What's new

Tây Du Ký

Đoàn chúng tôi gồm năm người đã sang tới Italia.Cũng đủ cả Đường Tam Tạng,Hầu vương,Chú Trứ,Bạch Mã và Sa Tăng.Lịch trình đi từ 1-10 nhưng tới nay mới ổn định chỗ ở.Tôi xin thay mặt anh em đoàn đi chào tất cả các bạn.Tôi cũng xin viết nhật ký chuyến đi nhằm mô tả những việc đoàn đã gặp phải hầu mong các anh em khác thêm chút thông tin.
Tối 1-10 toàn bộ anh em chúng tôi xuất phát từ Nội bài lúc 7h45.Đi bằng AF,máy bay và phục vụ rất tốt nhưng có hạ cánh tại Bankok để đón thêm khách.Sau đó trực chỉ Paris,nói chung có phương tiện giải trí nhưng bạn nên mang thêm cái gì đó của riêng bạn thì hay hơn.
Sáng ngày 2-10 tới CDG lúc 6h30 theo giờ địa phương nhưng theo giờ Hà nội bạn phải bay mất khoảng 15h (Hà nội là 11h30 trưa).Nhưng do đến sớm quá mà lại đông khách nên thủ tục transit tắc luôn,hậu quả là đoàn tôi lạc mất hai người là Sư phụ và Đại đồ đệ.Ba người còn lại bạn biết tên rồi đi chuyến sau.Phù.....mệt dã man,tóm lại đã đi theo đoàn thì sống chết cũng phải đợi nhau dù thằng tới muộn hay sớm đều khổ cả (tôi sẽ kể sau).Theo tôi bạn nào phải qua CDG thì đi muộn hẳn sau 9h tối ở Việt nam.
 
Chợ Khan El Khalili-bản sắc văn hóa và phong cách sống của người Ai Cập.

Chợ Khan el-Khalili nằm ở phía đông Cairo và cách khu trung tâm khoảng 5km.Nó được biết đến như là kiểu chợ Thổ Nhĩ Kỳ trong thời kỳ Đế chế Ottoman.Hiện nay đó là một quần thể các cửa hàng, quán cà phê, nhà hàng và các nhà cung cấp đồ ăn cho toàn thành phố.Các cửa hàng ở đây bán rất nhiều lại hàng hóa bản địa mang tính truyền thống như vải vóc, đồ kim hoàn, đồ thủ công mỹ nghệ....

attachment.php


Quán xá bên ngoài chợ.

Tối hôm đó, N đưa hai anh em tới quảng trường trước nhà thờ Al Husein nằm bên cạnh chợ rồi gửi xe và trở thành thông ngôn và hướng dẫn viên bất đắc dĩ.Phía bên cạnh nhà thờ Al Husein là các cà phê thường nhỏ kiểu truyền thống, phục vụ cà phê Ả Rập và các quán hút Shisha(cái này giờ đã xuất hiện ở mình nhưng hồi đó chưa có, N gọi là thuốc lào Ả rập). Khu vực này tập trung rất nhiều nhà thờ và các công trình văn hóa, giáo dục.Tuy nhiên do tình hình an ninh không đảm bảo(như N nói hai hôm trước có vụ mấy tên đi xe máy ném lựu đạn) nên sẽ đi xem rất nhanh và không đứng quá lâu ở chỗ đông người.

attachment.php


Nhà thờ Al Hussein và ô đã cụp xuống lúc đó khoảng 10h đêm.

attachment.php


Lúc cái ô được xòe ra.Nguồn internet(c).

Nhà thờ Al Hussein được xây dựng từ năm 1154.Nó được đặt theo tên cháu trai của nhà tiên tri Muhammad và có các bản thảo được cho là cổ nhất của kinh Cô-ran.Trước cửa nhà thờ có ba cái ô mà hàng ngày nó sẽ được mở ra lúc 9h sáng và 9h tối thì cụp xuống.Mỗi cái ô có kích thước 16mx16m và được đóng mở tự động, cơ chế này đẩy lên xuống như ô thường bằng cơ khí với khoảng trượt của gọng ô cỡ 4,5m.Đây là cái ô(nói theo đúng nghĩa hiểu thông thường) lớn thứ nhì thế giới và là một hệ cơ khí tự động hết sức bền bỉ vì nó có thể hoạt động chu kỳ hai lần một ngày liên tục trong 30 năm.Cái ô lớn nhất cũng do cùng nhà thiết kế và nhà chế tạo của nước Đức(cái gì thuộc về cơ khí chính xác và đặc biệt đều do Đức làm ra cả) được đặt tại Saudi Arabia có kích thước 17mx18m.Như vậy mọi người có thể nhìn thấy nó tới tận năm 2030 nếu không có gì bất ngờ xảy ra.

attachment.php


Phần tháp của nhà thờ Al Hussein.

attachment.php


Barzaar (chợ Thổ) khu vực chính nằm phía trong chợ Khan el-Khalili.

Lúc ấy khoảng 10h tối, chợ rất đông và vui như bất cứ một cái chợ đêm nào trên thế giới.Người mua kẻ bán, đi xem, ngồi uống cà phê, hút Sị-sạ.Cũng có chỗ chen vai thích cánh nhưng cũng có chỗ rất nhàn tản bên các ngôi nhà cổ tuyệt đẹp.Cũng thật khó để so sánh nó với các khu chợ đêm khác mà chỉ có ấn tượng rằng nó rất lớn(đến N cũng đi nhầm trong khu chợ) và đầy bản sắc.

attachment.php


Xưởng sản xuất và chỗ bán hàng cạnh nhau.

Nhiều lúc nó tạo cảm giác chợ như tập hợp của các phố nghề kiêm luôn thương mại.Họ sản xuất ra hàng hóa và bán tới tay người tiêu dùng luôn nhất là các hàng thủ công mỹ nghệ làm đồ lưu niệm.Lắm lúc cũng thấy phảng phất như phố Hàng đồng, Hàng ngang, Hàng đào ở Hà Nội(tuy nhiên là cứ tự vơ vào vậy thôi).
 
Last edited:
attachment.php


Cảnh các cửa hàng bán các sản phẩm gò, chạm đồng, bạc rất đẹp và tinh xảo hay vải, lụa đầy màu sắc rồi bán các dàn đèn chùm cùng với tượng, tranh in trên giấy papyrus nằm phía ngoài còn toàn bộ khu gia công nằm phía sau tạo nên một bức tranh vô cùng sinh động cho khu chợ.

attachment.php


Một cửa hàng bán Sạ-sị gồm bàn đèn, phụ kiện và thuốc.

Khu vực bán các sản phẩm dệt, may cổ truyền khiến người ta hoa cả mắt vì màu sắc rực rỡ, chi tiết phức tạp thì khu vực bán Sị-sạ lại khiến không khí thơm ngào ngạt bởi mùi thuốc(nghe nói có loại hút thơm các mùi hoa như hoa hồng, lan, huệ...cái này N nó là chiên-gia nên chắc là chuẩn mà hiện giờ ở nhà chú ấy có hai bộ Sị-sạ luôn), nảy đom đóm vì ánh sáng phản chiếu trên thân các cây bàn đèn được đánh sáng choang.Có những đoạn nhà hai bên sát sạt lại với nhau, phía trên cỡ tầng hai bạt chăng kín trời và ánh sáng tỏa ra từ các dãy đèn chùm hàng trăm bóng nằm dưới lớp mái ấy khiến đường xá vẫn rõ mồn một như ban ngày.Khu vực bán gia vị la liệt các bao tải nào xanh nào đen của hạt tiêu, đỏ của ớt, vàng của nghệ(ca-ri), tím, trắng đủ cả nhưng chẳng biết là cái gì(cái này sơ xuất lớn vì không hỏi N khi nó đang bốc lên để xem).
Dừng lại để N xem một số loại gia vị, hỏi giá và thăm dò thị trường hai anh em tranh thủ tạt vào mấy khu vực “phố nghề” để khám phá.

attachment.php


Các sản phẩm mỹ nghệ đều có "guarantee certificate" được ghi trên một tờ giấy đi kèm về chất lượng, cách gia công cổ xưa(c).

Tranh in trên giấy papyrus rất rẻ so với ở shop(kể cả Cairo, Alex hay Luxor) giá khoảng 10 đến 15LE một bức cỡ A4.
Giấy papyrus được làm từ một loại sậy cùng tên mọc ở Ai Cập, nó có từ thời cổ đại và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như để in, viết, gói khi tẩm liệm xác ướp... Các cây sậy được cắt thành dải, đập, ép với nhau và sấy khô để làm nên tờ giấy như trên.Nói thì như vậy thôi chứ nhìn giấy papyrus thằng Anh cảm giác là nó vẫn phải có hồ(làm cũng từ bột cây sậy nghiền mịn) để liên kết các mảnh sậy đập dập.Lúc sau N quay lại và nói rằng nên chọn các bức tranh in sắc nét, màu sắc tươi tắn và khi cuộn bức tranh lại cỡ chuôi cái búa con mà thấy ống tròn mượt không gãy thì là loại giấy và tranh tốt.Trong trò “đế chế” có các cái thuyền nhỏ buộc túm hai đầu xòe ở giữa chính là thuyền làm bằng sậy papyrus.
Cửa hàng này còn bán các đầu tượng trong truyền thuyết cổ đại của Ai Cập, thường là làm bằng đồng hoặc đá.Loại bằng đồng cỡ nhỏ khoảng 100LE, bằng đá thì khoảng 50LE.Hai thằng kết thúc ở khu vực này với vài bức tranh và một số đầu tượng loại nhỏ.

attachment.php


Bọ hung bằng đá mable Ai Cập.

attachment.php


Phần chữ viết Ai Cập cổ phía dưới con bọ hung.

Những người Ai Cập cổ đại tin rằng một con bọ hung bay trên bầu trời mỗi buổi sáng sẽ gọi mặt trời lên.Con bọ hung vì thế là biểu tượng của mặt trời mọc, được sử dụng để bảo vệ con người khỏi quỷ dữ, nó còn là biểu tượng của sự tái sinh, sáng tạo, sự biến đổi, đem lại sức mạnh cho người sở hữu nó.
N dẫn hai anh em tới khu vực nhộn nhịp nhất, hào nhoáng và cũng đắt đỏ nhất đó là các của hàng kim hoàn.Còn nhớ khi ở Ý thằng Anh lang thang chỗ nào, thành phố nào cũng để ý tới các tiệm kim hoàn bởi dân ta vẫn ca ngợi vàng Ý mà.Đi vài nơi ở Ý thì thấy rằng mẫu mã, nước vàng(cái này không phải chiên gia đâu nhé, ý nói là cái vẻ bề ngoài của sản phẩm thôi) thì ở Venice là ổn nhất, có lẽ vì đây là thành phố của tình yêu mà tình yêu thì phải minh chứng bằng...vàng.Tuy nhiên vì một lần thằng Anh nhìn thấy ở một tiệm bán trang sức ở Milan có cái vòng đeo tay rất đẹp khảm đá kiểu như trên “mặt nạ vua Tut” mà tên của nó là “vòng tay Cleopatra” nên nó tự nhủ lòng rằng, nhịn đi một tí và tích cóp để đi và tìm hiểu nghệ thuật kim hoàn Ai Cập, nơi có tuổi nghề hàng ngàn năm.

attachment.php


Và nó đây, trên các mặt của nó có các biểu tượng từ trái sang phải là vua Ramses III, bó hoa Sen, nữ thần Wadjet với con rắn trên vương miện, chữ tượng hình Ankh nằm trên đôi cánh đại bàng, nữ hoàng Nefertiti, thần chim ưng Horus, vua Tut và biểu tượng mắt thần Wedjat.
Khoảng 12h đêm ba anh em mới rời chợ ra về.Thật sự là ngày hôm đó vui từ sáng tới đêm, không uổng phí tới từng giây từng phút.
 
Trở về Italia.

Ngày mùng 9 tháng 11 hai thằng ngủ vùi tới tận 8h sáng.Chỉ tới khi N chạy lên gọi xuống ăn sáng để chuẩn bị ra sân bay mới giật mình mắt nhắm mắt mở chạy xuống dưới nhà vệ sinh cá nhân và ăn sáng.Gần bốn ngày ở Ai Cập thật thú vị và nhiều khám phá, dẫu biết rằng còn rất nhiều nơi cần phải tới như Aswan, khu nghỉ dưỡng Sharm El Sheikh, cưỡi lạc đà vào sa mạc hay mò tới kênh đào Suez, nhưng đấy là “của để dành” để còn khám phá với gia đình nhỏ của mình sau này.Khoảng 10h Nghĩa cùng anh Quang đưa hai thằng ra sân bay Cairo.Thủ tục tại sân bay mất khoảng 10 phút là xong, hai anh vẫn nhiệt tình đứng chờ để tiễn hai thằng.Chia tay cũng như mọi khi, bồi hồi và xúc động mặc dù số thời gian bốn anh em ngồi với nhau là rất ít ỏi so với cả chuyến đi và lưu trú tại Thương vụ.11h vào khu cách ly và 12h tàu bay đưa hai anh em trở về Roma.
Chẳng hiểu N làm thủ tục thế nào(N lấy thẻ ngoại giao nên làm rất nhanh)mà hai anh em ngồi mỗi thằng một nơi, thằng Anh thì ngồi khúc giữa còn thằng Em thì ngồi tít tận đít máy bay.
Take off, máy bay lại lượn hai vòng xung quanh tháp truyền hình Cairo(khách sáo quá, hê hê) mặt đất một màu vàng của cát xa mạc và dòng sông Nile xanh ngắt ngoằn ngoèo cắt ngang.Lại gặp lại các em tiếp viên của Egypt Air cùng các món ăn quen thuộc.Lần này rút kinh nghiệm thằng Anh mua một lố giấy thơm ướt và cẩn thận đưa cho thằng Em một nửa, số là lần từ Roma bay đi Cairo, lúc ngồi trên tàu bay chờ ra đường băng, một đứa của nợ nào đó nó thả một phát, tởm muốn buồn nôn luôn, nên phòng bị trước vẫn hơn.
Ăn xong là lăn ra ngủ, với năm tiếng bay mà giải trí là mấy cái video hát hò vớ vẩn thì ngủ là hay nhất.Rút tờ báo nó lấy lúc vừa lên tàu, lướt qua mấy mẩu tin bằng chữ Ả rập loằng ngoằng như giun, đập vào mắt nó là tấm hình mấy anh cảnh sát đang đứng gần mấy xác chết ngay trên trang một, phía dưới là dòng chữ tiếng Anh.

“Cảnh sát biển Italia đã tìm được ít nhất 9 xác chết của người nhập cư lậu tại bờ biển Sicily do bão khiến tàu bị chìm”.

Kinh quá, nhưng thật may khi nhìn lại thì hóa ra nhắc lại chuyện đã xảy ra cách vài tháng về tình hình nhập cư lậu ồ ạt vào Italia từ các nước Bắc Phi.Sau này về tới Milan được mấy hôm thì lại có một vụ tàu chìm chết hơn chục mạng cũng toàn người Bắc Phi.Báo chí, truyền hình đưa tin rùm beng nhưng là phản ứng dữ dội về việc cảnh một thầy tu đứng cầm cây thánh giá làm lễ, hai anh nhân viên công lực mặc đồ vệ sinh thảm họa kín mít túm hai tay hai chân cái xác ném tõm vào quan tài đóng tạm sơ sài.Hệ hệ họ đề cao nhân quyền quá ngay cả với cái...xác chết nhập cư lậu.Mỏi mắt thằng Anh ngủ lúc nào không hay.
Bỗng có tiếng loa báo máy bay sắp sửa hạ cánh, thằng Anh xoay mình vặn vẹo cho đỡ mỏi, đứng dậy nó ngoái lại nhìn xem thằng Em đâu.Thấy cu cậu đang loay hoay lấy đồ, thằng Anh ra hiệu và nói.

- Anh chờ rồi ra cùng luôn nhé.Thở ra khoan khoái nó hiểu sắp được về nhà chăn êm nệm ấm và thức ăn nóng sốt rồi.

Người ra đã vãn vãn, quay lại thì thằng Anh....chẳng thấy thằng Em đâu.

- Bố khỉ cái thằng....thằng Anh lẩm bẩm.Chắc nó theo cửa sau ra luôn rồi, thôi cũng đi xuống thôi, mà ở trong khu vực sân bay chắc cũng chẳng có nguy hiểm gì.

Vừa đi thằng Anh vừa nghiêng ngó tìm thằng Em, thế mà trên quãng đường khá dài ra chỗ kiểm soát nhập cảnh tịch chẳng thấy thằng kia đâu cả.Vừa qua một cái cửa thì như từ dưới đất chui lên trước mặt thằng Anh là hai người đàn ông Italia mặc thường phục.Rất nhã nhặn với nụ cười trên môi và cùng lúc trên tay một người đàn ông là tấm thẻ có vạch chéo màu đỏ.

- Chúng tôi là cảnh sát, yêu cầu anh cho chúng tôi xem passport?

Một ý nghĩ thoáng qua đầu nhưng bị xua tan ngay, ở trong này không thể có lừa đảo được...., thằng Anh thò tay vào áo ngực xuất trình passport của mình.Họ xem rất nhanh và vẫn rất nhã nhặn.

- Cảm ơn và của anh đây.Họ trả lại hộ chiếu cho thằng Anh với nụ cười trên môi.Trông dễ chịu mà họ vẫn rất có uy, thật sự là cảnh sát Italia ăn đứt cảnh sát Đức.

- Thanks Senior.Ánh mắt của viên cảnh sát chợt lóe lên vui vẻ, thật đúng “ lời chào cao hơn mâm cỗ”.Thằng Anh ra chỗ xếp hàng làm thủ tục, nhìn lên phía trước thấy cách độ hơn chục người là....thằng Em(trông rất tự tin, thậm chí nó còn chẳng thèm ngó xem thằng Anh ở đâu).

Được một lúc thì tới lượt thằng Em làm thủ tục.Đột nhiên thằng Anh thấy nó vung chân vung tay nói cái gì đó rồi tay hải quan mở cửa cái bốt con con đi ra, hắn ngoắc tay và một nhân viên khác vào thay.Xin lỗi luôn miệng những người xếp hàng phía trước thằng Anh tiến gần tới chỗ ông em và tay hải quan đang đứng.

- Thưa ông đây là bạn của tôi, ông có cần hỏi gì không ạ?

Hắn chẳng nói chẳng rằng cầm hộ chiếu của thằng Em và chỉ tay và phía văn phòng nhập cảnh của sân bay Roma.Hai anh em cung cúc đi theo.Vào tới nơi ngoài hai thằng còn có cỡ năm chú nữa toàn đen nhẻm ngồi ở dãy ghế chờ phía ngoài hành lang.Mại thôi chết rồi, thằng này nói ú a ú ớ mà hộ chiếu thì của Việt Nam qua Pháp, tới Ý rồi sang Ai Cập và quay trở lại Ý, trông mặt lại thâm thâm, cảnh sát Ý không nghi là....nhập cư lậu thì cứ gọi con cầy....là con chó.
Quen thói ở Việt Nam thằng Anh lao bừa vào căn phòng mà qua cửa kính nó thấy một bác đang ngồi cầm hộ chiếu của thằng Em.

- Thưa ông, đó là bạn của tôi, anh ấy từ Pháp sang đây chơi và chúng tôi cùng nhau đi du lịch Ai Cập, ngày mai anh ấy bay về Pháp vào sáng sớm, hãy giúp đỡ chúng tôi.

- Đưa hộ chiếu của anh đây và ra ngoài ngồi chờ trong ít phút nhé.

Thằng Anh quay ra mà lòng nặng trĩu “nó đi với mình rồi bị hai anh cảnh sát chìm kiểm tra cùng lúc đó thì có phải bây giờ lên tàu về Milan rồi không, cái thằng của nợ”.Qua cửa thằng Anh suýt va vào tay cảnh sát kiểm tra hộ chiếu mà nó gọi là “Senior”.Lại trình bày đúng bài cũ “đó là bạn tôi, anh ấy....bla, bla”, tay ấy lại tươi cười.

- Không vấn đề gì đâu, anh cứ chờ, kiểm tra thôi mà.

Ừ thì cũng biết vậy nhưng mà nhỡ rắc rối quá, nó nhốt cho một đêm thôi thì cái vé đi Paris 8h sáng mai của thằng Em vứt mại vào sọt rác.Thằng Anh vừa đi vừa lan man nghĩ, có lẽ phải gọi nhờ sứ quán can thiệp cũng nên, nó về chỗ ghế đợi và lục tìm cuốn sổ trong ba lô.

- Này anh có hộ chiếu không đấy? giật mình thằng Anh ngó lên, thấy một mẹ da đen, tóc xoăn tít thì thào và sán lại như muốn tìm đồng minh.Giả câm giả điếc thằng Anh tá hỏa, mại như vậy là ả không có hộ chiếu à?, ả lên máy bay bằng cách nào? hay hộ chiếu giả?.

Cha bố tiên nhân nhà anh Ai Cập thế này mà mấy mụ “góa phụ đen” nó lọt lên tàu bay rồi giật chốt cửa khoang hành khách thôi chứ không cần nổ bom cũng đủ khiến cả đám bay mẹ nó hết ra ngoài giời.Thấy chả nước non gì cả ả lượn luôn.
Bỗng thằng Anh nhớ ra lúc đi nó đem theo cả thư mời, giấy chứng minh chỗ ở dài hạn, thẻ lĩnh tiền ngân hàng Popolare Di Milano và một số giấy tờ tùy thân khác bản photocopy, mừng rú nó nghĩ-lối thoát đây rồi.Cầm mớ giấy tờ nó đi tìm “Senior” của mình.Vừa thấy anh ấy, nó liền chạy lại đưa toàn bộ giấy tờ và hỏi.

- Tôi có thể “bảo đảm” cho bạn tôi được không?, mại chẳng hiểu “bảo lãnh” tiếng Anh là gì nữa, may quá sau này mới biết đều là “guarantee” cả, nhớ ơn cái giấy “bảo đảm” của Ai Cập quá.

- Tôi không chắc nhưng cứ thử xem.Anh ấy lại cười tươi, chưa biết sẽ thế nào nhưng nhẹ cả lòng.

Hai thằng lại ngồi chờ trong im lặng, mà nói cái quái gì được cơ chứ.Rồi của bật mở “Senior” bước ra với hai quyển hộ chiếu và mớ giấy photocopy.Thằng Anh mừng quýnh nó cảm ơn liên hồi mà quên cả hỏi tên người cảnh sát lịch thiệp, đáng mến ấy.Ngẩng lên đã gần 8h tối hai thằng chạy vội vàng ra mua vé tàu trở về Milan.Trên tàu mọi chuyện lại rôm rả, cũng chẳng giận gì cả(giận với thằng này chỉ có chóng chết, lôi được nó về Milan, gọi điện giả mại nó cho Mama là xong) mà thằng Anh chỉ lo mất cái vé tàu bay của cái thằng dở hơi kia thôi.
Nửa đêm mới mò về tới Massimiano, người ngợm rã rời, chú Dzú ra mở cửa chắc quá ngạc nhiên sau 9 ngày phiêu bạt giang hồ hai anh em đã quay trở về an lành.Nhà còn mỗi chú Dzú, lão Tôn thì đi Barcelona, Thầy Tam Tạng và Bạch mã sang Thụy sỹ thăm thân.Tắm rửa xong mở tủ lạnh thấy đầy các ngăn là bánh Pizza lớn nhỏ, thì ra chú Dzú một mình ngại nấu toàn xơi đồ ăn sẵn, hai anh em đành làm miến Phú hương ăn cho nó nóng sốt.
Ăn xong vứt tứa phựa bát đĩa ra đấy rồi hầu chuyện chú Dzú, phần vì vui, phần vì muốn khoe nên cả ba anh em nói chuyện rất lâu.Ấm áp và no nê thằng Anh chìm vào giấc ngủ không mộng mị.
 
Last edited:
Mama Renata Averna-đôi lời tri ân.

Về tới Milan là ăn uống tẩm bổ cho lại cái thần xác héo mòn.Tổng kết 9 ngày đi lại, thanh toán nợ nần, báo công, tuyên phạt giữa hai anh em một cách chớp nhoáng.Thằng Anh và thằng Em thống nhất là có ân oán gì về nhà tính tiếp vì cũng chẳng còn thời gian do nó phải về Paris.Phát kinh với cái thằng này nên thằng Anh và chú Dzú đưa nó ra ga Milano Centrale FS, tống cổ lên xe buýt rồi phủi tay về luôn, mừng không biết để đâu hết mừng.
Độ tối hôm mùng 10 tháng 11 thì hai thầy trò Đường tăng trở về từ Thụy sỹ.Mấy anh em lại suốt ngày ăn ăn uống uống nên chẳng mấy chốc Sa tôi lại người ngay.Chuyến đi đầy những kỷ niệm mà Sa tôi cảm thấy rất tự hào được đem ra kể cho mọi người nghe và chat với lão Tôn.Lúc ấy lão đang ở Barcelona, nghe kể về chuyến đi Ai Cập và Sa tôi trở về an toàn, lão mừng lắm.....ặc ặc liên tục :).
Ở căn hộ của đoàn cứ một tuần có một em sinh viên người Rumani do Mama thuê tới dọn dẹp, chắc thấy tụi nhỏ ăn ở sạch sẽ lại đi suốt nên một hôm nhân tiện đến kiểm tra nhà cửa bà nói.
- Chủ nhật tới đây tôi sẽ làm một bữa ăn thuần chất Ý để đãi mọi người nhé.
Dĩ nhiên là chúng tôi đồng ý ngay.Ngày giờ, món ăn được Mama Renata-tên đầy đủ của bà là Renata Averna đưa ra là vào chiều ngày chủ nhật và món ăn là cơm gà kiểu Ý.Lý do Sa tôi vẫn nhớ tên bà rõ ràng vậy là khi lục lọi đống giấy tờ lưu giữ lại thì thấy bản hợp đồng thuê nhà ký giữa bà và đoàn.Bà nói rằng bà rất cảm tình với đoàn này ngay cả từ việc đề nghị làm hợp đồng thuê nhà, không hiểu trước đó các đoàn khác họ làm thế nào?.
Việc tiếp theo là chúng tôi bàn nhau đáp lại tấm thịnh tình của Mama.Lần đầu tiên tiếp xúc khi mới sang, đoàn đã có quà kỷ niệm rồi nhưng Sa tôi vẫn mang hai bức tranh trên giấy papyrus và một con bọ hung nhỏ ra tặng riêng cho Bà.Về sau khi nhận quà Mama vui lắm và bà tiết lộ rằng mẹ của bà sinh ra tại Ai Cập nên bà có gốc gác từ nơi này.Có vẻ như bà nói về cội rễ của mình với một niềm tự hào lớn.
Bàn nát nước, mặc dù lão Trư(chú Dzú) là tay nấu ăn rất oách, kết quả cuối cùng là món nem rán ăn với bún và rau sống và tráng miệng bằng chè đậu xanh, nước cốt dừa(cái này Sa tôi đề xuất, sau bị thất bại nặng nề, mình làm mình chịu ăn hai ngày bằng đủ các biện pháp mới hết).
Nói chung làm nem không khó vì nguyên liệu ở Milan đủ cả mỗi tội bánh đa nem thì nan giải.Tìm khắp các cửa hàng Tàu chỉ có loại vỏ bánh để làm há cảo nên đành mua tạm, đâm ra món nem cũng gần như không chuẩn.Xà lách, rau thơm, húng quế, mùi tàu(ngò gai) còn nguyên đất, nguyên rễ.Nấm hương, mộc nhĩ, giá đỗ, nước mắm(của Thái lan nhưng nhãn hiệu Phú quốc đã bị tẩy không còn tí mùi nào cả, thế mới tệ) đủ cả.Nhưng tất cả cũng chẳng kéo lại được tí nào hồn vía món ăn Việt đặc sắc ấy.Còn chè thì Sa tôi mua đậu xanh về hầm nhừ xong đổ đường vào lúc nào ăn thì cho đá và nước cốt dừa, dễ nhất trần đời.
Về phần Mama, đầu giờ chiều ngày chủ nhật bà tới với một cô con gái nhỏ và tay xách nách mang đủ các thứ trên đời.Sa tôi nhìn tất cả các thứ thì thấy gồm có: lườn hay ức gà gì đó cắt lát mỏng, hành tây, trứng, rau xà lách tím, bơ cục, gạo, dầu ôliu, dầu nành, ôliu xanh muối chua và pho-mát bột.Mama nói ăn món cơm gà Ý thì phải uống cùng với vang đỏ Ý giá 15E một chai(cỡ 5-7E mấy anh em mua uống đã thấy ngon rồi).
Đầu tiên gạo được nấu chín bằng dầu nành(gạo đổ lưng nồi và bà đổ nguyên chai dầu 1,5l vào ngập mặt gạo), lúc gạo chín thì chắt dầu ra, trứng gà đánh lên đổ vào cùng cơm, bơ và đảo như rang, một lúc sau bỏ ra để nguội.Cơm có màu vàng ươm...bóng loáng vì dầu và thơm nức mùi bơ.
Sau đó hành tây, tỏi băm nhỏ phi thơm rồi sào với ức gà thái hạt lựu bằng dầu ôliu tới mức giòn tan, nêm nếm bằng muối và hạt tiêu đen(cái này làm cả lũ ngồi chờ....điếc cả mũi và dịch vị tiết ra mãnh liệt) :)).
Cuối cùng là trộn hỗn hợp cơm và thịt gà lại với nhau chia ra bát miệng rộng, lòng nông rồi rắc pho-mai bột lên trên, trang trí bằng một nhánh húng quế, nằm giữa các quả ôliu xanh xếp quây tròn xung quanh cho đẹp mắt.
Hôm đó Mama ăn hai cái nem rồi gật đầu lấy lệ khen ngon còn bọn chúng tôi mỗi người chén một bát to cơm gà.Ừm, đưa một chút và miệng nhai và nghe ngóng, Sa tôi thấy cơm thơm, béo ngậy, hạt gạo Thái dẻo và giòn rất hợp với kiểu “rang trứng” khiến hạt cơm rời tơi ra chứ không dính bết vào nhau, thịt ức gà thơm và giòn tan màu nâu sậm, xoắn cong lại như vảy phồng tôm.Ngay cả cái tiếng rồm rộp khi miệng nhai miếng gà trong thìa cơm vàng ươm, mềm ấm hơi ướt cũng đã là một sự kết hợp thú vị rồi.Điều duy nhất cản trở món cơm trở nên hoàn hảo đó là nó....quá ngấy, tuy nhiên cái đó được vị chua, bùi béo của ôliu muối chua làm dịu bớt.Mama có vẻ rất vui vì thấy mấy anh em ăn có vẻ rất ngon miệng.Hai chai rượu vang đỏ cỡ 1,5l cũng hết veo, thứ này phải nói là rất hợp với món cơm vì nó làm cho mùi vị “lên hương” hơn và nó còn giúp cảm giác bị “ bứ “ đỡ đi rất nhiều (c).
Thật đáng buồn là món tráng miệng của Sa tôi cũng không làm hai mẹ con Mama mặn mà lắm.Nhất là cô bé con gái, nó lấy thìa khoắng bát chè lên, nếm thử một chút và chun mũi vào bỏ luôn.Đây cũng là kinh nghiệm nhớ đời khi tiếp đãi các bạn châu Âu, các bạn ấy không có trong thực đơn món....xúp đường bỏ thêm nước cốt dừa :(.
Bữa ăn tuy vậy vẫn rất vui vẻ, khi ngồi uống trà Lipton với đường và lát chanh nhỏ, Mama rất hào hứng mở món quà của Sa tôi và ngắm bức tranh.Bà khá am hiểu về giấy và nghệ thuật in tranh trên giấy papyrus.Bà cũng đặc biệt thích con bọ hung bằng đá Ai Cập có lẽ vì hiểu ý nghĩa về sự may mắn mà nó mang lại cho người sở hữu.
Trước khi ra về Bà nhờ mấy anh em dọn dẹp chỗ thức ăn còn dư cho vào túi, thản nhiên Bà cho vào bao giấy để mang về.Một nét phong tục cũng rất khác với người Việt(may quá chậm chút nữa thì Sa tôi mở tủ lạnh và đem cất đi để hôm sau ăn dần) hê hê.
Sau này Sa tôi còn biết thêm rất nhiều “quí bà” người Ý nữa, bà chủ hiệu giặt, bà chủ hiệu bán tạp hóa, bà quản lý trông nom khu căn hộ(những người đều biết Mama Renata) bằng nhiều cách biểu hiện khác nhau đã làm cho chúng tôi cảm thấy ấm áp hơn khi ở đất khách quê người.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,556
Bài viết
1,153,654
Members
190,122
Latest member
tomulan
Back
Top