What's new

[Chia sẻ] Sydney, có gì lạ không em?

Hai năm chỉ quanh quẩn cùng 4 tháng hard lockdown đối với những người thích đi chơi kể cũng quá sức chịu đựng. Vậy thì, quảy 1 túi lên vai, thêm vào chiếc máy ảnh nhỏ gọn trong lòng bàn tay. Tôi thăm lại Sydney, đúng hơn là thăm lại khu CBD để xem có gì thay đổi!
 
Như tiêu đề của bài viết, Sydney có gì lạ không em! Đối với tôi, Sydney có rất nhiều điều lạ, nhất là dễ có hơn mười năm tôi không lên city hoặc nếu có lên vì chút công việc thì chỉ đến và về từ nơi cần đến, như ngựa quen đường chứ không ngó nghiêng ngửa chi. Mười năm là thời gian đủ để đứa trẻ sơ sinh chuyển mình thành một cậu bé sắp vào tuổi thiếu niên huống chi là thành phố lớn của một quốc gia phát triển.

Điều lạ đầu tiên của Sydney tôi nhận thấy là đây:

51678868940_56df35bd69.jpg

Con đường George là một trong những con đường chính của city nhưng hôm nay vắng ngắt mặc dù là buổi sáng Chủ Nhật nắng đẹp chan hoà sau những ngày mưa dầm cuối Xuân. Thay vào những dòng xe ken chật cứng thường thấy của Sydney CBD là hai thanh đường sắt song song, đây là đường chạy của loại xe tương tự như tram nhưng tên gọi là light train. Không như Melbourne tram có thể cùng xe cộ lưu thông trên đường, trong Sydney CBD - ít ra là trên George st - xe cộ phải nhường hẳn con đường cho light train, hai lề đường đã được làm rộng ra, con đường trở thành hẹp lại chỉ vừa đủ cho bốn đường rail hai dòng train ngược chiều nhau chạy cùng lúc. Khách bộ hành như tôi chẳng hạn sẽ rất thích điều này: hop on hop off bất cứ lúc nào ngay cả đoạn đường rất ngắn nhưng nhìn kỹ lại: Light train đã giết chết những cửa hàng dọc hai bên đường. Light train quá tiện lợi cho người đi đường nên vắng hẳn người đi bộ, và như thế thì lấy ai mà ngắm nghía các món đồ để mua sắm?

51677918926_4372977a7d.jpg

Và bạn đã đoán đúng đó, tôi một khách du lịch lô can, cũng hop on hop off như những khách du lịch khác vì thêm một lẽ: Tôi có thể đi cả ngày với tất cả mọi phương tiện công cộng, chỉ 1 lần vé 2$ cho nguyên cả ngày!

Trong lòng light train, không đông lắm vì vẫn còn dư hưởng cơn hoành hành của Delta Covid!

51678591594_d7294e6c32.jpg
 
Last edited:
Bạn biết tôi đó, chỉ cần một tấm ảnh, một bài viết hấp dẫn theo ý thích là đủ để lôi bước chân tôi để được đi, được nhìn được ngắm bằng chính đôi mắt của tôi. Cuộc đi ngắn này cũng thế.

Trạm đầu tiên tôi dừng là Wynyard. Wynyard là 1 trong 5 trạm chính nằm trong City circle, xuống ở trạm nào trong 5 trạm này bạn cũng đang đứng trong Sydney CBD hết: Wynyard, Town Hall, Circular Quay, St James và Museum. Vì là Circle, bạn có thể lên xe ờ Wynyard và trạm kế sẽ là Town Hall hay lên xe theo chiều ngược lại thì trạm kế sẽ là Museum!

Bên trong vẫn còn những thông tin cảnh báo về Covid và cách để người dân phòng chống nó:
51677123687_8e2584504c.jpg


51678601644_342f787e51.jpg

Nhưng mục tiêu của tôi:

51678180888_d02b684f22.jpg

Chỉ là chiếc thang cuốn cũ nhưng thay vì vất đi, nhà nghệ sỹ đã biến nó thành một vật trang trí cho nhà ga và đặt ở một vị trí vô cùng thích hợp để nhắc nhở có cũ mới có mới:

51678175053_51f3e0b245.jpg
 
Điểm đến thứ nhì là Museum.

51677117187_d6901c42be.jpg

Như cái tên của nó, lên khỏi trạm là viện bảo tàng nhưng không phải là viện bảo tàng nghệ thuật (art museum) mà là bảo tàng Úc, Australian museum! dọc theo tường trong trạm, họ thiết kế những hình vẽ gợi lại những đồ vật, sản phẩm nổi tiếng của Úc từ trước đây, nhiều sản phẩm truy không còn sản xuất nữa nhưng nhắc tới thì hầu như người dân Úc trưởng thành đều còn ghi nhớ, như hiệu bánh Arnott hay những bộ đồ tắm hiệu Speedo này:

51678594814_5797e2f7db.jpg

Theo con đường dẫn ra khỏi lòng đất:

51677922531_2bd327f1f0.jpg

Ta đã bước vào Hyde Park, nơi có Anzac Memorial tưởng niệm các chiến sĩ Úc và New Zealand đã bỏ mình vì nước:

51678037801_38ea566d48.jpg
 
Đây là bức ảnh khiến tôi muốn đến Anzac Memorial để được nhìn tận mắt:

51682136252_f41721b883.jpg

(nguồn ảnh: internet)​


Ảnh chụp nhóm tượng 1 người chiến sĩ Spartan chết trận được người thân gồm mẹ, chị và vợ khiêng trên một chiếc khiên. Nhóm tượng có tên là Sacrifice của điêu khắc gia Rayner Hoff:

51684142800_f07820103d.jpg

(nguồn ảnh: internet)​


Những dòng miêu tả sau đây về ý nghĩa bức tượng đúng là làm tôi bồi hồi, rúng động, chỉ muốn được đến để nhìn hình ảnh người chiến binh vị quốc vong thân và nỗi đau buồn của người thân còn lại:

Rayner Hoff mô tả chiến binh trẻ đã chết được mang trên khiên bởi mẹ, chị gái và vợ của anh ta đang nuôi con nhỏ. Đặc biệt là hình ảnh người vợ với hai bầu ngực lộ trần, một tay bế con, một tay nâng đầu người chồng tử sĩ. Tác phẩm điêu khắc Sacrifice phỏng theo nghi lễ chiến binh Spartan đã chết, được trả lại cho những người thân yêu trên khiên của anh ta gợi lên cảm xúc của gia đình những chàng trai trẻ đã hy sinh trong WW1 1914-1918. (nguồn:internet)
 
Mục đích đến để xem tượng nhưng lại chỉ mời bạn xem hình từ internet, thế là thế nào? Là bởi vừa qua cơn dịch Delta Covid chưa lâu nên những nơi triễn lãm công cộng chưa mở cửa cho công chúng vào xem tự do như trước! Ôi, thế thì đành phải ngắm từ bên ngoài, xem như tôi có hẹn với những người mẹ, người vợ của những người đã xả thân vì quốc gia sẽ trở lại để ít ra cũng đặt một bông hoa cảm tạ.

Ngoài bức tượng Sacrifice đặt bên trong Hall of silence, điêu khắc gia Rauner Hoff còn là tác giả của 16 bức tượng đặt vòng quanh bê trên bốn bức tường bên ngoài. Những bức tượng này có kích thước bẳng nửa kích thước thật của những người lính với 16 ngành khác nhau phục vụ trong quân ngũ thời Đệ Nhật thế chiến, mười sáu ngành đó là: thuỷ thủ, thợ cơ khí không quân, người lính tải đạn, phi công thám thính, phi công chiến đấu (máy bay thả bom), pháo binh, truyền tin, nhân viên cứu cấp trong các đường địa đạo, người lính chuyên xử dụng súng hạng nặng công phá những địa đạo, bộ binh, lính kỵ binh, người lính hải hiệu, tín hiệu viên của hải quân, nữ y tá, người lính tiền phương và bác sĩ quân y. Mười sáu ngành đó ngày nay có nhiều ngành đã không còn xử dụng nên thật là khó dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, chỉ biết là mọi người dân đều cống hiến chuyên môn của mình khi Quốc Gia cần đến.

51677219352_32b2fd88e4.jpg


51677228332_0c2bf7bde6.jpg

Phía trước Anzac Memorial cũng có một hồ nước phẳng lặng như gương: The Pool of Reflection

51678906875_5753859d15.jpg

Đối với nước Úc, ngoài Gallipoli, vùng Flanders nằm trong ranh giới giữa Pháp và Bỉ cũng là địa danh ghi nhiều dấu ấn trong lịch sử nước Úc, khoảng 46 ngàn người Úc và trên 13 ngàn người Tân Tây Lan đã hy sinh tại chiến trường này. Vào lúc 11 giờ ngày 11 tháng 11 hằng năm, mọi người trên đất Úc ngừng lại mọi việc đang làm để dành 1 phút mặc niệm những người đã mất, ngày này, phần lớn người dân Úc cài trên ngực áo 1 cánh hoa poppy màu đỏ thắm tượng trưng cho máu người lính đã đổ trên đồng cỏ xanh vùng Flanders và ngày này còn được gọi là poppy day!

Từ ý tưởng trên và để phù hợp với ý nghĩa của Anzac Memorial, thoạt tiên người ta đã trồng quanh The Pool of Reflection 28 cây bảch dương (poplar) là loại cây mọc nhiều trên đất Bỉ. Tiếc thay khí hậu nước Úc không thích hợp cho loại này nên sau đó đã được thay vào bằng cây Tulip poplar cung gần giống như loãi bạch dương nguyên thuỷ!

Trên bờ hồ ngày nay, người dân đi dạo quanh và những đôi tình nhân ngồi tình tự soi bóng bên bờ hồ, thật thanh bình!!!

51678271658_d0593c7dd2.jpg
 
Anzac Memorial nằm ở 1 đầu của Hyde Park, công viên này có diện tích hơn 16 mẫu tây bắt đầu hình thành vào năm 1810 và hoàn tất vào năm 1927. Hơn 100 năm để hoàn tất và từ khi hoàn tất cho đến thời điểm hiện tại cũng đã trên 100 năm tuổi, chẳng trách gì những cây trồng trong công viên này đều là những cây cổ thụ có tàn rộing che mát và là lá phổi cho thành phố":

51677227232_50c7ba3c5f.jpg

Nhưng cái tôi chú ý đến, là nhóm những viên đạn này đây:

51678268358_5390628ef2.jpg

Dưới đáy một viên đạn ngã nằm được khắc những dòng chữ vinh danh những người gốc Thổ dân đã cùng sát cánh chiến đấu dưới lá cờ Úc Đại Lợi, ngay cả từ trước khi thành lập Liên bang Úc:

51678016111_8ba231fbe5.jpg

Toà án trung tâm Sydney về hướng nam của Hyde Park:

51678683244_ed0079b2f5.jpg

Và hướng bắc là khu trung tâm thương mại chính của Sydney:

51677202237_d4263e2f04.jpg
 
Sắp đến lễ Giáng Sinh, cửa sổ trưng bày của các cửa hiệu nổi tiếng đã bắt đầu trang hoàng cho mùa lễ, là mùa mua sắm tấp nập nhất trong năm:

Cửa sổ của David Jones là một trong 2 cửa hàng lớn của Úc:

51678676074_a2323a0eac.jpg



51678884480_601004cbf3.jpg



51678251643_29bd197c97.jpg

Myer thì trang trí với nhiều màu sắc hơn mang vẻ tươi vui cho mùa lễ hội!

51678240593_ac8bdffb0a.jpg


Cạnh David Jones là Center Point, trade mark và cũng là tháp cao nhất trong vùng CBD. Trên tầng thứ năm của Center Point là khu ăn uống. Hệ quả của Covid có thể nhìn thấy rõ trong khu này.

Ding Tai Fung là chuỗi cửa hàng bán dim sum của Taiwan, nổi tiếng với món xiao long bao, bánh bao súp. Năm ngoái thương hiệu này đã phải đóng cửa vài tiệm chi nhánh của họ, giản dị là không thể duy trì kinh doanh với tình trạng vắng vẻ như thế này:

51678879060_330c7ab95c.jpg

Không riêng gì Ding Tai Fung, cửa hàng Ramen Ippudo của Nhật, mấy năm trước lúc mới khai trương tại Center Point này khách muốn có tô mì phải xếp hàng chờ đợi rất lâu, rất nhiều người không thể chờ đã phải bỏ về, trong đó có chúng tôi. Thế mà hôm nay cửa hàng này vắng bóng không tìm thấy đâu nữa. Cả nguyên khu ăn uống vắng hẳn bóng người!

51678881410_46519d2ae2.jpg



51678248513_669b22405d.jpg



Mở cửa mà không có khách, thà để lại lời hẹn:

51678668489_af9c533e7f.jpg



Tiffany, không thấy khách chỉ thấy nhân viên!

51678873560_4f41211e23.jpg
 
Ngược lại với David Jones và Myer, khu thương mại QVB (Queen Victoria Building) tuy là 1 trunbg tâm thương mại sang trọng mang phong cách cổ điển vẫn như ngày thường không có trang trí đặc trưng nào cho Giáng Sinh:

51678239318_9e40439f9f.jpg

Ngang qua Martin Place, thêm một điều mới từ Sydney. Trước đây muốn đèn bật cho oqua đường thì phải đập vào nút tròn bên dưới, nếu không đèn sẽ không bật cho người đi bộ qua đường mà chỉ dành cho xe cộ lưu thông!

51682653177_5547ea5bed.jpg

Thời Covid thì không xài chung bất cứ gì cả, nút đã bị gài khoá cứng, đèn sẽ bật thường xuyên đúng theo thời gian đã lập trình cho dù không có khách bộ hành cần sang đường:

51678259323_8493a6bc54.jpg

Martin Place cũng vắng hẳn bóng người:

51678858465_2990f6c957.jpg

Toà nhà cơ sở chính của bưu điện Úc là một kiến trúc cổ của Sydney. Trên những vòm cổng bằng đá sa thạch của toà nhà là 24 tượng đầu người, tượng trưng cho vài châu lục và quốc gia trên thế giời, tóm lại là tượng trưng cho bốn bể năm châu!

51677977571_315d931e68.jpg

Trên cổng chánh của toà nhà, tượng nữ hoàng Victoria với quyền trượng ngự trên ngai, bên dưới là huy hiệu của hoàng tộc:

51678848445_951f1d5509.jpg

Bên dưới, là đài tưởng niệm tử sĩ:

51678222348_0525a3c933.jpg

Quá khứ và tương lai:

51677166132_05caa84811.jpg
 
Cạnh Martin Place có 1 con ngõ nhỏ:

51677985856_f6915c50fb.jpg


51677984431_fbc2ebca08.jpg

Chim nhốt trong lồng cảm thấy đã thê lương nhưng có lẽ chưa buồn cho bằng cả những chiếc lồng cũng không phải là chổ cho loài chim có thể sống! Những chiếc lồng này (chính xác là 50 chiếc) có tên là Forgotten songs - những tiếng hót bị lãng quên, miêu tả con người đã xua đuổi thiên nhiên để tạo thành những thành phố. Khách ngẩng cao đầu nhìn những chiếc lồng không nhưng tiếng chim vẫn ríu rít vang lên trong không gian nhỏ bé: tuy bóng chim đã khuất nhưng tiếng hót vẫn còn đây!

51677176347_b7e0a4ac37.jpg

Và như thế, 1 ngày của tôi đã hết! Tạm biệt Sydney, mong lần kế tiếp sẽ thấy thành phố sinh động hơn, chỗi dậy mạnh mẽ hơn sau cơn đại dịch. Mong lắm!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,502
Members
189,952
Latest member
Xelubeouu
Back
Top