What's new

[Chia sẻ] Thông tin về thành lũy cổ ở Việt Nam

Di tích kiến trúc thời Lê sơ cũng tìm thấy phổ biến trong khu di tích khảo cổ học, có phần chồng lên thời Lý, Trần, có phần phá huỷ một số kiến trúc thời trước. Nhiều ao hồ và ngự hà được khơi đào. Hình như qui hoạch Cấm thành trải qua một số thay đổi quan trong. Nhiều di tích kiến trúc, cống thoát nước, giếng nước đã được tìm thấy cùng với những loại gạch vồ, ngói mũi sen, ngói thanh lưu ly (màu xanh), hoàng lưu ly (màu vàng)... của thời Lê sơ phân bổ trên hầu khắp diện tích khu di tích.

2-3-27.jpg


2-3-28.jpg

Bát có "Trường lạc cung" và "Giếng nước"

Những di tích thời Mạc và Lê trung hưng có phần mờ nhạt hơn và bị phá huỷ nhiều vì những biến động chính trị thế kỷ 18 và sự phá huỷ Cấm thành để xây dựng thành Vauban đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, thời kỳ này vẫn để lại một số di tích kiến trúc và di vật.

Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu gồm thời tiền Thăng Long từ thế 7 - 9 và thời Thăng Long với vai trò kinh đô của nước Đại Việt từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 18.

Sang thế kỷ 19, trong khu thành cổ Hà Nội, di tích trong lòng đất chỉ mới thăm dò bước đầu qua mấy hố khai quật nhỏ ở Đoan Môn, Hậu Lâu và Cửa Bắc, nhưng những di tích trên mặt đất lại tiếp nối lịch sử của trung tâm Thăng Long-Hà Nội cho đến nay. Đó là di tích nền điện Kính Thiên, Đoan Môn của Cấm thành Thăng Long thời Lê sơ; Kỳ Đài, Cửa Bắc của thành Hà Nội, Hành cung với tường bao quanh hình chữ nhật mở 8 cửa của nhà Nguyễn đầu thế kỷ 19.

Trong thời Pháp thuộc, Hà Nội là thủ phủ của Đông Dương thuộc Pháp và thành cổ Hà Nội là khu vực quân sự của Pháp. Trong khu vực này, người Pháp đã xây dựng một số kiến trúc mới trong đó có toà nhà xây trên nền điện Kính Thiên làm Sở chỉ huy pháo binh. Từ năm 1954 đến năm 2004, khu vực thành cổ Hà Nội là Tổng hành dinh của quân đội nhân dân Việt Nam.

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long bao gồm cả bộ phận di tích khảo cổ học phát lộ trong lòng đất và bộ phận di tích trên mặt đất trong thành cổ Hà Nội, trải dài lịch sử 13 thế kỷ của cơ quan quyền lực, trong đó có gần 10 thế kỷ của Cấm thành Thăng Long và trục trung tâm của thành Hà Nội.

Giá trị lịch sử nổi bật của Khu di tích là bề dày lịch sử của một trung tâm chính trị, trung tâm quyền lực mà cho đến nay vẫn giữ vai trò trung tâm của nước Việt Nam hiện đại, vẫn nằm trong Trung tâm chính trị Ba Đình của thủ đô Hà Nội.

Trên thế giới, có nhiều kinh thành có lịch sử trên nghìn năm, nhưng thủ đô một nước hiện nay có bề dày lịch sử với vai trò trung tâm quyền lực gần 13 thế kỷ, trong đó có gần nghìn năm gần như liên tục là quốc đô thì rất hiếm. Tính liên tục và lâu dài của một trung tâm quyền lực cho đến ngày nay, đó là đặc điểm và giá trị lịch sử nổi bật của Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Trung tâm hội tụ và kết tinh các giá trị văn hoá dân tộc


Trong thời kỳ giữ vai trò kinh thành, Khu di tích trung tâm của Hoàng thành Thăng Long mà thực chất là một bộ phận của Cấm thành, là trung tâm quyền lực, trung tâm chính trị và văn hoá của quốc gia.

Các kiến trúc ở đây là những cung điện, lầu gác qui mô lớn và được xây dựng bằng những vật liêu cao cấp nhất với bàn tay lao động của những người thợ lành nghề của đất kinh kỳ và tuyển mộ từ khắp mọi miền của đất nước. Các di tích kiến trúc đã chồng xếp, đan xen lên nhau qua các thời kỳ từ vương triều Lý, qua Trần đến Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng.

Dân phu nhiều châu huyện và quân đội được điều về tham gia xây dựng. Thời Lý, Trần có những viên gạch ghi chữ “Vĩnh Ninh trường” là một trung tâm sản xuất gạch, ngói nổi tiếng thời Trần, có viên gạch ghi niên đại sản xuất như “Lý gia đệ tam đế Long Thuỵ Thái Bình tứ niên tạo” (năm 1057), có viên gạch ghi đơn vị hành chính đương thời như “Đại Thông độ” (Bến Đại Thông, vùng Gia Lâm, Hà Nội), “Thu Vật huyện, Thu Vật hương” (vùng Yên Bái)... Sang thời Lê sơ, tìm thấy nhiều viên gạch ghi tên các phiên hiệu quân đội đương thời như “Tráng Phong quân”, “Vũ Kỵ quân”, “Trung Nghĩa quân”, “Huyền Qua quân”, “Thần Hổ quân”...

2-3-29.jpg


2-3-30.jpg


2-3-31.jpg


2-3-32.jpg

Gạch "Đại thông độ", gạch có chữ Chăm, gạch "Vĩnh Ninh trường", gạch "Tráng phong quân"

Vật liệu xây dựng gồm các loại gạch ngói, tượng đất nung trang trí trên nóc mái và diềm mái nhà hình rồng, phượng, uyên ương, lá đề... đạt độ tinh xảo với những mô típ trang trí đặc trưng của từng thời kỳ lịch sử. Dấu vết mặt bằng kiến trúc cùng các loại vật liệu xây dựng và trang trí cho phép hình dung những cung điện to lớn, thiết kế công phu, biểu thị nghệ thuật kiến trúc và tạo hình trình độ cao.

Trong số di vật có những đồ gốm sứ cao cấp với nhiều dòng men phong phú, nghệ thuật tạo dáng và trang trí tinh xảo. Đặc biệt khảo cổ học tìm thấy một số đồ dùng cung đình với những chữ “quan”, tên cung điện như “Trường Lạc cung” và nhất là đồ “ngự dụng” với hình rồng năm móng tượng trưng cho quyền uy của Hoàng đế. Khảo cổ học cũng tìm thấy khuôn đúc, đồ phế phẩm chứng tỏ có sự tồn tại những lò gốm cao cấp tại kinh thành Thăng Long.

Phân tích và so sánh, đối chiếu một số đồ gốm sứ tìm thấy ở khu di tích với những đồ gốm sứ phát hiện ở một số nước Đông Nam á, các nhà khảo cổ học đặt vấn đề có những lò gốm sứ cao cấp tại Thăng Long chuyên sản xuất cho cung đình và nhu cầu xuất khẩu vào thế kỷ 15 cùng thời với gốm sứ Chu Đậu (Hải Dương) nổi tiếng.

Suốt chặng đường dài lịch sử, đặc biệt hơn 7 thế kỷ rưỡi từ đầu thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 18, với vai trò trung tâm của Hoàng thành Thăng Long, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của quốc gia, Khu di tích là nơi tập hợp nhiều sản phẩm cao cấp nhất của nền kinh tế, nơi hội tụ và kết tinh những giá trị của văn hoá dân tộc.
 
Thông tin trên bạn quecui tự viết hay copy từ đâu thể ạ? Sao tôi thấy nó cũ thế:

Để chuẩn bị cho lễ công bố di tích Trường Lũy là di tích lịch sử Quốc gia dự kiến tổ chức cuối tháng 3 năm nay

Cũng vì thông tin rất hoành tráng trên các phương tiện thông tin đại chúng mà mấy tháng trước tôi cũng đã lọ mọ tìm về huyện Nghĩa Hành để tìm xem nhưng hoàn toàn thất vọng.

Không biết có phải do các bác ấy nói quá lên để được công nhận di tích hay không hoặc do ngày hôm đó tôi tìm chưa ra hết chỗ .

Hôm đó tôi đã lặn lội khắp cả khu vực trên dưới đèo Eo Gió thì thấy thực tế di tích của thành lũy còn lại ở huyện Nghĩa Hành rất ít ỏi, chỉ có vài điểm còn rõ hình thù thì các bác ấy đang quây lại rồi nghiên cứu, phần còn lại nếu các cụ cao niên không chỉ thì tôi cũng không biết đó là vết tích lũy cũ

attachment.php


Các cụ bảo cái doi đất thấp lè tè bao quanh ruộng nương của đồng bào kia chính là 1 phần của lũy cũ.

Vì thất vọng với những gì tìm thấy nên từ bấy đến nay tôi không trở lên lại.

Không biết đã có bạn nào trong diễn đàn đã đi và đã tìm thấy 1 thành lũy hoành tráng như báo đài miêu tả chưa?

Hôm tôi đi là vượt qua đèo Eo gió rồi rẽ phải vào con đường đất phía trên cây Ngủ ngày này:

attachment.php

Nhưng bù lại trên cung đường này tại ngay thị trấn chợ Chùa rẽ phải đi dăm cây số sẽ đến thác Trắng, 1 con thác đẹp tuyệt vời.
 
Chiều nay đọc post của bác quecui vội reply ngay nhưng rớt mạng :D
Tớ chỉ định nói bác quecui cứ từ từ, bác tungvk1781 chỉ mới đi đến Thành Thăng Long TK XI, bác lại nhảy ngay đến Trường lũy TK XVII. Thế là đốt cháy giai đoạn mất rồi. Thông tin lại cũ, có cảm giác như copy+paste từ đâu đó, chưa có dấu ấn cá nhân lại không trích dẫn nguồn. Hơi thất vọng tí!...

Hihi, thế xóa tạm đợi đến lượt :D Chỉ vì xem trên VTV2 thấy 2 tập phim này hay, công phu nên up cho mọi người tham khảo thôi (c)
 
2-4 Thành Hóa Châu

Thành Hoá Châu là trung tâm nơi đóng trị sở của Châu Hoá, về sau của lộ Thuận Hoá. Nay thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

2-4-1-2.jpg


Thành hình chữ nhật dài 2000m, rộng 800m hướng Tây Nam - Đông Bắc song song với sông Hương.

2-4-2-2.jpg


Thành Hoá Châu, có thể là dấu vết thành cũ của vua Chiêm Thành được trùng tu năm 1362. Đây là thành của người Việt xây đắp trên vị trí thành cũ của Chiêm.

Thành tương đối vững chắc, phù hợp với yêu cầu chiến lược, chiến thuật với 6 cửa thành thông với đường thủy có hai cửa thông với đường bộ, quân trong thành bao giờ cũng nắm được thế chủ động, những trận đánh năm 1444 đã chứng minh điều đó, nghệ thuật, kỹ thuật kiến trúc quân sự thời Trần – Lê.

Năm 1997, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa - Thông tin tiến hành khai quật và phát hiện thành cổ này và thu được nhiều hiện vật có giá trị. Sau khi khai quật thí điểm ba hố với diện tích 200m2 ở nội thành Hóa Châu, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều hiện vật thuộc ba tầng văn hóa Champa, Trần - Lê và Nguyễn.

2-4-9-2.jpg


Kết quả khai quật cũng cho thấy thành Hoá Châu có hai vòng thành chính: Thành ngoại và Thành nội.

Thành ngoại có diện tích rộng, chu vi hơn 5km, hiện vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích, hiện vật, đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người xưa như: các mảnh gốm, sành sứ, các cọc kè bằng gỗ lim... Thành có hình chữ nhật méo và có một số chỗ không nối liền nhau. Lũy thành phía bắc (chạy theo hướng đông bắc – tây nam) có chiều dài gần 1.700m và có hai chỗ không nối nhau.

Ở góc lũy phía tây – nam, ngoài vòng thành ngoài có 2 lũy thành ngắn ở bên trong và ngoài.
Lũy thành ngắn ở bên ngoài có chiều dài 650m và hình chữ “L”.

2-4-4-2.jpg


Lũy thành phía nam (đoạn phía tây chạy theo hướng đông – tây và đoạn phía đông chạy theo hướng đông bắc – tây nam) có chiều dài gần 2.000m và có 1 chỗ không nối nhau (khoảng 110m) giữa đoạn phía tây và đoạn phía đông. Còn ở phía nam của chỗ không nối nhau, có một đoạn lũy ngắn, khoảng 340m. Nhìn chung, lũy phía nam có chiều rộng nhỏ hơn lũy phía bắc. Ở góc phía nam của lũy thành phía nam, có 2 lớp thành ngắn ở ngoài lũy (chiều dài khoảng 350m và 420m).

2-4-5-2.jpg
 
Còn lũy phía đông (giáp thôn Kim Đôi) và lũy phía tây (giáp khu chợ Quảng Thành) đều có chỗ không nối nhau ở đoạn giữa (xung quanh khu vực sông Kim Đôi chảy qua).

2-4-6-1.jpg


Nếu kể cả chỗ không nối nhau, thành phía tây có chiều dài hơn 500m và thành phía đông có chiều dài khoảng 600m cho nên tổng chiều dài thành ngoài khoảng 4800m.

2-4-7-2.jpg


Thành nội (thành Cụt) có hình chữ nhật rộng gần 2km2 và nằm ở khu giữa thôn Thành Trung, phía bắc bên bờ sông Kim Đôi. Vẫn còn một số vết tích đáng chú ý như: phiến đá lớn có nét điêu khắc của người Chăm, bia ký thời Nguyễn... Hiện nay, người dân ở làng Thành Trung (xã Quảng Thành) còn lưu giữ một bức tượng nữ thần Visnu cao hơn 1m.

Cả 2 lũy thành phía bắc và phía nam đều chạy song song với lũy thành ngoài phía bắc. Theo hiện trạng, lũy phía nam có chiều rộng to hơn lũy phía bắc. Lũy phía bắc dài 240m và lũy phía nam dài khoảng 270m. Hai lũy phía tây và phía đông đều có chiều dài khoảng 150m.

Khu phía ngoài lũy thành phía đông có khu vực như lũy thành bao quanh. Dĩ nhiên không được rõ như thành ngoài. Lũy phía bắc chạy theo hướng đông bắc-tây nam như nối nhau với lũy thành ngoài phía bắc, có những chỗ không nối nhau. Còn ở khu phía đông - bắc, ngoài thành ngoài phía đông cũng có lũy chạy song song và có kích thước tương đồng nhau.

Giữa 2 lũy này, hiện nay có khu ngòi nước, rất có khả năng đây là hào nước xưa. Như vậy, kết hợp sông Kim Đôi và 2 lũy còn lại (phía bắc và tây), khu vực cư trú thôn Kim Đôi cũng được coi là một khu thành quách riêng.

Trong khu vực xung quanh và bên trong của thành ngoài, hai con sông Kim Đôi và Tiền Thành nối với sông Bồ và phá Tam Giang. Hai con sông đó có đoạn chạy rất thẳng, đặc biệt đoạn bên trong Thành Ngoài của sông Kim Đôi và đoạn giáp Thành ngoài phía nam. Cả 2 đoạn đó không chỉ chạy thẳng mà chiều rộng của chúng cũng rất đều nhau. Vì vậy cho rằng, hai con sông đó đều có đoạn nhân tạo, tức người ta đào kênh để nối sông Bồ (nhánh của sông Hương) và phá Tam Giang.

Đặt hai con sông đó cùng với những lũy của thành Hóa Châu trong cấu trúc thành quách, thì trong thời gian sử dụng thành, hai con sông này có vai trò lớn về mặt giao thông đường thủy của thành.

Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử, Thành cổ Hoá Châu giờ đã bị sạt lở, biến dạng. Nghiêm trọng hơn, người dân nơi đây còn cày cuốc, đào bới, mở rộng diện tích canh tác, xây dựng nhà cửa, chôn cất người chết. Ngay cả phía trong Thành nội, hiện không còn dấu vết kiến trúc trên mặt đất. Tất cả đã bị san bằng làm ruộng lúa, chỉ còn một mặt bằng rất rắn được làm sân bóng đá cho trẻ nhỏ trong xã. Hiện có hơn 310 hộ dân sinh sống xung quanh Thành cổ.
 
Theo kết quả sơ bộ về điều tra khảo cổ học của nhóm tác giả (PGS. Nishimura Masanari, TS. Lê Đình Phúc, CN. Nguyễn Văn Quảng, TS. Miyahara Kengo).

Vào tháng 3 và tháng 5 – 2009, nhóm đã tiến hành khảo sát trên mặt đất và thám sát 3 điểm để tìm hiểu cấu trúc của thành và lịch sử biến đổi của nó.

2-4-3-2.jpg


A. Xóm 1 Thành Trung (TTX1)

Trong vườn nhà ông Nguyễn Hợi có một giếng hình vuông (ảnh 1,2). Ở bên cạnh giếng đó, chúng tôi thiết kế 1 hố (1x2m) để thám sát. Khi tiến hành đào đất, chúng tôi đào mỗi lớp sâu 7-8cm và đào đến 31 lớp (LM~L3-20), tức sâu 2,2m tính từ mặt đất.

2-4-10-2.jpg


Địa tầng trong hố diễn biến như sau:

Sau khi đào đến lớp đất bùn màu đen ở dưới cùng, chúng tôi làm sạch mặt cắt phía bắc để quan sát cấu trúc địa tầng và đánh số thứ tự của địa tầng (h.v.2). Mặt cắt này cho ta thấy rõ 2 lớp (lớp 2 và 3 trong h.v. 2) do đào hố để sửa hoặc xây thêm khung giếng.

2-4-11-2.jpg


Khung giếng có 4 cấu trúc khung khác nhau. Cấu trúc dưới cùng có 2 tầng bằng tấm đá hình chữ nhật dài, thẳng và phần thứ 2 cấu tạo bằng khối đá trầm tích (dài từ 20-40cm) xếp kê lên. Phần thứ 3 xếp kê bằng đá trầm tích (cùng loại với phần thứ 2) lẫn đá ong và mảnh gạch to. Phần thứ 4 (trên cùng) được xếp kê bằng đá lẫn cả mảnh gạch hiện đại. So sánh các cấu trúc khung giếng và lớp địa tầng, ranh giới dưới của lớp 2 và phần thứ 4 của khung giếng tương đối cùng nhau về độ sâu. Cho nên chúng tôi kết luận lớp 2 do đào hố để xây thêm phần thứ 4 của khung giếng, còn ranh giới dưới của lớp 3 thấp hơn ranh giới phần thứ 2 và 3, do đó phải suy đoán lớp 3 được hình thành do đào hố để xây khung giếng bằng tấm đá dưới cùng hoặc để xây thêm phần thứ 2.

Theo quan sát của chúng tôi, mặt trong khung giếng, phần thứ 1 dưới cùng và phần thứ 2 khá đều nhau về 4 mặt của khung cho nên khả năng 2 phần đó được xây trong cùng một thời gian và có thể cấu trúc dưới cùng, người ta dùng tấm đá lớn để tạo nền bền vững. Như vậy, rất có thể ranh giới dưới của lớp 3 được hình thành do đào hố để xây giếng. Từ lớp 4 đến lớp 14, có một số lớp cát mỏng, màu xám trắng do phù sa lũ lụt của sông tạo nên.

Những lớp khác cũng chứa nhiều cát sông. Lớp đào dưới cùng, lớp 3-20 (L3-20) chứa đất bùn màu đen do liên quan đến sự tồn tại của những khu vực nước không chảy như ao hồ. Trong lớp này, chúng tôi thấy sự hiện diện của một số mảnh gốm sành thuộc thế kỷ XVI-XVII. Cho nên những lớp địa tầng trên do cư trú hoặc do đắp đất đều phải sau thế kỷ XVI-XVII. Như vậy, niên đại xây giếng cũng phải sau thế kỷ XVI-XVII. Khả năng khu vực này trong thời kỳ xây thành đầu tiên khá trũng, có nhiều ao hồ chứa nước và không phù hợp để cư trú.

B. Đình Thành Trung ở xóm 8 (ĐTTX8)

Ở khu phía tây ngoài thành nội có đình của thôn Thành Trung (gọi là đình Thành Trung). Chúng tôi thiết kế 1 hố (1x2m) phía sau của nhà đình. Địa tầng văn hóa sâu khoảng 1,5m, chia làm 5 lớp, từ lớp 1 đến lớp 5.

Các lớp địa tầng văn hóa đều chứa nhiều cát sông nhưng không có những lớp cát xám trắng như địa điểm TTX1. Trong phần lớp dưới, tìm thấy các mảnh gốm sứ thuộc thế kỷ XI-XII. Cho nên, khu này có thể được cư trú sớm hơn TTX1 và KĐX3.

C. Đình Kim Đôi ở xóm 3 (KĐX3)

Đình Kim Đôi nằm ở khoảng giữa thôn Kim Đôi. Phía sau nhà đình, chúng tôi mở hố (1mx1m). Địa tầng văn hóa sâu 1,8m, cấu tạođịa tầng như ĐTTX8 và diễn biến như sau: ở phần dưới của lớp 3 có các loại gốm sứ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII lẫn nhau và ở phần trên bắt đầu xuất hiện gốm sứ thế kỷ XVIII-XIX. Cho nên, khu này có dấu tích cư trú từ thế kỷ XIV nhưng cư trú ổn định bắt đầu từ thế kỷ XVII. Còn trong lớp 2 có nhiều mảnh ngói liệt do nhà đình bị phá trong thế kỷ XX.

D. Kiểm tra lại mặt cắt lũy phía nam của thành nội


Chúng tôi lợi dụng hố 5 cũ (2x10m) của Viện Khảo cổ học khai quật năm 1997 ở gần góc đông-nam của thành nội. Hiện nay hố đó được sử dụng làm mương dẫn nước cho ruộng lúa. Sau khi nạo sạch mặt cắt, chúng tôi quan sát lớp địa tầng. Nhìn chung, địa tầng của lũy không cho thấy những lớp nhỏ do chỉnh tường như các lũy thành ở Bắc Bộ Việt Nam (như thành Cổ Loa, Lũng Khê). Lớp đất trong lũy được làm bằng đất cát không. Còn ở phần dưới của đất lũy người ta kê khối đá tự nhiên (30-50cm) trên nền bằng đất cát. Cho nên cấu trúc và cách xây lũy hoàn toàn khác so với các lũy thành ngoài bắc. Đây là một trong những cơ sở để xác định lũy thành Hóa Châu do người Chăm xây dựng.


E. Phân bố niên đại gốm sứ và đặc trưng địa điểm


Trong 3 hố thám sát, có 110 mảnh gốm sứ Trung Quốc và Việt Nam được xác định niên đại (Bảng kê 1). Trong đó, sớm nhất là gốm Trung Quốc thuộc thế kỷ XI-XII (h.v. 3-5) và chỉ thấy ở ĐTTX8.

2-4-12.jpg


Còn gốm sứ có niên đại thế kỷ XIV xuất hiện ở cả 3 địa điểm và các loại hình thế kỷ XV cũng có nhiều tiêu bản. Sau đó vào thế kỷ XVII, số lượng hiện vật tăng lên. Ở TTX1, các loại hình bình sành thuộc thế kỷ XVII trở về sau xuất hiện nhiều do nằm bên cạnh giếng nước. Còn về các loại gốm thô, pha cát có một số loại hình nồi gốm gần giống với gốm tiền sử và sơ sử. Nhưng thực chất chúng thuộc nồi gốm của thời Trần và không có lý do gì để xếp vào giai đoạn sớm hơn.

F. Sưu tập hiện vật khai quật năm 1997

Sau khi kết thúc khai quật và chỉnh lý, chúng tôi nghiên cứu lại hiện vật ở thành Hóa Châu được khai quật năm 1997. Tính chất hiện vật gần giống sưu tập năm 2009. Nhưng trong sưu tập gốm khai quật năm 1997, có một số mảnh gốm sứ lò Việt Châu, Trung Quốc thuộc thế kỷ IX và gốm thô không thuộc kiểu thời phong kiến Bắc Bộ. Những sưu tập này chắc là loại hình có niên đại sớm nhất.

Nhận xét

A. Thành Hóa Châu không chỉ có 2 vòng lũy thành, thành ngoài và thành nội mà còn có mấy lũy thành ngắn ở chỗ góc thành hoặc khu giáp phía đông-bắc?

Chu vi vòng thành ngoài khoảng 4.800m. Như vậy, vòng thành ngoài Hóa Châu có quy mô lớn nhất so với các thành cổ Chămpa như Trà Kiệu hoặc những thành cổ khác ở miền Trung.

B. Cấu trúc và cấu tạo của lũy thành của thành Hóa Châu có đặc trưng riêng của thành cổ Chămpa, không giống các thành cổ ở ngoài bắc. Nếu so với các thành cổ Chămpa khác, thì thành Hóa Châu cũng mang những đặc trưng riêng như có 2-3 vòng lũy thành ở góc thành. Điều này cần phải nghiên cứu thêm để biết đặc trưng khu vực hoặc thời đại.

C. Cho đến nay (kể cả đợt khai quật năm 1997), hiện vật thuộc thời Chămpa có số lượng không nhiều và chúng tập trung ở khu vực thành nội và xung quanh. Trong đó, gốm sớm nhất là gốm sứ thuộc lò Việt Châu ở Trung Quốc và mảnh nồi thuộc gốm thô, có thể có nguồn gốc bản địa và cả hai loại hình này được khai quật trong khu thành nội, sau đấy là các loại gốm sứ thế kỷ XI-XII cũng có nguồn gốc Trung Quốc.

Những đồ gốm sứ đó có khả năng phản ánh về hoạt động của thời Chămpa. Cho nên chúng tôi nghĩ rằng, trong thời kỳ Chămpa sử dụng thành này, số lượng người ở chắc không nhiều và phạm vi sử dụng cũng không lớn. Điều này có thể liên quan đến chức năng của thành. Vì nếu không có vai trò như Kinh đô, dân số trong khu Kinh thành không lớn, chúng ta bắt buộc phải suy nghĩ rằng, thành Hóa Châu thời Chămpa có chức năng quân sự hoặc cơ sở giao thông là chủ yếu?

D. Kết quả thám sát ở 3 địa điểm cho thấy dấu tích thời Trần dày đặc hơn nhiều. Các loại hình gốm sứ Việt Nam và ngói của thời Trần (h.v. 6, 7) cho thấy hoạt động sôi nổi của người Việt Nam. Kết quả khai quật năm 1997 cũng cho thấy điều này. Sưu tập gốm cho thấy hoạt động cư trú được đẩy mạnh sau thế kỷ XV (h.v. 8, 9), đặc biệt thế kỷ XVII trở về sau. Hiện nay, các làng Thành Trung và Kim Đôi đã hình thành khu vực cư trú trong phạm vi của thành ngoài.

Giếng nước TTX1 nằm trong khu ao hồ cũ và do đó rất có thể sau thế kỷ XVII người ta đắp đất hoặc lợi dụng trầm tích phù sa để tạo thành mặt bằng cư trú và lúc đó người ta mới xây dựng phần dưới cùng của giếng. Cho nên khuôn giếng thời kỳ ban đầu rất thấp so với mặt bằng bây giờ. Sau đó vừa nâng mặt bằng đất ở cao lên, vừa xây thêm khuôn giếng và cuối cùng giếng được hình thành như bây giờ. Điều này cho thấy rằng, những giếng có cấu trúc hình vuông trong khu vực miền Trung cần phải được xem lại về niên đại xây dựng. Vì các giếng cổ hình vuông, hầu như vẫn xác định được trên bề mặt bây giờ và rất khó suy nghĩ rằng, khuôn giếng được xây dựng trong thời kỳ Chămpa, hơn 1.000 năm trước và không có hiện tượng bồi đất hoặc phù sa trên đó. Khả năng những giếng đó muộn hơn nhiều như giếng TTX1.
 
Kỳ công quá, mặc dù tái hiện lại chỉ là những bức ảnh chưa rõ nhưng chừng đấy là đủ để mình cảm nhận ở một khía cạnh của lịch sử về thành lũy cổ.
 
Last edited by a moderator:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,189
Bài viết
1,150,440
Members
189,948
Latest member
mass
Back
Top