What's new

[Tổng hợp] Senegal thân thiện

Bảo sang châu Phi ai cũng hơi lo. Người ta bảo bị ruồi vàng đốt thì phát sốt lên, ngủ li bì rồi toi. Sốt rét ác tính, vài giờ cũng toi liền. Mà có đến mấy loại sốt đâu chỉ có một. Nhiều bệnh khủng khác nữa chỉ châu Phi mới có. Đói khát, rồi đánh nhau vân vân và vân vân. Tất cả.. đoánh vào tư tưởng, hỏi sao mà chả lo.

Khi đặt chân đến đất Phi rồi thì chẳng thấy gì đáng sợ. Ngược lại, còn thấy thích, thích đến độ say mê. Say vì cái tính hoang sơ. Tự nhiên hoang dã, đời sống lạc hậu, chiến tranh đơn giản, luật pháp cũng “cổ lỗ” luôn… Lúc đầu tôi đến một nước mà ở đó có đầy đủ các kiểu trên lận: (Mô zăm bich). Cũng có đánh nhau. Bọn chống chính phủ, người Mô kêu là “Ban-đi-đù” (mình kêu là phỉ, thổ phỉ í). Cánh chúng tôi ví họ đánh nhau như hai đứa trẻ chơi trò đánh vật vậy. Đùng - đoàng một tí rồi cướp bóc, rồi bỏ chạy. Phỉ bắt được dân thường nó cũng chặt đầu đốt xác dã man hớt lun. Vì vậy, chúng tôi vẫn phải có kế hoạch sơ tán. Nếu được phép sẽ kể dài dài nghe!.

Các bạn đã kể nhiều châu Phi nhìn từ thành phố. Tôi kể vài nét về nông thôn, mang đậm nét hoang sơ. Đặt chân đến một nước bất kỳ nào đó ở châu Phi các bạn sẽ gặp ngay hình ảnh những savan nhiệt đới mênh mông. Nhìn thấy đây đó những cây baobab với cái thân bự, nhiều khi dị dạng, thân cành trơ trọi tuơ tuở giương lên trời xanh. Bên dưới loáng thoáng cây bụi, đại bộ phận cây cỏ đã khô và nát vụn hoà lẫn với màu vàng của cát. Châu Phi mùa khô là vậy đó. Nơi có đến chín tháng khô. Cái đó làm nên sự khắc nghiệt của châu lục này. Mozambique, Zimbabwe, hay Senegal, Gambia những nơi tôi từng qua dù là Bắc hay Nam bán cầu, dù Đông hay Tây Phi đều như thế cả..


saly1.jpg


Savan nhiệt đới châu Phi (Những con đường chính xuyên qua savan thẳng tắp chừng vài chục cây số mới đến một làng hoặc một thị trấn ở SN)



Tôi đã từng đi trên savan trong những đêm trăng mông lung huyền ảo. Và cũng nhiều dịp đi vào mùa mưa ban đêm, xe chúng tôi từng đè lên những con vật hoang dã như rắn, kỳ nhông, thỏ và các con vật khác khi chúng kiếm ăn ban đêm. Một số vùng người Phi không ăn thịt những con vật đã chết dù có to như con bò bị kẹp xe đi nữa (dân đạo Hồi). Còn chúng tôi chả tội gì từ bỏ một dịp thưởng thức những đặc sản quý hiếm ấy.

Đất đai châu Phi mênh mông, dân cư thưa thớt. Chúng tôi băng qua những cánh đồng không cần đường xá, đây đó thỉnh thoảng mới bắt gặp một cộng đồng dân cư chừng vài ba gia đình, cộng đồng nào đông thì vài chục ở những nơi có chút nguồn nước. Mỗi cộng đồng như vậy người ta gọi là làng. Mỗi làng đều có trưởng làng.

Untitled-2copy.jpg

Một trong những cộng đồng nông dân chúng tôi tiếp xúc họ dưới 1 tán cây (Senegal)

NH.jpg
[/CENTER]
Một nhà của nông dân: đơn giản vài cái cây gỗ, ít thân các cây ngô hoặc cây cao lương ghép lại. Đất dùng bao nhiêu thì khoanh đến đó.

d.jpg
Nước là điều kiện sống còn của người dân châu Phi. Người ta phải đi xa đội nước về dùng. Những người này phải đi hàng cây số từ làng ra đây giặt quần áo. Để tiết kiệm, họ chỉ giặt có hai lượt, lượt xà phòng và lượt rũ. Giặt xong trải ra cát phơi trông như hoa cát vậy

c.jpg

Ở ta cô gái nào hở hang ngực dù là chút xíu đã được kêu là “sexy”. Còn ở SN nói riêng, châu Phi nói chung, người ta coi là một nét đẹp có thể phơi bày ra. Phải nói ngực con gái châu Phi tròn chĩnh và đẹp. Họ rất tự hào. Trong các quầy bán lưu niệm không thiếu những bộ bưu ảnh thể hiện những nét đẹp đa dạng về bộ ngực các cô gái châu Phi.

untitled-1.jpg


Khi bảo chụp hình thì chẳng ngần ngại, mấy cô
gái liền phanh ngực cho chụp.​
 
Last edited:
Các bạn ơi, tôi thực sự có lỗi thứ nhất trình độ tin học kém lúng túng ko biết dô chỗ nào để sửa, chèn ảnh dô khó quá. Vả lại ko hiểu sao giờ lại có cái Phuot nữa giống y trang tôi dô ko nổi. Nhờ các bạn chỉ bảo giúp tôi cám ơn nhiều.
 
Mùa mưa Senegal

cb.jpg
Màu xanh của mùa mưa​
Ở ta có nhiều dạng mưa: mưa phùn, mưa rầm, mưa ngâu, mưa ngàn rồi mưa rào chóng tạnh… nhiều khi mưa lê thê, mưa đến nỗi đường phố Hà Nội phải dùng thuyền làm phương tiện giao thông, dùng vó kéo cá giữa đại lộ đông người.
Mưa ở SN hơi khác. Mùa mưa ngắn ngủi, chỉ xảy ra có ba tháng, còn lại là cả một mùa khô lê thê nghiệt ngã. Vì ngắn nên châu Phi ít mưa phùn, không có mưa ngâu và cũng chẳng có mưa rầm. Ở SN phần lớn là mưa rào. Mưa kéo đến rất nhanh nhưng chấm dứt cũng gọn. Cũng có trận sấm chớp đùng đoàng nhưng hầu như không có gió giật từng cơn. Mưa nước chảy xối xả, dồn dập làm xói mòn, tắc nghẽn giao thông nhưng chỉ ngưng mưa vài giờ thì lại ráo hoảnh, cống rãnh lại kiệt nước, những con suối nhỏ lại cạn khênh phơi lòng. Tài thật, mới đấy mặt đất toàn một màu vàng của sa mạc thế mà chỉ vài ngày sau trận mưa đầu mùa nó đã khoác trên mình một màu xanh dìu dịu thay màu vàng chói chang khắc nghiệt suốt mùa khô.
Đó là những hạt cỏ dại đã tích được đầy đủ sinh khí âm dương của trời đất trong suốt mùa khô chờ có ngày này chúng hối hả bật lên. Đó là những cây rau dền, thứ rau mà ta trồng đem bán ở chợ ấy. Nơi đây thì bạt ngàn mà chẳng ai dùng may chăng chỉ có vài con dê. Nó mà ở ta thì có người đã trở thành tỉ phú, tỉ phú rau rền ấy. Mùa mưa châu Phi có nhiều loài thú hoang xuất hiện, dễ găp nó ở khắp mọi nơi. Chúng thường băng qua quốc lộ một cách vội vã. Đó là vợ chồng con cái những bày khỉ bồng bế nhau đi. Đó là những con kỳ đà tâng tâng vội vã, rồi lũ thỏ rừng, trăn, rắn, gà lôi các loại… Chúng sang đường bất chấp luật lệ giao thông.

Bởi thế đây đó xác chúng có khi bẹp dí giữa đường hoặc hất sang ven đường để rồi từng đàn đại bàng, diều hâu hay quạ đến tranh nhau moi móc cho đến khi xác con vật chỉ còn đám da bẹp dí cùng với nắm xương. Và cũng thật lạ, người bản xứ, vốn cho là những người lạc hậu nhất hành tinh, nhưng không bao giờ ăn những con vật khi chúng đã chết dù đó là một con bò đi nữa. Mùa mưa cũng là mùa trồng cấy của người nông dân. Tất cả mọi công việc đồng áng chỉ gói gọn trong mấy tháng mưa này. Mùa mưa là mùa bộc lộ hết mọi thứ ô nhiễm mà nó bị lấp láp đi bởi cái nắng khốc liệt của mùa khô, đó là những tàn dư hữu cơ, những xác con vật đã khô đét giờ đây mới có điều kiện phân huỷ nên đây đó thoảng thoảng bốc lên cái mùi không hề dễ chịu chút nào.
Mưa là việc của trời đất, do địa hình mà mỗi nơi xảy một khác. Mùa mưa châu Phi đối lập hẳn với mùa khô.
 
Senegal mùa mưa

CÂY BAOBAB CHÂU PHI

Đến châu Phi, cái đập vào mắt trước nhất, cũng là cái gây ấn tượng nhiều nhất với du khách đó là cây baobab với cái thân hình khổng lồ và nhiều khi rất dị dạng nữa. Baobab, tên khoa học là Adansonia digitata L, thuộc họ Gạo (Bombacaceae). Nó có mặt ở khắp nơi, trong các thành phố, ven đưòng quốc lộ và nhiều nhất là trên các savan mênh mông. Baobab rụng lá vào mùa khô. Ở châu lục này mùa khô dai dẳng làm chúng biến thành những cây trơ trụi và chính cái sự trơ trụi âý đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về nó và tạo nên hình ảnh về một châu Phi nghiệt ngã. Cũng như khi nói đến chuột túi là người ta liên tưởng ngay đến một châu Úc duyên dáng vậy. Biểu tượng của các sản phẩm, logo trên các tạp chí hay thương hiệu các công ty, ngay cả quốc huy, các đồ lưu niệm, đồ mĩ nghệ dù bằng đồng, bằng bạc người ta đều thể hiện nó với cái thân hình trơ trụi. Cây Baobab cao tới 30 m, và to đến 15 m đường kính. Có những cây baobab lâu năm thân rỗng chứa được cả một gia đình sinh sống như ngôi nhà vậy. Tuổi thọ của chúng tới cả vài nghìn năm. .


74363267UmlshgRgSenegalNov06555.jpg

Sẽ thấy càng đẹp nếu ngắm những cây baobab với một quần thể chúng giăng cành phơi ẩytên nền trời vào những buổi sớm giữa savan bao la.


baobabthuhep.jpg

Hay vào những buổi hoàng hôn bóng chúng in trên nền trời khi những tia nắng còn sót lại trong ngày hắt lên từ phía chân trời xa.

Có rất nhiều truyền thuyết, huyền thoại và những cổ tích của người Phi gắn liền với loài cây khổng lồ này. Baobab phát triển, sinh chồi, nẩy lộc, ra hoa kết trái chỉ vẻn vẹn trong phạm vi mấy tháng mùa mưa mà thôi. Hoa nó có cuống dài rủ xuống với những cánh trắng tinh khiết giống như hoa quỳnh. Quả nó to tới 15 cm dài tới 30 cm. Trong quả có nhiều bột vị hơi chua, người Phi dùng làm thực phẩm. Lá cũng dùng làm thực phẩm và phần lớn cho bò ăn.

boanlabaobab.jpg

Đến cuối mùa mưa những người chăn bò chèo lên baobab chặt lá xuiống cho bò ăn.

Ngoài cái dáng vẻ bề ngoài khổng lồ với cái thân hình kì quặc, nó có nhiều cộng dụng đáng quý. Có thể nói hầu như các bộ phận của cây baobab đều sử dụng được. Từ xa xưa người Phi đã biết dùng baobab với những bài thuốc cổ truyền để chữa các bệnh về gan, ỉa chảy, kiết lị, đậu mùa, sốt rét và các chứng viêm tấy rất hiệu quả. Nhờ những cây baobab mà nhiều vùng châu Phi người dân đã sống qua được những ngày tháng thiếu thốn lương thực trầm trọng. Dạo qua các chợ các bạn sẽ thấy những bao tải chứa đầy loại bột trắng như bột sắn, đó là bột quả baobab và những túi bột mịn màu xanh chính là bột lá của nó đấy. Bột quả được dùng để nấu các món ăn bổ dưỡng, nước giải khát tăng lực, làm bánh. Lá phơi khô xay thành bột mịn dùng để chế biến các loại thực phẩm khác nhau. Lá baobab tươi có thể nấu canh cua hay canh thịt ăn rất mát, ăn gần giống như rau đay của ta. Bột của nó có chứa nhiều loại đạm, đường, rất nhiều can xi và lân, các loại vi ta min, trong đó vi ta min C nhiều gấp 6 lần vi ta min C trong cam. Trong hạt chứa nhiều chất Omega 3, Omega 6 và Omega 9 tự nhiên.và nhiều chất khoáng khác nữa, những chất có tính năng chống oxy hoá mạnh mẽ, rất tốt cho cơ thể..

Như vậy, việc sử dụng bột quả baobab có tác dụng chống ô xi hoá rất mạnh, chống các chứng bệnh thiếu can xi, loãng xương, ngăn ngừa xỏi mật. Nước ép quả baobab tươi sử dụng làm thuốc tăng lực. Nó còn có thể chế biến ra những loại thực phẩm chức năng, các loại thức ăn kiêng, thức ăn bổ sung, sữa chua. Xơ và hạt baobab sử dụng trong công nghiệp mĩ phẩm làm các loại dầu, kem dưỡng da, chất chống ô xi hoá, mặt nạ, shampoon, nước gội đầu và chất làm sạch gầu. Hiện nay người ta quan tâm nhiều đến baobab cũng bởi nó có có chứa nhiều những thành phần quan trọng trong việc bảo vệ và bồi bổ sức khoẻ con người, bởi nó còn là một nguyên liệu “siêu sạch” rất lành mạnh cho việc sử dụng, vì ít bị ảnh hưởng của bất kỳ loại hoá chất nào. Những sản phẩm ấy sẽ có mặt trong các siêu thị của các nước EU và nếu bạn nào đến World Cup Nam Phi năm nay có thể được thưởng thức các chế phẩm giải khát bằng nguyên liệu từ cây baobab này.
Vỏ cây baobab ngươì ta tước làm thừng, khi đoạn vỏ cây bị tước ở chỗ đó lại sinh lớp vỏ mới nên chúng ta thấy một số cây baobab có thân gốc sần xùi là vậy.
Giới thiệu vài nét về cây baobab để khi các bạn có dịp đến châu Phi sẽ ko lạ lẫm gì nữa về một cây đầy ấn tượng này.
 
Last edited by a moderator:
Đọc bài Bác viết mà em cứ ước gì mình được ở đấy. Làm em hạ quyết tâm làm việc chăm chỉ để giữ được kế hoạch vòng vèo Châu Phi trong tương lai không xa. Cảm ơn Bác đã chia sẻ.
 
Bác vinhta2 ơi, bài viết hay đó. Bác có thể chi phép mình biên tập lại để đăng báo không?! Nếu đồng ý, bác gửi cho mình thông tin cá nhân (họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email và có thể thì cả nick yahoo chính xác để mình tiện liên lạc. Rất mong bác nhận lời.

Trần Nghị
BTV Báo Sài Gòn Giải Phóng - Đầu tư Tài chính
(email: [email protected], YH: trannghiabc, celphone: 0933971999).
 
Mình đã coi nhiều chương trình Thiên nhiên hoang dã, cũng như các điều tra phóng sự về châu Phi, nhưng chưa bao giờ có cảm nhận tương đối sâu như lần này. Mặc dù topic lập đã lâu nhưng cũng cảm ơn bác chủ nhiều nha!
 
Thanks bác. Bài viết của bác rất hay.
Iem cũng ở Châu Phi rồi, bên Kenya, cũng có đi xuống cộng đồng nhưng chỉ là như kiểu TW xuống địa phương kiểm tra. Như kiểu xem hoa nên chả có nhiều thông tin hay và cụ thể như bác.
Bác viết tiếp đi nhé để anh em đọc cho zui.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,434
Bài viết
1,152,802
Members
190,081
Latest member
anpham123
Back
Top