửa xe hai bên đường.
Tracklog cho bác nào cần: https://ridewithgps.com/routes/17205638
Tuy nhiên, để chuẩn bị cho chuyến đi này bạn cũng nên mang xe đi kiểm tra thật kỹ trước khi đi, đối với xe ga nói riêng bạn nên chú ý các bộ phận bi côn, dây chuyền động, phanh trước và sau vì khi xuống dốc bạn không thể phanh bằng động cơ như xe số và lốp đối với xe ga nói riêng.

Thông tin tham khảo: Hà Giang là thành phố lớn nên việc tìm chỗ nghỉ tương đối dễ dàng. Ngoài những khách sạn vah nhà nghỉ ở trung tâm, bạn có thể tìm những homestay trong bản Tuỳ cũng khá thú vị với giá khoảng 80k đến 100k cho 1 người.
Địa chỉ: Bản Tuỳ - xã Ngọc Đường - Tp. Hà Giang, cuối đường Lý Thường Kiệt. Theo QL 34 đường đi huyện Bắc Mê - Bảo Lâm (Cao Bằng).
 
Last edited:
(2) Thành phố Hà Giang – Quản Bạ (48km)
Tracklog: https://ridewithgps.com/routes/17205686

Quản Bạ là một huyện của Hà Giang với cổng trời cao 1500m so với mực nước biển với thị trấn Tam Sơn là trung tâm, đây được coi là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên đá Đồng Văn. Năm 1939, người ta dựng một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời. Một thời, sau cánh cửa gỗ này là một “thế giới” khác – còn gọi là “Vùng tự trị của người Mèo”, gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc,Yên Minh và Đồng Văn. Đến Quản Bạ thì ai cũng thích lên cổng trời để thưởng thức các không khí lạnh, mù sương và ngắm núi Đôi ☺. Nhưng bây giờ các điểm đẹp để chụp trở thành điểm dừng chân, lúc nào cũng đông nghịt khách du lịch.

Một đường mòn đi bộ của người dân nhìn từ phía cổng trời Quản Bạ



Đường từ Hà Giang lên Quản Bạ đang được nâng cấp nên nhiều đoạn khá xấu và nhiều xe tải. Tuy nhiên bù lại là những khúc cua tay áo liên tục, những bản làng người Mông thanh bình ven đường hay những cánh đồng tam giác mạch bạt ngàn giữa mênh mông núi đồi như những dấu hiệu đầu tiên đến với vùng đất cao nguyên đá Đồng Văn.



Ngoài ra, trên đường đi có thể ghé vào chợ phiên Minh Tân diễn ra đều đặn vào thứ 6 hàng tuần, nằm cách Hà Giang khoảng 25km.



Làng dệt lanh Lùng Tám: là làng dệt của người Mông, từ cổng trời Quản Bạ, đi khoảng hơn 3 km nữa là đến ngã 3 rẽ đi Lùng Tám. Từ Lùng Tám đi tiếp khoảng 5km là tới cầu Cán Tỷ, rẽ phải để đi tiếp Yên Minh. Cây Lanh được người Mông cho vạt đất tốt nhất, cho nhiều phân chuồng nhất để gieo hạt, sợi lanh dai và bền hơn sợi đay. Phụ nữ Mông dùng sợi lanh để dệt vải, may váy. Đã là phụ nữ Mông thì hầu hết không ai là không biết nghề dệt vải truyền thống.

Một bà lão người Mông đang dùng sáp ong để vẽ vào tấm thổ cẩm



Đoạn đường từ Làng lanh Lùng Tám ra cầu Cán Tỷ



Từ cầu Cán Tỷ tới Yên Minh có lẽ là đoạn đường thơ mộng nhất trong suốt hành vì được đi dọc sông Miện. Thật đáng nhớ nếu vào một buổi chiều muộn được đi thật chậm dọc dòng sông giữa tiếng nô đùa của lũ trẻ tắm sông, hay những làn khói bếp lan toả từ những căn nhà người Mông ven đường. Giữa những dãy núi bao quanh, những con đường uốn lượn theo dòng Miện giang với những xóm làng ven đường tôi thấy mình thật nhỏ bé giữa thiên nhiên bao la.

Bên dòng Miện giang



Một bé gái người Mông ở một bản nhỏ ven đường, sau những rụt rè, ngại ngùng ban đầu là sự hồn nhiên vô tư

 
Một nơi ưa thích của tôi khi đến đây là được ở trong nhà người Dao Chàm ở bản Nặm Đăm, cách thị trấn Tam Sơn khoảng 2km nằm sau rặng thông và gần hồ Nặm Đăm. Với 100% là người Dao nên văn hóa nơi đây đồng nhất và giàu nét đặc sắc của đồng bào Dao. Được ở trong nhà sàn tường đắp đất, được thưởng thức những món ăn của người Dao và quan trong hơn được trò chuyện với họ là những điều thật khó quên. Chỉ tiếc là không được dự Lễ Cấp Sắc là nghi lễ đánh dấu tuổi trưởng thành cho các nam thanh niên trong làng thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm. Bất kỳ người nam giới nào cũng phải trải qua lễ Cấp sắc mới được xem là người đã trưởng thành và được tổ tiên, dòng họ công nhận.
Nhà người Dao nơi tôi ở có cả nhà sàn dành cho khách và nhà đất một phần làm nơi ở của chủ nhà. Nhà đất là loại hình nhà ở đã có từ rất lâu đời và phổ biến trong cuộc sống của người Dao,nhà đất thường có ba hoặc năm gian đứng (không có chái). Bộ sườn của nhà nền đất được cấu tạo khá đơn giản. Thông thường, mỗi vì kèo chỉ có hai hoặc ba cột, một quá giang và một bộ kèo đơn. Với người Dao, nhà nền đất phải bền vững và phù hợp với khí hậu thiên nhiên của vùng miền núi. Còn về nhà sàn của người Dao luôn có sự thông gió trên mái và dưới sàn để tránh ẩm. Mái nhà độc đáo theo phong cách của người Dao với những tấm xà lớn được trang trí, và lợp bằng lá cọ đảm bảo sự mát mẻ cho mùa hè nhưng lại ấm áp vào mùa đông. Mái nhà được xử lý một cách tự nhiên bằng khói từ ô sưởi vuông trong nhà.

Thông tin tham khảo: Homestay anh Lý Quốc Thắng 01643.672.893, nằm ngay cạnh hồ Nậm Đăm
Tracklog từ cổng trời Quản Bạ tới hồ Nậm Đăm cho bác nào cẩn thận https://ridewithgps.com/trips/11573009

Chị chủ nhà người Dao - vợ anh Thắng, nấu ăn rất ngon và rất hiếu khách.

 
Last edited:
(3) Quản Bạ - Yên Minh (54km)
Tracklog: https://ridewithgps.com/routes/17206083

Từ sông Miện đi thêm một đoạn nữa sẽ gặp những rừng thông, những đoạn đèo uốn lượn dưới những tán thông là những dấu hiệu đầu tiên khi tới Yên Minh. Cảm giác được lang thang giữa rừng thông bạt ngàn, hà hít mùi thơm thoảng trong gió lạnh và sương đêm của nhựa thông non, lắng nghe hương rừng xào xạc của nhánh thông reo vui là một trải nghiệm tuyệt vời của bất kỳ ai đến đây. Với riêng tôi, Yên Minh – nơi có rừng thông, những con đường mòn, những ngôi nhà trình tường hay những điểm có thể thả tầm mắt xuống những bản làng dưới chân núi thật bình yên và êm ái đến kỳ lạ.

Một ngôi nhà tường đắp đất ven đường của người Mông nằm giữa đồi thông



Từ một cao điểm trên đường nhìn xuống những bản làng phía dưới và những đoạn đường vừa đi qua



Những đứa trẻ tình cờ gặp ven đường



Thông tin tham khảo:
Quán ăn: Có 2 quán ăn rất ngon ở Yên Minh nên thử, nằm trong ngõ hơi chếch đối diện khách sạn Thảo Nguyên, hai hàng lại đối diện nhau nên rất dễ tìm.
Khách sạn: Khách sạn to nhất và có tiếng hơn cả ở Yên Minh là khách sạn Thảo Nguyên (0219.3852297 - 0982 268819). Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm khách sạn Yên Minh (0979.682.322 - 0166.5929.384) hoặc nhà nghỉ Phương Nam, gần UBND huyện Yên Minh (0219-3852174) nhưng ít người biết.
 
(4) Yên Minh – Mèo Vạc (50km)
Tracklog: https://ridewithgps.com/routes/17206195

Từ Yên Minh đi thêm 1 cây số nữa có một ngã 3, rẽ phải đi Mèo Vạc, rẽ trái đi Đồng Văn. Lịch trình của tôi sẽ qua Mèo Vạc trước, hôm sau sẽ lên Mã Pì Lèng rồi mới quay về Đồng Văn. Đây là một đoạn đường đẹp với nhiều dốc chữ M đi giữa cao nguyên đá Đồng Văn. Tới đây là đã vào sâu trong vùng đất lãnh địa của người Mông ở Hà Giang.



Người Mông thường chọn những nơi xa xôi hẻo lánh nhất, hoang vu nhất, nơi giữa những dãy núi muôn trùng để định cư, lập bản mới.

Người Mông sống ở độ cao 800 đến 1700m so với mặt nước biển cho nên nước rất hiếm vì vậy người Mông chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy và ngô là nương thực chính của người Mông. Dọc đường đi, thấp thoáng những sắc váy Mông sặc sỡ, những cô gái, bà già người Mông gùi củi, lá cao ngất đầu di chuyển trên đường, bạn tôi lon ton chạy theo, miệng cười toe toét, liên mồm nói: chí pâu, chí pâu, rồi một tay giúi kẹo, tay kia chuẩn bị máy ảnh để chụp. Những bà già Mông cũng cười ha hả sảng khoái, chí pâu, chí pâu, rồi khoác vai chúng tôi như thể bạn cũ lâu ngày gặp lại. Sau hỏi bạn tôi có biết tiếng Mông không, nó bảo biết mỗi chí pâu, có nghĩa là “Không hiểu”.

Một gia đình người Mông gặp ven đường



Chiều buông, trong cái khí lạnh của núi rừng, thấp thoáng xa xa những vệt khói lam chiều bay lên từ những ngôi nhà vách đất của người Mông trên triền núi, xa xa những dãy núi dưới ánh hoàng hôn xếp chồng lên nhau thành từng lớp , tôi như lạc bước vào một chốn tiên cảnh. Trong cái không gian tĩnh mịch và hùng vĩ đấy, bỗng có tiếng cười đùa của trẻ con từ xa vọng lại, thì ra trên một bãi đất trống khuất phía sau đường những đứa trẻ đang đá bóng, xa xa là lũ con gái đang nhảy dây, những đứa nhỏ thì túm năm, tụm ba xem anh chị chơi.





Mèo Vạc còn được biết đến là nơi có nhiều giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Lễ hội Chợ tình Khau Vai, Lễ hội Gàu tào của người Mông, Lễ hội Lồng tồng của đồng bào Tày hay Lễ hội Cầu mưa, Múa trống của dân tộc Lô Lô và dân tộc Giấy. Tết của người Mông ở đây đến sớm hơn Tết nguyên đán khoảng một tháng, từ ngày 26/11 âm lịch và kéo dài trong 10 ngày. Thời gian này, người Mông không đi nương mà cùng nhau vui văn nghệ hát, múa, ném còn, hát đối giao duyên. Vui nhất rộn rang nhất là các phiên chợ cuối tuần.

Thị trấn Mèo Vạc nhìn từ phía trên xuống



Ở Mèo Vạc có một nơi nghỉ dưỡng khá thú vị nằm phía sâu trong bản, được ở trong một ngôi nhà vách đất truyền thống của người Mông. Giá có nhiều thời gian hơn, tôi sẽ dành vài ngày ở đây, chỉ để được chìm đắm trong cái không gian đầy chất Tây Bắc, được sống một cách trọn vẹn với văn hoá của những người chủ núi rừng. Để sáng sáng được ngồi trước hiên nhà nơi có cây đào và lồng chim hoạ mi của người Mông, để thấy các em học sinh đi ngang qua đến trường, hay cảnh chiều buông mộng mị của núi rừng.



Khách sạn: có thể ở Khách Sạn Tiến Cường, ngay ngã tư chợ trung tâm huyện Mèo Vạc (ĐT: 098 848 39 99).
 
Last edited:
(2) Thành phố Hà Giang – Quản Bạ (48km)
Tracklog: https://ridewithgps.com/routes/17205686

Quản Bạ là một huyện của Hà Giang với cổng trời cao 1500m so với mực nước biển với thị trấn Tam Sơn là trung tâm, đây được coi là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên đá Đồng Văn. Năm 1939, người ta dựng một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời. Một thời, sau cánh cửa gỗ này là một “thế giới” khác – còn gọi là “Vùng tự trị của người Mèo”, gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc,Yên Minh và Đồng Văn. Đến Quản Bạ thì ai cũng thích lên cổng trời để thưởng thức các không khí lạnh, mù sương và ngắm núi Đôi ☺. Nhưng bây giờ các điểm đẹp để chụp trở thành điểm dừng chân, lúc nào cũng đông nghịt khách du lịch.

Một đường mòn đi bộ của người dân nhìn từ phía cổng trời Quản Bạ



Đường từ Hà Giang lên Quản Bạ đang được nâng cấp nên nhiều đoạn khá xấu và nhiều xe tải. Tuy nhiên bù lại là những khúc cua tay áo liên tục, những bản làng người Mông thanh bình ven đường hay những cánh đồng tam giác mạch bạt ngàn giữa mênh mông núi đồi như những dấu hiệu đầu tiên đến với vùng đất cao nguyên đá Đồng Văn.



Ngoài ra, trên đường đi có thể ghé vào chợ phiên Minh Tân diễn ra đều đặn vào thứ 6 hàng tuần, nằm cách Hà Giang khoảng 25km.



Làng dệt lanh Lùng Tám: là làng dệt của người Mông, từ cổng trời Quản Bạ, đi khoảng hơn 3 km nữa là đến ngã 3 rẽ đi Lùng Tám. Từ Lùng Tám đi tiếp khoảng 5km là tới cầu Cán Tỷ, rẽ phải để đi tiếp Yên Minh. Cây Lanh được người Mông cho vạt đất tốt nhất, cho nhiều phân chuồng nhất để gieo hạt, sợi lanh dai và bền hơn sợi đay. Phụ nữ Mông dùng sợi lanh để dệt vải, may váy. Đã là phụ nữ Mông thì hầu hết không ai là không biết nghề dệt vải truyền thống.

Một bà lão người Mông đang dùng sáp ong để vẽ vào tấm thổ cẩm



Đoạn đường từ Làng lanh Lùng Tám ra cầu Cán Tỷ



Từ cầu Cán Tỷ tới Yên Minh có lẽ là đoạn đường thơ mộng nhất trong suốt hành vì được đi dọc sông Miện. Thật đáng nhớ nếu vào một buổi chiều muộn được đi thật chậm dọc dòng sông giữa tiếng nô đùa của lũ trẻ tắm sông, hay những làn khói bếp lan toả từ những căn nhà người Mông ven đường. Giữa những dãy núi bao quanh, những con đường uốn lượn theo dòng Miện giang với những xóm làng ven đường tôi thấy mình thật nhỏ bé giữa thiên nhiên bao la.

Bên dòng Miện giang



Một bé gái người Mông ở một bản nhỏ ven đường, sau những rụt rè, ngại ngùng ban đầu là sự hồn nhiên vô tư


Chia sẻ với bạn chuyến vòng cung Đông Bắc vừa rồi của mình, chắc sẽ làm 1 viết hihi

IMG_0423 by Tuấn Nguyễn Anh, trên Flickr

IMG_0257 by Tuấn Nguyễn Anh, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,462
Bài viết
1,153,068
Members
190,097
Latest member
bonghongvu
Back
Top