What's new

[Chia sẻ] Tết Việt và những lễ hội từ Nam chí Bắc

thucdayvadinao

Phượt thủ
em nghĩ phượt mem đi nhiều, biết nhiều, nên em hi vọng các mem chia sẽ về những lễ hội vào dịp Tết cổ truyền của Việt Nam mình, để có ai đó muốn đi đâu vào dịp Tết thì cũng biết có lễ hội như vậy mà tham gia cho biết.

Đầu tiên, em sẽ phát pháo bằng Lễ hội cộ Bà Bình Dương
trên đường Nguyễn Du, TX Thủ Dầu Một, Bình Dương, ngay vòng xoay ngã 6

lễ hội này có mỗi năm vào dịp Rằm tháng Giêng, bắt đầu của lễ hội là vào khoảng 13 âm lịch và kéo dài đến 16 âm lịch, nhưng từ mùng 1 của năm mới thì chùa Bà đã rất đông khách thập phương về viếng chùa rồi.
gọi là chùa, nhưng đây chính thức là Miễu bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, có từ lâu rồi, em cũng chẳng nhớ hồi nào, từ lúc em sinh ra đã về chùa tham gia vào trong đoàn diễu hành này.
Lễ hội do 4 Ban người Hoa tổ chức, sáng hôm rằm là phát giải lồng đèn đẹp nhất và sẽ tổ chức đấu giá chiếc lồng đèn này, số tiền sau đấu giá sẽ dùng vào việc duy trì lễ hội cho năm sau, tặng quà cho các con em người Hoa, và đầu tư cho trường tiểu học Lê Văn Tám, còn gọi là trường Hoa Văn Bồi Anh đây là trường của người Hoa xây dựng và duy trì cho đến hôm nay trên đất Bình Dương .
đỉnh điểm của lễ hội là cảnh khiêng kiệu của Bà đi khắp thị xã để mọi người chiêm bái, cầu cho mọi người được nhiều tài lộc của năm mới, người ta nói 3 cây nhang chính lúc diễu hành rất linh ứng, nên hầu như ai cũng muốn có được nó để được may mắn, nên phải có thêm một người có sức khỏe ... đi theo giữ không cho ai 'giật". Các trò hóa trang thành ngọc hoàng thượng đế, ông công, ông địa, thầy trò đường Tăng, quán âm bồ tát, na tra, ... làm trẻ con lẫn người lớn đều yêu thích và cười vui vẻ.
lại thêm cái trò đi kiệu của các anh đi kiệu lão luyện nữa, nhìn cứ chênh vênh trên đôi chân gỗ, dạo một đoạn đường thật là dài mà chẳng khi nào thấy bị té, ai cũng muốn chụp ảnh các anh này thật nhiều, rồi hình ảnh ông địa làm trò cười với cây quạt phe phẩy và cái bụng phệ không lẫn vào đâu được, ông thần tài thì cầm mấy thỏi vàng tỏ sự sung túc cho bà con trong năm mới, có năm ông còn cầm bao lì xì may mắn cho các baby nhỏ trên đường.
đặc biệt của lễ hội chùa Bà là có vô số gia đình hảo tâm để trà đá miễn phí rất nhiều, hầu như cung đường nào gần chùa BÀ cũng đều có, giữa cái trưa oi bức, chỉ cần một ly trà đá mát lạnh cũng xua đi cái nóng đối với khách phương xa.
Mà không chỉ có trà đá miễn phí thôi đâu, còn nhiều loại miễn phí khác như nước sâm miễn phí, nước mía miễn phí, trà sữa miễn phí, bánh mì miễn phí, cơm miễn phí, bún miễn phí, bánh bao miễn phí, ... các thứ cứ thi nhau miễn phí và mỗi năm số người làm từ thiện như vậy càng tăng thêm. Có nhiều lý do để người ta làm từ thiện như vậy, nào cầu Bà cho khỏi cơn bệnh, cầu tài, ... và có khi cũng chẳng cầu gì.
khoảng 2h chiều ngày rằm tháng 1 âm lịch là bắt đầu lễ rướt kiệu Bà bắt đầu từ chùa sẽ đi ngã 6 biểu tượng Bình Dương, rồi đi tiếp qua đường NguyễN Thái Học, qua Hùng Vương rồi về đường CMT8, lại về lại chùa Bà trên đường Nguyễn Du, cung đường nào Bà đi qua là người và người hai bên đường khấn vái cầu nguyện , người dân và các cửa hàng ở đó bày biện mâm ngủ quả thắp hương khấn nguyện cầu tài lộc cho cửa hàng,
các đaòn lân sư rồng thì múa, đánh trống liên tục rất là hay, có cửa tiệm treo một xâu tiền nữa là dân chúng được xem các chú rồng múa uốn lượn rất là hay
Khi đi về mọi người nhớ mua sắn ngọt Bình Dương về làm quà, bán đầy san sát nhau trên đường CMT8 và đại lộ Bình Dương, đoạn hướng về sài Gòn, cũng khá rẻ khoảng 3-4k/kg không cần trả giá vì mọi người bán san sát nhau nên có một giá duy nhất.
 
Last edited:
Lễ hội đền Sái làng Nhội xã Thụy lâm huyện Đông anh Hà nội và lễ rước Vua (Người thật đóng giả Vua) duy nhất ở Việt nam:

Đền thờ khắp Việt nam đâu cũng có, lễ hội xuân quê nào cũng nhiều, cũng định giới thiệu lễ hội quê mình nhưng chưa có ảnh minh họa, xuân bâng khuâng đi hội vùng đất Đông Anh nhiều duyên nợ, gặp lễ hội độc đáo nên giới thiệu với bà con làng Phượt trước: LỄ RƯỚC VUA GIẢ

Huyện Đông Anh ở phía Bắc Thành Hà nội, nơi có Loa Thành đất đóng đô hai đời vua: Thục Phán An Dương Vương và Ngô Quyền (Ngô Vương). Sử sách lưu truyền nhiều chuyện An Dương Vương xây thành Cổ loa được Thần Kim Quy giúp sức diệt yêu quái, ai cũng đã biết. Nhưng mãi vài năm gần đây, có duyên nợ gần gụi đất Đông anh, tôi mới biết đền Sái linh thiêng mà nơi mà Vua An Dương Vương sau khi diệt yêu ma ở Thất Diệu sơn về, thấy dấu chân thần trên phiến đá núi Vũ Dương, được Thần Kim Quy cho biết là của Huyền Thiên Trấn Vũ giáng lâm giúp dân diệt trừ yêu quái cho dân lành an cư lạc nhiệp. Vua bèn cho xây Kim Khuyết Cung tại núi này để thờ Đức Huyền Thiên Trấn Vũ, cấp tự điền cho dân làng lo việc thờ cúng. Hàng năm tiết xuân đích thân triệu tập quần thần về bái yết.

Về sau thấy đại giá đi lại tốn kém hao phí tiền của công sức dân chúng, vua cho phép dân làng thay vua thực thi nghi vệ Thiên tử, đóng giả quần thần quan tướng bái lễ Đức Thánh tại đền. Từ đó vào các ngày 11 tháng giêng hàng năm dân làng Nhội (tên chữ là làng Thụy lôi) làm lễ rước vua (giả) từ đình làng lên đền Sái lễ bái đức Huyền Thiên Trấn Vũ, đến đền Trung thờ Đông hải Đại Vương, đền Thượng đền Thủy thờ Anh em tướng nhà Lý Trương Hống, Trương Hát đã có công đánh giặc Tống tại phòng tuyến Như Nguyệt nơi này.​

picture.php
 
Last edited:
Lệ xưa: Để được trọn đóng Vua giả phải là cụ ông tròn 72 tuổi, còn song toàn (còn vợ), mạnh khỏe con cháu phương trưởng không có điều tiếng gì và đặc biệt phải là người đã làm lễ Thượng Thính: tức là khi 55 tuổi đã cùng các ông cùng tuổi sửa hai mâm cỗ lớn nhỏ. Cỗ lớn dâng tại đền Sái, cỗ nhỏ dâng cúng Thành Hoàng. Mân cỗ cúng Thành Hoàng sau được khao dân gọi là lễ Thượng Thính. Người nào không sắm được cỗ cúng thì sắm lễ trầu cau, xôi oản, thủ lợn để mua nhưng. Nhưng sau sẽ không được đóng vua chúa quan tướng trong hội.
Có lễ Thượng thính thì năm 60 tuổi trở đi có thể được đóng quan tướng hoặc đóng chúa trước. Người được trọn thì tự lo mũ mão cân đai theo ngôi vị của mình. Vua thì mặc áo hoàng bào, đội mũ cánh chuồn, đi hia vàng thắt đai đỏ, ngồi kiệu bát cống. Chúa thì bôi mặt đỏ, mặc áo vàng, đi hia đỏ, tay cầm gươm, ngồi kiệu vàng nhưng không lộng lẫy bằng kiệu vua.

picture.php


Các quan tướng thì mặc áo thụng xanh, ngồi võng, có lọng che:

picture.php
 
Last edited:
Ngày mai là đỉnh điểm của lễ hội Chùa Bà Bình Dương rồi, mình và một số đồng nghiệp có đi xem, để mình chụp vài tấm ảnh share với mọi người, ai chưa tham dự thì cũng dễ hình dung hơn. Chờ nhé.
 
Lễ rước vua giả:

Khi xưa làng xóm thuần nông, thu nhập không có gì ngoài thóc, sắm được một cái lễ nhưng đã khó, chứ đừng nói gì đến lễ Thượng Thính. Bởi vậy các cụ kể: không ít nhà vì quá nghèo không lo nổi lễ với làng, sống bị coi rẻ nên phải bỏ làng mà đi. Dù là đóng vua quan giả thì cũng chỉ là mấy nhà Địa chủ, Phú ông có của. Sau các lễ trên mới được xếp các vai vế đóng thế. Khi đó mới có ruộng làng cấy trồng lấy hoa lợi lo việc hội làng. Vua được 3 mẫu thì ngoài trang phục cho bản thân còn phải lo 1 trâu đô, 1 lợn đô cho làng. Chúa thì chỉ được 1 mẫu nhưng chỉ cần cúng cho làng 1 bò đô. Các vai quan tướng thì chỉ cần đã có lễ Thượng thính, là họ hàng anh em với vua chúa do vua chúa đề cử.
Lễ rước phỏng theo nghi lễ nhà Vua cùng quần thần đi bái lễ đức Huyền Thiên Thánh Vũ nên trang phục võng lọng, trình tự như khi Vua thật đến lễ:

Đầu tiên là mâm lễ dâng cúng Đức Thánh:

picture.php
Thấy nói là có rất nhiều thứ, đặc biệt là bánh trưng bánh dày là không thể thiếu. Nhưng đây là ảnh chụp lúc đám rước lễ Thánh đã xong quay về Đình khao làng nên chắc chỉ còn lộc của Thánh ban đem về.

Nay thì lệ dâng lễ Thượng đính, Nhưng không còn (Mà nếu còn thì cũng nhiều nhà sắm được) Nên các cụ cứ bình chọn luân phiên theo đức độ, gia quy nề nếp gia đình.
 
Last edited:
Lễ rước vua giả:

Sau mân lễ là đến các ngôi thứ, trước ngôi thứ nào cũng có Biển hiệu (tôi không biết tên cổ của công cụ này, bác nào biết chỉ giúp với, Hì hì ;)) Bây giờ lại có cả băng rôn nữa

picture.php


picture.php
Đầu đoàn rước là chúa dẫn đường. Vai Chúa còn kèm theo một sứ mệnh: Diễn lại tích giết Gà trắng cùng yêu ma. Nên kiệu Chúa đi trước, chốc chốc lại bốc bay lên hạ xuống, chạy ầm ầm lên phía trước khá xa, Chúa vung gươm chém liên tục:

picture.php
rồi quay lại chạy về phía kiệu Vua báo cáo: Đường đã dẹp yên (Ý là thế, nhưng không thấy tiếng nói:))

picture.php

Trai làng khêng kiệu thì hò reo ầm ĩ. Không biết xưa thì hò reo thế nào chứ bây giờ anh em hò: Dzô, Dzô như ngoài quán nhậu ấy.
Yêu thế :D.
 
Last edited:
Lễ rước vua giả:

Tiếp đó là Vua Thục Phán An Dương Vương với trống chiêng

picture.php


Sư tử dẹp đường

picture.php

Các cụ còn kể khi xưa còn cả phường bát âm nữa.


Trước kiệu Vua là mâm lễ của dân làng tiến vua, với bánh chưng bánh dày nối tiếp truyền thống từ thời Vua Hùng Vương, gợi nhớ Hoàng Tử Lang Liêu hiếu tảo, mà nay hiện thân trong những người dân Làng Nhội thân yêu:

picture.php
 
Last edited:
Lễ rước vua giả:

Sau kiệu vua là các quan tướng, cũng có bảng biển, băng rôn, mặc áo thụng xanh, ngồi trên võng điều 4 người kiêng, che 2 lọng vàng:

Kế ngay sau kiệu Vua là võng của Quan thự vệ,
picture.php

Có người thì gọi đấy là Quan Tự Vệ
chả biết thế nào là phải, mà chức năng nghiệm vụ quyền hạn của các quan, em cũng không rành, đa phần bà con trong làng cũng không trả lời được. Hình như đây là quan bảo vệ vua thì phải. Nghe tên có vẻ là quan Võ, nhưng phục trang thì tất thảy quan tướng đều giống nhau, làm em không thể nào phân biệt được. Bác nào biết thì bổ xung với nhé:

picture.php

Rồi tiếp là Quan Tán lý:

picture.php

Chức danh thì ông này là quan Văn ở triều đình theo vua về lễ Thánh, nhưng phục trang thì như đã nói: Không khác gì cả. Ảnh ông này chính là ảnh ở phần giới thiệu chung phía trên, em không đưa vào nữa.

Quan Đề Lĩnh:

picture.php

picture.php

Quan Trấn thủ địa phương khóa đuôi đi sau. Các quan này phục sức, nghi vệ cũng giống các quan trên.


picture.php
 
Last edited:
Lễ rước vua giả

Đám rước kéo dài chừng cây số. Trống chiêng sáo nhị vang rộn cả một vùng:

picture.php


picture.php

Đám rước có đoạn đi qua quãng đường có con mương thủy lợi Mọi năm nước đầy nơi đây là chỗ của các liền anh liền chị các quanh vùng về góp vui. Năm nay nước đọng trông hơi mất thiêng, nhưng em cứ mạnh dạn đưa lên để các bác hình dung:

picture.php


Cạnh đó là cánh Đồng Chầu có gò Bái vọng nơi trước đây Vua dừng lại để bái vọng lên Đền,xa xa là Đền Sái bên trái, nhỏ hơn bên phải là Đền Thượng:

picture.php


Con đường dẫn vào đền vừa trải nhựa phẳng phiu, chứ lần trước em đến còn là con đường đất lô nhô ổ gà ổ trâu. Các cụ trong làng nói nhờ lộc Đức Thánh:

picture.php
 
Last edited:
Cuối con đường là đền Thượng, trước đó một đoạn là đền Sái linh thiêng với cổng tam quan lớn nhất ở đồng bằng Bắc bộ mãi đến vài năm gần đây mới có những cái mới lớn hơn :

picture.php

Bên trong ngoài việc Thờ Đức Thánh Huyền thiên Trấn Vũ ra thì cảnh quan không có gì khác các ngôi đền chùa ở đồng bằng Bắc bộ:

picture.php


Nhà bia:
picture.php


Chính điện:
picture.php

Nghe nói khi xưa có tượng đức Huyền thiên Trấn Vũ đắp bằng đất cao gần 4m, là hình mẫu của pho tượng đồng đen ở Đền Quán Thánh. Nguyên là năm Gia Khánh thứ nhất Triều Nhà Lý (1059) Vua Lý Thánh Tông đến đền cầu tự được hoàng tử sau làm Quốc Vương nên rước thần về cho đúc tượng đồng thờ tại Đền Quan Thánh.

picture.php


picture.php


Phần em xin tạm dừng, mời các bác tiếp tục ạ.:)
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,578
Bài viết
1,153,811
Members
190,134
Latest member
etaxiprk2
Back
Top