What's new

Thu vàng Ladakh, 2017



Kể từ ngày nhìn thấy cảnh mấy chú tiểu khoác áo tu đỏ chạy vòng quanh chiếc chuyển kinh luân và cảnh gõ cát làm mandala trong Samsara đến lúc thực sự đặt chân đến Ladakh phải đúng đến 4,5 năm. Chuyến đi này quả thực là căng vì chỉ trong 11 ngày mà dàn lịch trình đi cả Zanskar và Ladakh, nghĩ lại thấy cực quá trời vì di chuyển nhiều mà đường thì xóc lòi máu họng (NO). Offroad hơn 100km đi từ tờ mờ sáng đến tim tỉm tối vẫn chưa thấy tới nơi. Đi 1 chuyến hơn chục ngày về nhà đen như chó thui than hồng :(. Nhân dịp nhàn rỗi e lại có dịp ngồi kể chuyện với cả nhà ạ :).

Quả thật em chưa có được đến nơi nào khô cằn sỏi đá thời tiết khắc nghiệt kham khổ như cái vùng Ladakh này :(.Nằm trên cao nguyên Thanh Tạng - nóc nhà của thế giới với độ cao trung bình từ 3000~6000m so với mực nước biển, độ ẩm và mưa từ phương Bắc ko kịp thổi tới Ladakh thì đã bị dãy Côn Lôn án ngữ phía Bắc cản lại, gió mùa hàng năm từ Ấn Độ Dương chẳng kịp trào qua thì đã bị dãy Hymalaya lặng thầm đứng làm bình phong ở phía Nam ẩy đi rồi vậy nên là không khí thì loãng, mùa đông thì khắc nghiệt tàn canh gió lạnh (-30 độ), mùa hè thì nóng tàn bạo (38 độ c) và lúc nào nắng cũng rọi thẳng đỉnh đầu. Vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 rất nhiều khu vực bị biệt lập hoàn toàn so với phần còn lại của thế giới do băng tuyết đóng dày làm giao thông bị cắt đứt.

la.jpg


Thung lũng Padum đầu thu khi vụ mùa đã được gặt. Những khoảng đất trồng ngũ cốc (chủ yếu là đại mạch) đã trơ màu đất. Người dân Zanskar lục tục chuẩn bị lương thực cho một mùa đông dài.

Nhưng chính vì thế nên là khung cảnh hoang sơ cùng núi non hùng vĩ và cuộc sống chân chất thuần hậu của con người ở đây lại là thứ thu hút khách du lịch nhất. Ladakh cũng là miền đất Ấn khác biệt nhất nơi người ta có thể cảm nhận được hơi thở văn hoá Tạng và Phật Giáo Tây Tạng bên ngoài Tibet.


Stokna Gompa bên dòng Indus River

I. Ladakh & Phật giáo Tây Tạng

Nguyên nhân Ladakh còn có tên gọi là tiểu Tây Tạng của Ấn Độ là bởi vì vào thế kỷ thứ 8, Ladakh nằm kẹp giữa giao tranh của Vương triều Tây Tạng (hay còn gọi là nước Thổ Phồn) ở phía Đông và triều đình nhà Đường thống trị ở phía Bắc. Năm 842, hoàng tử của Thổ Phồn do giao tranh nội bộ đã ly khai khỏi vương quốc Thổ Phồn và sát nhập Ladakh, xây dựng vương triều Ladakh của mình ở đây. Cũng chính trong khoảng thời gian này mà có một lượng lớn ngừời Tạng di cư đã dần dần Tạng hoá Ladakh, thể hiện rõ nhất ở văn hoá tín ngưỡng, lối sống cho đến ngôn ngữ chữ viết. Vương triều Ladakh còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo truyền vào từ các khu vực phía Đông Bắc Ấn như mạn Kashmir, người ta hay còn gọi là lần thứ 2 Phật giáo du nhập Thổ Phồn.


Lần đầu tiên Phật giáo Ấn Độ được lan truyền đến Thổ Phồn, tạo tiền đề cho việc hình thành nên Phật giáo Tây Tạng hay còn gọi là Lạt Ma giáo mà chúng ta được biết đến ngày nay là vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Trước khi Phật giáo Ấn Độ được lưu truyền đến đất Tạng, vốn người dân ở đây đã có tôn giáo nguyên thuỷ của mình gọi là đạo Bon. Đạo Bon có thể tính khởi nguồn từ vương triều Zhang Zhung hơn 1800 năm về trước, là tín ngưỡng có sức ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử, tôn giáo và văn hoá của người Tạng. Trong đạo Bon người ta tin rằng vạn vật đều có linh hồn, tất cả mọi thứ trên trần gian như núi, sông, hồ, cây, đất đều có linh hồn và quỷ quái hiện diện. Tất cả những khổ nạn của loài ngoài như bệnh tật, thiên tại đều có liên quan đến linh hồn và quỷ thần của vạn vật. Con người phải biết kính sợ và cúng bái các vị thần, bằng thần linh sẽ nổi giận và giáng tai ương cho nhân loại. Chính vì vậy nên lễ nghi điện thờ của đạo Bon mang nhiều yếu tố huyền thuật, ấn chú, pháp sư như trừ tà, cúng tế …Từ sao khi Phật Giáo Ấn Độ nhập Tạng, giao thoa với đạo Bon thổ tại, dung hoà nội dung lẫn nhau và đem rất nhiều thần linh của đạo Bon nguyên thuỷ thành thần bảo hộ của loài người, gọi chung là Thần trần gian hoặc thần địa phương, đồng thời cho rằng những vị thần này chỉ có thể đem lại 1 ít hạnh phúc hiện sinh cho loài người, chứ ko thể siêu độ cho đời sau được. Vậy nên con người chỉ cống nạp chứ ko cúng bái.

Chính sự giao thoa kết hợp này đem lại rất nhiều điều đặc sắc của Phật giáo Tây Tạng, khác biệt hẳn so với Phật giáo Nam truyền nhưng chúng ta vẫn thấy ở Việt Nam, Thái Lan hay Miến Điện …Tiêu biểu như các phương thức cầu nguyện đặc biệt của người Tạng: vòng núi thiêng, bái hồ thiêng, treo cờ lungta, kinh văn 5 màu, khắc kinh văn trên đá …hay một số nghi lễ mang yếu tố vu thuật như múa Cham trừ tà cầu phúc vào các dịp lễ hội đều được xuất phát và ưa chuộng từ tín ngưỡng bản địa từ thời vương triều Zhang Zhung này.


Hồ thiêng Pangong

(Phật Giáo tây Tạng cho rằng cứ mỗi năm thì thần phật, bồ tát sẽ tụ hội tại núi thiêng, hồ thiêng, sông thiêng… Nếu đi được 1 vòng thì có thể rửa sạch được tỗi lỗi, trong 500 lần luân hồi có thể miễn được kiếp nạn của địa ngục, đi vòng 100 vòng thì có thể thành phật lên trời. Nước thiêng có thể rửa sạch linh hồn và thanh tẩy tội lỗi.)

Sự dung hợp và tiếp thu các luồng tư tưởng theo khuynh hướng đặc thù của người dân Tây Tạng đã biến Phật giáo Tây Tạng không còn ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa nữa mà được xem như là Phật giáo Mật tông đậm màu sắc thần linh, lễ nghi, bùa chú, ấn quyết, xuất quỷ nhập thần rất phức tạp. Đó cũng là lý do vì sao khi tham quan các khám thờ ở tu viện bên cạnh bích hoạ và các tượng Phật quen thuộc có thể dễ dàng thấy các khí cụ cổ quái đặc biệt hay các loại mặt nạ tượng trưng cho các vị thần tiên, ác quỷ hay mang cả hình hài của loài thú được cất giữ để sử dụng cho các điệu múa vào dịp lễ hội hàng năm.

 
Last edited:
Nếu có dịp đi vào mùa Thu cho mình đu theo với nha. Mình đi năm 2014 và tới giờ vẫn chưa có dịp trở lại. Phần cũng do có mình mình muốn trở lại nơi đó thôi nên ko rủ được ai :(

ừa, nếu quay lại mình cũng muốn đi vào mùa thu 1 lần nữa, mình sẽ đăng tìm bạn đồng hành trên Phuot, nếu có duyên tụi mình sẽ đi chung :)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,393
Members
189,943
Latest member
3sdecal
Back
Top