[Thông tin] Thuốc chữa viêm bao gân được sử dụng hiện nay

coxuongkhop

Phượt thủ
Viêm bao gân là bệnh lý khá nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu bạn đang chưa biết về nguyên nhân, dấu hiệu, hay thuốc chưa viêm bao gân,...cùng nghe một số chia sẻ của các bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp dưới đây nhé.

Một số dấu hiệu viêm bao gân

Trên cơ thể vùng gân ở bàn tay, bàn chân và cổ tay thường dễ bị chấn thương hơn những bộ phận khác. Do đó, khi ở vị trí này bị viêm cũng xảy ra nhiều biến chứng hơn ở những khu vực đó. Tuy nhiên, theo các bác sỹ chia sẻ tình trạng viêm bao gân này vẫn có khả năng xảy ra ở bất kỳ gân nào, bao gồm vai, khuỷu tay hay đầu gối.

Một số loại thuốc chữa viêm bao gân được sử dụng hiện nay


Nếu bị viêm bao gân, bạn sẽ gặp phải một số dấu hiệu nhận biết sau:

  • Cứng khớp, giảm khả năng di chuyển hay cử động khớp khó
  • Có dấu hiệu bị sưng khớp, đau khớp
  • Vùng khớp bị thương trở nên nhạy cảm, chỉ cần ấn nhẹ vào thấy đau
  • Vị trí gân tổn thương có hiện tượng đỏ

Nguyên nhân gây viêm gân là do đâu

Có nhiều nguyên nhân gây viêm gân , trong đó phổ biến nhất như:
  • Do chấn thương: Tai nạn lao động, sinh hoạt, giao thông xảy ra bất ngờ.
  • Các bệnh lý khớp khác gây biến chứng ra: Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, ...
  • Hoạt động động sai tư thế hoặc căng cơ quá mức.
  • Thường xuyên lặp lại các hoạt động trong thời gian dài gây sức ép cho gân.
Ngoài ra, vẫn còn có thêm một số nguy cơ khác làm tăng viêm bao gân:
  • Tuổi tác: Các vị trí gân trên cơ thể người cao tuổi thường kém linh hoạt hơn, vì vậy dễ bị tổn thương và dẫn đến viêm gân hơn.
  • Nghề nghiệp: Các vận động viên thể thao, những người làm công việc nặng nhọc thường xuyên lặp lại động tác ở một vị trí hoặc hoạt động sai tư thế cũng có khả năng viêm gân cao hơn.

Một số loại thuốc chữa viêm bao gân được sử dụng hiện nay

- Thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ : thuốc diclofenac dạng bôi: bôi 2-3 lần/ngày

- Thuốc giảm đau: acetaminophen (Paracetamol): 0,5g x 2-4 viên /24h

- Thuốc chống viêm không streroid đường uống. Dùng một trong các loại thuốc sau: diclofenac 50mg x 2 viên/24h; meloxicam 7,5mg x 1-2 viên/24h; celecoxib 200 mg x 1 – 2 viên/24h

- Tiêm corticoid trong bao gân De Quervain. Cần tránh tiêm vào mạch máu. Do vậy tốt nhất là nên tiêm corticoid dưới hướng dẫn của siêu âm do tính chính xác, độ an toàn cao. Chỉ các bác sĩ được đào tạo chuyên khoa khớp mới được tiêm corticoid trong bao gân vì có nguy cơ đứt gân khi tiêm vào gân hay nhiễm trùng. Các chế phẩm:

+ Hydrocortison acetat là loại tác dụng nhanh, thời gian bán huỷ ngắn. Liều cho 1 lần tiêm trong bao khớp 0,3ml. Tiêm không quá 3 lần cho mỗi đợt điều trị.

+ Methyl prednisolon acetat là loại tác dụng kéo dài, liều dùng 0,3 ml/1 lần, mỗi đợt tiêm 2 lần. Mỗi năm không quá 3 đợt.

+ Betamethasone (tên đầy đủ: betamethasone pripionate): Liều dùng 0,3ml/1 lần tiêm.

Trên đây là những chia sẻ một vài loại thuốc chữa viêm bao gân. Hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm nay. Mọi thắc mắc liên quan hay muốn tham khảo thêm nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ ? Cách điều trị ra sao vui lòng liên hệ Hotline 19002838 để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp ngay nhé.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,592
Bài viết
1,153,876
Members
190,141
Latest member
bongdatvme
Back
Top