buddyphuong
Phượt thủ
(5) Mèo Vạc – Đồng Văn (24km)
Tracklog https://ridewithgps.com/routes/17206238
Đoạn từ Mèo Vạc qua Đồng Văn là đoạn đường ấn tượng nhất của cả chuyến đi, vượt qua đỉnh Mã Pì Lèng cao 1200m so với mực nước biển, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối Đồng Văn với Mèo Vạc. Trong khoảng thời gian sáu năm (1959-1965), Con đường dài khoảng 20 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.

Đoạn đường đèo uốn lượn dọc theo dòng Nho Quế phía dưới kia sẽ dẫn về phía cửa khẩu Săm Pu giáp với Trung Quốc. Từ cửa khẩu đi tầm 50 km sẽ đến được cột mốc 426 nơi đánh dấu chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

Mã Pí Lèng có nghĩa là sống mũi con ngựa theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Mã Pí Lèng được coi là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin. Chỉ mới có 2 năm không đi qua đây mà đỉnh Mã Pì Lèng giờ khác xưa nhiều quá, vẻ hùng vĩ của núi tai mèo hay dòng Nho Quế uốn lượn phía dưới giờ được thay bằng hàng quán và vô số du khách hiếu kỳ. Trước đây trên đỉnh chỉ có vài mái nhà, lưa thưa mấy mảnh ruộng của người Mông, nay đã thành cả một xóm làng tấp nập.
Dòng Nho Quế len lỏi sau những dãy núi nhìn từ đỉnh Mã Pì Lèng chụp năm 2012, giờ đã được ngăn lại để làm thuỷ điện :-(

Tới đây đã vào sâu trong lãnh đại của người Mông, thị trấn Đồng Văn đã rất gần, không gian và văn hoá của người Mông đã hiển diện một cách rõ rệt. Không gì thích thú hơn là được lướt nhẹ trên em Vespa giữa trập trùng núi đá tai mèo qua những đoạn đường đèo uốn lượn trong mây. Phải nói rằng lần này mình hết sức ấn tượng với khả năng leo dốc của em Sprint mà trước khi đi luôn nghĩ sẽ phải rất khó khăn mới có thể vượt qua những đoạn đường đèo ở Hà Giang. Tất nhiên nếu bạn leo dốc bằng Vespa thì phải chấp nhận việc dùng phanh nhiều hơn so với xe số phanh bằng động cơ khi xuống dốc, nhưng quan trọng gì đâu khi được vi vu giữa khung cảnh núi đồi đẹp như thế này.

Cảnh chiều buông nơi đường Hạnh Phúc

Tracklog https://ridewithgps.com/routes/17206238
Đoạn từ Mèo Vạc qua Đồng Văn là đoạn đường ấn tượng nhất của cả chuyến đi, vượt qua đỉnh Mã Pì Lèng cao 1200m so với mực nước biển, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối Đồng Văn với Mèo Vạc. Trong khoảng thời gian sáu năm (1959-1965), Con đường dài khoảng 20 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.

Đoạn đường đèo uốn lượn dọc theo dòng Nho Quế phía dưới kia sẽ dẫn về phía cửa khẩu Săm Pu giáp với Trung Quốc. Từ cửa khẩu đi tầm 50 km sẽ đến được cột mốc 426 nơi đánh dấu chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

Mã Pí Lèng có nghĩa là sống mũi con ngựa theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Mã Pí Lèng được coi là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin. Chỉ mới có 2 năm không đi qua đây mà đỉnh Mã Pì Lèng giờ khác xưa nhiều quá, vẻ hùng vĩ của núi tai mèo hay dòng Nho Quế uốn lượn phía dưới giờ được thay bằng hàng quán và vô số du khách hiếu kỳ. Trước đây trên đỉnh chỉ có vài mái nhà, lưa thưa mấy mảnh ruộng của người Mông, nay đã thành cả một xóm làng tấp nập.
Dòng Nho Quế len lỏi sau những dãy núi nhìn từ đỉnh Mã Pì Lèng chụp năm 2012, giờ đã được ngăn lại để làm thuỷ điện :-(

Tới đây đã vào sâu trong lãnh đại của người Mông, thị trấn Đồng Văn đã rất gần, không gian và văn hoá của người Mông đã hiển diện một cách rõ rệt. Không gì thích thú hơn là được lướt nhẹ trên em Vespa giữa trập trùng núi đá tai mèo qua những đoạn đường đèo uốn lượn trong mây. Phải nói rằng lần này mình hết sức ấn tượng với khả năng leo dốc của em Sprint mà trước khi đi luôn nghĩ sẽ phải rất khó khăn mới có thể vượt qua những đoạn đường đèo ở Hà Giang. Tất nhiên nếu bạn leo dốc bằng Vespa thì phải chấp nhận việc dùng phanh nhiều hơn so với xe số phanh bằng động cơ khi xuống dốc, nhưng quan trọng gì đâu khi được vi vu giữa khung cảnh núi đồi đẹp như thế này.

Cảnh chiều buông nơi đường Hạnh Phúc
