What's new

Tổng kết chương trình tình nguyện tại Mường Nhé (28/4 - 2/5/2011)

TỔNG KẾT TÀI CHÍNH CHƯƠNG TRÌNH TÁ MIẾU
I.TỔNG THU : 8.265.000 đ

II. TỔNG CHI :
1. xe lắc 2 cái x 250k = 500k
2. thú nhún 2 con x 140k = 280k
3. sữa ngôi sao phương nam : 1 thùng :682k
4. Balo 34 cái x 89,3k = 3036,2k
5.kẹo 100 gói x 5k = 500k
6. bộ đất nặn 12 bộ x 26k = 312k
7.thuốc bạch long thuỷ (thuốc ho) 15 hộp x 20k = 300k
8.thuốc giun : 500k
9.túi bóng đóng quà bao dứa, dây chằng,túi bóng che mưa ......:464k
10. vận chuyển hàng lên Điện Biên : 400k
11. vận chuyển hàng lên Mường Nhé + Tá Miếu : 1270k

TỔNG CHI : 8,244,200đ

Số tiền còn lại 20,8k sẽ chuyển vào buổi off tổng kết chương trình
Thay mặt nhóm xin cám ơn tất cả các anh , chị , bạn đã quan tâm và ủng hộ cho chương trình lần này

Buổi off tổng kết đc tiến hành vào 20h ngày 7/5 tại số 3 ngõ 62 Nguyễn Chí Thanh
Chi tiết về chương trình xin xem tại http://ttvnol.com/f_233/1307829/page-32
 
@: Lantrailtl: Chúc Mừng Chuyến đi rất thành công của cả đoàn, e cũng rất tiếc lời đề nghị tham gia cùng đoàn, Chuyến đi vào Mường Nhé của đoàn chắc cũng là một trong nhưng chuyến đi hiếm hoi vào Mường nhé tại thời điểm này. sau 30/4 để vào đây không dễ.
Rất mong những tấm lòng của mọi người hướng về vùng biên giới.
Vungcao/ nguoidienbien.net
 
@: Lantrailtl: Chúc Mừng Chuyến đi rất thành công của cả đoàn, e cũng rất tiếc lời đề nghị tham gia cùng đoàn, Chuyến đi vào Mường Nhé của đoàn chắc cũng là một trong nhưng chuyến đi hiếm hoi vào Mường nhé tại thời điểm này. sau 30/4 để vào đây không dễ.
Rất mong những tấm lòng của mọi người hướng về vùng biên giới.
Vungcao/ nguoidienbien.net
Điện Biên mình vẫn chưa khám phá hết! Hy vọng có dịp được bạn làm HVD ^^. Qua chương trình này, mình cũng quen được 1 số bạn làm trong cơ quan ban ngành có uy tín, hy vọng đó cũng là tiền đề để có dịp mình triển khai những chương trình lớn hơn Tá Miếu!
Cảm ơn bạn nhé!
 
Bạn vừa đi MN về có thông tin gì về vụ bạo loạn trên đó không.mấy ngày nay xe của CSCĐ đi từng đoàn từ trên đó về
 
Giới thiệu 1 số bài báo viết về chuyến đi của nhóm


http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=437189&ChannelID=100

Tá Miếu - xa mà gần

TTO - Tá Miếu (xã Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên), bản biên giới nơi con gà gáy người dân ba nước đều nghe. Cột mốc số 0 đặt tại Tá Miếu phân định ranh giới ba nước Việt -Trung - Lào nằm trên núi Khoang La San, cao 1.864m, được xem là cột mốc đẹp nhất Đông Dương, cũng luôn là nơi thôi thúc những bước chân đi.

Màu xanh quyến rũ của đất trời và núi rừng nơi cực tây Tổ quốc

Nhắc tới ngã ba Việt - Trung - Lào, mọi người có thể hình dung ngay tới điểm cực tây Tổ quốc, nơi có cột mốc số 0, mốc đánh dấu điểm bắt đầu ranh giới đường bộ giữa ba quốc gia. Đây cũng là một điểm đến l‎ý tưởng của giới trẻ ưa du lịch những năm gần đây. Cung đường đi Mường Chà - Si Pha Phìn - Mường Nhé - Apachải luôn đẹp, cuốn hút mê lòng người.

Tá Miếu là bản vùng biên nằm chóp ngoài cùng bên trái vùng Tây Bắc với 31 hộ gia đình, 158 nhân khẩu. Đây là một xã mới thành lập nên còn nhiều khó khăn về đời sống vật chất cũng như tinh thần.

“Tá Miếu” có nghĩa là cái miếu to. Âm Tá hay Âm Tà (giống như tên cửa khẩu Tà Lùng ở Cao Bằng - nghĩa là rồng lớn) đều có nguồn gốc từ chữ Đại (hay Thái) trong tiếng Hán, nghĩa là to, lớn. Không ai biết ngôi miếu ra đời từ lúc nào nhưng một thời gian dài đây là nơi nghỉ chân, qua đêm cho những người lỡ đường khi băng rừng vượt núi.

Lớp 4 - Trường tiểu học Tá Miếu

Việc xây dựng trường, lớp ở Tá Miếu vẫn còn khó khăn, nhưng với cố gắng lớn của các thầy cô, chính quyền địa phương và những tấm lòng hảo tâm, các em đã có những lớp học được dựng tạm bằng tre nứa. Đồng chí Pờ Dần Sinh, bí thư xã Sín Thầu, là người đầu tiên đi xin thầy mang chữ về bản xóa mù cho bà con Hà Nhì.

Những năm trước để leo được lên mốc số 0, bạn phải đến bản Tá Miếu và bắt đầu con đường bộ dài khoảng 8km qua đồi cỏ tranh và rừng rậm. Hiện giờ con đường rải nhựa dài hơn 60km từ trung tâm huyện Mường Nhé đã chạy qua cả bản lẫn đồn biên phòng 317 lên tới cửa khẩu với nước bạn Trung Quốc gần vị trí cột mốc số 2 và số 3.

Đường đi lên mốc số 0 hiện đã ngắn đi nhiều. Nếu đi nhanh chỉ mất khoảng 6 giờ cả đi lẫn về. Trong tương lai không xa, một con đường dành cho ôtô được mở tới sát chân mốc số 0, dành lại 90 bậc leo lên cột mốc, với ‎ ý nghĩa ngã ba biên giới, 30 bậc cho mỗi quốc gia.

Con đường lên mốc số 0 giờ đã dễ đi nhiều

Đã liên hệ trước nên khi chúng tôi đến, ông Pờ Dần Sinh - bí thư xã, anh L‎ý Ná Na - trưởng bản Tá Miếu, cùng các thầy cô giáo đã tập trung các em học sinh. Trường tiểu học Tá Miếu hiện có năm lớp, trong đó chỉ lớp 4 được tách riêng, còn lớp 1 và 2, lớp 3 và 5 là hai lớp ghép. Lớp mẫu giáo có 12 em cũng được tách riêng.

Những món quà nhỏ mang tới tặng các em dù ‎chưa thật nhiều về giá trị. Mới chỉ là những chiếc cặp, những bộ đồng phục cùng bút, vở cho các em học sinh, mới chỉ là những con thú đồ chơi, những gói kẹo, hộp sữa… nhưng chúng tôi mong đó sẽ là ngọn lửa tinh thần cùng thắp trên con đường các em tới trường.

Nụ cười hồn nhiên của những cô cậu bé Hà Nhì ôm nhau ngồi trên con thú nhún, bài hát trong trẻo của cô bé học sinh lớp 4 Pờ Á Vơ mà tôi phải nghe hai lần mới rõ được tên, những ánh mắt, những cái nhìn… tất cả đều khiến cả đoàn hiểu rằng những gì mình làm là có ích.

Tặng quà các em học sinh và mẫu giáo

Học sinh Tá Miếu

Chia tay các thầy cô, cùng các em nhỏ Trường tiểu học Tá Miếu, chúng tôi quay lại đồn biên phòng 317. Đây là nơi các đoàn du lịch đều phải dừng chân, trình báo giấy tờ và được các anh bộ đội biên phòng của đồn hướng dẫn lên mốc số 0. Sau khi việc xây dựng lại được hoàn thành vào năm 2009, cơ sở vật chất của cán bộ chiến sĩ đồn 317 đã được cải thiện nhiều.

Về thủ tục chung, điều khách du lịch bụi cần là giấy giới thiệu của cơ quan hoặc địa phương nơi sinh sống, bản photocopy CMND (hoặc hộ chiếu) và mang tới Bộ chỉ huy bộ đôi biên phòng tỉnh Điện Biên. Sau khi được cấp phép lên mốc, các bạn tới đồn 317 để được hướng dẫn lên mốc.
Do có nhiều đoàn khách du lịch đến thăm nên giờ ngoài dãy nhà của chiến sĩ, đơn vị còn có cả dãy nhà dành cho khách. Anh em đơn vị giờ không phải xuống bản ngủ nhờ mỗi khi khách đến quá đông như những năm trước. Sóng điện thoại cũng đến được nơi đây hồi đầu năm, chấm dứt thời kỳ muốn gọi điện phải đi hơn 60km ra trung tâm huyện.

Con đường lên mốc số 0 giờ không còn bắt đầu từ bản Tá Miếu, mà sâu hơn nữa vào bên trong. Xe máy đi vào chừng hơn 3km rồi mới gửi xe lại chân đồi cỏ tranh. Dù đường đi đã ngắn hơn nhiều so với trước, nhưng vẫn phải khá vất vả mới có thể lên được đến nơi. Trong số các đoàn cùng xuất phát buổi sáng hôm đó, ba bạn trẻ đã phải quay ngược trở lại vì tự thấy không đủ sức đi tiếp.
ImageView.aspx

Cột mốc số 0 nơi cực tây Tổ quốc

Sau gần 3 giờ leo chúng tôi đến được điểm cực tây Tổ quốc, mốc số 0, ngã ba Việt - Trung - Lào. Cột mốc được làm bằng đá granit hình lăng trụ cao 2m, đặt trên bệ vuông mỗi cạnh dài 5m, ba mặt của mốc được viết bằng chữ quốc ngữ và khắc quốc huy của từng nước.

Luôn có những niềm tự hào và những cảm xúc khó tả khi ta được đặt chân tới những vùng miền xa xôi của tổ quốc. Thấy thêm yêu thương hơn đất nước của mình, cảm phục hơn những con người vẫn ngày đêm gắn bó với nơi này.

Chia tay Apachải, chúng tôi không đơn thuần kết thúc một chuyến đi, không đơn thuần đã đi và đã đến. Chúng tôi đã được hòa mình phần nào vào cuộc sống nơi này. Và vẫn mong sẽ có nhiều hơn nữa những chuyến đi như vậy, để mọi vùng miền tổ quốc càng trở nên gần gũi...
 
"Phượt" ngược Mường Nhé
Đăng trên báo giấy QĐND và báo điện tử nhandan.vn
link:http://nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/doi-song/du-l-ch/ph-t-ng-c-m-ng-nhe-cu-i-thang-4-1.296173#gxvhdTgw4yy0

2925502767.jpg


NDĐT- Thời Nay - Cuối tháng 4 được nghỉ dài hơi, đám “phượt tử” lại kéo nhau lên xe máy, rong ruổi khắp các ngả đường, khăn kẻ ô, áo cờ đỏ sao vàng rực rỡ.
“Phượt”, tức là chuyến đi hoàn toàn bằng xe máy. Mường Nhé, huyện xa nhất Điện Biên, điểm tận cùng phía tây tổ quốc hấp dẫn dân “phượt” bởi nhiều lẽ. Nơi đây có cột mốc số 0 trên dãy núi Khoang La San (A Pa Chải), nơi con gà gáy ba nước (Việt Nam - Lào - Trung Quốc) đều nghe thấy, điểm chinh phục của những người thích phiêu lưu thỏa lòng khát khao đến mọi nơi trên mảnh đất quê hương.
Đoàn của Ngô Tùng Quân, nhân viên chứng khoán một công ty tư nhân, bảy xe, 14 người, theo đường 6 lên Mường Nhé từ 29. Thành viên trẻ nhất sinh năm 1992, lần đầu đi “phượt”, già nhất cũng thuộc thế hệ 8X, sinh năm 1981. Đợt này Điện Biên trời âm u, dọc đường mây xám xịt, lại thêm hỏng xe, đoàn đến thị trấn Mường Nhé chậm hơn lịch trình nửa ngày, phải ngủ lại thị trấn, cách A Pa Chải gần 30 cây số. Sáng sớm cả đám hò nhau dậy, quyết tâm chinh phục cột mốc, vì hôm đó là ngày 30-4. “Thể nào cũng phải leo mốc đúng ngày này”, Quân bảo.
Trong hành trang đám “phượt tử”, ngoài lỉnh kỉnh đồ ăn, quần áo, còn có kẹo bánh, áo ấm cho mấy đứa trẻ các điểm trường, thuốc lá cho lính biên phòng. Đường vào Mường Nhé giờ đã làm lại. Cách đây vài năm, khi cầu Tà Kho Khử chưa xây xong, thời tiết xám xịt thế này chưa chắc đã qua được suối. Nhưng giờ đi ngon lành, ít ra là với đám “phượt” đã quen các ngả đường, dù có đoạn đang làm dở vẫn đầy bùn đất. Mấy cô gái phải xuống vác đồ cho cánh “xế” hò nhau đẩy xe qua.
Đồn Biên phòng 317 A Pa Chải, điểm dừng chân bỗng dưng sôi động hơn hẳn bình thường. Có mấy đoàn “phượt”, từ các ngả đổ về. Số người đăng ký leo mốc ngày 30-4 lên tới 56 người. Quân còn gặp Nguyễn Thị Nhàn, cô bạn quen nhau đã lâu, cũng từ những cung đường “phượt”. Nhóm của Nhàn năm xe, đến Mường Nhé mang theo 46 túi quà gồm sách vở, quần áo ấm, tặng cho trẻ em Hà Nhì ở bản Tá Miếu, xã Sín Thầu. Không có người dẫn đường, lại không biết tiếng người Hà Nhì, nhưng đoàn của Nhàn vẫn tìm ra đường vào bản.
Anh Ngô Văn Nghi, Đồn Biên phòng 317 A Pa Chải, người dẫn đường “thiện chiến” quen mặt của dân “phượt” bảo cứ ngày 2-9, 30-4 là nơi này đông khách. Biên phòng phải nói kheo khéo để từ chối bớt, vì đường leo cũng chẳng dễ dàng, lau lách um tùm không có người dẫn là dễ lạc.
Mốc số 0 bây giờ dễ đi hơn trước nhiều. Xe máy có thể xông pha qua lau lách cỏ dại vào thêm năm cây số, đi về hết 14 cây số, không phải để xe cuốc bộ từ đầu đường như hồi xưa. Thế nhưng, đoạn dốc đứng qua những khoảng lau lách, xuyên qua những con đường mòn còn ít dấu chân, vẫn là trở ngại lớn của nhiều kẻ quen gõ máy tính hơn vận động. Chỉ có điều, cả 56 người, đều về đích trọn vẹn, không ai bỏ cuộc. Giữa trưa cả đoàn đến đỉnh Khoang La San, mang theo cả cờ đỏ sao vàng, cả đoàn cùng với lính biên phòng hát Quốc ca ngay bên cột mốc biên giới. Bữa trưa với lính biên phòng, chỉ có thịt hộp của lính, đũa vót vội từ mấy cành tre, vẫn ăn ngon lành.
Đám “phượt tử” lên núi, gặp chuyện gì cũng ngạc nhiên. Quân kể tiếc vì phải về sớm, chứ không đã được đi họp chợ biên giới A Pa Chải. Chợ mười ngày mới họp một phiên. Ngày họp chợ thường rơi vào các ngày mồng 1, 11, 21 âm lịch. Ngày họp chợ gần nhất là ngày 3-5-2011. Nghe biên phòng kể nhiều vợ chồng người Mông ở huyện Mường Tè, Sìn Hồ công kênh nhau bằng xe Win đi hơn trăm cây số lên đây mua dao kéo cuốc xẻng, ăn uống rồi đưa nhau về. Ba giờ chiều vẫn thấy họ đủng đỉnh ăn uống, chẳng nghĩ đến chuyện đường xa hay về nhà phải nửa đêm.
Dù chân có thêm chút chai, tay mỏi nhừ vì dắt xe máy, quần áo lem nhem, nhưng những bạn trẻ mê “phượt” vẫn lên A Pa Chải ngày một nhiều. Đi và chinh phục, gặp gỡ và yêu thương đất nước mình.

(Hồng Việt, ảnh Mai Trang, Toàn Khánh, Ngô Tùng Quân)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,466
Bài viết
1,153,097
Members
190,100
Latest member
dabongxoilac365tv
Back
Top