What's new

[Tổng hợp] Thông tin sưu tầm về Vĩnh Long

Sau 16 năm chung sức xây dựng quê hương Cửu Long, đến tháng 5 năm 1992, Vĩnh Long được tái lập gồm 08 huyện, thị xã với 107 xã, phường, thị trấn và 846 ấp, khóm.

Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km, Vĩnh Long tiếp giáp các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ; với dân số trên 01 triệu người gồm các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa cùng làm ăn và sinh sống trên diện tích 1.487 km2.

Long Hồ dinh - vùng đất " địa linh nhân kiệt " - đã sản sinh ra những người con ưu tú cho đất nước, trong đó có cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, nguyên Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt và Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa.

Nằm giữa sông Tiền, sông Hậu với hệ thống sông rạch thuận tiện và có 05 Quốc lộ, trong đó Quốc lộ I A về miền Tây đã được nâng cấp, cầu Mỹ Thuận cũng đã nối liền Tiền Giang với Vĩnh Long và các tỉnh phía bắc sông Tiền, sắp tới cầu Cần Thơ sẽ đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi để Vĩnh Long phát triển nhanh và vững chắc.

Khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ, nên Vĩnh Long thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc sản như bưởi Năm roi, cam, quýt, nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng và các loại thuỷ sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh, cá tra.

Vĩnh Long còn được biết đến với nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng như gạch, ngói, gốm, thêu dan, dệt chiếu...mà sản phẩm đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới, kể cả những thị trường khó tính. Chương trình du lịch “ đi trong màu xanh đồng bằng “ mang nét độc đáo của vùng sông nước và sinh thái miệt vườn, chắc chắn sẽ mạng lại những điều lý thú và bổ ích đối với du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan vùng đất “chín rồng “ này.

Là một tỉnh thuộc địa bàn khuyến khích đầu tư và còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, nguồn nhân lực dồi dào và tay nghề cao, có truyền thống đoàn kết, cần cù và sáng tạo trong lao động và sản xuất, Vĩnh Long sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến hợp tác sản xuất và kinh doanh, trên tinh thần các bên cùng có lợi.

Cùng với cả nước, Vĩnh Long đã và đang nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh sẵn có, quyết tâm biến mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh “ theo định hướng Xã hội chủ nghĩa thành hiện thực trên quê hương, đất nước
 
Re: Vĩnh Long Vòng Tay Chào Đoán

Vĩnh Long vốn là một tỉnh nổi tiếng có nhiều di tích lịch sử với nhiều giai thoại, huyền thoại… Đây là vùng đất trù phú, cây trái oằn sai, sông dài nước ngọt quanh năm, người dân hiền hòa chất phác và có tình yêu sâu đậm với nơi 'chôn nhau cắt rốn' của mình. Tình yêu quê hương đất nước sâu đậm và thiết tha được người bình dân xưa gửi gắm qua từng địa danh, di tích, sản vật,.v.v… của quê hương mình. Hình ảnh dòng sông, bến nước, con đò, đình miếu… của miền quê sông nước Nam bộ nói chung, của Vĩnh Long nói riêng được thể hiện khá đậm nét trong ca dao xứ Vĩnh:
' An Bình đất mẹ cù lao,
Thơm hương hoa bưởi, ngọt ngào nhãn long.
Khách về nhớ mãi trong lòng,
Cù lao nho nhỏ bên dòng Tiền Giang'
Người dân ở cù lao An Bình bao đời nay vẫn luôn luôn tự hào với những sản vật của quê hương: bưởi, nhãn long… Mảnh đất cù lao như người mẹ hiền cung cấp biết bao màu mỡ cho cây trái xum xuê, tươi tốt. Ai đã một lần đến với nơi đây lòng không khỏi vấn vương bởi hương hoa của bưởi hay hương vị ngọt ngào thanh tao của trái nhãn long. Hương thơm, vị ngọt ấy như muốn giữ chân du khách hãy nán lại đất cù lao này.

Để đến được với cù lao, du khách phải lụy đò. Vì vậy, hình ảnh chiếc đò lại rất phổ biến và như là người bạn đồng hành trên sông nước của người xứ Vĩnh:

' Bình Lương gió lộng về chiều,
Bến đò Tân Tạo có nhiều khách sang.
Đò dọc rồi lại đò ngang,
Đò qua chợ Vĩnh, đò sang An Bình'

Cũng như nhiều địa phương khác ở Nam bộ, Vĩnh Long là tỉnh có hệ thống kênh rạch chằn chịt, lưu thông chủ yếu bằng đường thủy. Do đó, hình ảnh chiếc đò đưa khách sang sông đã trở nên thân thuộc với người dân vùng đất này. Có thể nói, chiếc đò chính là cầu nối quan trọng để giúp mọi người sang bên kia bờ. Song, có một điều khá lý thú ở phương tiện vượt sông này, đó chính là sự xuất hiện cùng một lúc hai loại hình đưa đò: 'đò dọc' và 'đò ngang'. Được biết, 'đò dọc' là loại phương tiện đưa khách từ nơi này đến nơi khác dọc theo chiều dài của con sông; 'đò ngang' là loại phương tiện đưa khách từ bờ bên này sang bờ bên kia của con sông.

Khi đề cập đến địa danh, ca dao Vĩnh Long có câu:

'Lịch thay địa phận Trà Ôn,
Miếu ông Điều Bát lưu tồn đến nay'

Hiện nay, Trà Ôn là một huyện của tỉnh Vĩnh Long. Trà Ôn được biết đến là một vùng đất khá nổi tiếng với nhiều địa danh và nhân vật như: chợ nổi Trà Ôn, chùa Phước Hậu, miếu ông Điều Bát, đệ nhất danh ca Út Trà Ôn, v.v…

Nói về nhân vật lịch sử, ca dao Vĩnh Long cũng có câu:

' Vĩnh Long có cặp rồng vàng,
Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Công Thần'

Quả thật, đất Vĩnh Long xưa thường được mệnh danh là nơi văn hiến, là vùng đất hiếu học của Nam kỳ lục tỉnh. Trong đó, cụ Phan Thanh Giản (Phan Công Thần) là người miền Nam đầu tiên đỗ Tiến sĩ, từng giữ chức Kinh lược phó sứ Vĩnh Long (phụ tá Nguyễn Tri Phương), về sau là Kinh lược đại sứ. Còn cụ Bùi Hữu Nghĩa (Thủ khoa Nghĩa) hiện đang được nhân dân quận Bình Thủy (Tp. Cần Thơ) thờ kính rất tôn nghiêm và long trọng.

Bên cạnh đó, tình yêu nam nữ được hòa nhập vào từng địa danh của xứ sở quê hương mình là một trong những cách mà người Vĩnh Long bộc bạch tâm sự:

' Bình Lương là chốn náo nương,
An Bình là chỗ tình thương đậm đà'

Thế đó, yêu quê hương chính là gắn bó, tự hào về quê hương mình. Ôi! Thương quá quê hương, với mảnh đất khô cằn sỏi đá, với những con người chân lấm tay bùn. Ta lớn lên, nhưng với quê hương – người mẹ hiền yêu dấu, ta mãi mãi là một đứa trẻ thơ. Chính tình cảm tha thiết và mãnh liệt về quê hương sẽ là nhân tố thúc đẩy và hình thành nhân cách mỗi người trong chúng ta.

Đến với ca dao ta như đến với thế giới tâm hồn. Ca dao Vĩnh Long đã thể hiện rõ nét tâm tư tình cảm của người Việt Nam nói chung, người Vĩnh Long nói riêng, bởi lẽ các tác giả dân gian cũng chính là người Vĩnh Long – những con người lao động hiền lành. Tâm tình của họ tưới lên mảnh đất khô cằn và những lời ca tuyệt đẹp ấy như những hoa trái mà chúng ta đã thu được từ mồ hôi, nước mắt, giúp chúng ta khôn lớn, trưởng thành hơn trong suy nghĩ, hiểu biết và cảm xúc. Từ đó, giúp ta thêm yêu mến và tự hào về quê hương, đất nước của chính mình.
 
Re: Vĩnh Long Vòng Tay Chào Đoán

Về vĩnh long không ai quen đi qua các địa danh ở vinh long :
Di tích lịch sử văn hóa

. Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
. Chùa Phước Hậu
. Chùa Tiên Châu
. Đình Long Thanh
. Đình Tân Hoa (Đình Cái Đôi)
. Lăng Ông Tiền quân Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn
. Miếu Công thần
. Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang
.Thất Phủ miếu (Chùa Ông)
.Khu di tích cách mạng Cái Ngang - Vĩnh Long
.Cây đa cửa hữu
.Ngã ba Cần Thơ
.Thoại Ngọc Hầu
.Phạm Hùng (Chủ tịch HĐBT)
Và còn rất nhiều đang chờ các Bác khám phá....
 
Re: Vĩnh Long Vòng Tay Chào Đoán

Người dân chất phát nghĩa tình, nguồn lao động dồi giàu, diều kiện tự nhiên ưu đãi. Giao thông thuận lợi nối liền các huyện thị xã với các tỉnh khác. Nhất là khu trái cây đặc sản.
Có vị trí địa lý thuận lợi, khu vực trung tâm ĐBSCL. Hệ thống giao thông đối ngoại khá thuận lợi, kể cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không (QL, 2 sông lớn, sông Mang Thít, cảng, sân bay Cần Thơ (30 Km là khoảng cách thuận lợi).v.v..), gần thành phố Cần Thơ- trung tâm phát triển vùng ĐBSCL.
Đất có chất lượng cao, độ phì khá lớn, nguồn nước ngọt quanh năm, hệ thống sông rạch dày, thuận tiện cho việc canh tác nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt. Vĩnh Long hiện là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước, đặc biệt nằm trong vùng tứ giác phát triển cây ăn trái lớn nhất ĐBSCL, có tiềm năng phát triển các loại cây trồng lúa, màu, cây ăn quả lớn, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Vĩnh Long là có tiền năng lớn về phát triển du lịch (du lịch sinh thái, du lịch lịch sử văn hóa, hội nghị, hội thảo, thương mại.v.v..
Lao động dồi dào và có trình độ, đặc biệt lao động nông nghiệp có nhiều kinh nghiệm, khả năng nâng cao tỷ lệ qua đào tạo lớn.
Có truyền thống và tiềm năng về đào tạo, với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề lớn, cơ sở vật chất và kỹ thuật tốt, đảm bảo cho công tác đào tạo.
 
Re: Vĩnh Long Vòng Tay Chào Đoán

Tỉnh Vĩnh Long nằm ở vĩ tuyến từ 9052’40’’ đến 10019’48’’ vĩ bắc, kinh tuyến 105041’18’’ đến 106017’03’’ kinh đông. Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long: sông Tiền và sông Hậu. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long (đường chéo đông sang tây 65 km, đường chéo bắc nam 51 km), phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía đông giáp tỉnh Bến Tre và đông nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Cần Thơ, phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
Tỉnh lỵ Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía bắc theo quốc lộ I, phía nam cách thành phố Cần Thơ 33 km theo quốc lộ I.
Vĩnh Long không có núi đồi, địa hình lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về phía bắc, đông bắc và nam đông nam, bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh rạch. Sông Tiền và sông Hậu chảy ra biển Đông qua vùng đất Vĩnh Long nổi lên nhiều cù lao lớn nhỏ: cù lao An Bình, Bình Hòa Phước, Đồng Phú, Quới Thiện (sông Cổ Chiên), Lục Sỹ Thành (sông Hậu),…Đây là những vùng trồng cây ăn trái đặc sản trù phú, dân cư đông đúc, giàu có.
Hiện nay, Vĩnh Long được phân chia thành 8 đơn vị hành chánh: thị xã Vĩnh Long và và 07 huyện (Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, Trà Ôn, Bình Tân); gồm có 107 đơn vị xã, phường, thị trấn và 846 khóm, ấp. Diện tích tự nhiên 148.737 ha (1.487,37km2), trong đó có 114.528 ha trồng lúa và cây ăn trái.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, tỉnh Vĩnh Long nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chánh.
Về tên gọi:
Năm 1732, chúa đời thứ 7 thời Nguyễn là Nguyễn Phúc Trú (1696 - 1738) lập đơn vị hành chánh đầu tiên của tỉnh là Châu Định Viễn, dinh Long Hồ.
+ Năm 1779, đổi thành Hoằng Trấn dinh;
+ Từ năm 1780 – 1805, Vĩnh Trấn;
+ Từ 1806 – 1832, Trấn Vĩnh Thanh;
+ Từ 1832 – 1950, tỉnh Vĩnh Long;
+ Từ năm 1951 – 1954, tỉnh Vĩnh Trà;
+ Từ năm 1954 – 1975, tỉnh Vĩnh Long;
+ Từ năm 1976 – 5.1992, tỉnh Cửu Long;
+ Từ 5 – 5 - 1992 đến nay là tỉnh Vĩnh Long.
Thời chúa Nguyễn, Vĩnh Long bao gồm các phần đất tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh.
Trước 1948, huyện Chợ Lách (Bến Tre) thuộc tỉnh Vĩnh Long; sau đó giao cho Bến Tre; đến giai đọan 1957 – 1965, huyện Chợ Lách giao về cho tỉnh Vĩnh Long. Năm 1966, tách huyện Chợ Lách về tỉnh Bến Tre.
Trước năm 1948, hai huyện Cầu Kè, Trà Ôn thuộc tỉnh Cần Thơ; từ 1948 – 1950, hai huyện này thuộc tỉnh Vĩnh Long; Từ năm 1951 – 1954, thuộc tỉnh Vĩnh Trà; Từ năm 1954 – 1971, huyện Cầu Kè, huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Trà Vinh. Từ năm 1971 – 1975 huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Từ năm 1957 – 1974, các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành, thị xã Sa Đéc (Sa Đéc) nhập vào Vĩnh Long.
Từ năm 1957 trở về trước huyện Vũng Liêm thuộc tỉnh Vĩnh Long; Từ năm 1957 đến 1972 đến nay thuộc tỉnh Vĩnh Long.
 
Re: Vĩnh Long Vòng Tay Chào Đoán

Mấy dì của mình ở Cái Bè (Tiền Giang) cứ lễ là hội hè gì là lên Vĩnh Long tuốt. Ở Vĩnh Long nghe nói có nhiều chỗ để chơi, ăn uống. Đồ ăn (đặc biệt bánh bao) rất ngon. Lại có cầu Mỹ Thuận nổi tiếng. Nhắc làm mình nhớ quê ngoại Cái Bè quá!
 
Re: Vĩnh Long Vòng Tay Chào Đoán

Con người và danh nhân Vĩnh Long

Thoại Ngọc Hầu (1761 - 1829)
Tống Phước Hiệp (....... - 1776) |
Đốc binh Lê Cẩn (.... - 1872) |
Nguyễn giao (.... - 1873) |
Phan Liêm (1833 - ....) |
PHAN TÔN (1837 - .....) |
Phan Văn Đáng (1919 - 1997) |
Nguyễn Thị Hồng (1915 - 1992) |
Phạm Hùng (1912 – 1988)
| Bùi Thị Mè | Nguyễn Thị Nhỏ (1909 – 1946) |
Nguyễn Văn Nhung (1903 – 1982)
| Huỳnh Kim Phụng (1926 - 1970)
| Phan Văn Sử (1910 – 1982)
| Nguyễn Văn Thiệt (1906 – 1970) |
Trần Văn Đang (1942 – 1965) |
Lê Văn Lăng - Anh hùng Lực lượng vũ trang (1946 –
Lưu Văn Liệt - Liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang | Thạch Thia - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Võ Văn Tưởng - Liệt sĩ AHLLVT Nhân dân (1948 – 197
Nhà thơ Nhiêu Tâm & Nguyễn Thông (1827 – 1884)
Phan Văn Trị (1830 – 1910)
Tống Hữu Định (1869 – 1932)
Trần Quang Quờn (1875 – 1946)
Thanh Hương (1923 – 1985)
Thanh Loan - Nghệ sĩ ưu tú (1917 – 1982)
Út Trà Ôn - Nghệ sĩ ưu tú (1919 - 2001)
Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898)
Trần Đại Nghĩa (1913 – 1997)
Phan Thanh Giản (1796 – 1867)
Truy Phong (1925 – 2005)
Nguyễn Thị Ngọt (1912 - 1998)
Võ Văn Kiệt (23/11/1922 – 11/6/2008)
.....................
 
Re: Vĩnh Long Vòng Tay Chào Đón

Đề nghị các bạn cho đường link tham khảo, tên tác giả và ghi chú "Sưu tầm" cho tất cả bài viết.
 
Re: Vĩnh Long Vòng Tay Chào Đón

Rất nhiều khu vui chơi rất độc, tùy theo tâm trạng các bác nha, như nhậu nhẹt trên tàu di chuyển khắp các khu vực sông.
Hay cởi đà đuổi, tắm sông, câu cá, xuống áo bắt cá, hòa mình vào không gian thật của miền quê. với các chương trình karaoke miệt vườn, nhạc sống.. hay chiều xuồng khắp các sông để hái trái cây.

Do mình sưu tầm từ nhiều web trên mạng tổng hợp lại thành, Các bác có thể vào web xem wa nha.


http://vi.wikipedia.org/wiki/Thể_loại:Người_Vĩnh_Long
http://www.vinhlong.gov.vn
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,540
Bài viết
1,153,560
Members
190,112
Latest member
mksportsxyz
Back
Top