What's new

[ Tháng 6 ] Bên Dòng Sông Hậu

Chuyến đi cũng đã khép lại , sau khi 1 mình lang thang miền Tây gần 6 ngày . Hy vọng bấy nhiêu ngày đó sẽ có thể chia sẽ cho các bạn nhiều thông tin bổ ít .
Bài viết này hy vọng sẽ giúp các bạn có chuyến thật vui , và cập nhật nhiều thông tin mới về khu vực miệt dưới sông Hậu. Đây là lần đầu tiên mình đi 1 mình , thấy thì vui nhưng cũng vô cùng buồn :D . 1 phần vì chuyến đi quá gấp gáp do khách hàng đưa app chậm nên chẳng biết làm plan thế nào cho hợp lý , tới chừng có biết app chạy rồi post lên diễn đàn chẳng có ai cùng chí hướng mà lên đường cùng đành bấm bụng đi 1 mình mà thôi . Dù biết sẽ gặp nhiều khó khăn .

Buổi tối ngày đầu tiên sau khi soạn xong hành trình , đồ đạc và các vật dụng mang theo cho 6 ngày . Mình chạy ra bến xe miền Tây đi xe Phương Trang về Châu Đốc cho đỡ tốn thời gian và có 1 đêm nghỉ ngơi trên xe . Đi đường dài mình chọn Phương Trang , nhưng xuống Châu Đốc mới biết còn mấy hãng mạnh hơn cả Phương Trang như Hùng Cường và Huệ Nghĩa . Hai hãng xe này bao sô luôn cả Tri Tôn - Khánh Bình - An Phú - Tịnh Biên nữa . Chuyến đi này nhiều ngày nên mình gửi luôn cả xe máy , vì có đi liên tỉnh nên không thể đến Châu Đốc mà thuê xe được .

Mình xin post số điện thoại các hãng xe :
1. Phương Trang : 0838.309.309
2. Huệ Nghĩa : 0763.770.079
3. Hùng Cường : 083.857.2624

Giá vé cho 1 người đi Châu Đốc vào thời điểm này là 125.000 ngàn . Phần gửi xe thì 210.000 VNĐ cho xe số và 260.000 VNĐ cho xe ga . Nếu các bạn có gửi xe thì nhớ đến trước 45' thôi , đừng như mình nhé . Nhân viên Phương Trang bảo mình đến trước 1h30' , xe mình khởi hành lúc 0h30' mà 10h45' tối hôm ấy mình đã có mặt rồi . Báo hại ngồi chờ đúng 1 tiếng rưỡi . Vì thủ tục rất nhanh , chỉ cần đem xe đến người ta rút xăng bạn ra rồi lấy car-ton dán vào , kí tên là xong rồi .
Các bạn lưu ý , khi gửi xe thì nhớ đổ chừng 20 ngàn hay 10 ngàn xăng thôi nhé , vì nhân viên rút hết chẳng còn tí tẹo nào cả . Cái thứ 2 là mình khuyên bạn nào không tiến kiệm tiền thì nên đi tầm chiều đến Châu Đốc ngủ , chứ đừng mơ mộng là lên xe sẽ ngủ , vì xe dạo này chạy ẩu làm mình cứ giật mình . Phần là tầm 2h khuya nếu khởi hành giờ như mình sẽ đến Cái Bè stop khoãng 30' , tự dưng đang ngủ bị giật dậy cảm thấy khó chịu trong người làm sao .

Đường đi thì có tài xế chạy quốc lộ 80 đi phà Vàm Cống , có tài xế đi ngã tắc qua tỉnh lộ từ Sa Đéc lên phà An Hòa mới . Tất cả cùng chung 1 địa điểm đến thôi . Mà dạo này mình thấy tài xế đi qua phà ẩu lắm , nhớ cách đây 7 , 8 năm lúc phà Rạch Miễu còn , mỗi lần qua phà tài xế bắt khách xuống xe và đón lại bên kia sông . Còn bây giờ thấy tài xế để khách trên xe luôn , lỡ tài xế buồn ngủ chạy ùm xuống sông thì chắc thành sông Lam giữa dòng Mêkông mất .


Theo mật độ lưu thông trên xe mà tài xế chạy về Châu Đốc từ 5 tiếng hay 6 tiếng . Nhưng khúc mà gần sáng là lúc tài xế chạy sung nhất , ảo lắm , làm mình cũng sợ theo . Đến bến xe Châu Đốc mọi người xuống xe , riêng mình thì giữ tấm giấy có xác nhận gửi xe và số ghế ngồi để lấy xe trong hầm .
Đồ đạc tất cả là do mình gở ra , nhớ là bỏ vào sọt rác như miếng car-ton hay băng keo nhé , vì bảo vệ sẽ lườm lườm bạn và bắt bạn vì tội xả rác .

Khi đó xe bạn sẽ hết xăng và phải dẫn bộ , chắc chắn sẽ có người chạy ra bảo bạn là cây xăng xa lắm và ở đây có bán xăng hay đại loại là đưa tiền bà ấy mua xăng dùm cho . Tất cả chấm dứt liền vì chỉ cần dẫn khoãng 100m ra lộ , quẹo phải thêm 100m nữa là có cây xăng của '' Tháilimex '' .

Sau khi đỗ xăng xong thì vòng qua con lương , qua đường đi về trung tậm thị xã Châu Đốc . Nói chung Châu Đốc cũng chưa phát triễn gì mấy , cứ chạy cho đến khi thấy phà Châu Giang và Victoria Châu Đốc là biết vào TT.Tx , đoạn này có rất nhiều cây ATM nếu bạn muốn rút , ngay tại công viên cá basa trên đường Lê Lợi .

Lúc này đây mình đi thuê khách sạn và tắm rửa để đi ăn uống . Khách sạn trên đường Thủ Khoa Huân rất nhiều hoặc đường Trưng Nữ Vương chổ gần cơm bò '' Hương Phú Hiệp '' . Mình thì đã có người giới thiệu khách sạn nhưng ôi thôi khách sạn tệ lắm mà giá 200 ngàn / 1 đếm . Mình cảm thấy bị sock , nhưng cũng là dân Phượt nên lại thôi . Vì thế mình không check k.s cho các bạn .

Ăn sáng thì các bạn phải thử bún cá Châu Đốc mà là quán của cô Thảo số 22 , Trưng Nữ Vương . Nếu nói số 22 thì các bạn tìm đỏ con mắt đó vì nó nằm gần số 24 , và di chỉ trên con đường đó có 1 quán bún cá lụp xụp thì chính là cô ấy . Rất ngon và các bạn đáng nên thử .

Giá 1 phần chỉ có 15 ngàn thôi , nhưng nên ăn kèm với những thứ sau đây :
1. Đầu Cá : 20 ngàn 1 cái đầu
2. Heo quay : 10 ngàn 1 phần
Ăn ùm bà lăn như mình là 45 ngàn , mùa này có bông điển điển rồi nên tô bún cá ngon mà lại đẹp mắt nữa .
Mình không quên xin số điện thoại cô Thảo cho các bạn , nếu các bạn đi đông và muốn đặt chổ trước .
Số phone : 01698180067

1012126_481443771925752_1841160201_n.jpg


993508_481444735258989_434903317_n.jpg


1044949_481445678592228_1132579986_n.jpg


1011954_481445655258897_86441655_n.jpg
 
Last edited:
Sau khi ăn xong mình lên đường đi Tân Châu , muốn đi Tân Châu thì phải qua phà Châu Giang rồi từ phà Châu Giang ấy chạy thêm 17km nữa . Giá vé cho 1 người qua phà Châu Giang là 7 ngàn đồng , chứ đầy 5 phút thì có 1 chuyến rồi . Vừa qua phà bên kia sông là có 2 ngã rẻ , 1 ngã queo trái thì về Tân Châu nếu quẹo phải thì về Phú Hiếp nơi làm bò rất nhiều ở An Giang .
Quẹo trái chạy chưa đầy 500 mét , mọi người sẽ thấy rất nhiều người Chăm ( islam ) như nhà thờ , nhà sàn gỗ hoặc thấy có món cơm bò nướng các bạn cũng nên ghé vào thử cho biết .
Buổi sáng , người dân Châu Giang đổ ra đường mua đồ ăn rất nhiều , họ xúm lại xung quanh những chiếc xe đẫy to tướng của người bán hàng , nếu chịu để ý các bạn sẽ nhận ra 1 điều , cứ 1km sẽ có 1 đến 2 xe đẫy của người bán hàng kiểu đó .

Đường từ Châu Giang về Tân Châu rất mát , người ta bán dừa ngoài đường rất nhiều , dừa nhà uống mát , mỗi nhà đem 3 , 4 trái để trước cửa , bán chơi kiếm tiền ăn bánh thôi mình không uống nên không biết nó có ngọt hơn dừa Bến Tre quê mình không . Mấy hôm nay , An Giang đang tổ chức lễ 18/5 của phật giáo HH của giáo chủ Huỳnh Phú Sổ . Nên cờ và đèn trang trí rất nhiều xung quanh con đường . Tx. Tân Châu cũng chưa phát triển nhiều cho lắm . Từ đó có 3 đường đi nếu bạn gặp ngã 4 .
Nếu quẹo trái là lên cửa khẩu Vĩnh Xương hoặc phà Vĩnh Trường qua An Phú lên Búng Bình Thiên . Nếu quẹo phải thì đến bến xe Tân Châu . Đi thẳng là vào chợ Tân Châu hay trung tâm hành chính Tx.Tân Châu .
Mình thì ưu tiên cho tham quan trước nên quẹo trái đi về hướng cửa khẩu Vĩnh Xương , nhưng mình đi tầm 2km là tới xưởng Lãnh Mỹ A của ông Tám Lăng . Mình ấp ủ đi đến đây lâu rồi , từ khi Võ Việt Chung làm show '' Mơ Về Châu Á '' .
Ông Tám đã già rồi nhưng vẫn tận tình giới thiệu mình , ổng còn dẫn mình vào trong xem Lãnh mà người ta đặt mua sang Mỹ và xưởng Gấm cũng gần đó .
Nghe ông nói 1mét Lãnh bây giờ là 280.000 VNĐ . Chắc là chỉ nhà giàu mới có tiền mua , nhưng cũng đáng đồng tiền bát gạo vì muốn làm ra 1m Lãnh thì tốn không biết bao nhiêu thời gian .
Gần đó còn 1 xưỡng dệt của ông 10 Triệu , và bà 5 Đều . Sau khi tham quan xong thì mình quay trở lại TT.Tx Tân Châu nghỉ ngơi , mình chọn quán cà phê Thảo trên đường Tôn Đức Thắng .
Quán thoáng mát , sạch sẽ và có cả cơm phần . Vật giá ở đây rất rẻ , nước chỉ có 10 ngàn 1 ly, còn cơm thì có 15 ngàn cho 1 phần .

Tại Tân Châu này mình phát hiện ra 1 hãng xe mà các bạn có thể đi thẳng xuống Tân Châu chơi cũng được .
Xe khách Thiên Thiên Hương : Sài Gòn - Tân Châu
Phone : 0838307276 ( nhà xe gần đoạn Trần Phú và An Dương Vương )

Nếu xuống Tân Châu thì bạn ở đâu :D , mình cũng không quên tìm cho bạn 1 khách sạn ngay trung tâm thị xã Tân Châu :
Hotel Thuận Lợi
Đ/c : 198 , Trần Phú
Phone : 0763.596.555
 
1013435_1374281829456712_1201203201_n.jpg


Ông 8 nói rất nhiều điều với mình , về câu chuyện của người cả 1 thế hệ làm lãnh Mỹ A , và nơi làm show cho Võ Việt Chung cũng là xưởng làm lãnh của ông .
Nói về công đoạn làm lãnh thì rất tốn nhiều thời gian , nếu trời nắng thì tầm 1 tháng mới cho ra 1 mét lãnh thành phẩm và 1 tháng 30 ngày cho những tháng ngày mưa .
Tùy vào tơ tốt hay tơ xấu mà cho ra loại lãnh loại mấy . 1 ngày dệt liên tục thì cho ra được 10 mét lãnh thô , sau đó chia ra làm 5 công đoạn nhỏ , trải dài suốt 1 tháng đến 1 tháng 30 ngày .
Loại Lãnh có màu đen bóng như thế là nhuộm bằng trái Mặc Nưa ( trái Mặc Nưa có nhiều ở vùng Phú Tân ) và thương có nhiều vào tháng 5 , tháng 6 hàng năm .
Trái Mặc Nưa sau khi mua về sẽ xay ra và lấy mủ , sao đó nhuộm , ngâm và xã nước . Cứ thế làm cho đến đi vải sáng và có độ bóng . Tùy vào người có tay nghề cao , mà cho ra loại Lãnh mượt mà . Tơ để dệt là mua từ vùng Lâm Đồng và bộ khung dệt máy là từ 200tr đến 300tr .
Mỗi thời người ta chọn ra 1 cách dập màu khác nhau , trước đây người ta dập màu lãnh bằng vỏ cây Dà . Sau này, người ta dùng trái Mặc Nưa cho ra loại vải bóng và sáng hơn .

Nói về Lãnh , mình cũng xin chia sẻ là vùng Ba Tri - Bến Tre mình ngày xưa cũng có làm Lãnh , hàng năm cống nạp ra cho triều đình ngoài Huế , sở dĩ có tên Ba Tri là để phân biệt loại Lãnh của Tân Châu này , chữ Ba là phong ba còn chử Tri là vân trên loại Lãnh , từ đó Bến Tre quê mình có H. Ba Tri ( Theo cuốn Ba Tri - Xưa và Nay xuất bản 1978 ) .
Thêm 1 vùng nữa cũng có trồng dâu nuôi tằm đó là Tân Triều - Đồng Nai . Nhưng bây giờ đã hết rồi , những nơi nào mà ngày xưa trông dâu nuôi tằm , sau này đất nơi đó rất tốt và trông cây ăn trái hoa màu đạt hiệu quả rất cao .

Có 4 công đoạn chính cho việc làm ra Lãnh Thô là :
1. Quay Tơ
2. Chảy Cữi
3. Suốt
4. Dệt

1. Chảy cữi
1044720_1374282442789984_1118197059_n.jpg


2. Dệt
1010504_1374282509456644_1233747495_n.jpg


3. Trái Mặc Nưa
1005574_1374283222789906_476423162_n.jpg
 
Ông 8 nay cũng đã hơn 70 tuổi rồi , tôi có dại khờ hỏi ông 1 câu là ai sẽ nối nghiệp ông sau này , ông cũng tự thừa nhận là nghề này sớm lụi tàn vì những người có tay nghề nay đã già hết rồi .
Với lại 1 phần , Lãnh rất mắc khó mà cạnh tranh với vải khác nhưng lại tốn nhiều công sức . Hiện tại thì mấy người con đang phụ giúp ông làm . Câu chuyện về ông nó giống như câu chuyện mà mình được tiếp xúc ở quán bánh xèo Mười Xiềm , nhưng kết quả và sự tiếc nuối hoàn toàn khác nhau .
Mình có nói là sao không kết hợp với du lịch , ông có trả lời rằng là lúc trước có cộng tác nhưng rồi người ta nói xa TT. Châu Đốc với lại gần đó có làng dệt người Chăm , vừa làm , vừa dệt bằng tay người ta khoái hơn , còn có cả bán đồ lưu niệm .
Câu chuyện còn dài , trời cũng sắp mưa nên mình chào tạm biệt ông rồi ra về trong sự mông lung nhiều thứ .

1010782_1374282389456656_582568919_n.jpg
 
Sau khi nghỉ ngơi thì tầm 1h trưa mình tiếp tục lên đường . Từ Tx. Tân Châu về cửa khẩu Vĩnh Xương là 16km có qua phà Tân An . Từ Tx. Tân Châu chạy khoảng 5km là đến bến phà Tân An , trên đường chạy theo TL. 952 sẽ có 1 bản thông báo đi qua cửa khẩu Vĩnh Xương .
Cửa khẩu này là cửa khẩu trên sông , hàng ngày có 1 chuyến tàu chạy từ Cần Thơ qua Pnôm-Pênh theo đường này . Nếu ai muốn trải nghiệm đi Pnôm-Pênh thì có thể thử bằng cách này .
Riêng mình do còn phải qua phà Vĩnh Trường để đến An Phú lên Búng Bình Thiên và trời gần về chiều nên hẹn cửa khẩu này vào 1 ngày không xa . Từ Tx. Tân Châu lên bên phà Vĩnh Trường khoảng chừng 20km , qua phà là cồn Vĩnh Trường , rồi chạy lên An Phú , quẹo trái về Búng Bình Thiên và cửa khẩu Long Bình .
Trên con đường này tầm 30km , ra khỏi Tân Châu tí là mọi người sẽ được đi bên hàng mít , mít ở vùng này nhiều vô số kể . Người ta phải đốn bớt . Tính từ bến phà Tân An đến bến phà Vĩnh Trường tầm 15km . Trước tiên bạn gặp bến phà Châu Phong nhưng ngược hướng với bạn nên bạn đừng vào bến phà đó , mà chạy thêm 200m nữa sẽ thấy bến phà Vĩnh Trường , chạy 24/24 và giá vé là 5 ngàn cho 1 người .
Lên bờ bên kia sông bạn quẹo phải và chạy qua TT.An Phú để về Búng Bình Thiên , bạn sẽ chạy qua cầu Vĩnh Trường nếu mai mắn sẽ gặp được anh Tuyền làm nghề hớt tóc dạo , bạn sẽ được quay về kí ức tuổi thơ như mình .

1012753_1374283666123195_1833125937_n.jpg


1011819_1374283766123185_599071374_n.jpg


1002265_1374284099456485_560013948_n.jpg


Thấy cảnh này , mình đứng lại trò chuyện và buổi tối hôm ấy quá cao hứng nên mình có viết lách trên facebook , xin chia sẽ với mọi người bài viết lách ấy :

'' Đồng tiền mất giá , cuộc sống càng ngày văn mình hơn. Lâu rồi , con người ta dần quên đi những thứ làm nên 1 thời tuổi thơ nơi bình yên thôn dã . Chuyến đi này , tôi được gặp lại quá nhiều thứ mà tuổi thơ đã từng trãi qua.
Trời Vĩnh Trường tự dưng chào đón tôi bằng 1 cơn mưa rào nhưng lại nặng hạt , tôi không mấy gì lo lắng và vẫn lang thang trong con đường làng này .
Tôi gặp được anh Tiền tại dốc cầu Vĩnh Trường đoạn bắt ngang An Phú . Tôi nhìn anh , tôi xem thanh trỗ tài của 1 thợ cắt tóc lành nghề bên ông già chừng tầm 70 tuổi . Tay anh liếng thoắt , trong từng đường cắt . Anh chăm chú đến nỗi chẳng thấy tôi đang ghi từng khoảnh khắc ấy giống như anh đang say mê với cái nghề mình đã chọn . Bằng chiếc xe đạp cà - tàng này , đó chính là phương tiện mưu sinh hàng ngày của anh với biết bao món đồ nghề nằm im sao baga xe . '' Hớt Tóc '' 2 chữ được viết không cần sức , nhưng đủ để biết nó bị phai vì năm tháng bào mòn . 12 năm làm nghề hớt tóc dạo bên cù lao Vĩnh Trường , chừng ấy năm , không biết anh đã làm đẹp cho thảy bao nhiêu người rồi .
Để chu toàn cho cả gia đình , thay vì 10 ngàn cho 1 lần cắt , anh còn kiêm cả bom gas '' hột quẹt '' . Những thứ mà đã rất lâu rồi , tôi chẳng còn thấy nữa . Tôi lại nhớ về lúc nhỏ , ngồi trước khung cửa gổ nhìn ra con đường nhỏ , cũng người đàn ông nhỏ bé như anh Tiền , bước từng bước chậm rãi trên con đường đó chỉ để hy vọng kiếm người bom gas .
Dần năm tháng , ông già ấy cũng chẳng thấy . Sao những buổi chiều ngồi bên căn nhà củ , chắc là chẳng còn ai sài hột quẹt kiểu ấy nữa là . Mà chắc ông cũng chẳng còn làm nghề ấy đâu .. Tôi chắc lưỡi .
Chỉ còn tôi quay quắt với thời gian mà thôi .
 
Chia tay với anh Tiền , mình đến An Phú . Từ TT. An Phú đến Búng Bình Thiên tầm 25km , vì là đường nối cửa khẩu nên xe chạy rất nhiều mà đường lại nhỏ . Nếu sau này các bạn có đi thì tranh thủ đi sớm , giống như mình hôm bữa 7h tối mà con từ An Phú về Châu Đốc xém bị xe tông . Đến Búng Bình Thiên có 2 cung đường , 1 là đi như mình . Thứ 2 là đi từ Châu Đốc đi đến An Phú và lên Búng luôn.

Từ ngoài đường tỉnh lộ vào Búng Bình Thiên là 1km , nhưng mọi người chạy cho đến khi nào thấy 1 nhà thờ Hồi Giáo thì đoạn đó mới đẹp , nói chung là Búng Bình Thiên lúc mình đi đã có nước lên rồi nên cũng rất đẹp , mà Bùng thì lúc nào cũng đẹp cả .
Xóm này toàn là người Hồi Giáo , có cả người Việt sinh sống cùng . Những chiếc thuyền họ chày lưới giống như Thailand hay Indo chứ không ở vùng ĐBSCL mà mọi người thường thấy .

Buổi chiều hôm ấy mình kiếm 1 chiếc thuyền để thuê ra ngoài chụp hình nhưng chẳng biết tìm ai , phần là vì minh đi 1 mình nên cũng ngại nhiều thứ . Cuối cùng khi sắp về mình gặp 1 nhóm người cho bò tắm , nên lại bắt chuyện và gặp anh Hoàng là người Việt rất chân tình và thật thà .
Anh ấy cho mình địa chỉ để sau này có ai thuê thuyền thì có thể liên hệ , chỉ có địa chỉ không có số phone .

Đ/c : Xóm Chày ( Đến khu xóm chày hỏi nhà Ấp Ly ) - Ông Ly là người Chăm làm trưởng ấp .

1459_1374284522789776_2137973561_n.jpg


1016063_1374284606123101_768575430_n.jpg


1012644_1374285089456386_1506752086_n.jpg


1000164_1374285126123049_1100575007_n.jpg
 
Chia tay với anh Hoàng , mình đến cửa khẩu Long Bình . Thật ra, đó giờ mình chưa biết cửa khẩu nhiều vì mình ít ra những nơi đó , nên lần này quyết tâm đi thử . Cửa khẩu Long Bình là cửa khẩu qua bằng thuyền nhỏ , đứng bờ bên đây thấy bờ bên kia của Cambodia .
Nói chung là đi cho biết chứ cũng không có gì trên đây cả , sau này ai không có xe máy có thể đi xe bus từ Châu Đốc lên búng rồi , bắt tiếp bus lên cửa khẩu Long Bình .

1 phân là CA nó lườm mình nên mình cũng sợ đủ thứ , thôi thì đứng nhìn rồi quay về khi trời đổ hoàng hôn .

946534_1374286129456282_1393932449_n.jpg


Buổi tối hôm ấy , mình về đến Châu Đốc gần 8h tối . Sau khi tắm rửa thì mình đi ăn . Do là về trể nên mình không thể ăn những món sau đây .
1. Bún cá gần ngân hàng ngay cạnh '' Bồ Đề Đạo Tràng ''
2. Hủ Tiếu Bò Viên 6 Đảnh
3. Bánh Canh Bột Lọc

P/s : Tất cả địa điểm trên năm gần nhau , gần Bồ Đề Đạo Tràng .

Riêng mình đi ăn những điểm khác vì lúc đó không còn bán . Mình xem trên cuốn sách viết về du lịch có món '' Mì Vách Tường '' bây giờ vẫn còn bán nó nằm trên đường Thủ Khoa Nghĩa . Cứ đến đoạn Thủ Khoa Nghĩa cắt ngang Bồ Đề Đạo Tràng sẽ thấy biển hiệu chớp nháng '' Mì Vách Tường '' .
Nghe anh bạn nói bây giờ họ làm hết ngon , vì người bán đã mất rồi hay đã già , chỉ còn đứa con bán nên bỏ nhiều bột ngọt ( Mì chính ) , mà mình bị sock bột ngọt nên không dám ăn . Mà mình ăn hủ tiếu Nam Vang gần đó , đối diện điện lực Châu Đốc nằm chung 1 con đường .
Riêng trên đường này mình thấy có hủ tiếu Chú Hạo cũng đông khách lắm , sau này mọi người có thể đến và check dùm mình nhé .

Tối đến anh bạn người Châu Đốc dẫn mình đi nhậu , có 1 quán nhậu trên đường Thủ Khoa Nghĩa , tên là '' Mạnh '' quán mới mở nhưng làm rẻ , người ta vào ăn nhiều lắm , ông chủ già già nói chuyện rất vui tánh . Vào đây thấy đa phần người ta ăn đồ nướng thì nhiều . Món nhậu làm cũng khá ngon và bắt miệng .
 
Last edited:
Sáng hôm sau mình trả phòng khách sạn lên đường đi Tri Tôn và Tịnh Biên . Trước khi đi mình có đọc 1 bài báo viết về chợ bò Tà Ngáo ( ở sóc Tà Ngáo ) , nghe cái tên thôi là cũng đủ biết chợ bò ở xóm người kh'mer rồi , với lại giáp biên giới .
Sáng 7h mình khởi hành đi Tịnh Biên , buổi sáng ấy mình có nghe ở tại Bồ Đề Đạo Tràng gần bến xe khách Phương Trang có món '' Bún Kèn '' mà mình sáng không ăn đồ khô nổi lên làm 1 tô bún cá .
Mình ra đoạn trần phú và chạy thêm 5km nữa là tới Núi Sam - Châu Đốc , từ đó thêm 10km nữa là tới TT. Nhà Bàng ( H. Tịnh Biên )
Từ ngay ngã 3 , bùng binh của chợ Nhà Bàng xuất hiện 3 hướng đi :
1. Nếu bo bùng binh và quẹo trái là về Rừng Tràm Trà Sư - Chi Lăng - Tri Tôn
2. Nếu bo bùng binh rồi đi thẳng là về cửa khẩu Tịnh Biên
3. Vừa thấy bùng binh cạnh tiệm mắt kính ( Xanh - Pôn ) có 1 con đường nhỏ bạn quẹo vào đi chợ Bò Tà Ngáo .
Từ đâu đường đi vào cho đến khi bạn thấy tấm bản ( Vùng Cấm Bien Giới ) rồi quẹo trái theo đường ( Hương Lộ 9 - Chùa Kim Tiền ) . Từ đoạn này chạy vào chừng 5k nữa , đường khá vắng chỉ có xe quốc phòng vùng ven chạy thôi , lâu lâu thấy người dân kh'mer , nói chung là đi 1 mình cũng hơi sợ . Bắt đầu từ đoạn này đã thấy xuất hiện cây Thốt Nốt và bò Trắng ( đặc trưng của vùng An Giang ).

Men theo HL.9 mọi người chạy cho đến khi gặp 1 ngã 4 để bản ( Lộ cua 13 ) thì quẹo phải qua 1 trạm quốc phòng quẹo trái thêm 2km nữa là thấy chợ bò nằm bên phía tay trái . Đường đi không quá khó nhưng rất nhỏ và vắng người .
Vào đến chợ bò có hàng trăm con bò , người ta trao đổi mua bán với nhau . Toàn là bò từ cam-pu-chia đem qua . Thương lái đến mua cũng nhiều . Thấy mình là người ta biết người lạ , cứ nhìn mình , làm mình cũng e dè . Vừa quơ máy ảnh chụp được 1 tấm là bị mời vào đồn biên phòng và bị làm con chiêng nghe rao giảng và bắt xóa hình .
Mình cảm thấy hơi lo lắng , sợ bị bắt và thủ tiêu thì chắc hết đường về . Đúng là vùng biên giới có khác , thấy quân đội nhiều vô số , cứ đi 1 tí là thấy có 1 chốt .
Mình cũng xóa theo lời mấy người đó , với đại khái là '' muốn chụp phải có giấy phép '' . Có cái chợ bò thôi mà cũng làm găng quá . Mình cảm thấy hơi buồn . Trước khi về mình giả bộ đúng nhòm nhòm rồi quơ 1 tấm lên xe chạy đi mất . Vừa ra đầu lộ gặp toàn là công an , tay chân run hết biết , chạy 1 mạch về cửa khẩu và tự trấn an mình :D .
Hy vọng sau này các bạn đi sẽ không như mình, có thể chụp lén hoặc hạn chế đem máy ảnh ra ngoài . Vùng biên giới thường phức tạp nhiều thứ .

1044164_1376307382587490_276128875_n.jpg


1044694_1376307865920775_2120364384_n.jpg


1013704_1376308105920751_1568577230_n.jpg


1005077_1376308109254084_1150638545_n.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,181
Bài viết
1,150,388
Members
189,941
Latest member
Thao10
Back
Top