What's new

Pù Luông - Sầm Sơn, ngày trở gió

Sau khi kết thúc giai đoạn thi đầy căng thẳng, mệt mỏi, tôi và 3 cậu bạn cùng lớp đã quyết định nhanh chóng, xách balo lên đường, bắt đầu cuộc hành trình mà điểm đến chính là khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - Thanh Hóa. Nơi có lẽ đã trở nên quen thuộc với cộng đồng phượt, nhưng lại là lần đầu của chúng tôi.
Miền Bắc, những ngày trở gió, sau những ngày nắng ấm áp, không khí lạnh lại ùa về. "Cái rét tháng ba bà già chết cóng " thực sự cũng không quá lạnh giá, nhưng đủ để mỗi người phải khoác lên mình một chiếc áp ấm,co người lại mỗi khi ra đường.
Khoảng hơn 4h chiều thứ 5, chúng tôi bắt đầu xuất phát từ Hà Nội, theo đại lộ Thăng Long, qua Xuân Mai rồi thẳng Quốc lộ 6 về Mai Châu - Hòa Bình.
Về đến địa phận Hòa Bình, cảnh rừng núi bắt đầu hiện ra rõ rệt. Con đường quốc lộ 6 qua đây khá là đẹp.



Ngay bên đường đi, cổng một sân golf hiện ra , hình như của Hàn Quốc đầu tư, mà có cái biển quảng cáo khá to treo trên tòa nhà Grand Plaza - Trần Duy Hưng.


Xe đi thẳng theo đường tránh tp.Hòa Bình, đi được một đoạn thì bắt đầu vào dốc Cun. Nghe mọi người nói, ngày trước dốc Cun cũng hiểm trở, nhưng sau khi bạt núi làm lại thì giờ đã nhẹ nhàng nhiều rồi.



Trời bắt đầu đã tối dần, chúng tôi dừng xe, làm ngụm nước và giải khuây, đồng thời gắn thêm miếng phản quang lên xe trước khi vượt đèo Thung Khe về Mai Châu



Bắt đầu vượt đèo Thung Khe, có vẻ ở đây trời vừa mới mưa nên đường khá ướt, trơn, chúng tôi cũng không quá vội vàng nên cứ từ từ leo đèo. Lên tới gần đỉnh thì bắt đầu xuất hiện sương mù, nhưng không quá nhiều, chỉ từng đám lướt qua mặt. Cảm giác lúc này là bắt đầu thấy lạnh dần đều.
 
Kho Mường, bản Nủa...
Ôi nhớ thật. Mà em nhớ nhất món vịt vs lá kiệu muối chua ở Kho Mường.
Cả đời không bao giờ quên được miếng thịt vịt mà dùng cả 2 tay kết hợp vs bộ nhá, giằng xé mãi k đứt :))
 
Cái cảm giác đói đã thường trực tự lúc nào, chúng tôi đi thẳng ra tt.Cành Nàng mà quên mất trong cái lịch trình đã lên có một dòng thác cũng gần đường đi ra và cả thung lũng rộng với những cái cây 30 -40 m mà chú Thao giới thiệu tối qua. Thôi, đành chẹp miệng,cái bụng đói điều khiển cái đầu lần sau tới sẽ khám phá tiếp.
Cánh đồng lúa và những guồng nước ngay bên bên đường :



Muốn tới tt.Cành Nàng, chúng tôi một lần nữa phải đi qua dòng sông Mã oai hùng :









Từ đây trở đi, con sông Mã đồng hành cùng chúng tôi một đoạn đường khá dài.
 
Đi thêm khoảng vài km nữa tt.Cành Nàng đã tới, 2 xe nhanh chóng ập vào quán ngay ngã ba. Sau khi đã ấm lòng bằng bát cháo luơn khá ngon, chúng tôi đã thảo luận và quyết định thay đổi chút lịch trình, dành thêm 1 ngày nữa cho chuyến đi.
Khoảng 9h, từ Cành Nàng, 2 xe thẳng tiến Suối Cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy). Con đường trải nhựa vẫn khá êm ái.
Qua thêm một cây cầu treo bắc qua sông Mã :





Qua cây cầu treo này, đi thêm khoảng 3km nữa là tới suối Cá Thần :



Bảng giá vé vào thăm quan Suối Cá :



Mua vé xong xuôi cho 4 tên, vậy giờ qua cửa thôi :

 
Qua cổng, suối cá hiện ra ban đầu là đàn cá nhỏ và thưa :



Tiến sâu bên trong, những chú cá có vẻ như cũng to dần đều và bơi khá dày ngay cạnh nhau :





Những chú cá này có màu sắc khá là đặc trưng :



Cá ở đây con chú to nhất có lẽ cũng phải trên 10kg. Quả thật, lúc này chúng tôi đang có một suy nghĩ, thắc mắc duy nhất là không biết cá này làm lẩu thì như thế nào ?
Suối cá lộ thiên kết thúc bằng một cái hang ngầm đi sâu vào trong lòng núi đá. Vậy có lẽ đây là thắc mắc thứ hai của chúng tôi : Không biết bên trong nó như thế nào, liệu có cá to hơn nữa không ?
 
Ngoài suối cá, đi tiếp vào bên trong là một động nằm bên trong quả núi :



Tiến vào cửa động qua những bậc đá :



Có vẻ như trước ở mỗi cửa động thường có một cái miếu nho nhỏ thế này :



Cửa động hiện ra :



Chiếc võng được mắc ngay bên trong động, trông khá là hay :



Đi sâu vào bên trong :





Một vài khối nhũ đá bên trong động :





Nhìn chung, động này không quá lớn, đi cả thảy chừng mất 15'. Động có một đường vào và đường ra riêng, toàn cảnh bên trong và các khối nhũ đá theo mình thì không thực sự quá đặc sắc.
 
Quay trở ra suối cá, đi qua cây cầu nhỏ được ghép bằng những cây bương để sang bờ bên kia của con suối:



Đi dọc ven bờ để quay ngược ra cổng. Một ngôi đền ngay bên bờ suối :



Đến gần cuối con suối, nơi bị chặn dòng để tránh cho cá đi mất, lại có thêm cây cầu ghép bằng bương để sang lại bờ bên kia :



Qua một vài hàng quán ven đường, chúng tôi trở ra bãi lấy xe và tiếp tục chạy ra tt.Cẩm Thủy. Lúc này đã là khoảng hơn 11h.
Thêm một lần nữa đi qua cây cầu treo nối đôi bờ sông Mã :



Cảnh sắc ven đường, núi đá và những rặng tre xanh tốt :



Chạy qua tt.Cẩm Thủy, tới ngã ba :



Đi thẳng sẽ là theo đường HCM về Hà Nội, như đã thống nhất hồi sáng, chúng tôi rẽ phải theo QL 217 đi Thành nhà Hồ.
 
Từ đây, con đường chạy đi dọc ven theo bờ sông Mã. Những chiếc xe tải chở đầy mía chạy trên đường :



Xen lẫn với cảnh đồi núi, là những bãi bồi ven sông, đồng lúa, đồng mía xanh tốt :



Bên đường, những cây dừa cao ngay cạnh những ngôi nhà xuất hiện, làm tôi có cảm giác như có không khí của vùng ven biển(mặc dù từ đây ra tới biển cũng còn khoảng 60-70km nữa) :




Chúng tôi cũng đã tới được đia phận huyện Vĩnh Lộc, Thành nhà Hồ chắc chắn không còn xa đây nữa :

 
Last edited:
Và rồi bức tường thành bằng đá rêu phong chạy ngang cánh đồng xuất hiện, rất dễ nhận biết từ xa :



Vậy là Thành nhà Hồ đã là đây, chúng tôi qua một trạm mua vé :



Chạy xe qua cổng sau hướng Tây Bắc của thành để vào bên trong :



Rồi lại xuất thành qua một chiếc cổng nhỏ khác :



Chạy theo con đường bê tông phía bên ngoài ven tường thành :



Bức tường thành cao khoảng 3-4m được ghép lại bằng những khối đá to hình chữ nhật :

 
Và rồi chúng tôi cũng tới được phía cổng chính hướng Đông Nam của thành. Gửi xe xong, địa điểm thăm quan đầu tiên là Khu trưng bày di sản Thành nhà Hồ :



Thành nhà Hồ có vị trí được bao quanh bởi hai con sông là sông Mã và phụ lưu của nó là sông Bưởi, thế thành dựa lưng và Thổ Tượng Sơn sừng sững phía sau :



" Thế kỷ 19, Đặng Xuân Bảng, một học giả lớn của Việt Nam đã nhận xét xác đáng: “... Đất Thanh Hóa có núi ngăn, có biển cản, đồng cao, đồng trũng liên tiếp với nhau... Hơn nữa, nơi ấy hình thế vững vàng, lắm của nhiều người, lấp đường núi Tam Điệp, núi Thiết Giáp, thì chẹn được đường quân ngoài đi vào; thu thóc của Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị thì đủ lương thực vài ba năm. Đời Tiền Lê giữ nơi ấy để chống quân Minh thì quân Minh phải thua, đánh nhà Mạc thì nhà Mạc bị bắt. Không phải chỉ vì các vị có nhiều tài lược mà cũng là nhờ về địa hiểm vậy. Cho nên nói về mặt đô hội thì Thanh Hóa không rộng rãi bằng Thăng Long, mà nói về mặt hình thế thì Thăng Long không hiểm cố bằng Thanh Hóa. Cho nên lập đô dựng nước, ngoài Thăng Long ra có lẽ không đâu hợp hơn Thanh Hóa” (Đặng Xuân Bảng 1997: 288).

Chính vì thế mà vùng đất An Tôn ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã một thời được chọn làm vùng đất đế đô của Việt Nam. Về mặt địa hình, vùng đất An Tôn (Vĩnh Lộc) là khu vực chuyển tiếp từ miền núi xuống miền đồng bằng với các dãy núi đá vôi khá điệp trùng ở phía Tây Bắc, phân bố thưa dần về phía Nam, xen kẽ là các đồi núi thấp, các đồng bằng phù sa cổ được bồi đắp bởi sông Bưởi và sông Mã. Trong địa hình đa dạng đó, nổi bật lên một vùng đồng bằng rộng hàng chục nghìn hécta, được kẹp giữa hai con sông, ba bề bốn bên đều có núi non, tạo nên vị thế và phong cảnh tuyệt đẹp, đắc địa cho việc chọn đất dựng đô theo quan niệm của thuật phong thủy cổ truyền phương Đông.

Theo đó, Thổ Tượng sơn (núi Voi) với những dãy núi đá trùng điệp ở phía Bắc là Hậu Chẩm, Đốn Sơn (núi Đún) ở phía Nam làm Tiền Án, Hắc Khuyển sơn (núi Chó Đen) ở phía Đông, Ngọa Ngưu sơn ở phía Tây (núi Trâu Nằm) tạo thế tay ngai, sông Bưởi và sông Mã bao quanh rồi tụ thủy ở phía Nam Đốn Sơn làm Minh đường. Tổng thể Thành Nhà Hồ có hình thế “Thạch Bàn – Long Xà” (nghĩa là thế đất như Bàn đá, có Rồng chầu Rắn cuộn) là thế đất đẹp có vị trí bền vững dài lâu ".
(Nguồn : thanhnhaho.vn )

Vị trí và lịch sử của Thành nhà Hồ :



Theo vi.wikipedia.org :

Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ. Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Theo sử sách, thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng Giêng năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 đời vua Thuận Tông của vương triều Trần. Người quyết định chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực của triều đình. Người trực tiếp tổ chức và điều hành công việc kiến tạo là Thượng thư bộ Lại Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép Mẫn). Hồ Quý Ly xây thành mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏ vương triều Trần. Tháng 3 năm Canh Thân (26-3 đến 24-4-1400), vương triều Hồ thành lập (1400- 1407) và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà Hồ. Thành đá được xây dựng trong một thời gian kỷ lục, chỉ chừng 3 tháng. Các cấu trúc khác như các cung điện, rồi La Thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402.

Hổ Quý Ly từ khi nắm quyền lực của triều Trần cho đến khi sáng lập vương triều mới đã ban hành và thực thi một loạt chính sách cải cách về các mặt chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng của chế độ quân chủ cuối triều Trần, củng cố chính quyền trung ương và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Minh. Trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn với một hệ thống chính sách và biện pháp khá toàn diện, táo bạo. Thành nhà Hồ được xây dựng và tồn tại trong những biến động cuối thế kỷ XIV đầu thê kỷ XV, gắn liền với sự nghiệp của nhà cải cách lớn Hồ Quý Ly và vương triều Hồ.

Theo chính sử, thành được xây dựng rất khẩn trương, chỉ trong 3 tháng. Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh.

Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70 m, mặt trong đắp đất. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai). Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là cửa chính Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn).

Các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đã bị phá huỷ, di tích còn lại hiện nay là 4 cổng thành bằng đá cuốn vòm, tường thành và đặc biệt là Di tích Đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn. Trong các phế tích đáng chú ý có nền chính điện chạm một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m.

Thành Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào[2]. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứng vững.

Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc, Thành Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại tuy không dài, nhưng luôn được sử sách đánh giá cao[2].
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,616
Bài viết
1,153,958
Members
190,146
Latest member
sportifiles
Back
Top