What's new

[Tổng hợp] Senegal thân thiện

Bảo sang châu Phi ai cũng hơi lo. Người ta bảo bị ruồi vàng đốt thì phát sốt lên, ngủ li bì rồi toi. Sốt rét ác tính, vài giờ cũng toi liền. Mà có đến mấy loại sốt đâu chỉ có một. Nhiều bệnh khủng khác nữa chỉ châu Phi mới có. Đói khát, rồi đánh nhau vân vân và vân vân. Tất cả.. đoánh vào tư tưởng, hỏi sao mà chả lo.

Khi đặt chân đến đất Phi rồi thì chẳng thấy gì đáng sợ. Ngược lại, còn thấy thích, thích đến độ say mê. Say vì cái tính hoang sơ. Tự nhiên hoang dã, đời sống lạc hậu, chiến tranh đơn giản, luật pháp cũng “cổ lỗ” luôn… Lúc đầu tôi đến một nước mà ở đó có đầy đủ các kiểu trên lận: (Mô zăm bich). Cũng có đánh nhau. Bọn chống chính phủ, người Mô kêu là “Ban-đi-đù” (mình kêu là phỉ, thổ phỉ í). Cánh chúng tôi ví họ đánh nhau như hai đứa trẻ chơi trò đánh vật vậy. Đùng - đoàng một tí rồi cướp bóc, rồi bỏ chạy. Phỉ bắt được dân thường nó cũng chặt đầu đốt xác dã man hớt lun. Vì vậy, chúng tôi vẫn phải có kế hoạch sơ tán. Nếu được phép sẽ kể dài dài nghe!.

Các bạn đã kể nhiều châu Phi nhìn từ thành phố. Tôi kể vài nét về nông thôn, mang đậm nét hoang sơ. Đặt chân đến một nước bất kỳ nào đó ở châu Phi các bạn sẽ gặp ngay hình ảnh những savan nhiệt đới mênh mông. Nhìn thấy đây đó những cây baobab với cái thân bự, nhiều khi dị dạng, thân cành trơ trọi tuơ tuở giương lên trời xanh. Bên dưới loáng thoáng cây bụi, đại bộ phận cây cỏ đã khô và nát vụn hoà lẫn với màu vàng của cát. Châu Phi mùa khô là vậy đó. Nơi có đến chín tháng khô. Cái đó làm nên sự khắc nghiệt của châu lục này. Mozambique, Zimbabwe, hay Senegal, Gambia những nơi tôi từng qua dù là Bắc hay Nam bán cầu, dù Đông hay Tây Phi đều như thế cả..


saly1.jpg


Savan nhiệt đới châu Phi (Những con đường chính xuyên qua savan thẳng tắp chừng vài chục cây số mới đến một làng hoặc một thị trấn ở SN)



Tôi đã từng đi trên savan trong những đêm trăng mông lung huyền ảo. Và cũng nhiều dịp đi vào mùa mưa ban đêm, xe chúng tôi từng đè lên những con vật hoang dã như rắn, kỳ nhông, thỏ và các con vật khác khi chúng kiếm ăn ban đêm. Một số vùng người Phi không ăn thịt những con vật đã chết dù có to như con bò bị kẹp xe đi nữa (dân đạo Hồi). Còn chúng tôi chả tội gì từ bỏ một dịp thưởng thức những đặc sản quý hiếm ấy.

Đất đai châu Phi mênh mông, dân cư thưa thớt. Chúng tôi băng qua những cánh đồng không cần đường xá, đây đó thỉnh thoảng mới bắt gặp một cộng đồng dân cư chừng vài ba gia đình, cộng đồng nào đông thì vài chục ở những nơi có chút nguồn nước. Mỗi cộng đồng như vậy người ta gọi là làng. Mỗi làng đều có trưởng làng.

Untitled-2copy.jpg

Một trong những cộng đồng nông dân chúng tôi tiếp xúc họ dưới 1 tán cây (Senegal)

NH.jpg
[/CENTER]
Một nhà của nông dân: đơn giản vài cái cây gỗ, ít thân các cây ngô hoặc cây cao lương ghép lại. Đất dùng bao nhiêu thì khoanh đến đó.

d.jpg
Nước là điều kiện sống còn của người dân châu Phi. Người ta phải đi xa đội nước về dùng. Những người này phải đi hàng cây số từ làng ra đây giặt quần áo. Để tiết kiệm, họ chỉ giặt có hai lượt, lượt xà phòng và lượt rũ. Giặt xong trải ra cát phơi trông như hoa cát vậy

c.jpg

Ở ta cô gái nào hở hang ngực dù là chút xíu đã được kêu là “sexy”. Còn ở SN nói riêng, châu Phi nói chung, người ta coi là một nét đẹp có thể phơi bày ra. Phải nói ngực con gái châu Phi tròn chĩnh và đẹp. Họ rất tự hào. Trong các quầy bán lưu niệm không thiếu những bộ bưu ảnh thể hiện những nét đẹp đa dạng về bộ ngực các cô gái châu Phi.

untitled-1.jpg


Khi bảo chụp hình thì chẳng ngần ngại, mấy cô
gái liền phanh ngực cho chụp.​
 
Last edited:
Hay quá, bạn hãy viết chi tiết hơn về cuộc sống nông thôn của châu Phi đi, kinh nghiệm này rất hiếm có được.

Phần lớn các bạn du lịch châu Phi cũng chỉ đến các thành phố lớn, các điểm danh thắng, chứ không mấy khi đi vào sâu trong làng mạc, đồng cỏ, tiếp xúc với dân cư địa phương chân thực, thân mật được.

Rất chờ mong bài của bạn đó.
 
Trời ơi, em bị kích động với topic này rồi, bác tường thuật càng chi tiết càng tốt ạ. Em cá là có rất nhiều người sẽ quan tâm topic của bác lắm đây.
 
Cám ơn các bạn đã quan tâm. Tôi sẽ cố gắng kể ngắn gọn những gì mà tôi được tiếp xúc đã gây cho tôi ấn tượng, để các bạn trước khi đi châu Phi có chút khái niệm nhé!
 
Phượt bằng xe máy là phương tiện vừa nhanh vừa linh hoạt. Có thể đi vào tất cả các ngóc ngách nơi mình muốn khám phá. Nhưng đi các vùng nông thôn châu Phi phải cẩn thận với cát. Tất nhiên, châu Phi là cát rồi. Khi vào đường nhiều cát, bọn tôi thường phải đi lốp hơi non, về số 1, đi chậm, vững tay lái..Tất nhiên khi cát quá dầy thì phải để xe lại và đi bộ. Thứ hai khi muốn tạt ngang vào những cánh đồng, (cánh phượt thường hiếu kỳ mà) nơi có rừng cây như ảnh dưới nên cẩn thận.


z.jpg

Loài cây này có vẻ khẳng khiu, khắc khổ. Khác với baobab, nó có lá xanh vào mùa khô. rụng lá vào mùa mưa, lá nhỏ và rất nhiều gai. Cành của nó khô rụng xuống lẫn vào cát. Xe vào đây gai của nó găm vào dễ gây thủng lốp như chơi. Tôi bị vài lần ở giữa đồng không mông quạnh xít toi vì quên mang đồ sửa chữa. Vì vậy, phượt bằng xe máy ngoài các món thông dụng là thức ăn đồ uống, bông băng, thuốc sát trùng… thì chớ quên đem theo đồ nghề sửa xe.



ng2.jpg

Tiếp "Mùa mưa SN"
 
Last edited by a moderator:
Mặc dù cũng ở châu Phi rồi nhưng em vẫn hết sức khâm phục các bác cán bộ nông nghiệp Việt Nam, hàng năm trời trong điều kiện không điện, không nước, không thông tin liên lạc.
 
Senegal thân thiện tiếp

Người Phi nói chung ăn bốc. Bốc là một thứ văn hoá trong ẩm thực của người Phi.
Bữa cơm của họ rất đơn giản. Một cái chậu trong đó có cơm trộn cùng thức ăn. Thức ăn thường là rau, cá, hoặc bất kỳ thứ thịt gì khác trừ thịt lợn. SN hầu hết theo đạo Hồi (95% dân số) kiêng thịt lợn. Họ ăn nhiều cá hơn vì nước họ có nhiều bờ biển. Người SN ăn mặn, rất cay và ăn nhiều dầu. Cách nấu thức ăn là cho cá hoặc thịt vào một chảo đầy dầu cùng với muối, ớt và một thứ gia vị giống như knor. Khi cá hay thịt đã chín họ cho rau vào. Rau để cả khối ko thái, nấu thật nhừ. Nấu xong họ xúc cơm vào chậu rồi trộn nước của thức ăn (chủ yếu là dầu) với cơm. Còn thịt, cá, rau để giữa chậu. Khi ăn, cả nhà xúm quanh cái chậu cơm, một chậu nước để mọi người rửa tay. Chỉ được dùng tay phải bốc cơm vì tay kia cho là sử dụng vào việc ko sạch. Khi ăn người ta nhúm từng từng nhúm cơm cùng chút thức ăn đưa vào miệng. Vừa ăn vừa uống. Đồ uống là thứ nước lã lấy từ giếng hay nước máy, đựng trong một cái bát to đùng, mọi người thay nhau uống ừng ực một cách ngon lành. Đang ăn có bà con đến chơi nếu chưa ăn họ cũng ăn liền. Tôi cũng không ít hơn một lần nếm thử. Có điều họ cho cái thìa chứ ko phải bốc. Tôi cũng từng xài cơm bụi, cũng bát cơm cùng thức ăn kiểu thế, một cái thìa, một bát nước rửa tay và tô nước lã múc ra từ một cái chum bự để giữa sân. Tất nhiên tôi dùng chai nước đem theo.
Khám phá những cái mới vốn là điều thích thú của tôi, nhưng còn có một lý do nữa tôi là cộng tác viên có nhiệm vụ cung cấp tin bài cho một T/c quốc tế của Tây Phi có tên là Baobab trụ sở đóng tại Da-Ka, với tư cách là thành viên của Senegal, nên tôi rất xông xáo.

Copy2of1.jpg


Ảnh minh hoạ​
Không biết bao lần tôi phóng xe khám phá đâu đó xa nhà, ăn cơm bụi, buồn ngủ rẽ vào gốc cây ven đường khểnh một giấc. Châu Phi nóng là thế nhưng k2 khô, nên ít mồ hôi và ko oi ả như ở xứ ta. Ngoài trời vẫn nắng chói chang, dưới bóng cây gió hưu hưu thổi mát rượi. Không gian ngập chìm trong yên tĩnh. Bầu trời trong xanh. Từ xa xa đâu đó vọng lại âm thanh cru, cru…của một loài chim mỏ đỏ, cánh xanh hay đậu chót vót trên đỉnh cây baobab tìm gọi bạn tình. Chợt nghĩ đến câu thơ người ta đọc trong kịch “Đảo thần vệ nữ”: “Suốt ngày dài lại đêm thâu / Chúng tôi đi trên đất Phi châu”. Trời, thanh thản quá chừng, tôi làm một giấc ngon lành… thức dậy lại đi tiếp.

Người SN theo đạo Hồi, khác với người Hồi vài quốc gia khác - hiền lành và thân thiện. Nhưng không phải ko biết ăn trộm đâu nhé. Thế nên, biệt thự nào khi xây, họ cũng có một góc nhỏ cho “gac-điêng”. Một lần chúng tôi chưa thuê được gác-điêng mới, thế là một đêm trộm đột nhập bốc đi cả một dàn máy tính mới koong FAO vừa cấp để thay thế dàn cũ nhưng chưa kịp lắp đặt cùng chiếc SUZUKI đang xài dở. Cảnh sát bó tay, chịu chết ko tìm ra được. Có thể bọn trộm là người Ghi-nê bit-xao, một nước láng giềng của SN về phái nam. Chúng tôi đoán vậy bảo họ tìm kiếm theo hướng ấy nhưng cũng pó tay.com luôn.

Đến SN các bạn cũng sẽ lạ lẫm với đội quân đông đảo trẻ em độ tuổi chín mười, đi ăn xin trên các thành phố lớn. Trên lứa tuổi đó ko được làm việc này nữa. Đồ nghề của chúng đồng loạt là một cái vỏ hộp kẹo hay gì đó. Chúng xin bất cứ thứ gì: tiền, gạo, kẹo, bánh ai cho thứ gì, nhiều ít đều ko từ chối. Một số nhà hàng buôn bán, để khỏi mất thì giờ, họ mua những loại bánh bột mì rẻ tiền, mỗi buổi sáng khi mở cửa hàng họ xếp mỗi mô 5-6 viên trên tủ kính, những đứa trẻ đi qua chúng tự nguyện bốc có một mô. Chúng hiểu rằng phần còn lại dành cho đứa khác, chứ ko bao giờ bốc đến lần hai. Tìm hiểu hơn nữa hoá ra chúng có những người đỡ đầu, giúp cho chúng ăn, chỗ ngủ, hàng ngày xin về chúng đều phải nộp cho chủ theo thứ tự phân loại các sản phẩm xin được.

k-1.jpg

Những đứa trẻ đi xin ở SN​
Ở cái tuổi ba nhăm ba sáu, cái tuổi xồn xồn của các bà phụ nữ khi đã chồng con. SN cũng có những bà như vậy. Kể một chuyện ziui nhé: Một hôm ra chợ cá, gặp một mụ bán cá cỡ tuổi xồn xồn ấy có con cá thu cỡ 3 kí. Mụ ta mồm mép luyến thoắng. Tôi mặc cả xong, đang giữ túi để chờ mụ bỏ cá vào, bất chợt một tay mụ chộp đúng vào chỗ nhạy cảm nhất của tôi cùng lúc mụ thả con cá đến phịch diô túi. Bất ngờ, vừa ngỡ ngàng vừa ngượng tím mặt. Bạn hàng của mụ được mẻ cười rũ rượi. Về nhà mới biết, hoá ra con cá có một vết chém nhỏ ở mặt bên kia khi mặc cả tôi ko nhìn thấy. Mụ ta làm cái động tác đánh lạc hướng bằng cách đó cốt để làm tôi ko phát hiện được khuyết tật của nó. Trời, làm mình ngượng tím cả mặt ở giữa chợ đông đúc…….Còn tiếp
 
Last edited by a moderator:
Người SN cũng uống trà. Có đến trên 80% người SN ở độ tuổi từ 15 đến 60 uống trà. Uống trà không phải là để giải khát. Khát thì họ dùng nước lã tu một hơi cho cho đã thì thôi.
Uống trà cũng là một thói quen, một nét văn hoá ẩm thực của người Senegal. Họ dùng trà lúc rảnh rỗi hay vào giữa những giờ nghỉ lao động. Người SN có thói quen ngồi ngoài cổng, dưới tán cây hóng mát và uống trà cũng ngay tại đó. Ngoài đồng ruộng thì ngồi dưới tán cây khuất gió, sau bữa trưa. Uống trà cũng phải có bầu bạn mới vui, thường từ hai ba người trở lên. Họ uống trà hoàn toàn khác ta. Dụng cụ uống trà thường là cái lò than chuyên dụng nhỏ xíu, than dùng than gỗ. Ngoàì đồng thì chỉ cần ba cục đá nhỏ kê thành cái kiềng, một cái ấm sắt chứa chừng trăm mi li nước (có thể to hơn nếu nhiều nngười, đây tôi nói loại phổ biến). Nguyên liệu là một gói trà 10gr loại trà đen gói sẵn (trà của Tàu í mà, bán trên khắp nước SN), độ 6 viên đường, cái chén nhỏ khoảng 30 ml. Khi nấu thì vài nhánh cây khô hay lá khô làm củi vì thứ này ko cần lửa to, vừa đun vừa thổi. Nước sôi thì cho cả gói trà vào, đun nhỏ lửa cho đến sôi trở lại, cho đường vào lại tiếp tục đun sôi lục bục pơhì hơi ra. Đoạn họ mới rót ra chén, rót thật cao để cho nước trà rơi lách tách xuống chén ngầu bọt lên rồi đổ trỏ lại ấm. Làm như thế vài lần, rồi đun lại, nhỏ lửa cho tới sôi lần nữa. Lúc này mới rót ra mời mọi người khi trà còn nóng rát môi. Tôi đã thử, nó vừa ngọt vừa chát do quá đặc. Ngon, nhưng vì không quen dùng trà nên tôi chỉ uống nửa chén bụng đã cồn cào nhưng có vẻ tỉnh táo và khoẻ. Có dịp bạn nên thử tí cho biết. Bọn Tàu chiếm lĩnh toàn bộ thị trường trà ở SN.

Lại nói về NHẢY (là nhảy múa í). Nhảy là một nét văn hoá đặc trưng của người Phi. Nhảy nó đã ngấm vào máu thịt của họ ngay từ những ngày còn bé xíu. Hễ có tiếng trống, (Trống của SN rất tuyệt, là nhạc cụ phổ biến của người SN), hoặc nhạc sống, hoặc phát ra từ một băng cát sét thì hình như tâm hồn họ bị cuốn hút ngay vào những điệu nhạc rộn rã ấy một cách tự nhiên.:)


m-m016.jpg


Khi nhảy, cái mông rung rung, lắc lắc một cách điêu nghệ rất khó bắt chước. Đôi chân giậm giậm vào cát. Hai tay khi thì nâng nâng cái áo trước ngực khi thì nâng cái váy đều theo nhịp trống. Nhảy chừng mươi phút thấy mệt thì ra, người khác vào. Những điệu nhảy đậm nét truyền thống mang tính hoang dã của ngưòi Phi. Đó là bản sắc riêng của của người Phi. Chỉ cần một cái trống và một nhạc công là đủ để có thể thu hút mọi người đến nhảy.
Nếu đến SN bạn nhớ mua hoặc tượng hoặc một cái trống làm quà lưu niệm loại nhỏ trên dưới chục đô, loại lớn vài chục đến trăm đô. Gỗ tốt, da cừu hay bò tốt luôn. Tiếng kêu rất đanh, ròn, trang trí đẹp. Nhớ mặc cả vì cũng có chỗ họ nói thách rất cao.:T

Copy2of4.jpg


Copy2of6.jpg


Copy3of3.jpg


kết hợp hai tay nâng áo ngực​

Những hình ảnh trên chụp trước khi đón tiếp một đoàn đại biểu quốc tế đến thăm ngay giữa cánh đồng. Mời các bạn bấm vào đường link sau:

[video=youtube;RTDC7hJEqT4]http://www.youtube.com/watch?v=RTDC7hJEqT4&NR=1[/video]​

Ở Sn còn có tết thịt cừu (Fête du môuton) vào ngày 28 tháng 11 hàng năm. Cũng là cái tết lớn mang tính truyền thống. Cứ sắp đến ngày đó, cừu được chuyển bằng các loại xe tải và cả trên các xe khach từ khắp miền nông thôn và từ các nước lân cận đến các trung tâm ở các thành phố thị trấn. Ngày ấy nhà nào cũng có cừu buộc ở cổg hay trong vườn, Nhà khá giả thì con to thậm chí vài con, nhà nghèo thì một con nhỏ hoặc chỉ đủ mua thịt sẵn, Cũng giống ta tết phải có bánh chưng. Còn SN tết này là thịt cừu.

Copy2of2.jpg
Chợ cừu vùng Thies​
Mời các bạn bấm vào link sau: http://www.youtube.com/watch?v=22gccweVw6A&feature=related
 
Last edited by a moderator:
@vinhta2: bác sửa lại mấy cái link giúp em với, bác để như thế thì không xem trực tiếp trên phượt được mà phải click vào link thì mới xem được :p
 
cảm ơn bác rất nhiều, bác viết rất chân thực và sống động, em bắt đầu thấy mê lục địa đen này rồi đấy
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top