What's new

[Chia sẻ] Tìm Hiểu Về Kì Quan Hải Đăng Xưa Ở Alexandria Ai Cập

Ngày nay, khách du lịch đến Ai Cập, nếu ghé qua thành phố thơ mộng bên Địa Trung Hải Alexandria này, sẽ thấy một pháo đài sừng sững trên nền của một kỳ quan cổ đại xưa cũ, dưới chân họ là những nền móng được dùng lại của một công trình vỹ đại một thuở, và hình dung về một kỳ quan lừng lẫy một thời…

alexandria hai dang 2

Một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại

Hải đăng Alexandria là ngọn đèn biển được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên (khoảng 280 - 247) trên hòn đảo Pharos tại Alexandria, Ai Cập với mục đích ban đầu là làm tín hiệu thông báo của cảng, và sau này là một ngọn hải đăng.
alexandria hai dang 6

Chiều cao đèn biển được ước tính khá khác biệt từ 120 đến 140 mét (393 – 450 ft) nó là một trong những công trình nhân tạo cao nhất Trái đất trong nhiều thế kỷ và được các học giả cổ đại coi là một trong bảy kỳ quan thế giới, ngang tầm với quần thể kim tự tháp Giza, vườn treo Babylon, tượng thần Zues… cùng vào thời điểm đó.
Hải đăng Alexandria ngừng hoạt động và bị phá huỷ nặng nề sau hai trận động đất trong thế kỷ 14; một số di vật của nó vẫn còn được các thợ lặn tìm thấy tại đáy biển cảng phía Đông Alexandria năm 1994. Những tàn tích khác đã được khám phá qua các bức ảnh vệ tinh.
Kiến trúc và vị trí độc đáo mang lại sứ mệnh lịch sử bất ngờ
alexandria hai dang 5

Hải đăng Alexandria được xây dựng từ những khối đá lớn sáng màu bao gồm ba tầng: phần thấp hình vuông với một lõi trung tâm, phần giữa hình bát giác, và đỉnh hình tròn. Đỉnh của nó có đặt một tấm gương phản chiếu ánh mặt trời vào ban ngày; hay một ngọn lửa vào ban đêm. Những đồng tiền La Mã hiện còn do người Alexandrian chế tạo ra cho thấy mỗi bốn góc tường đều có đặt một bức tượng người cá. Vào thời La Mã, có một tượng Poseidon đứng trên đỉnh hải đăng.
Thiết kế các ngọn tháp của các thánh đường Hồi giáo trong nhiều thế kỷ trước kia đều mô phỏng và “sao chép” theo kiểu thiết kế hải đăng này, chứng minh tầm ảnh hưởng kiến trúc lớn của công trình.
alexandria hai dang 7

Truyền thuyết cho rằng ánh sáng từ hải đăng đã được sử dụng để đốt cháy chiến thuyền địch trước khi chúng có thể cập bờ. Tuy nhiên, điều này khó có thể xảy ra vì trình độ quang học và công nghệ khá thấp thời kỳ đó. Một truyền thuyết khá ấn tượng khác – và có lẽ xác thực hơn – là ánh sáng từ trên hải đăng có thể được nhìn thấy từ cự li 35 dặm (56 km) từ bờ biển.
Về vị trí, hải đăng Alexandria được xây dựng trên đảo Pharos, là một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Alexandria, thuộc Địa Trung Hải. Nó nối với lục địa bằng một con đường nhân tạo tên là Heptastadion, vì vậy nó cũng tạo thành một phía cảng của thành phố. Bởi vì bờ biển Ai Cập rất phẳng và thiếu các vật thể dễ nhận biết dùng làm hoa tiêu, do vậy cần thiết phải tạo ra một vật thể như vậy trên cửa cảng - đây chính là chức năng ban đầu của Pharos. Công trình bắt đầu được sử dụng làm hải đăng, với một ngọn lửa và các tấm gương phản chiếu trên đỉnh, từ khoảng năm năm thứ nhất sau Công Nguyên, ở thời La Mã. Trước thời gian này, Pharos chỉ có tác dụng làm vật thể hoa tiêu.
alexandria hai dang 8

Công trình được cho là do kiến trúc sư Sostratus xứ Cnidus thiết kế vào thế kỷ thứ 3 TCN, theo sáng kiến của Satrap, vị tổng trấn của xứ Ptolemy, Ai Cập, nhà cai trị người Hy Lạp đầu tiên tại Ai Cập và là một vị tướng của Alexander Đại Đế. Sau khi Alexander bất ngờ qua đời ở tuổi 33, Ptolemy Soter tự phong lên ngôi vua năm 305 TCN và ra lệnh xây Pharos chỉ một thời gian ngắn sau đó. Công trình này được hoàn thành dưới thời cầm quyền của con trai ông là Ptolemy II Philadelphos.
Dấu tích của kỳ quan xưa ở ngày nay
Sở dĩ, công trình này tồn tại trong một thời gian lâu đến vậy có lẽ một phần do các bức tường của công trình này dưới chân đảo Pharos được tăng cường để chống lại lực từ các đợt sóng biển bằng cách rót chì lỏng, giữ chặt các phần nề với nhau; và có thể vì thế nên đây là một trong các công trình cổ đại có tuổi thọ lớn nhất trong số Bảy kỳ quan thế giới - ngoại trừ Đại kim tự tháp Giza. Nó vẫn đứng vững khi nhà du hành Hồi giáo Ibn Jubayr tới thăm thành phố vào năm 1183. Ông đã phải thốt lên rằng: "Mọi lời miêu tả đều không thể hết, mắt nhìn không thể hiểu, và từ ngữ là không đủ, cảnh tượng thật hùng vĩ”. Có lẽ rằng ở thời ông từng có một nhà thờ Hồi giáo trên đỉnh hải đăng này, nhưng nó đã bị hư hại nghiêm trọng sau hai trận động đất năm 1303 và 1323.
alexandria 1

Những di tích của hải đăng Alexandria đã gần như biến mất cho đến những năm 1480, khi vị vua Hồi giáo tại Ai Cập lúc đó là Qaitbay xây dựng một pháo đài trên vị trí cũ của Hải đăng và đã sử dụng một số phiến đá còn sót lại của công trình này.
Những phiến đá của hải đăng Alexandria ở Pharos được sử dụng lại làm các bức tường Pháo đài Qaitbey vẫn có thể được thấy rõ nhờ kích thước to lớn của chúng so với những phần nền xung quanh.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top