What's new

[Chia sẻ] Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

Đường Trường Sơn Đông theo thiết kế có chiều dài 667,5 km, điểm đầu của tuyến đường là Thị trấn Thạnh Mỹ tỉnh Quảng Nam, điểm cuối của tuyến đường là cầu Suối Vàng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đường sẽ được nối vào QL 20 để có thể đến thẳng thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường với tiêu chuẩn kỹ thuật là đường Cấp 4 miền núi, có mặt cắt 8,00m chạy xuyên qua 7 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, Phú Yên và Lâm Đồng. Đường đi qua các Thị trấn miền núi quan trọng là: Thạnh Mỹ, Tu-Mơ-Rông,Măng Đen, K’Bang, Ayun Pa, M'Drak, Đưng K'Nớ

Đường Trường Sơn Đông chạy song song với Quốc lộ số 1 ở phía đông và đường Hồ Chí Minh ở phía tây nhằm kích thích phát triển kinh tế ở các vùng mà con đường đi qua, vì những vùng đó còn khó khăn, nghèo đói, mặc dù trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhân dân ở đây đã đóng góp nhiều hy sinh to lớn cho cuộc kháng chiến. Toàn tuyến đường do lực lượng Quân Đội đảm nhiệm thi công.
Con đường này nhà nước mới quyết định xây dựng gần đây nên thông tin trên mạng chưa nhiều, tên đường cũng không thể hiện liên tục, đầy đủ trên Google Maps. Do vậy trong hành trình rất có thể có đoạn đường TSĐ đã làm xong vì chưa được cập nhật trên Maps nên chúng tôi không biết để đi qua.
Để chuẩn bị Leader thu thập thông tin trên mạng, dò tìm trên Maps những đoạn đường có tên TSĐ và các con đường khác kết nối các đoạn đường TSĐ với nhau thành cung đường hoàn chỉnh.
Tham gia hành trình này có 3 người: Leader của Goup Gắn máy - Dulichbui và tôi cùng 1 thành viên khác quen thuộc của Group. Hội quân vào giờ G ngày N tại ngã 3 QL1A giao nhau voi DT610, điểm đến đầu tiên là Thánh địa Mỹ Sơn.
Để đến điểm hội quân mỗi tv xp từ SG theo lộ trình riêng. Tôi gửi xe gắn máy theo xe đò từ SG đến Quy Nhơn (đoạn này tôi đã đi nhiều lần cả QL1A & đg ven biển), từ Quy Nhơn tôi bắt du lịch bui bằng xe máy.
Tôi chọn nhà xe Ngọc Thương đt 0922332222 do xe gắn máy đi cùng chuyến theo người; xe xp lúc 18h từ bến xe Miền Đông đến 6h30 sang hôm sau đã có mặt ở Quy Nhơn. Giá cướ cả người và xe là 500k.

Bài viết có sử dụng một số hình ảnh của 2 bạn đồng hành.

IMG_6526 by Luc Sai Gon, trên Flickr


6h30 đến Quy Nhơn, 7h đã lấy được xe và ăn sáng. 1 dĩa bánh hỏi lòng lợn + 1 tô cháo huyết = 20k giá cũng mềm.

n1 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Để đảm bảo đến Tam Kỳ trước 16h để có thời gian xem trận quyết định giành vé duy nhất bảng D tham dự vòng chung kết bóng đá nữ Asia Cub 2017 giữa tuyển VN & tuyển Myanma; tôi chọn ra ngã 3 Phú Tài đi QL1A.
Tp Quảng Ngãi nổi tiếng có cơm gà Nhung, ghé ăn trưa:
1 dĩa cơm nấu bằng nước luộc gà + 1 tỏi gà chặt miếng + 1 dĩa gà bóp gỏi + 1 lon ken = 125k.
Ưu điểm: mặt bằng rộng dãi, thoáng mát, chất lượng trung bình khá phù hợp cho giới công chức, trung lưu.

n2 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Dọc đường ghé thăm nhà lưu niệm, bệnh viện Đặng Thùy Trâm ở Đức Phổ bên Quốc Lộ 1a, đến 15h30 tới Tam Kỳ, lòng vòng tìm KS, nhà nghỉ. Sau nhiều lựa chọn, qđ chọn nhà nghỉ trên đường Trương Quang Giao giá 120k/p có đầy đủ máy lạnh, nước nóng lạnh, wifi và tương đối sạch sẽ.
17h bà chủ nhà nghỉ cho biết cơm gà nổi tiếng Tam Kỳ: Cơm gà bà Luận ở đường Phan Chu Trinh - cũng may quán này cách nhà nghỉ chỉ khoảng 1km.

n3 by Luc Sai Gon, trên Flickr

1/4 con gà + 1 dĩa cơm nấu bằng nc luộc gà + 1 lon ken cao = 190k. Khuôn viên lịc sự, sang trọng; thịt gà thơm, dai, ngon hơn gà Quảng Ngãi.

n4 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Sáng hôm sau chạy thẳng theo đường Tôn Đức Thắng tôi đến thăm làng chài bích hoạ Tam Bình.
Tam Bình là làng chài cổ nằm ven biển thuộc tp Tam Kỳ, dưới bàn tay của cá tình nguyện viên Hàn Quốc, những bức tường của hơn 100 ngôi nhà ở làng chài nghèo tỉnh Quảng Nam trở thành những bức tranh sinh động. Nghe nói ở đây cũng có 1 số bức tranh của người VN vẽ nhưng người trong nghề dễ dàng phân biệt đâu là tranh Hàn Quốc, đâu là tranh VN.
Đây là ngôi làng bích họa đầu tiên ở Việt Nam.

n5 by Luc Sai Gon, trên Flickr

n6 by Luc Sai Gon, trên Flickr

n7 by Luc Sai Gon, trên Flickr

n9 by Luc Sai Gon, trên Flickr

n10 by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Last edited:
Re: Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

Diễn viên đóng thế đi rồi, tôi ngồi nghỉ chờ anh bạn đồng hành, để ý thấy tất cả các xế dù khách vãng lai hay dân địa phương chạy tới đỉnh dốc này đều dừng xe ngồi nghỉ ít phút lấy sức rồi mới đi tiếp.Những người ngồi sau đều phải xuống đi bộ từ dưới chân dốc. Có ông bố chở theo đứa con chừng 3-4 tuổi ngồi trên bình xăng, xe Win nhảy lóc tóc như làm xiếc mà cháu bé vẫn bình thản, có thể nó đã quen vậy rồi.
Đến bên chàng thanh niên địa phương có màu da châu Phi đang ngồi bên đường tôi làm quen:
- Anh về đâu vậy?
- Cháu về Đà Lạt.
- Đường này kinh quá, Quốc Lộ 27 đường tốt hơn sao cháu không đi?
- Đi đường đó hay bị tai nạn lắm, cách đây mấy ngày mới xảy ra 1 vụ đấy bác! Đi đường này an toàn hơn.
Nghe đến đây tôi lại nhớ tối qua khi trò chuyện với anh chị chủ nhà về sự lo lắng của chúng tôi về con dốc này chúng tôi phải vượt qua vào sáng hôm sau. Anh ấy nói: Con dốc này chúng cháu vẫn đi lại bình thường chứ có gì đâu; có người còn chạy một tay, một tay giữ đồ trên vai. Dừng một chút anh nói tiếp: Ở đâu quen đó bác ạ, chúng cháu về thành phố cũng chạy không quen, đông người xe ngang dọc, có khi ủi vào người ta, có lúc người ta ủi mình.
Ừ cũng như làm xiếc ấy; diễn viên xiếc làm được chủ yếu là do họ dày công luyện tập. Dân ở đây ngày nào họ chẳng đi qua, họ luyện thường xuyên thì chạy xe quay con dốc này là bình thường cũng phải thôi; còn mình chủ yếu chạy đường nhựa đâu có được tu luyện thường xuyên như họ nên không làm được cũng là lẽ tự nhiên.
Xử lý tình huống khi gặp chướng ngại trong thành phố, trên quốc lộ nó khác hẳn với xử lý tình huống đó trên đường rừng, đường offroad ở miền sơn cước xa xôi: Nếu như ở thành phố mình về ga giảm tốc độ để từ từ vượt qua thì trên đường offroad ở miền sơn cước này lại phải lên ga tăng tốc để vượt qua.


Đi bộ xuống, rồi đi bộ lên chắc cũng phải cả tiếng, thôi tranh thủ mắc võng ngả lưng cho lại sức.


132694320_n by Luc Sai Gon, trên Flickr


Nằm nghỉ chừng 30' sau, diễn viên đóng thế chạy xe Wave tới.

Capture by Luc Sai Gon, trên Flickr


Khoảng 10' sau anh bạn đồng hành lững thững xuất hiện, tôi lấy làm ngạc nhiên: Quái! Sao bố ấy đi nhanh thế.
Cứ đến đoạn đường bằng là cháu chờ để chở đỡ bác ấy đấy, anh diễn viên đóng thế nói.


h3 by Luc Sai Gon, trên Flickr


q1 by Luc Sai Gon, trên Flickr


q2 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Anh ấy vừa đi xe vừa đi bộ mà còn thế này.

q3 by Luc Sai Gon, trên Flickr


q4 by Luc Sai Gon, trên Flickr


q5 by Luc Sai Gon, trên Flickr


q6 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Chụp kỷ niệm cùng chàng diễn viên đóng thế. Lúc này là 10h10' ngày 17/4/2017.

h4 by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Last edited:
Re: Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

Ngồi nghỉ ở cổng trời Đạ Long tôi hỏi anh bạn đồng hành:
- Con đường đất đỏ có mỗi lối rẽ phải vào rầy cà phê, anh đi lạc vào đó à?
- Không! Tôi chạy theo đường bê tôn tới khi gặp trạm gác kiểm lâm, họ ngăn lại hỏi đi đâu? Khi đó mới biết bị lạc đường, và họ chỉ quay lại.
- Lúc rẽ vào đường đất đỏ tôi thấy anh chạy trước tôi chừng hơn trăm mét mà. Hóa ra tôi nhìn nhầm?


Chắc hôm qua mệt quá, ngồi sau xe ôm anh không để ý đường đi. Ác nỗi ở chỗ: Nơi rẽ xuống đường đất đỏ là phía ngoài vòng cua của đường bê tôn. Phía ngoài vòng cua bao h mặt đường cũng cao hơn phía trong, đường đất đỏ lại thấp phía dưới. Do vậy chạy trên đường bê tôn nếu không để ý thì cũng khó nhận ra chỗ đó có cái ngã 3.
Anh bạn tôi rất giỏi đọc thông tin, nhận diện đường đi trên bản đồ trực tuyến. Các cung đường anh lập cho chuyến đi đều được anh tính toán xác định vị trí các điểm mốc rất chính xác, sai số không quá 0,05km. Xui cho anh trên đường từ SG ra Quảng Ngãi trước khi hội quân ở tỉnh lộ 610 anh bị rớt mất chiếc Smarphone, chưa thể mua cái khác thay thế, nên trên đường đi anh cứ như người cận mà không có kiếng. Rồi khi lập cung, con đường bê tôn này, con đường đất đỏ này không có trong đo đạc tính toán của anh. Anh lại chủ quan, quá tự tin nữa nên việc đi lạc đó cũng thường tình.

Trước khi chia tay, Quốc diễn viên đóng thế nói với chúng tôi:
Hai bác còn phải đi hơn chục km đường rừng nữa mới tới Đưng K'Nớ, từ đây đến đó dọc đường không có nhà cửa hàng quán nào cả. Đường bằng rồi, dốc khống đáng gì. Chỉ còn 1 con dốc khá cao trước khi vào Đưng K'Nớ thôi, nó không cao bằng dốc mình mới qua đâu.

Quay sang người địa phương cùng ngồi nghỉ ở cổng trời, Quốc nói:
Anh này cũng về Đưng K'Nớ này, có gì anh giúp đỡ 2 bác nhé.

Ba chúng tôi tiếp tục lên đường, như thường lệ, anh bạn tôi chạy xe trước, quay lại người địa phương tôi nói: Cháu chạy sau chú nhé, có gì cháu hỗ trợ.

DT722 từ ngã 3 này đến đường TSĐ tại Đưng K'Nớ dài 12,5km thì có tới 11km là đường rừng ven theo sườn núi, cây cối rậm rạp, nhiều đoạn dài không thấy ánh nắng mặt trời; đường nhỏ xe ô tô không vào được dù là xe địa hình có tời phía trước. Cũnh như 722 trên núi Đạ Long, gập gềnh mấp mô, cong cua, uốn lượn; chủ yếu xe chạy bằng số 1, số 2, rất ít đoạn bằng phẳng để chạy số 3. Không kể 2 con suối trên đường đất đỏ đã kể trước, trên đường 722 này xe chúng tôi còn phải lội qua khoảng chừng 3-4 con suối nữa; do vào mùa khô nên bề rộng mỗi con suối chỉ từ 2-4m độ sâu gần nửa bánh xe. Còn vào mùa mưa thì không biết con suối rộng và sâu có thể qua suối được nữa không và đường lầy lội, trơn trượt đến cỡ nào?

Vừa qua khúc cua ngay trước măt là con dốc cao ngất, con dốc này tuy cao, dựng nhưng so với dốc Đạ Long thì dốc này thẳng có bề mặt rộng hơn, nền đường bằng phẳng hơn. Anh bạn đồng hành chạy trước, đã khuất sau đỉnh dốc rồi. Do không nghe thấy tiếng máy xe của anh bạn địa phương phía sau nên tôi có quyết định sai lầm là dừng xe chờ. Tôi tự nhủ không khó lắm mình sẽ vượt qua thôi. Vào số 1, lúc đầu xe chạy ngon đến khi được 2/3 dốc, xe yếu dần rồi chết máy. Để số, bóp thắng, chống cả 2 chân mà xe vẫn muốn trôi xuống. Dưới dốc chú em bỏ xe chạy lên hỗ trợ. Tôi nói: Em ơi lấy đá chèn bánh xe cho anh.
Lúc này chân tay tôi đã rã rời.
Con dốc này phải trên 16độ, bởi khi đề pa bánh xe quay tại chỗ, phải có người đẩy xe mới di chuyển được.
Nếu như tôi tăng tốc lấy đà từ xa lấy trớn thì đủ sức vượt qua con dóc này rồi. Rõ ràng sự ám thị của buổi sáng nay về con dốc khủng đã tác động đến tâm lý làm tôi có quyết định sai lầm.

Đường xấu, tập trung chạy nên chẳng dừng lại chụp kiểu ảnh nào. Từ Đưng K'Nớ mới chụp vài kiểu ảnh sau đây

DT722 tại cổng trời Đưng K'Nớ nơi tiếp giáp đường TSĐ từ Suối Vàng đi Yang Mao.

n by Luc Sai Gon, trên Flickr

Theo thông tin của người dân địa phương từ Đưng K'Nớ tới Yang Mao đường TSĐ mới làm được 12km trong địa phận Lâm Đồng chưa thông tới Yang Mao

z5 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Theo thông tin chính thống thì đường TSĐ dài 667,5km thì đây là cây số cuối cùng. Nhưng thực tế cây số cuối cùng còn cách 3km nữa mang số hiệu TSĐ Km 671.

x2 by Luc Sai Gon, trên Flickr.


Khi tỉnh lộ 722 được khoác áo Trường Sơn Đông nó đẹp như vầy.

x3 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Tỉnh lộ 722 nguyên thủy từ Suối Vàng về trung tâm tp Đà Lạt

x4 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Kết thúc cung đường Trường Sơn Đông tự thưởng chương trình ca nhạc phòng trà: CUNG ĐÀN XƯA tại tp Đà Lạt.
h8 by Luc Sai Gon, trên Flickr
h7 by Luc Sai Gon, trên Flickr


h6 by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Last edited:
Đoạn giữa từ ttr Sơn Tây (Quảng Ngãi) đã thông đến xã Yang Mao (M'Drak - ĐakLak) dài gần 500km. phía Bắc từ ttr Thạnh Mỹ đến ttr Sơn Tây (hơn 100km) & phía nam từ Đưng K'Nớ đến Yang Mao (12km) chưa thông.
 
Last edited:
Mình cũng có nhiều duyên nợ với cung đường này, đi rất nhiều chuyến để xem đã thông hết đường chưa :) (2014,2015,2016 và 2018), update từ chuyến đi tháng 5/2018 là đã thông một lèo từ Thạnh Mỹ đến Yangmao nhé, mình chạy được xe máy toàn tuyến mất 3 ngày, còn Yang mao sang Đưng Nớ chắc phải đợi hầm :)
 
Mình cũng có nhiều duyên nợ với cung đường này, đi rất nhiều chuyến để xem đã thông hết đường chưa :) (2014,2015,2016 và 2018), update từ chuyến đi tháng 5/2018 là đã thông một lèo từ Thạnh Mỹ đến Yangmao nhé, mình chạy được xe máy toàn tuyến mất 3 ngày, còn Yang mao sang Đưng Nớ chắc phải đợi hầm :)
Cung này đi từ DL thì bác theo đường nào thế? (DL đi đèo Khánh Vĩnh tới tt Khánh Vĩnh wa đèo Phượng Hoàng đi Ayun pa?), nhờ bác draft hộ trên google map với, thông tin trên GG map về đường TSĐ này có vẻ ngắt quảng nên ko biết toàn tuyến đoạn nào đẹp và đoạn nào chưa làm
 
Cung này đi từ DL thì bác theo đường nào thế? (DL đi đèo Khánh Vĩnh tới tt Khánh Vĩnh wa đèo Phượng Hoàng đi Ayun pa?), nhờ bác draft hộ trên google map với, thông tin trên GG map về đường TSĐ này có vẻ ngắt quảng nên ko biết toàn tuyến đoạn nào đẹp và đoạn nào chưa làm
Nếu bạn đi từ Đà Lạt thì cứ hỏi đường đi vào khu du lịch Suối vàng thôi, nó chính là đường Đông trường sơn luôn, nhưng đi từ hướng đà lạt sẽ chỉ đến được Đưng KNớ (xã Lạc Dương) là hết đường vì còn đoạn này là đường chưa thông sang Yangmao (Đăk Lak) update theo chuyến đi 5/2018 của mình, đến đây bạn hỏi đường xuyên rừng qua Đam Rông rồi vượt sông Krông Nô bằng bè kéo qua huyện Lak (Đăk Lak) rồi hỏi đường vào xã Yangmao để tiếp tục con đường này, hơi bị vòng vèo :) từ YangMao thì 1 lèo khoảng 500km đường betong và nhựa đến xã Trà Vân (Nam Trà My, Quảng Nam) rồi, từ Trà Vân thì không rõ giờ đã đường betong hết chưa, năm trc mình đi thì khoảng hơn 10km vấn đường đất, nhưng trời nắng xe máy đi thoải mái, lịch trình như sau: Yang Mao - Ma Drak - Cư Prao - Sông Hinh (Phú Yên) - Ayunpa (Gia Lai) - KBang (Kon Tum) - Sơn Tây (Quảng Ngãi) - Trà Vân - Thạnh Mỹ (Nam Giang, Quảng Nam). Trước mình đi cũng phải vậy, vì chưa thông tuyến nên phải đi vòng vèo tìm đường, nhưng cũng thú :)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,504
Members
189,952
Latest member
Xelubeouu
Back
Top