What's new

[Chia sẻ] Tháp Bánh Ít - Di Sản Của Nền Văn Hóa Kiến Trúc Độc Đáo, Tinh Tế Của Chăm - Pa

Tháp Bánh Ít là một trong các quần thể di sản kiến trúc văn hoá Chăm Pa cổ xưa tại Xứ Nẫu Bình Định. Tháp Bánh Ít là địa điểm du khách không thể bỏ qua khi muốn đến tìm hiểu mảnh đất Bình Định thân thương.

1. Giới thiệu Tháp Bánh Ít​

Đất nước Việt Nam chúng ta luôn tự hào với những danh lam thắng cảnh. Các công trình kiến trúc mang đậm nét văn hoá của nhiều dân tộc trên mảnh đất hình chữ S này. Đây là địa điểm thu hút được đông đảo du khách ghé thăm mỗi năm.

Từ những thiên đường biển đảo hoang sơ, mộc mạc đến Kỳ Co, Eo Gió, Hòn Sẹo, mỗi một nơi lại mang đến mỗi vẻ đẹp nhẹ nhàng riêng biệt cùng với mỗi tên gọi vô cùng thú vị.

Nhắc đến các quần thể kiến trúc Chăm Pa cổ được lưu giữ cho đến ngày nay, mảnh đất Bình Định là nơi còn lưu giữ nét văn hoá kiến trúc đặc sắc của đất nước Chăm Pa xưa kia và Tháp Bánh Ít cũng là một trong những ngôi tháp mang đậm dấu ấn lịch sử của Vương Quốc Chăm Pa.

Tháp Bánh Ít Quy Nhơn được xây vào thế kỷ XII và là các cụm tháp cổ nhất tính đến hiện nay. Bên cạnh đó, Tháp Bánh Ít là tên gọi gây ấn tượng với du khách nước ngoài nhưng cũng vô cùng thân quen với người dân địa phương. Ngày nay, Tháp vẫn thường được gọi với các tên khác như Tháp Thị Thiện, Tháp Bạc hay Tháp Đại Lộc.

Tháp Bánh Ít sở hữu quần thể bốn toà tháp với gồm Tháp Chính, Tháp Cổng, Tháp Yên Ngựa và Tháp Bia, xuất hiện theo tiếng Chăm Pa cổ với những tên gọi là kalan, Gopura, Kosagrha và Posah. Theo lịch sử để lại, Tháp Bánh Ít là trung tâm của ba thành cổ của vương triều Vijaya khi xưa với Thành Thị Nại, Thành Cha và thành Đồ Bàn với các hoạt động kinh tế, thương mại tại Cảng Thị Nại.

Tháp Bánh Ít ngày nay được bao bọc bởi núi đồi, cây cỏ xung quanh Tháp được xây dựng trên một diện tích rộng lớn của một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc của huyện Tuy Phước, sát với nơi nhánh sông Kôn chảy qua. Nhìn từ xa, hình ảnh Tháp Bánh Ít với diện mạo uy nghi, nơi lưu giữ giá trị lịch sử, văn hoá theo dòng chảy của thời gian.

2. Vẻ đẹp độc đáo của Tháp Bánh Ít​

Trước khi được sửa chữa, đường đi tham quan, khám phá Tháp Bánh Ít tương đối phức tạp và trắc trở khi phải đi đường vòng từ phía bên trái của ngọn đồi rồi mới từ từ đến cụm tháp. Tuy nhiên, sau khi được trùng tu và nâng cấp thành đường đi trắc trở trở thành những bậc cầu thang lên khu quần thể tháp Bánh Ít.

Ngay khi đi từ ngoài vào trong du khách sẽ khám phá vẻ đẹp của Tháp Cổng với chiều cao khoảng 13 mét. Tại đây, có hai cánh cửa thông với nhau, một cánh cửa quay sang hướng Đông và cánh còn lại quay về Tháp Chính. Nhưng khi quay sang hướng Nam sẽ chiêm ngưỡng Tháp Bia cao khoảng 10 mét. Tất cả những vẻ đẹp riêng của mỗi toà tháp đã tạo thành tổng thể hài hoà, thống nhất với kiến trúc độc đáo Chăm Pa.

2.1. Tháp Cổng​

Để mở đầu chuyến hành trình khám phá, tìm hiểu về quần thể di sản Tháp Bánh Ít thì du khách sẽ đến với Tháp Cổng đầu tiên. Sauk hi được tu sửa và xây dựng hệ thống những bậc thang dẫn đến với Tháp Cổng nằm ở hướng Đông được xây dựng theo lối kiến trúc Gopura với các biểu tượng đặc trưng của văn hoá Chăm Pa là vòm cửa hình mũi giáo, có nhiều lớp liên tục vút lên ở phía trên.

Thân tháp được chia thành các cột đỡ với hình dáng mềm mại, uyển chuyển giữa đất trời và được xây dựng chủ yếu bằng gạch đá ong. Diềm mái hơi nhô ra trên cả ba tầng mái với phong cách thiết kế đơn giản, mộc mạc nhưng vẫn đem đến điểm nhấn thú vị. Tháp Cổng cao khoảng 13 mét với hai cánh cửa theo hướng Đông Tây.

2.2. Tháp Chính​

Tháp Chính là công trình văn hoá kiến trúc cao nhất với tổng chiều cao lên đến 29,6 mét và được ngay trên khu vực của đỉnh ngọn đồi. Toà tháp được thiết kế và xây dựng theo một khối hình vuông với vòm mái hình mũi nhọn hướng lên trời. Toà tháp Chính có ba tầng to ở phía dưới tầng bé ở phía trên và xây dựng theo mô hình kiến trúc Kalan.

Tháp chỉ có một cửa duy nhất hướng về phía Đông. Bởi vì toà tháp Bánh Ít được xây theo kiến trúc Chăm Pa, cũng vì vậy mà tại tháp Chính cũng được tô điểm bằng các hoạ tiết đậm dấu ấn của vương quốc Chăm Pa khi xưa. Biểu tượng sư tử ở hướng Nam và hướng Bắc là mặt Kala hướng về.

Bên trong tháp được thờ cúng những tượng Phật bằng đá hết sức ấn tượng. Tháp Chính được đặt chính giữa tháp được bảo vệ bởi ba toà tháp còn lại. Những bức phù điêu được chạm trổ, điêu khắc một cách tỉ mẩn, tinh xảo với từng đường nét nhằm tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của Chăm Pa.

2.3. Tháp Yên Ngựa​

Tháp Hoả tuyệt với tên call khác là Tháp Yên Ngựa do cấu trúc phần mái được thiết kế với hình cong và lõm theo hình dáng của cái yên ngựa. Ngọn tháp nằm ở hướng Nam và sát với toà tháp Chính với chiều cao khoảng 10 mét. Nơi đây được sử dụng như một nhà kho nhằm cất giữ những vật dụng phục vụ công việc cúng tế của người Chăm thời bấy giờ.

Các mặt tháp được chạm khắc một cách tinh xảo và tỉ mỉ với các biểu tượng như hình thú, hình người hay hoa lá mang biểu tượng của văn hoá Chăm Pa. Điểm nổi bật với phần đế được nhô cao so với phần thân được trang trí bởi nhiều hình tượng là hình ảnh ẩn dụ thần đang góp sức nâng cao ngọn tháp.

Ngoài ra, để tháp được giữ chắc và vững bền theo dòng thời gian, phù điêu chim thần được chạm khắc trên thân tháp với hình ảnh mềm mại và uốn lượn.

2.4. Tháp Bia​

Tháp Bia được xây dựng theo kiến trúc Posah với các biểu tượng hình bình đồ vuông, cửa hình mũi giáo cùng cách trang trí xây dựng của tháp với ý nghĩa là để thu nạp các tinh hoa của đất trời.

Những hình quả bầu lọ của Tháp Bia ở từng tầng hoà với những khối vuông đã khéo léo giấu đi các hình khối thô kệch để trở nên mềm mại hơn với các đường nét mềm mại. Ngoài ra, phần thân mái của tháp Bia với những thiết kế từ các tầng thấp dần hướng lên trên. Toà tháp Bia nằm ở hướng Nam cao khoảng 10 mét và có bốn cửa hướng về bốn hướng khác nhau.

Sau khi dành thời gian tham quan bốn toà tháp tại quần thể tháp Bánh Ít, du khách có thể vi vu đến Mũi Vi Rồng. Đây là một vùng biển dù còn nguyên sơ nhưng đã khiến bao du khách quyến luyến không nỡ rời xa vì vẻ đẹp của biển cả.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,636
Bài viết
1,154,202
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top