What's new

“Thái Lan có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội?”

Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội?

....



“Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội?” - thằng bạn cắt khố đâm hông một câu ngang xương. Tức cành hông, tăng-xông lên gần tới đỉnh!



“Tui thấy tour dài nhất đi bên đó có 7 ngày, ông làm gì cứ rị mọ tới tới lui lui như đi trốn nợ vậy cà?” – nó bồi thêm. Cái thằng cà chớn! Nói thiệt là nhỏ lớn giờ số lần tui xài tiếng Đan Mạch chỉ đếm trên đầu mấy ngón chưn, vậy mà bây giờ muốn qua bển sống để nói cho thả giàn!



“Nói với ku như nước đổ đầu vịt Thanh Đa à! Mày cất cao cổ cò cổ vạc, vác chiếu qua nhà tao để tao kể cho mà nghe. Trợn mắt cái gì, chuyện Thailand còn hay hơn Nghìn đêm lẻ một, vậy mày phải vác chiếu đi là phải rồi còn ừ à gì nữa”.



Mạnh miệng nói xong, tôi cũng phải 3 chân 4 giò lên mạng tìm tòi thông tin hỗ trợ. Lạc vô xứ nhà lá này thấy thiệt là hứng chí, nhưng xem đi xem lại thấy thông tin sao mà ít hều vậy cà. Thông tin chỉ đâu đó Bangkok, Pataya, xa lắm là Chiangmai, Phuket, thỉnh thoảng có thêm mấy miệt khác mà thông tin sao trống huơ trống hoắc. Mấy ông cất công viết cuốn Lonely Planet Thailand dày cộp, gấp 3 lần cuốn Vietnam, mấy anh hai ở TAT chổng mông viết brochure du lịch cho hầu hết các tỉnh thành Thailand… vào mục này xem chắc ngửa cổ than trời, đấm ngực bùm bụp… buồn tình dữ lắm á. Thailand mà chỉ vậy làm gì hàng năm cả 20 triệu du khách đổ xô (trừ 2010 bạo động giảm xuống còn 14T, gần gấp 3 Vietnam!). Thôi, nhân tiện trả lời bạn hiền, tui chen vô đây thêm ít ít, có gì mấy ảnh đọc được cho tiền tip mình kiếm gì đó mần chơi, hén!




Tài hèn sức mọn, không tham vọng gõ một topic “lộng lẫy” ( - như khói trời, của cô Tư miệt đất mũi; như “Cá khoai lộng lẫy” – của tờ Sài Gòn Tiếp Thị; như “Côn trùng lộng lẫy” – của Tuổi trẻ Cuối tuần; … mà có thể mai mốt ai đó đi Tibet, India… cám cảnh dân tình nhọc nhằn đóng phân bò thành bánh làm chất đốt mà chơi luôn cái tựa “Cứt khô lộng lẫy” chắc cũng được hoan nghênh… - lại cái tật lan man rồi), cái thằng motdoidirong tui chỉ dám chen vào đây tám chút lúc hưỡn. Mà dù gì, nó cũng là “Thông tin du lịch Thailand”, phải không ku. Rảnh rỗi, không vác chiếu qua nhà tao được mày vào đây đọc cho nó tăng pageview của anh hai mày. Có hưỡn hơn nữa rủ mấy em tuổi teen mối ruột đăng ký vài chục cái nick vào đây bấm nút Thanks lia lịa, cho anh hai mày qua một đêm bỗng đổi đời như mấy em Vietnam đưa đồ - à quên, Vietnam ai-đồ thì càng tốt. Nghen ku!

* *
*​




Thailand, những ngày đầu năm thật khác!



Những triền đồi, những bãi bồi ven sông lau trắng miên man trong nắng mới. Đám lau sậy ngày thường còi cọc xấu xí xác xơ tơi tả vì gió vì mưa, vì đám gia súc ngược ngạo dẫm nát giờ kiêu hãnh phô phang rừng cờ lau trắng trong thanh khiết. Đám gió hung hăng dữ tợn ngày nào giờ lả lơi ve vuốt ôm ấp đẩy đưa… làm sông chiều không dậy sóng xanh chỉ xô bờ những con sóng bạc đầu, bạc đầu, miên man….




P1040248.jpg

Những triền lau bạt ngàn Sukhothai



Miền nhiệt đới đã qua ngày qua những ngày hè. Lũ sen hồng sen bạch đã tàn đã úa, đã nhường lại sông nước ao hồ cho đám súng hừng hực sức sống rừng rực đỏ vươn cao. Cái nắng vàng rực những ngày đông chói chang Thailand, đám súng càng rực rỡ phô trương hơn… vì chúng biết giờ là thời khắc huy hoàng của chúng.



P1040092.jpg

Súng trong Sukhothai Historical Park



Nhưng chúng đã lầm! Mùa này chỉ có lũ sen là thảo hiền nhường nhịn thôi. Coi nè, bọn hướng dương hoàng tộc con cháu thần mặt trời chúng tao chẳng thèm liếc lấy một cái với bọn súng hèn mọn chúng mày đâu. Thẹn thùng, lũ súng khép nép ôm nụ khi nắng lên, chỉ có hướng dương kiêu hãnh nhìn thẳng vào mặt trời cháy bỏng, chẳng thèm cần lấy một mảnh Rayban, dù là kính dzỏm mua ở Trương Định, cho nó gọi là!



P1011634.jpg

Những cánh đồng hướng dương Lopburi


“Nè khoan phát biểu nghen mậy! Biết thế nào mấy cũng càm ràm “Mấy cái bông đồ yêu đó tui dzìa miền Tây thiếu giống gì”, tao đưa ra cái hình này là quê mình hết có à nghen!”.



P1040286.jpg

Hoàng hôn Sukhothai chiều nắng đẹp (lộng lẫy!).​




…..


Còn ít nhất 99 chương hồi nữa!
 
Em xin post 1 bài lên đọc mà nó phảng phất những điểm tương đồng

HÃY ĐI LOANH QUANH
Alan Phan
20 September 2013
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để lại đời một lời khuyên bất hủ,” Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…” Tôi không biết khi viết ra lời này, ông còn trẻ hay đã lớn đã già? Tâm trạng tôi lúc này ở tuổi 67 thì thấy quả là quá mỏi mệt.


Mấy tuần nay tôi về Mỹ. Không đi mít mù như lúc xưa khi phải “loanh quanh” xuyên tiểu bang bán và mua hàng (hay công ty); nhưng lần này, dù chỉ quanh quẩn vùng Tây Mỹ, tôi cũng phải chịu đựng với “ăn bờ ngủ bụi”. Khách sạn có sang trọng đến đâu cũng không sánh bằng “sweet home”, bữa ăn có đặc biệt thế nào cũng không bằng một chén sôi trộn vừng ăn với gà nướng mọi. Tôi nghĩ máu phiêu lưu của doanh nhân luôn chảy mạnh trong tâm hồn mình; nhưng đã đến lúc tôi nghĩ mình phải về một vùng nắng ấm, có biển và cây cối, có bạn bè gia đình thân thuộc và những thú vui đơn giản êm đềm. Ngày “rửa tay gác kiếm” đã đợi quanh ở góc phố.
Tuy nhiên, mặc cho lời phán rất Phật của nhạc sĩ Sơn, tôi vẫn tin rằng ở tuổi còn sống động, đi loanh quanh là một sứ mệnh cần thiết để con người chúng ta hoàn thiện. Ngồi trong một bóng mát, nhìn những con chim chơi đùa trên sóng biển, tôi nhớ lại trong thú vị những lần đi loanh quanh của mình.
Vào đầu 1980, tôi quen một sinh viên Hồng Kông học tại UCLA. Sau khi tốt nghiệp, cô về lại Hồng Kông lang thang phố phường với bè bạn, vì gia đình giàu có, cô không cần làm việc. Khi đi công tác qua Hồng Kông, tôi điện thoại Jocelyn và nàng hăng hái dành nguyên ngày thứ bảy cho tôi. Khi gặp lại, tôi thật sự “sốc” vì dù có khuôn mặt rất dễ thương ở đại học, Jocelyn hoàn toàn biến dạng thành một “siêu mẫu” của Hồng Kông. Trong chiếc áo đầm mảu trắng, và chiếc Ferrari đỏ mượn của người anh, nàng là một thiên thần vừa bị xô xuống trần.
Nàng lái tôi qua khu phố cũ của Kowloon, đi tìm một tiệm thật đặc biệt với những món ăn cổ truyền của Hải Nam. Vì không quen phố xá nơi đây, nàng đi lộn vào một lối hẹp ngược chiều. Nhiều chiếc xe bị kẹt bấm còi inh ỏi. Xe đi quá xa vào ngõ quá hẹp, không quay đầu được. Một cảnh sát trên xe mô tô chạy đến. Anh tỏ vẻ giận dữ nhưng khi nhìn thấy thiên thần Jocelyn, anh lính trẻ nhe một nụ cười tươi, và lịch sự,” cô yên chí, tôi sẽ giải quyết nhanh chóng”.
Sau đó, anh điều khiển từng chiếc xe và dẹp đường sạch sẽ cho chiếc Ferrari. Khi nàng lái khỏi phố, quay đầu lại anh cảnh sát nói cám ơn; anh ta chỉ lắp bắp một câu “ cô có một ngày vui vẻ nhé”. Đó là sức mạnh của người đẹp. Nếu tôi lái xe đó, chắc giờ này tôi vẫn ngồi trong khám của Hồng Kông.
Câu chuyện ngắn vẫn còn làm tôi cười lớn. Không đi loanh quanh thì làm sao có chuyện mà cười? Đã cười thì làm sao mỏi mệt?
Một lần khác, tôi đi loanh quanh đến Guatamela.Trong đêm đầu tiên, tôi lang thang qua nhiều khu phố lạ. Một ông già say rượu không hiểu vì lý do gì bị 2 tên du đãng đánh ngất ngư rồi vất nằm sóng sượt bên con hẽm. Không ai dám can thiệp. Tôi nổi máu hào hiệp, kêu xe taxi chở ông già đến bệnh viện, trong lòng hơi lo không biết tính sao nếu tiền viện phí quá cao mà ông ta không trả được.
May mắn, ông già lại là chủ một đồn điền cách Guatamela City hơn 90 cây số. Ông khá giả và gia đình rất đông. Ông nhất định kéo tôi lên đồn điền sau đó. Qua những bữa ăn và những lần cỡi ngựa dạo quanh, ông cho biết là đã học xong MA tại Georgetown University ở Washington DC. Sau khi làm tại Bộ Ngoại Giao vài năm, ông ghét bọn chính trị gia và công chức “chuyên nói dối”, bỏ về quê làm nông dân. Sau 6 năm, ông tạo dựng được một đồn điền khá lớn, nuôi bò và đủ loại động vật cùng cây olive.
Ông khôn ngoan, đầu óc chứa đựng nhiều triết lý cao siêu từ thế giới và lịch sử, nhờ những ngày rảnh rỗi trong trang trại. Tôi có một tuần tuyệt vời bên ông để học hỏi; và ghé thăm ông vài ba lần sau đó. Ngày ông chết, ông gởi lên Los Angeles tặng tôi một con két nhiều mầu sắc chỉ biết nói tiếng Spanish (Tây ban Nha). Nhưng con két biết một bài hát bằng tiếng Pháp, “la vie en rose”. Những ngày tôi buồn hay thất vọng, con két dường như có cảm giác (hay ông già quay về nhắn nhủ), nên nó hát cho tôi,”ll est entr dans mon Coeur, Une part de bonheur, Dont je connais la cause..””. Không đi loanh quanh thì làm sao có chuyện thú vị mà hồi tưởng? Đã thú vị thì làm sao mỏi mệt?
Dĩ nhiên, khi đi loanh quanh thì cũng sẽ gặp vài ba chuyện buồn, hay bực dọc, phiền toái và mất mát. Nhưng tôi cho rằng chúng là những cái giá tôi phải trả cho những niềm vui loanh quanh của mình.
Khi thấy tôi đi nhiều, một người chú họ ví von, “ hòn đá lăn hoài thì rong rêu không thể nảo mọc rễ”. Có lẽ như vậy, vì tài sản và quyền lực thường không thể tích tụ nơi các tay giang hồ lang bạt. Phải biết chăm chú vào một chuyện làm giàu hay xây sự nghiệp trong công, tư sở. Nhưng với tôi, hòn đá nhẵn bóng hay rong rêu đều có vẻ đẹp tự nhiên của trời đất.
68 năm đã trôi qua trên hòn đá mang tên Alan. Vài buồn bã hối tiếc khi nhìn lại thời gian và sự bào mòn. Nhưng nói chung, tâm hồn tôi vẫn ấm áp nhờ những lần đi quanh không định hướng. Nếu các bạn còn có thì giờ, hãy rời con đường cao tốc hay quốc lộ, lang thang đi loanh quanh một lúc vào những lối hẹp. Đôi khi, bạn sẽ may mắn tìm ra “con người thực” của mình.
Alan Phan
 
Chào bác MOTDOIDIRONG,
Chả là tháng 2 tới, nhà em gồm 3 người (2 vc em và 1 con nhỏ 5 tuổi) có dịp sang Thái chơi 4 ngày 4 đêm. Thời gian không dài mà cũng không ngắn, nhưng lại có trẻ em nên vợ chồng em chưa quyết định được đi đâu.
Lúc đầu thì dự định đi KohChang ăn ngủ nghỉ ở đó rồi về. Nhưng nghĩ đến việc đi từ BKK đến Koh Chang thì ái ngại quá (có con nhỏ đi theo nên phải so đo như vậy đó :( )
Rồi lại nghĩ hay là ở lại BKK, cho con đi Safari World ???

Thấy bác quần Thái Lan ác liệt quá, nhờ bác Tư vấn giúp vợ chồng em địa điểm đi chơi bên Thái hợp lý với ạ. Nếu đi biển thì nên đi biển nào? Không đi biển thì đi đâu,...? Nhà em hạn chế di chuyển nhiều (vì có trẻ em ạ).
Mong tin của bác
 
Re: 104 - Rực rỡ Chiang Rai.

@binhan, nếu như nói con số 103 không phải là nửa đoạn đường mà chỉ là chưa được 1/10 hoặc 1/20 thì có tin nổi không :T ?!



104 – Rực rỡ Chiang Rai


Nhẹ bước bên ngôi chùa xưa yên ả trong khu vườn xanh mát mùa xuân hoa lá tưng bừng khoe sắc,… khách du cứ ngỡ như về lại ngày xưa cũ. Dâu bể trùng điệp, chùa Rừng Tre xưa, Wat Phra Kaew bây giờ đã mấy lần sửa sang nhưng vẫn giữ được nhiều nét xưa và cả các kiến trúc cổ. Như một tòa bảo tháp, dáng dấp kiến trúc Lanna, có niên đại cùng thời với bảo tháp cất giữ linh tượng đã bị sét đánh vỡ, giờ vẫn còn lặng lẽ bên góc vườn chùa tưng bừng hoa xinh, hay pho tượng Phật bằng đồng, Phra Chao Lan Thong cũng đã hơn 600 năm tuổi, uy nghiêm trong chính điện, pho tượng với hình dáng đặc trưng của kiến trúc Lanna Thái mang một phong vị khác lạ…


IMG_5568-1.jpg

Bảo tháp đã hơn 600 năm tuổi giữa vườn xinh.


Một điều rất hay là trong chùa Wat Phra Kaew có một bảo tàng văn hóa, chủ yếu là về tôn giáo nhưng vẫn có những tác phẩm văn hóa khác giới thiệu về Chiang Rai, về Phật giáo, về những phẩm vật của người Chiang Rai từ xưa đến giờ... Bảo tàng là một căn nhà gỗ, nhỏ nhắn, ấm cúng và rất nhiều cổ vật, những pho tượng vàng, ngọc,.. trưng bày “một cách khơi khơi”, không người trông coi. Thử nghĩ bảo tàng này mà ở cái xứ có người nửa đêm cạy cửa chùa vào trộm lư hương, lấy cắp tượng Phật,… thì như thế nào? Nhưng thôi, mệt lắm, đừng nghĩ, đừng liên tưởng đến nữa!


IMG_5549-1.jpg

Những chiếc phướn đặc trưng của người Thái Lũ, một trong những dân tộc ở Chiang Rai.


IMG_5542-1.jpg



IMG_5533-1.jpg

Những pho tượng quý, lạ, đẹp được trưng bày trong bảo tàng của chùa Wat Phra Kaew.



Nhưng, ngạc nhiên và ấm lòng hơn nữa là trong bảo tàng của chùa còn thấy một chiếc trống đồng cổ hình dáng quen thuộc với con dân nước Việt, ghi chú rõ là có nguồn gốc từ Đông Sơn, Việt Nam, thế kỷ 5 trước CN. Rất rõ ràng, và tôn trọng. Rất khác ở nhiều nơi khác. Tôi cần nói thêm về việc này vì bên Tàu, dưới miền nam nước họ cũng có trống đồng cổ,… và họ tuyên bố rằng trống đồng là của họ, xuất xứ từ họ bla bla bla... Ngay ở Nam Ninh, họ đã làm một cái mô hình trống đồng bằng xi măng cao hơn chục thước để giữa bảo tàng Nam Ninh trưng bày, khoe của...


IMG_5545-1.jpg

Trống đồng ở Chiang Rai.


P3250564-1.jpg

“Trống đồng” ở Nam Ninh, Tung Của


Còn ở mình?!


Và ở Chiang Rai này, ở trong chùa Wat Phra Kaew này, bên cạnh chiếc trống đồng hình dáng quen thân đó, người ta ghi rõ “it’s now belived by most independent scholars to have originated in northern Vietnam, Dong Son Culture, in the fifth century BC”. Thật ấm lòng.


IMG_5546-1.jpg

Trống đồng là của Người Việt!


Nên tôi càng yêu thêm Chang Rai!

ai sống lại thời đó mà đi xác minh trống là của ai của ai cho chính xác, giao thoa văn hoá mà bác
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top