What's new

Quảng Trị - Mảnh đất kiên cường

Tôi vốn không sinh ra ở mảnh đất này nhưng cảm thấy rất yêu quý và gắn bó với Quảng Trị. Quảng Trị - mảnh đất của gió Lào cát trắng, của một thời đạn bom khói lửa. Quảng Trị là một chiến trường ác liệt trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ với các địa danh nổi tiếng như: Cầu Hiền Lương, Cửa Tùng, Vĩ tuyến 17, địa đạo Vịnh Mốc… Chia lửa với Quảng Trị, miền Bắc chắt chiu từng viên đạn, hạt muối, hạt gạo gởi vào Quảng Trị và hàng vạn chàng trai từ khắp mọi miền Tổ quốc đã lên đường tòng quân. Nhiều người đã mãi mãi nằm lại trên mảnh đất này. Có lẽ không có nơi đâu trên dải đất hình chữ S này có nhiều nghĩa trang như Quảng Trị, 72 nghĩa trang liệt sỹ trong đó có có 2 nghĩa trang liệt sỹ cấp quốc gia: Nghĩa trang Trường Sơn và nghĩa trang đường 9. Quảng trị - nơi có 2 thị xã là Đồng Hà và Quảng Trị, nơi có 2 dòng sông mãi khắc ghi vào lịch sử: sông Bến Hải và sông Thạch Hãn.

Hàng năm cứ ngày 27/7, hình ảnh người dân và những đồng đội đã từng sống chiến đấu taị Quảng trị thả những bông hoa tươi thắm bên dòng sông Thạch Hãn, những nọn nến được thắp sáng lung linh ở Nghĩa trang Trường Sơn vẫn luôn ám ảnh tôi. Năm nay chọn đúng dịp 27/7, tôi lại về Quảng trị, hòa vào dòng người đổ về Nghĩa trang Trường sơn, Nghĩa trang đường 9 để thắp những nén nhang cho những chiến sỹ đã ngã xuống cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

Đã được gửi đăng bởi 2Su! (20/01/2011)
 
Last edited by a moderator:
Cầu Hiền Lương những ngày tháng 7 rợp bóng cờ treo vì khi chúng tôi đến Quảng Trị đang diễn ra lễ hội "Nhịp cầu xuyên Á".

Hai cây cầu mới và cũ chạy song song với nhau được trang hoàng cờ và biểu ngữ. Ở phía bờ Bắc một nhà sàn được đựng lên, phục chế lại nhà hiệp thương năm 1956.

Đất nước thống nhất hơn 30 năm, chúng ta nhớ về cây cầu Hiền Lương ngót 20 năm bị chia cắt. Cây cầu 198 mét thôi mà hai màu sơn, mà ly cách hai miền.

"Bên ven bờ Hiền Lương
Chiều nay ra đứng trông về
Mắt đượm tình quê...mắt đượm tình quê..."

"Ôi cây cầu dài chưa đầy 200 mét
Hai mươi năm dân tộc mới đi qua"!
 
dat gach cai nha

Nhân bài viết của Virgo, tui cũng muốn tham gia thêm chút chut. Mọi người có biết hoàn cảnh ra đời của bài "Câu hò bên bến Hiền Lương" không?
 
Thời chia cắt Nam - Bắc, màu sơn của cây cầu Hiền Lương cũng là một cuộc đua tranh.

Trong các câu chuyện kể lại thì khi chia cắt, cầu bị sơn tróc hết. Đầu tiên là phía Nam sơn trước màu trắng. Bờ bắc cũng sơn màu trắng với ngụ ý hai miền là một không phân biệt. Thấy thế bờ nam lại sơn màu xanh với ngụ ý có sự khác biệt. Bờ bắc lại sơn cùng màu...

Chả biết về sau chính thức thì thế nào. Có thể hiểu là bờ bắc hình như không đủ lực để đua tranh nên cây cầu cuối cùng là hai màu khác nhau ở hai nửa.

Trước tớ lại nghe một người khác kể một câu chuyện khác.
Ấy là đầu tiên bờ nam sơn một màu, bờ bắc sơn màu giống thế.
Bờ nam sơn màu khác đi, thì bờ bắc lại sơn màu giống tiếp. Sơn do Liên Xô cung cấp.

Lúc ấy phía Mỹ cung cấp một loại sơn mới, sau khi sơn xong thì ra một thứ màu rất đặc biệt, mà phía Liên Xô cũng không pha được màu thế. Có sơn lên cũng vẫn phân biệt được sự khác biệt. Đặc biệt sơn của Mỹ qua thời gian có sự đổi màu nhất định, khiến màu lại càng khác nhau..

Đấy là câu chuyện về sơn cầu Hiền Lương mà tớ nghe kể.
 
Virgo đâu rồi không viết tiếp đi?

Đúng mười năm trước, cũng tầm thời gian này, tớ và thằng bạn nằm ở gần Hồ Xá - Quảng Trị cả tuần. Mười năm rồi không quay lại nơi đó, nhưng cũng không thể quên cảm giác đã từng có.

Đất Quảng Trị nghèo, luôn luôn nghèo. Ngày ấy bọn tớ lòng vòng khắp quanh vùng đó với chiếc xe cà tàng, vòng quanh những khu đồi trồng tiêu, những trảng cát trồng sắn.

Có hai món ăn khiến mình nhớ mãi đến tận bây giờ (thật buồn cười khi cứ nhắc đến ăn).
Món đầu tiên là mực sim tươi luộc chấm mắm cốt. Tớ cho rằng đó là món mực ngon nhất từng được ăn. Mực chỉ to hơn đầu ngón tay cái một chút, mới đánh từ biển lên đem về rửa qua rồi luộc ngay, bên trong vẫn còn nguyên mực đen sì. Khi ăn chấm mắm cốt rất nhiều ớt, vừa mặn vừa cay (dân vùng nóng mà ăn cay khiếp), cắn vào một miếng, mực chảy ra đen sì cả mồm. Nế mà còn nói chuyện nữa thì răng ai cũng đen như nhuộm.

Nhưng mà ngon, ngọt...

Món thứ hai là món ăn của người nghèo. Đó là quả dưa hấu non.

Vùng đất cát, chỉ có vài loại cây sống được, trong đó có dưa hấu. Nhưng dưa hấu vùng này cũng không thể cho quả ngọt, mà chỉ có quả to bằng quả bưởi con là đã đem hái về. Rồi họ muối cả quả dưa, giống như ta muối cà bát vậy. Đến khi ăn thì đem thái ra, thay dưa, thay rau.

Có những bữa chỉ có độc dưa hấu non: thái ra làm dưa, nấu canh chua thêm vài con cá khô. Mặn, chua. Cái mặn này khác hẳn mặn của nước mắm cốt. Cái mặn của sự nghèo khó, khi có khách đến không còn thứ gì để mời, chỉ có món đó mà thôi. Cái mặn ấy là mặn mòi chân thực đến nao lòng...
 
Hì Virgo đây, dạo này tớ cũng bận quá (NO) .

Cũng đi nhưng thực sự là rất ít khi viết về những vùng đất mình đã qua (lý do là khả năng viết rất kém) nhưng mình thực sự yêu mến mảnh đất này nên cũng muốn viết một chút gì đó.

3 năm gần đây, năm nào cũng đến Quảng trị để cảm nhận sự thay đổi và hồi sinh ở mảnh đất đã chịu quá nhiều mất mát và đau thương trong chiến tranh.

Về Quảng Trị hôm nay, những câu thơ về một quá khứ hào hùng với những chiến công của các thế hệ cha anh, những máu và hoa đã làm nên huyền thoại Trường Sơn, Thành cổ... mà chúng ta - thế hệ sinh ra sau chiến tranh chỉ được biết qua sách báo, phim ảnh lại vọng về.

"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai"

"Trường Sơn xẻ dọc, dọc ngang
Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng"
 
Dòng sông Thạch Hãn

Cách thị xã Đông Hà khoảng 10km xuôi theo quốc lộ 1A, trước khi đến với di tích thành cổ Quảng Trị, chúng ta bắt gặp hình ảnh dòng sông Thạch Hãn hiền hòa, xanh ngát, khác với hình dung của du khách về một con sông đỏ nhuộm màu máu của một thời lửa đạn, của 81 ngày đêm Thành cổ rung chuyển giữa mùa hè đỏ lửa năm 1972.

Ngày 16-9-1972, toàn bộ lực lượng bộ đội trấn giữ Thành cổ được lệnh rút về bờ Bắc sông Thạch Hãn. Lúc này sông Thạch Hãn đang vào mùa lũ lớn. Hàng ngàn chiến sĩ, thương binh khi qua sông đã không còn đủ sức chống chọi với dòng nước lũ đang chảy xiết. Sông Thạch Hãn trong những ngày ấy đã trở thành dòng sông máu, là nơi yên nghỉ vĩnh viễn của các chiến sĩ Thành cổ kiêu hùng. Sau này, khi về thăm Thành cổ Quảng Trị, nhiều cựu chiến binh đã mang hoa ra giữa dòng sông thả xuống tưởng niệm đồng đội của mình.

Những chiến sỹ ngã xuống trên dòng sông Thạch Hãn mãi mãi không trở về, thân thể của các anh đã hoà vào dòng sông, mãi mãi không có một tấm bia.

"Đò xuôi Thạch Hãn ơi.. chèo nhẹ.
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi đôi mươi hoà sóng nước.
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm"
 
Last edited:
Lâu không thấy bác Virgo viết lách gì, góp bằng bức ảnh đài tưởng niệm Thành Cổ Quảng Trị.

 
Bên dòng sông Thạch Hãn, tượng đài các giọt máu hình búp sen khá ấn tượng.
Tôi đã đi qua đây nhiều lần, đã dừng chân, tỷ mỷ đếm những giọt máu và cảm nhận sâu sắc sự hy sinh của những người con đất Việt đã chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất quê hương. Tượng đài này được xây dựng để tưởng niệm đội quân cảm tử đánh cầu Thạch Hãn năm ấy. Họ đã ra đi cả tướng lẫn quân, dẫu biết trước đây là trận đánh cảm tử mà vẫn xót lòng.



 
Last edited:
Dòng sông Thạch Hãn hôm nay



Cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam và chỉ cách Quốc lộ 1A 2 Km về phía Đông, di tích Thành cổ Quảng Trị được bảo tồn ngay trung tâm thị xã Quảng Trị anh hùng.

 
Tháp chuông ở thành cổ Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị những ngày tháng 7 cờ hoa



Tháp chuông cao gần 10 mét với quả chuông nặng 9 tấn mới do Ngân hàng công thương Việt Nam đầu tư xây dưng và khánh thành ngày 30/4/2007 nhân kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị.



Trên quả chuông đã khắc lời ghi nhớ những chiến công của quân và dân Việt Nam tại Thành cổ của cố Tổng bí thư Lê Duẩn: “Chúng ta chịu đựng được không phải vì chúng ta là gang thép vì gang thép cũng chảy với bom đạn của chúng. Mà chính chúng ta là những con người, những con người thật sự. Những con người Việt Nam với truyền thống 4.000 năm đã giác ngộ thật sâu sắc trách nhiệm trọng đại trước dân tộc, trước thời đại".



 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,578
Bài viết
1,153,811
Members
190,134
Latest member
etaxiprk2
Back
Top