What's new

[Cung TM] Trăng rằm Trung Thu cùng các em làng Mui-Gia Lai, mái ấm Vinh Sơn-Kontum (28/9-30/9)

Cung do leader chuyên nghiệp tạo, có tính phí
Trăng rằm Trung Thu cùng các em làng Mui-Gia Lai, mái ấm Vinh Sơn-Kontum (28/9-30/9)

Mùa Trung Thu, mùa của trẻ em vui chơi trên khắp miền đất nước nhưng ở đâu đó tận những miền sâu, vùng xa có những đứa trẻ mồ côi ko hề có khái niệm về những niềm vui này. Chuyến đi này ko phải là 1 chuyến đi thuần Phuot mà mình sẽ dành phần lớn thời gian để vui chơi và chăm sóc các em nhỏ ở làng phong Chư Prong và các em bé mồ côi ở mái ấm Vinh Sơn nhé các bạn. Mình sẽ cùng ăn, cùng chơi, cùng hát múa và dành trọn đêm vui trăng rằm Trung Thu với các em. Hy vọng sẽ nhận được sự nhiệt tình ủng hộ và tham gia cùa tất cả mọi người.
Lịch trình phác thảo, mong các bạn đóng góp ý kiến nhé!

Ngày 28/09:
19h00: Khời hành từ thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm tập trung sẽ được thông báo sau.

Ngày 29/09:
6h00: Đến ngả ba Hàm Rồng. Vệ sinh cá nhân và ăn sáng ở nhà thờ Đức Kưng, Chư Prong, Gia Lai.
7h30: Vào làng phong trao quà cho các hộ gia đình sống tại đây. Quà dự kiến là gạo, mì gói, đường, sữa. Ngoài ra còn có gần 200 trẻ em là con em của làng. Tùy theo tình hình quyên góp mà chúng ta sẽ cố gắng thu xếp cho các em có ít quà bánh như snack, sữa, kẹo,….

10h00: Ghé thăm gia đình anh Hà Tư Phước (làng Ia Rok, xã Chư H’drong, TP Pleiku (Gia Lai) Bài báo “Một người khùng nuôi hai mươi người điên”
10h30: Ghé thăm chùa Minh Thành. Tham quan Biển Hồ T’nưng. Kontum thẳng tiến

12h00: Ăn trưa gỏi lá Kontum, cháo cá.

13h00: Sắp xếp đồ đạc vào Vinh Sơn 5 bằng xe công nông. Tổ chức sinh hoạt vui chơi, phát quà cho các em bé. Thời gian này các bạn nào muốn tham quan nhà thờ gỗ, toà giám mục, cầu treo Kon Klor thì tranh thủ nhé!

14h30: Đi Vinh Sơn 4 ở huyện Kon Rẫy. Tập trung vệ sinh, tắm rửa, gội đầu, cắt tóc, cắt móng tay cho các em. Cho các em ăn nhẹ (bánh mì ngọt, sữa hộp,…)
16h00: Tập họp các em chơi trò chơi tập thể, hướng dẫn các em làm lồng đèn. Dựng sân khấu và chuẩn bị cho chương trình phá cỗ rước đèn Trung Thu buổi tối. Mình sẽ đón các em ở mái ấm Vinh Sơn 6 cùng sang vui chơi. Vinh Sơn 6 nằm cách Vinh Sơn 4 khoảng 500m và mới được thành lập nên cơ sở vật chất còn khá thiếu thốn.
17h30: Khai mạc chương trình văn nghệ buổi tối & phá cỗ đêm trăng với múa lân, chú Cuội, chị Hằng,…
18h30: Ăn tối (Barbecue nướng & cháo gà) cùng các em nhỏ ở mái ấm.
19h30: Lửa trại
21h00: Nghỉ ngơi tại Vinh Sơn 4.

Ngày 30/09
6h30: Vệ sinh cá nhân, ăn sáng cùng các em (Hủ tiếu bò kho + bánh mì)
8h00: Nhổ trại, vệ sinh khu vực cắm trại. Buôn Mê Thuột thẳng tiến.
12h00: Ăn trưa ở Buôn Mê Thuột (Bò né 4 Triệu)
14h00: Tham quan cụm thác Đrây-nưng, Đray Sáp – Gia Long – Trinh Nữ .
17h00: Ăn chiều lẩu cá lăng ở cầu 14
18h00: Lên đường trở về thành phố.

Sáng 1/10, về đến SG & trở về cuộc sống thường ngày.

Chí phí tạm tính:
Xe CLC SG-Gialai-Kontum-SG: 650k
Ăn 3 bữa x 2 ngày: 300k (Bao gồm chi phí ăn tối & ăn sáng cho các em ở Vinh Sơn)
Phí tham quan (nếu có): 50k
Tổng cộng: khoảng 1.000k

Phương tiện đi lại, ngủ nghỉ: Xe chất lượng cao, ngủ lều tại nhà ăn của mái ấm Vinh Sơn 4 (tự túc lều, túi ngủ,...)

Danh sách ủng hộ hiện kim và hiện vật đến hết ngày 18/9/2012: {màu xanh là đã nhận}

Hiện kim:
  1. Le Hue: 200k
  2. DAUBUXU84 và các bạn: 3.100k
  3. CQ Miennanggio:1.050k (C Tươi: 100 k, Cẩm Hà : 100k ,Nhàn : 50k,C Thanh : 300k. A Phương : 500k)


    [*]Quỹ từ thiện còn lại từ chuyến Trà Sư 2011: 4.154.000 đồng
    [*]Lamnd: 500k
    [*]Kimchung: 300k
    [*]A Lỗ Trí Thâm: 5.000k
    [*]A Huy (bạn anh Lỗ Trí Thâm) 500k
    [*]A Bình (bạn anh Lỗ Trí Thâm) 500k
    [*]Ba mẹ bạn Lỗ Trí Thâm: 500k
    [*]A Vinh (bạn anh Lỗ Trí Thâm) 1.000k
    [*]Hiha Katoh: 300k
    [*]Sun_Flower: 200k
    [*]LHPhong: 2.000k
    [*]OCTL: 2.880k
    (Trainhangheo:1.100k + AuDuongSong:250k + Gia_khongdeu:450k + Anh Tư Ếch:200k + Langdusg:400k + Phuong Tay Tran Thi:130k + Các thành viên khác:350k = 2.880k)
    [*]Chị Khôi - bạn Lamnd: 500k
    [*]Miennanggio: 500k
    [*]Titi: 500k
    [*]Danvic: 500k
    [*]saoquay2006: 2.000k
    [*]Nghia4CDN: 500k
    [*]Demi: 500k
    [*]Anhthu85: 200k
    [*]Smalldevil: 500k
    [*]Tanvien: 200k
    [*]Võ Nguyễn Thiên Ấn: 500k
    [*]Jetlif: 500k
    [*]Chị Yến (Bạn Jetlif): 200k
    [*]langtulangdu: 500k
    [*]Smallchili: 2.000k
    [*]Độc Hành: 500k
    [*]Chị Hoa (Bạn Bé Hà): 500k
    [*]Lethanh: 200k
    [*]Tâm (Bạn bé Hà): 300k
    [*]Nicelife316: 300k
    [*]Milk Chocolate: 300k
    [*]HUA THI KHANH THINH: 1.000k
    [*]Quang (Bạn Milk): 1.000k
    [*]Minh Nguyệt: 200k
    [*]Jamesbin28: 500k
    [*]Bạn Uyên (Bạn CoBaLa): 1.000k
    [*]CoBaLa: 300k
    [*]Stusant: 1.000k
    [*]ruby1 và bạn: 600k
    [*]A Đạt (bạn anh Lỗ Trí Thâm): 1.000K
    [*]A Tí (bạn anh Lỗ Trí Thâm): 2.000k
    [*]Salguy: 1.000k
    [*]Chị Tuyết ủng hộ các bé 1000k.(LTT)
    [*]Trứng đà điểu: 500k
    [*]Donaphong: 200k
    [*]Hoàng Dung: 300k
    [*]Bích Huệ: 500k
    [*]Vnmariner: 2.000k
    [*]CVN: 500k
    [*]A Khoa (Bạn Anh LTT): 5.000k
    [*]Mèo Lười & Bí Đao: 500k
    [*]Traveladd: 300k
    [*]Salguy & Những người bạn: 14.580k (đợt 1)

    Tổng cộng: 68.864.000 đồng

    Đã thu: 64.514.000 đồng
Hiện vật:
  1. saoquay2006: Một ít quần áo, sách giáo khoa
  2. Anh Trung: 100 xà bông cục, 100 kem đánh răng
  3. Anh ya và bạn: 2.000 quyển tập trắng + 216 bịch bánh Ritz (cho trẻ em Làng Mui).
  4. Thuynhung_kt88: 2 tông đơ máy + pin
  5. Bạn anh LHPhong: 300 quả trứng gà
  6. Takecare: 4 cái tông đơ pin
  7. Khoailangthang: quần áo cũ, sách vở,.....
  8. Anh Hùng (Bạn Miennanggio): 480 hộp sữa tươi loại 180ml!
  9. LHPhong:100 cái áo gió trẻ em (mới 100%).

    [*]Van Khanh Vi: 150 cây bút bi
    [*]Longcondao: 10 thùng mì Hảo Hảo
    [*]Pe Heo: Sách giáo khoa + quần áo cũ
    [*]Bạn Siu Nhi: 4 bộ SGK (6,7,8,9)
    [*]Tóc Xù 74: SGK
    [*]Bạn Kiko: 10 lồng đèn, 2 hộp bánh Trung Thu, 2 túi kẹo, 100 cây bút bi, 10 quần Kaki, 20 cái áo Thun.
    [*]Rainbow: 20 kgs gạo
    [*]Pemeo: Quần áo cũ + gấu bông
    [*]Võ Nguyễn Thiên Ấn: Quần áo cũ
    [*]Jetlif: 02 thùng đồ chơi
    [*]Kimchung: Quần áo trẻ em
    [*]Huế_SG-HN: Sách GK, quần áo trẻ em,....
    [*]Phuc Jander: 4 chai rượu để đấu giá ủng hộ từ thiện
    [*]Namnguyen: quần áo nữ mới
    [*]Hoàng Dung: Quần áo cũ
    [*]Xuanphuoc81: quần áo cũ
    [*]Nhóm Phượt Độp và các bạn: 550 cái đèn tú cầu
    [*]Miennanggio và những người bạn: 5 thùng mì gói & 20 hộp sữa Ông Thọ
    [*]Chị Kha (bạn Miennanggio): quần áo cũ & gấu bông
    [*]Anh LHPhong: quần áo cũ
    [*]Độc Hành: 100 áo sơmi nam
    [*]Chị Chi (bạn Miennanggio): quần áo cũ
    [*]Mèo Lười & Bí Đao: ~ 80 đôi giày trẻ em & dép nhựa người lớn
    [*]Vivian Lê: 5 hộp bút bi = 100 cây & quần áo cũ
    [*]Cẩm Sơn: Đồ chơi trẻ em cũ
    ....................
Mong danh sách ủng hộ sẽ được nối dài thêm...Xin trân trọng tất cả những đóng góp của các anh chị em, các bạn gần xa....
 
Last edited:
Re: Trăng rằm Trung Thu cùng các em làng Mui-Gia Lai, mái ấm Vinh Sơn-Kontum (28/9-30

Do chuyến này mình đi thăm nhiều nơi có SL trẻ khá đông nên nhu cầu phân phát quà bánh Trung Thu cũng như quần áo nhu yếu phẩm các loại sẽ khá nhiều. Cụ thể như sau:

  1. Bánh Trung Thu các loại (tất nhiên là số 1 rồi vì mục đích chuyến đi là đốt đèn Trung Thu cùng các em mà!)
  2. Quần áo đồng phục học sinh các loại: quần xanh áo trắng (nam/nữ, nhiều độ tuổi)
  3. Sách giáo khoa các cấp (riêng sách bài tập thì xin sách mới vì đa phần sách BT sau khi dùng xong mang đi cho đã được điền bài giải vào hết rồi)
  4. Tập trắng
  5. Bút viết
  6. Máy vi tính cũ (còn dùng được)
  7. Quần áo cũ người lớn (nam/nữ các độ tuổi vì học sinh cấp 3 chắc mặc được)
  8. Quần áo ấm cho các em vì mùa lạnh cũng sắp đến rồi
  9. Chăn màn
  10. Gạo, đường, mắm, muối, dầu ăn, nước tương, sữa, bánh kẹo,......
  11. Nhu yếu phẩm như: Kem đánh răng, bàn chải, xà phòng, băng vệ sinh, dầu gió,....
    Nói chung là chúng mình nhận hết tất cả hiện vật và hiện kim (sau đó cũng sẽ được quy ra thành hiện vật)

Mình ước sao mỗi đứa trẻ ở làng phong và mái ấm Vinh Sơn 4,5,6 sẽ được 1 phần quà Trung Thu gồm 1 hộp sữa tươi, 1 bánh Trung Thu, 1 lồng đèn, 1 ít kẹo, 1 gói bánh snack,....mà tổng số trẻ >550 em....Ước mơ này sẽ thành sự thật khi mọi người cùng mình góp chung 1 bàn tay......


Mọi đóng góp cho từ thiện xin liên hệ:
- Anh Yamahavu (0903 83 97 87)
- Chị Mơ (0919 28 7667)
Hoặc mang đến cafe Mơ Phuot (đối diện C/c Pham Viết Chánh, Bình Thạnh, Lô C-002)

Chủ TK: Phú Minh Thông
Số TK: 115927209
Tại Ngân hàng Thương Mại Á Châu (ACB)
Khi CK xin ghi rõ: đóng góp Trung thu 2012 - nick Phượt


Hoặc:

Tên: Dương Nguyễn Nhật Phượng
Số TK: 0251 001 444 334
Ngân Hàng: VCB Bình Tây
Nội dung: CK chuyến đi Trung thu Gia Lai-Kontum - Nick Phuot



Chúng tôi sẽ thu xếp người đến nhận hàng của các bạn ngay nếu bạn ko có thời gian.

///////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

Thông tin cụ thể về các nơi nhóm mình dự định sẽ ghé thăm:

1/ Làng phong Mui, huyện Chư Prong, Gia Lai:- ~60 hộ gia đình có người bị bệnh phong cùi
- >200 trẻ em thuộc con em người bị bệnh phong

2/ Gia đình anh Hà Tư Phước nuôi hơn 30 người bị bệnh tâm thần là nam giới.

3/ Mái Ấm Vinh Sơn 4: 170 trẻ (nam/nữ)- Cấp 1: 58 em
- Cấp 2: 70 em
- Cấp 3: 42 em

4/ Mái ấm Vinh Sơn 5: 103 trẻ (nam/nữ)
- Cấp 1: 45 em
- Cấp 2: 37 em
- Cấp 3: 21 em

5/ Mái ấm Vinh Sơn 6: 79 em (nam/nữ)
- Mẫu giáo: 23 em
- Cấp 1: 20 em
- Cấp 2: 24 em
- Cấp 3: 12 em
 
Last edited:
Re: Trăng rằm Trung Thu cùng các em làng Mui-Gia Lai, mái ấm Vinh Sơn-Kontum (28/9-30

Mở rộng lên 2 xe do có nhiều bạn muốn tham gia chuyến đi này. Thân mời các bạn tiếp tục đăng ký nhanh nhanh cho đủ Danh sách 80 thành viên nhé!

Tạm cập nhật đến hết ngày 27/9/2012 như sau:

Danh sách đăng ký chuyến đi:


XE 1:
  1. Mơ (đã đóng 1tr)
    [*]Mơ's (đã đóng 1tr)
    [*]Trần Nguyên Huy-MC (đã đóng 1tr)
    [*]Lỗ Trí Thâm (đã đóng 1tr)
    [*]Anh Khoa (bạn LTT, đã đóng 1tr)
  2. Lamnd (đã chuyển 5/9 500k)
  3. Newlife
    [*]Newlife's (đã chuyển 2tr)
  4. Cobala (đã chuyển 1tr)
  5. Donaphong (đã chuyển 1tr)
  6. Hue-SG-HN
    [*]Hue-SG-HN's (đã chuyển 2tr)
  7. Sun_Flower (đã chuyển 1tr)
  8. Nganha811 (đã chuyển 6/9 1tr)
  9. Tâm Hương
    [*]Tâm Hương (đã chuyển 4/9 2tr)
  10. LHPhong (đã chuyển 1tr)
    [*]DAUBUXU84
    [*]DAUBUXU84 (đã chuyển 5/9 2tr)
    [*]Pechuot_nt (đã chuyển 6/9 1tr)
    [*]Thu6tudo
    [*]Thu6tudo's (đã chuyển 7/9 2tr)
    [*]Jamesbin28 (đã chuyển 7/9 1tr)
    [*]QuynhNhu (đã chuyển 7/9 1tr)
    [*]Vivian Le (đã chuyển 8/9 1tr)
    [*]Vit4mat (đã đóng 1tr)
    [*]Vit4mat's
    [*]Hadu_Nguyen (đã đóng 1tr)
    [*]Hadu_Nguyen's (đã đóng 1tr)
    [*]Nicelife0316 (đã chuyển 11/9 1tr)
    [*]Phi Hồng (Đã đóng 1tr)
    [*]Cheryvu (đã chuyển 1tr)
    [*]Imidken (đã đóng 1tr)
    [*]PhuVien


XE 2:
  1. Vnmariner / Trưởng xe - (đã đóng 1tr)
    [*]Anh Yamahavu (đã đóng 1tr)
    [*]Anh Yamahavu's (đã đóng 1tr)
    [*]Anh Yamahavu's (đã đóng 1tr)
    [*]Anh Yamahavu's (đã đóng 1tr)
    [*]Vnmariner's (đã đóng 1tr)
    [*]Vnmariner's (đã đóng 1tr)
    [*]Salguy (đã đóng 1tr)
    [*]Salguy's (đã đóng 1tr)
    [*]Salguy's (đã đóng 1tr)
  2. Hoang Vm (đã chuyển 1tr)
    [*]Takecare
    [*]Mèo lười
    [*]Núi và Biển (đã đóng 1tr)
    [*]Anh Tư Ếch
    [*]Đỗ Ngọc
    [*]Phuc Jander
    [*]Em của Heo Chị (đã đóng 1tr)
    [*]Hoathuyvu (đã đóng 500tr)
    [*]Paracetamol (đã đóng 1tr)
    [*]Herjse (đã đóng 1tr)
    [*]Hoang1487 (đã chuyển 1tr)
    [*]Tranghypo (đã chuyển 1tr)
    [*]Namnguyen
    [*]Python
    [*]Demi (đã đóng 500k)
    [*]Jen Saigon (đã đóng 1tr)
    [*]Núi Lửa (đã đóng 1tr)
    [*]Dugiang
    [*]Dugiang's
    [*]Kimchung (nhận từ anh Yamaha 1tr)
    [*]Ruby1 (đã chuyển 5/9 1tr)
    [*]Miennanggio (đã đóng 500k)
    [*]Tuyen0411 (đã đóng 1tr)
    [*]Saoquay2006 (đã đóng 1tr)


Xuất phát từ Đà nẵng / Quy Nhơn:
  1. Piaf (từ Đà Nẵng)
  2. Nghia4CDN (từ Quy Nhơn) (đã chuyển 500k)
    [*]Bichaiken (từ Quy Nhơn) (đã chuyển 500k 10/9)
    [*]Vantien2410 (đi xe máy lên Gia Lai, đã chuyển 500k)
  3. Sieunhanqn (từ Quy Nhơn)
 
Last edited:
Re: Trăng rằm Trung Thu cùng các em làng Mui-Gia Lai, mái ấm Vinh Sơn-Kontum (28/9-30

Mái ấm Vinh Sơn.

Suốt 50 năm qua các xơ người dân tộc thiểu số thuộc dòng tu độc nhất vô nhị tại Việt Nam đã tự nhận lấy sứ mệnh cao cả: Tiếp nhận cứu vớt hàng nghìn hài nhi bất hạnh mồ côi, tật nguyền, nuôi dưỡng cưu mang đến lúc các cháu trưởng thành, trở thành công dân có ích cho xã hội. Rồi lại tiếp tục dõi theo vui buồn, hạnh phúc của trẻ giữa đời thường...

Đến Kon Tum, đoàn du khách nào cũng được hướng dẫn ghé thăm Nhà thờ gỗ Kon R’Bang trăm tuổi nổi tiếng như một niềm tự hào về thành tựu kiến trúc, không gian văn hóa độc đáo số một của thị xã bắc Tây Nguyên. Thế nhưng, ngay phía sau tòa giáo đường lộng lẫy ấy còn có một công trình đầy ý nghĩa khác ít được biết đến, ngay cả với cư dân sinh sống ngay tại xứ này. Đó là Tổ ấm Vinh Sơn.
............

Một số cộng đồng dân tộc ít người dọc Trường Sơn còn rơi rớt những hủ tục đáng sợ như “Dor tom amí”, “Joă ană”. Tục Dor tom amí-chôn con theo mẹ trên Tây Nguyên khá phổ biến ở các dân tộc Jơrai, Xêđăng, S’trá, Bơhnar, Êđê. Khi đứa con còn bú sữa mà người mẹ chết vì bất cứ lý do gì, đồng bào thường chôn sống đứa bé theo mẹ của nó.

Tục Joă ană- đạp cho chết còn nghiệt ngã tàn khốc hơn. Con gái Jơrai vào tuổi dậy thì được tự do yêu đương, ngủ chung với người tình. Nếu người bố nghi ngờ đứa bé đầu tiên sinh hạ trong quan hệ vợ chồng không phải con mình, anh ta có quyền buộc vợ hoặc bà đỡ phải giết hài nhi... Người vợ đáng thương biết sinh linh trong bụng mình sắp bị chồng Joă ană bèn trốn làng chạy đến tu viện cầu xin cứu vớt.

Dân làng nọ thấy đứa bé dễ thương vô tội sắp bị dor tom amí liền nài xin chủ làng cho họ nhận bé về nuôi, sau tìm cách gửi bé cho các xơ. Những thân phận dor tom amí, Joă ană đầu tiên về với dòng APL từ năm 1947. Các các xơ đã dang rộng vòng tay nhân ái, nhường cơm sẻ áo, chẳng nề hà cực nhọc sớm khuya cưu mang bao phận đời bất hạnh.

Tiếng lành đồn xa, càng ngày số trẻ mồ côi tật nguyền, không nơi nương tựa tìm đến với dòng Ảnh Phép Lạ càng đông. Hai Tổ ấm Vinh Sơn lần lượt ra đời. Tổ ấm I không bảng tên lặng lẽ nép mình sau Nhà thờ gỗ. Tổ ấm II cách đó gần 2 cây số, nằm khuất sâu trong thôn Kon Harachot. Bao nhiêu trẻ đến rồi đi từ 2 tổ ấm này, nhiều thế hệ nữ tu thay nhau không ai nghĩ cần thống kê tính đếm làm chi...

Xơ Y Blưih người dân tộc Bơhnar là mẹ cả của Tổ ấm Vinh Sơn I. Xơ Gông người dân tộc Xêđăng là mẹ cả của Tổ ấm Vinh Sơn II. Hai bà đều 57 tuổi, nhân từ phúc hậu, đi tới đâu đàn cháu nhỏ cũng vẫy gọi rối rít và giơ tay đòi bế. Mà hai “tổ ấm” này đang nuôi tới 435 cháu chứ ít đâu .

Để có đủ cơm áo nuôi nấng, có tiền thuê thầy cô vào dạy học, các xơ vừa chăm trẻ vừa tổ chức lao động sản xuất. Ngoài các xơ thường trực và vài chục lao động hợp đồng, lực lượng giúp việc còn có lớp trẻ mồ côi được các xơ cưu mang, cho học chữ học nghề nay đã trưởng thành. Người làm thợ may, thợ máy, lái xe. Người nuôi bò, trồng bời lời, ngũ cốc, trông nom nương rẫy. Nhóm thiếu nhi tuổi nào việc ấy, ngoài giờ học ngoan ngoãn giúp các mẹ nấu cơm, nhặt rau, chăm em. Tất cả vận hành nhịp nhàng như đại gia đình ấm áp, hòa thuận.

Từ đây, nhiều thân phận bất hạnh đã có cơ hội học hành đỗ đạt. Vượt qua rào cản ngôn ngữ, theo kịp các bạn ở các trường công lập là cố gắng lớn. Thi đậu vào cao đẳng, đại học lại là kỳ tích của cả mẹ và con. Các xơ thuộc lòng tên tuổi những đứa con mang lại niềm tự hào, thành tấm gương sáng cho lớp em sau ở tổ ấm: A Huyên, A Nương, dân tộc Bơhnar vào CĐ Kinh tế Kỹ thuật Kon Tum và CĐ SP Gia Lai, A Rươh, dân tộc Jơlâng và Y Yêm, dân tộc Xơđăng vào CĐSP Kon Tum.

Y Thu người S’rá học dược tá tận Hà Nội. Xuất sắc nhất Tổ ấm I có Alê Khăm dân tộc Rơngao, nay là sinh viên năm thứ tư ĐH KHXH&NV TP Hồ Chí Minh. Học giỏi nhất Tổ ấm II có Y Loai, nữ sinh viên dân tộc Jơlâng năm thứ tư Đại học Y khoa Huế.

Tổ ấm Vinh Sơn II còn nhiều khó khăn hơn Tổ ấm Vinh Sơn I, xơ Gông cho biết, lý do chính vì quá khuất nẻo, ít nhà hảo tâm biết để tìm đến giúp đỡ.
..........
Tôi theo chân mẹ cả lên phòng Sơ sinh. Giá sữa đang từng ngày leo thang khiến các xơ không khỏi lo lắng. Tuần rồi tổ ấm nhận về 3 bé không mồ côi nhưng hoàn cảnh quá ngặt nghèo. Trong đó 1 bé đến từ xã Đăk Pxi, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum thì mẹ sốt hậu sản, bố vừa làm rẫy vừa cõng con vừa phải chăm vợ chịu không nổi đành gửi con xin xơ cưu mang. Còn 2 bé sinh đôi là con của một ông bố tật nguyền và bà mẹ đang dần kiệt sức vì bệnh xơ gan cổ trướng.

Tuần trước nữa, Tổ ấm nhận về một bé vừa may mắn khỏi chết oan vì bị chôn theo mẹ. Bé được 4 tháng tuổi, người mẹ Jơrai ở làng Kon Thup, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai địu con lên rẫy bị trúng gió qua đời. Dân làng họp lại, đồng tình dor tom amí. Một phụ nữ nhân hậu cùng làng nghe tin vội bỏ buổi tuốt lúa chạy về xin làng cho chị nhận bé làm con nuôi, dù nhà chị cũng nghèo và có tới 7 đứa con.

Đón đứa bé tội nghiệp về, vợ chồng chị làm khai sinh, đặt tên cháu là Pi Yo Rong rồi báo cho một nữ tu ở TP Plây Ku nhờ giúp đỡ. Bố nuôi cầm lái xe máy, xơ Y Pơnh ngồi sau ôm Pi Yo Rong chạy tuốt qua Kon Tum xin mẹ cả Y Blưih nhận cháu. Về nơi ở mới, Pi Yo Rong được ủ ấm, bú sữa, lại được chị Y Loan người Xêđăng quê huyện Ngọc Hồi, Kon Tum đang học lớp 6 nhận làm em nuôi, vì mười mấy năm trước Y Loan cũng được cứu khỏi tục chôn con theo mẹ .

Hoàng Thiên Nga
(trích nguồn http://vietbao.vn/Phong-su/To-am-Vinh-Son/70094714/262/)

Một bài khác: http://antg.cand.com.vn/vi-vn/phongsu/2012/9/78796.cand
 
Last edited:
Re: Trăng rằm Trung Thu cùng các em làng Mui-Gia Lai, mái ấm Vinh Sơn-Kontum (28/9-30

beocena;89324|09:45|29/09/2008 said:
Kontum - by La An

...............................
Cô nhi viện Vinh Sơn 4 nằm cách thị xã Kontum khoảng 12 km, được sơ Ya Liêng (mà người Kontum gọi chệch là Yáo Liêng) lập ra để đón nhận những trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa hoặc bố mẹ quá khó khăn. Yáo kể có đứa trẻ hồi nhỏ mẹ địu sau lưng rồi vào rừng treo cổ tự tử. Mấy ngày sau người ta mới tìm thấy nó đang khóc thét sau lưng người mẹ đã tắt thở! Đứa bé bị cha tìm mọi cách giết chết, cho nó uống rượu, ép nó hút thuốc, nhưng con ma làng vẫn không chịu bắt nó đi. Khi nó được đưa vào cô nhi viện, ngày nào nó cũng đòi hút thuốc, uống rượu vì thèm. Khi hay tin bố nó mất vì đói, nó nói với sơ: "Nếu ông ấy còn sống, tôi sẽ đi tìm ông ấy để trả thù".

Đó chỉ là một mảnh đời trong 56 mảnh đời mà sơ đang cưu mang như con ruột ở cô nhi viện này.

Chi phí ở đây chủ yếu đến từ những nhà hảo tâm, và tiền công làm rẫy của sơ. Cô nhi viện là một khu nhà nằm lọt thỏm giữa một lô đất ven đường cái. Dãy nhà chính là nơi để học tập sinh họat, trên lầu là phòng thờ và phòng nghỉ dành cho khách. Dãy nhà kế bên là nơi tập văn nghệ hoặc dành cho các họat động tôn giáo. Theo Yáo Liêng, dãy nhà đó được xây từ tiền công lột vỏ khoai mì của các em ở đây.

Yáo Liêng rất vui khi chúng tôi đến. Sơ nói tiếng Kinh không rành nhưng luôn miệng cám ơn chúng tôi đã có lòng nghĩ đến các em nhỏ. Sơ cho biết ở đây có 56 em, cộng với các sơ nữa có tổng cộng 60 người.

Sơ mộc mạc từ cách ăn mặc, suy nghĩ cho đến cả cách kể chuyện. Một ngày ở Vinh Sơn 4 được sơ kể bắt đầu từ...buổi tối. Tối các em xem ti vi từ 8g đến 9g, sau đó đi ngủ. Buổi sáng 4-5g dậy ôn bài. Em nào học buổi chiều thì buổi sáng đi rẫy, em nào học buổi sáng thì buổi chiều đi rẫy. Chủ nhật thì tất cả cùng học giáo lý. Cuộc sống đơn giản, ít bị ảnh hưởng của môi trường sống hiện đại đến nỗi các em ở đây hầu như vẫn giữ những nét hoang sơ của núi rừng cao nguyên, chẳng hạn như...đầu có rất nhiều chí và móng tay có rất nhiều đất!

Một trong những hoạt động giải trí là...bắt chí, bao gồm: Ngồi bắt, nằm bắt, bắt từ trong nhà, bắt ra đến ngoài đường,.....

Nếu như sơ Liêng vui một với sự có mặt của chúng tôi thì lũ trẻ vui mười. Chẳng phải lúc nào cũng có người lạ đến đây chơi. Mà những người lạ này lại còn tặng các em bánh kẹo, sữa, lại còn cắt tóc và cắt móng tay móng chân cho các em nữa chứ (chỉ còn thiếu chưa bắt chí thôi ).

Chú Lương có hai con trai cho nên hiểu cảm giác của lũ trẻ hơn chúng tôi. Tôi nhớ chú kề tai tôi nói nhỏ: "Biết sao mà tụi nhỏ thích bố cắt móng tay không. Vì tụi nó thích cảm giác của người thân, của gia đình, thích cảm giác được chăm sóc."

Nhìn ánh mắt của bọn trẻ, tôi tin rằng chú Lương đã đóan đúng. Thiếu sự chăm sóc của bố mẹ, bọn trẻ cũng trở nên xa lạ với những cách biểu hiện cảm xúc như những đứa trẻ đủ đầy khác. Chúng không hiểu hành động của chú Lương khi chú chìa má của mình ra chỉ tay vào, ý nói con "thơm" bố Lương một cái nào! Không có nụ hôn nào cho bố Lương, nhưng chắc chắn chúng sẽ nhớ có một ông bố từ đâu đến không biết đã dành gần một ngày để quan tâm, chăm sóc và yêu thương chúng.

Còn chúng tôi, không ai bảo ai mà đều nhủ với lòng sẽ quay lại đây lần nữa.

...........................

Bài trích từ chuyến đi Vinh Sơn trên ttvnol.com năm 2008, năm nay SL trẻ ở Vinh Sơn 4 hiện đã tăng hơn 170 em rồi.

Link ở đây: http://ttvnol.com/hdxh/1098827

Trong chuyến thăm Vinh Sơn năm 2011, thật tình cờ chúng tôi đến vào giờ ăn trưa của bọn trẻ nhưng ko biết nên vẫn tổ chức trò chơi tập thể cho các em. Có vài bạn trong đoàn đi tham quan xung quanh và phát hiện thấy cơm canh của các em đã được chan lẫn vào nhau tự bao giờ,..nguội lạnh...Các bạn vội chạy ra khoác tay nói mọi người dừng trò chơi lại để các em ăn cơm xong rồi sẽ chơi tiếp. Đoàn chúng tôi cùng vào nhà ăn và khi thấy bữa ăn đạm bạc của các em toàn măng và rau rừng (rất ít) thì hầu hết các thành viên trong đoàn đều rơm rớm nước mắt. Bạn Núi Lửa nói nhỏ vào tai tôi: "Lần sau ghé qua đây, mình sẽ cho tụi nhỏ 1 bữa ăn tươi nhé chị!"....Tôi vẫn nhớ mãi câu nói ấy cho đến hôm nay và mong sao mọi người sẽ cùng tôi góp sức để điều ấy thành sự thật.

Bữa cơm đạm bạc của các em

_KNG8070.jpg



Trên bàn ăn ko có khay thức ăn và cơm riêng mà tất cả được chan chung với nhau

_KNG8073.jpg



Các thành viên chia nhau ra để chăm sóc các em. Thật ra thì các em đều được seour dạy tính tự lập nhưng cái cảm giác được quan tâm, được chăm sóc làm cho bọn trẻ thấy vui hơn thì phải

_KNG8077.jpg



Khi thấy xe chở đoàn đến là bọn trẻ vừa tan học ra liền chạy theo xe 1 cách mừng rỡ

_KNG7701.jpg



Tổ chức trò chơi tập thể cho các em

VUichiVS5.jpg



Giờ chia tay đến, các em quyến luyến ko muốn rời xa làm chúng tôi ko cầm được nước mắt....

_KNG7978.jpg


Các bạn có thể tham khảo thêm ở đây, từ post #310 trở lên nhé!
https://www.phuot.vn/threads/24176-...t-Đi-là-tới-Chơi-là-sướng-Oh-yeah!!!!!/page31
 
Last edited:
Re: Trăng rằm Trung Thu cùng các em làng Mui-Gia Lai, mái ấm Vinh Sơn-Kontum (28/9-30

Nơi tình người tỏa sáng


Anh Hà Tứ Phước trú tại thôn Ia Roc, xã Chư Hdrông, TP. Plei Ku, tỉnh Gia Lai đã đùm bọc, nuôi dưỡng 31 phận người không bình thường... Đó là những người không làm chủ được hành vi, cử chỉ của mình, dữ tợn cả khi tiếp xúc với người thân, nhưng khi đến tá túc tại nhà anh Tứ Phước thì trở nên hiền lành, khuôn phép...


Muôn nẻo người "điên"
Trên chiếc xe máy cà tàng, tôi chạy trên tuyến quốc lộ 14 ngược về hướng Nam của tỉnh Kon Tum đến địa phận xã Chư Hdrông, TP. Plei Ku, tỉnh Gia Lai với khoảng cách gần 100 km để tìm đến nhà anh Hà Tứ Phước, người mà bà con nơi đây vẫn gọi đùa là “Phước khùng”.

Hơn 10 năm trước, trong một chuyến chở hàng thuê cho người dân trong vùng, Phước nghe tiếng kêu ngoắc ngoải, tuyệt vọng từ phía sau của ngôi nhà. Vì tò mò, anh lần ra phía sau. Mặc dù cảnh tượng có thật đang đập vào mắt mình, nhưng Phước vẫn không tin vào những gì mà mình chứng kiến. Trong khung cửa sắt, người đàn ông râu tóc mọc bờm xờm, trên người không một mảnh vải che thân, tứ chi bị khóa bởi 8 ổ khóa trong sợi xích treo ngược 4 phía của lồng sắt, như một con vật bị giam chặt sợ xổng chuồng. Thật kỳ lạ, khi thấy Phước, người đàn ông này không tức giận lồng lộn lao tới cào cấu, cắn xé như những người thân trong nhà, mà ngước nhìn Phước với đôi mắt đờ đẫn đôi lúc sáng lên những tia mừng rỡ. Từ những tia sáng mừng rỡ, đờ đẫn, đôi mắt của người đàn ông điên bỗng chuyển sang hung tợn, như muốn đập phá, như muốn lao người vào khoảng thinh không... Lát sau mỏi mệt rồi ông từ từ qụy xuống.

Tiếng thét não nề, quằn quại của người đàn ông "điên"; tiếng kim loại loảng xoảng phát ra từ sợi xích cứ ám ảnh trong suy nghĩ, day dứt Phước mãi. Mỗi khi chở hàng đi ngang qua vùng này thì Phước lại vào thăm. Như nhận ra người quen, người đang ông điên ngày nào giờ nhìn thấy Phước với ánh mắt mừng rỡ, vui sướng. Và càng kỳ lạ hơn, ông sẵn sàng đưa đôi bàn tay chai sạn do bị giam giữ, khóa chặt nhiều ngày của mình cho Phước an ủi vỗ về; túm bánh, gói quà của Phước trao, được ông đón lấy ăn ngấu nghiến, ngon lành. Vậy mà, những ngày Phước không ghé thăm, người đàn ông điên lại nổi cơn tam bành đập phá, hú thét, rên rỉ... Bỗng ý nghĩ lé sáng trong suy nghĩ của Phước, hay mình đem người điên này về nhà đùm bọc, cưu mang, có thêm thời gian, điều kiện giúp đỡ họ, đưa họ về với cuộc sống thực tại. Được sự đồng ý của gia đình, phút chốc bốn sợi xích sắt trên người đàn ông "điên" đã được tháo gỡ, ông ngoan ngoãn lên xe theo về tĩnh dưỡng trong ngôi nhà của Phước.

Trên cả tình thương

Khi tôi đến, chị Huỳnh Thị Hạt -vợ Phước đang xới cơm, san sẻ thức ăn cho 31 người "điên". Những giọt mồ hôi đang lăn dài trên trán, tay vừa quệt mồ hôi, chị Hạt cho biết: ”Ban đầu em không khỏi băn khoăn, lo lắng bởi lẽ cuộc sống gia đình vốn không mấy khá giả, dư dật gì, nay lại lo thêm người điên về ở trong gia đình thì lấy gì nuôi nấng. Bên cạnh đó, người "điên" tính tình lúc nóng lúc nguội, hay gàn gàn, dở dở, lúc nổi cơn điên thì lấy gì bảo đảm họ không tấn công hai đứa nhỏ và bà nội... Hơn nữa, bà nội đã bước sang tuổi 83, đã phải cưa mất một chân, cũng phải dành dụm chút ít đề phòng lúc trái gió trở trời...“. Với Phước, đây chắc có lẽ là thời điểm anh dùng nhiều lời lẽ để thuyết phục, động viên vợ con nhiều nhất. Từ ngày xây dựng tổ ấm với Hạt, đây cũng là lần đầu tiên gia đình xảy ra mâu thuẫn, xích mích. Song khi thấy Phước chăm bẵm, bón từng muỗng thức ăn cho người đàn ông điên thì chị Hạt chợt nhận ra và thấu hiểu cho những hành động mộc mạc và đầy ắp tình người. Vậy đó, từ người đàn ông điên, có lúc cần cả hàng chục người đàn ông lực lưỡng trong thôn, trong làng rượt đuổi, vây bắt, xiềng xích trong lồng sắt, đập phá 7 ngôi nhà đổ toàn bộ vôi vữa xuống giếng, nay bị thuần phục trước những cử chỉ nhẹ nhàng, cảm nhận từ sự yêu thương của gia đình Phước. Mãi đến sau này, người đàn ông đó mới bật lên thành tiếng đầy đủ cả họ tên, quê quán: Đinh Nhơn, trú tại làng Búi, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

Đến nay, tá túc tại ngôi nhà của Phước có đến 31 người vừa gàn vừa dở, trong đó, 01 người phụ nữ miệng luôn lẩm bẩm một mình. Còn 30 người đàn ông thì mỗi người với mỗi cử chỉ, hành động khác nhau. Người thỉnh thoảng đấm vào ngực mình thình thịch, ngước mặt lên trời cười khanh khách; người cầm chổi quét ra quét vô suốt ngày; Nguyễn Văn Tài nói cà lăm, chữ được chữ mất: ”Quê ở Hương Sơn, Nghệ An, ở nhà bố gông tay vào cổ vì dùng dao chặt bố đứt 4 ngón tay. Ở đây được 7 tháng rồi, không về nhà nữa”. Kờ Lang trú tại xã Ia Hleo, huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai bị xích tại chỗ hơn 10 năm trời, đã đánh mất bản năng đi đứng nên phải vịn thành giường gượng dậy tập đi. Bờ De trú tại làng Kà Bày, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum dùng đốm lửa của điếu thuốc đang cháy châm đầy vết tích trên người, sử dụng hung khí rượt đuổi người dân trong làng ... thì nay lại nghêu ngao hát bài :”Mẹ hiền yêu dấu”...

Nơi trú ngụ của những người mắc bệnh tâm thần.

Hôm tôi đến, anh Phước bị cảm nặng, ho sụt sùi. “Dù mình đau, đi không nổi cũng phải gượng dậy nấu một bữa cháo cho những người điên húp. Nếu không cho ăn, để họ đói thì mình như người mắc nợ với cuộc đời”-anh Phước nói. Chị Huỳnh Thị Hạt suốt ngày quanh quẩn với 5 sào cà phê, 3 con bò, chăm sóc mẹ già yếu và hai đứa con thơ dại, nay phải đèo bòng thêm một lúc 31 người điên, công việc tất bật cả ngày. Mà người điên thì không thể làm chủ hành vi của mình, thậm chí họ không phân biệt được đâu là thức ăn, mọi thứ tìm được đều bỏ vào miệng. Rồi áo quần, mùng màn, chăn chiếu ... có thể trở thành đống giẻ lau nhà khi họ nổi cơn điên. Vậy nên chị Hạt phải lo giặt giũ, cơm nước, còn Phước hướng dẫn tắm rửa, kỳ cọ...

Hơn 10 năm nuôi nấng, chăm sóc người "điên", vợ chồng anh Phước không nhớ mình đã đùm bọc, giúp đỡ bao nhiêu người quay trở về với cuộc sống làm người. Anh chỉ nhớ rằng, người "điên" này đến ở một vài tháng đến vài năm, rồi họ trở về gia đình làm lụng bình thường thì những người điên khác lại đến. Có những người "điên" được Phước phát hiện trên đường, ở các làng, các thôn, rồi đưa về nhà; có những người mắc bệnh tâm thần, gia đình chạy vạy chữa trị khắp nơi không cắt được cơn "điên" thì đưa đến nhờ Phước giúp đỡ. Phước bộc bạch :”Tôi không có bùa, không có ngải gì cả, chỉ xuất phát từ tình yêu thương thì mới cảm hóa được những người mắc bệnh tâm thần. Hàng chục người mắc bệnh tâm thần sống với nhau mà không gây gổ, đánh nhau. Những người này rất thích nhận được sự động viên, thông cảm. Giường của họ đang nằm, mình muốn ngồi xuống thì cũng phải xin: cho mình ngồi chút, họ gật đầu thì mình mới ngồi. Khi họ tắm rửa sạch sẽ thì mình dùng lời động viên: Hôm nay giỏi lắm, tự tắm được rồi...”.

Từ ngày nuôi nấng 31 người "điên", Phước càng nỗ lực, cố gắng nhiều hơn. Mọi lo toan cuộc sống đời thường của gia đình Phước đều nhờ chiếc xe bán tải. Ai gọi chuyên chở bất cứ việc gì Phước cũng nhận, miễn là tìm được vài trăm ngàn nuôi sống hàng chục miệng ăn. Cảm động với những việc làm của gia đình Phước, một số người giúp đỡ vài thùng mỳ tôm, vài kg gạo, vài bộ áo quần. Có người gửi người thân mắc bệnh tâm thần nương nhờ Phước giúp cũng góp vài kg gạo... Song, mỗi ngày, hàng chục con người cần khoảng 20-25 kg gạo thì sự giúp đỡ này chưa thấm vào đâu.

Ông Nguyễn Thanh Vị - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Chư Hdrông, TP. Plei Ku, tỉnh Gia Lai - cho biết: ”Chính quyền địa phương ghi nhận những việc làm từ thiện, đầy tình người của gia đình anh Phước khi giúp đỡ người mắc bệnh tâm thần không một đắn đo, suy tính. Phước cũng chưa một lần viết đơn đề nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện, giúp đỡ về vật chất ...”.

Chia tay gia đình Phước, tôi thật ái ngại, căn nhà gỗ cấp 4 tuềnh toàng, ẩm thấp, đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Tài sản giá trị nhất của gia đình là nồi cơm điện to tướng dùng nấu cơm phục vụ những người mắc bệnh tâm thần. Không biết, những tháng, những năm sắp tới gia đình Phước sẽ xoay sở như thế nào để nuôi nấng hàng chục miệng ăn. Liệu những bộ áo quần mà Phước tìm được có đủ che ấm cho những phận người bất hạnh trong mùa đông sắp tới ?...

Đúng là “Phước khùng” mới nuôi nổi nuôi hàng chục người "điên", nhưng mong lắm xã hội ngày càng có nhiều người “khùng” như Phước !

(Link tại đây: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30129&cn_id=537522)
 
Last edited:
Re: Trăng rằm Trung Thu cùng các em làng Mui-Gia Lai, mái ấm Vinh Sơn-Kontum (28/9-30

Từ topic này https://www.phuot.vn/threads/25812-Têt-Trung-thu-cùng-trẻ-em-Làng-Mui-_Gia-Lai/page4 của các Phuoter năm 2011 mà lòng tôi luôn đau đáu nghĩ về nơi này. Một năm qua rồi mà ước mong được 1 lần ghé qua nơi ấy vẫn chưa thể thực hiện được vì nhiều lý do. Nhân mùa Trung Thu năm nay tôi quyết định sẽ dừng chân tại đây với hy vọng sẽ cùng các bạn góp sức để mang chút niềm vui đến cho những mảnh đời bất hạnh nơi này.

Số hộ ở Làng Mui: <60 hộ
Số quà dự kiến sẽ phát: mỗi hộ 5 kg gạo, 1kg muối, 1kg đường, 1 chai dầu ăn, 2 hộp sữa Ông Thọ, 1 cục xà bông, 1 bịt bột giặt ~ 165k/hộ x 60 hộ = 9tr415
Số trẻ em ở làng Mui: >200 em
Dự kiến sẽ tặng mỗi em: 1 bịt bánh snack, 1 hộp sữa, 10 quyển tập, 1 cây bút,.... ~ 50k/em x 200 em = 10tr

Hiện mình đang nhờ bạn Smalldevil & các bạn hỗ trợ trong việc thu thập thông tin, hình ảnh để bổ sung thêm cho mọi người cùng nắm rõ. Mình sẽ cập nhật ngay khi có thể.


Mình xin tóm tắt nội dung buổi họp offline ngày 12/9/2012 để các bạn cùng nắm sơ qua!

Lịch trình đi ngày 28/9:
- 18h30: tập trung tại cafe Mơ Phuot, cùng xếp hàng hóa lên xe. Rất cần sự hỗ trợ của các bạn.
- 19h00: xe khởi hành theo đường XVNT ra quốc lộ 13 theo hướng ngã tư Bình Phước. Các bạn nào ko tập trung được ở cafe Mơ Phuot có thể đón xe ngay chùa Phước Viên (vòng xoay Hàng Xanh bên tay phải). Tại đây có 1 nhà chuyên nhận giữ xe qua đêm mà dân Phuot hay gửi.
- 19h30: xe đón DAUBUXU84 ở ngã tư Sở Sao (DAUBUXU84 ghi lại số điện thoại của chị Mơ hoặc của anh Yamaha để giữ liên lạc nhé!
- 23h00: ghé trạm dừng chân Bù Đăng. Các bạn có thể ăn tối ở đây (Bún, hủ tiếu: 35k, cơm phần (6 phần/bàn) 70k/người, chi phí tự túc). Mọi người cố gắng chuẩn bị ăn chiều trước từ nhà nhé, kẻo đợi đến 11h đêm mới ăn thì đói rã ruột luôn áh!
- Ngủ đêm trên xe.

Ngày 29/9:

- 6h00: Đến ngã ba Hàm Rồng. Rẽ trái vào nhà thờ Đức Kưng vệ sinh cá nhân, ăn sáng. Tiếp tục theo QL19 theo đường lên Đức Cơ. Hỏi người ta ngã 3 Mỹ Hạnh. Quẹo trái vào khoảng 2-3Km nữa gặp 1 cái làng dân tộc. Đây là làng Mui, làng nghèo nhất ở Gia Lai. Tặng quà cho >60 hộ gia đình làng phong & >200 trẻ em trong làng.
Dự kiến quà cho gia đình: 5 (hoặc 10) kgs gạo, 1 thùng mì gói, 1 kg muối, 1 chai dầu ăn, 1 kg đường, 1 hộp sữa đặc, 1 chai nước tương,…sẽ nhờ bạn Phuot ở Gia Lai giúp đặt hang và chia quà thành từng túi cho tiện.
Quà cho trẻ em sẽ là: 1 bánh Trung Thu, 1 hộp sữa, 1 bánh snack (or bánh ngọt), 1 túi kẹo.
Quần áo cũ sẽ gửi nhờ soeur phân chia cho phù hợp từng đối tượng.

- 9h00: Quay lại ngã ba Hàm Rồng, theo QL14 đến huyện Chư HDrong thăm nhà anh Hà Tứ Phước (dân chung quanh hay gọi là Phước khùng). Theo bạn Phuot Gia Lai thì để xe bên lề đường quốc lộ, đi bộ xuống 1 đoạn ngắn là đến nhà. Tặng quà để hỗ trợ anh chị Phước nuôi >30 người tâm thần (gạo, đường, sữa, mắm, tương, quần áo cũ….chuẩn bị sẵn phong bì lì xì cho các bệnh nhân (50k-100k). Nếu kinh phí dồi dào có thể gửi anh chị 1 ít tiền để mua những vật dụng cần thiết trong gia đình)
- 9h30: Đi Biển Hồ tham quan.
- 10h30: Khởi hành đi Kontum,
- 11h30: Ăn gỏi lá ở Phan Chu Trinh, uống café Eva đối diện.
- 12h30: Chia làm 2 nhóm.
• Nhóm 1: Theo xe công nông mang quà vào Vinh Sơn 5 để thăm và tặng quà cho các em. Mái ấm Vinh Sơn 5: 103 trẻ (nam/nữ)
- Cấp 1: 45 em
- Cấp 2: 37 em
- Cấp 3: 21 em
Quà cho các em dự kiến là: 1 bánh Trung Thu, 1 hộp sữa, 1 bánh snack (or bánh ngọt), 1 túi kẹo, 1 ít trái cây,….Ngoài ra sẽ có gạo, đường, mắm, muối, tương, tập vở, bút, sách GK, quần áo cũ,…cùng các vật dụng quyên góp được.
• Nhóm 2: Ở lại tham quan nhà thờ gỗ, nhà thờ Chính Tòa, nhà rông, cầu treo Konk’lor. Xe sẽ chờ nhóm 1 tại đầu cầu treo để cùng đi Kon Rẫy.
- 14h00: Khởi hành đi Vinh Sơn 4
- 14h30: Đến VS4, cùng mang đồ vào để tập trung 1 nơi cho dễ quản lý. Liên hệ trước với soeur để đưa các em ở VS 6 sang chơi cùng. Các nhóm đã chia trước nhanh chóng thực hiện các phần việc của mình.

Cụ thể như sau:
1/ Nhóm chăm sóc sức khỏe, vệ sinh: Tập trung các em nhỏ để cắt tóc (trai hớt cua, gái cắt ngắn), cắt móng tay. Sau đó, tắm và gội đầu cho các em. Tắm nhanh vì buổi chiều trời sẽ trở lạnh. Vì sao lại có chương trình cắt móng tay và cắt tóc thì các bạn tham khảo thêm đường link này nhé: http://ttvnol.com/hdxh/1098827. Nhóm này sau khi xong phần việc của mình có thể sang hỗ trợ cho nhóm 2,3 & 4.

2/ Nhóm sinh hoạt tập thể: Sau khi tắm các em xong sẽ phát bánh ngọt & sữa hộp để các em ăn xế. Xen kẽ các trò chơi nhỏ tạo tiếng cười và không khí sôi nổi. Đến 5h30 sẽ bắt đầu chương trình lễ hội rước đèn Trung Thu và múa lân.

3/ Nhóm lễ hội, văn nghệ: Khi đến nơi nhóm này sẽ bắt tay ngay vào việc ráp lồng đèn, chăng dây điện, treo đèn ông sao khắp nơi, chuẩn bị 3 đống củi để đốt lửa trại (1 chính, 2 phụ), đuốc sẽ được làm trước từ nhà,…Hóa trang & tập múa lân, đánh trống, chị Hằng, ông địa. Đúng 5h30, khai mạc chương trình lễ hội rước đèn Trung Thu cho các em. Nhóm nên tập trước vài tiết mục văn nghệ để trình diễn và cả đội nên tập 1 vài bài hát tập thể để cùng hát với các em.

4/ Nhóm hậu cần: Công việc của nhóm này tương đối nặng vì phải chuẩn bị bữa ăn tối cho gần 300 người. Sẽ cố gắng thu xếp món nướng (gà + heo + bò, bắp, khoai,…) & 1 nồi cháo thịt băm+nấm cho các em trong buổi tối. Ngoài ra, sẽ chuẩn bị cho các em & mọi người 1 buổi ăn sáng trước khi chia tay.
Hạn chế: nhậu quá khuya gây ồn ào & mất trật tự. Các em nhỏ có thói quen ngủ sớm & dậy sớm nên chương trình sẽ được kết thúc lúc 21h00.

Ngày 30/9:
6h30: Thức dậy, vệ sinh cá nhân, chuẩn bị đồ ăn sáng.
8h00: Chia tay. Khởi hành đi Buôn Mê Thuột.
12h00: Ăn trưa ở Buôn Hồ
14h00: Tham quan cụm thác Đrây-nưng, Đray Sáp – Gia Long – Trinh Nữ .
17h00: Ăn chiều lẩu cá lăng ở cầu 14, uống café Leo’s
19h00: Lên đường trở về thành phố.
Dự kiến đoàn sẽ về đến SG lúc 4h30-5h00 sáng ngày 1/10 để kịp giờ cho các bạn đi làm vào sáng thứ hai đầu tuần.
 
Last edited:
Re: Trăng rằm Trung Thu cùng các em làng Mui-Gia Lai, mái ấm Vinh Sơn-Kontum (28/9-30

Cơ cấu tổ chức như sau:

Phụ trách tổ chức: Chị Mơ (0919 28 7667)
Phụ trách từ thiện: Anh Yamahavu (090 38 39 787)

Quay phim: Anh Tư Ếch
Chụp ảnh: Salguy

I/ Nhóm chăm sóc sức khỏe, vệ sinh:
  1. Nhóm trưởng: Cỏ ba lá (0989 211 804)
  2. Huế_SG_HN
  3. Takecare
  4. Thu6tudo
  5. Thu6tudo's
  6. Pechuot_nt
  7. Cheryvu
  8. Miennanggio
  9. Kimchung
  10. Nicelife0316
  11. Vantien2410
    (Nhóm này tạm đủ, Các bạn ráng luyện tay nghề cắt tóc nữ và đẩy tông đơ cho tóc nam từ giờ đến cuối tháng nha!)


2/ Nhóm trò chơi tập thể:
  1. Nhóm trưởng: Longcondao (094 96 45 36 2)
  2. Vnmariner
  3. Vnmariner's
  4. Lamnd


3/ Nhóm lễ hội hóa trang:
  1. Nhóm trưởng: LHPhong (0913 99 8888)
  2. DAUBUXU
  3. DAUBUXU's
  4. Tâm Hường
  5. Tâm Hường's
  6. Phúc Jander (múa lân)
  7. Langdusg (Ông Địa)
  8. Hadu_nguyen (chị Hằng)
  9. Vivian Lê


4/ Nhóm Hậu Cần:
  1. Nhóm trưởng: Sáo Quậy 2006 (0914 71 55 71)
  2. Tròn Xoe
  3. Sun_Flower
  4. Jamesbin28
  5. Nganha811
  6. Ruby1
  7. Bichaiken
  8. Nguyen Nhung
  9. QuynhNhu


Các bạn chưa có tên trong Danh sách nhóm xin vui lòng đăng ký chọn nhóm theo khả năng của mình nhé! GẤP GẤP GẤP đế offline với nhóm trưởng và phân công công việc cụ thể nhé! Biên chế nhóm tối đa 10 mem/nhóm
 
Last edited:
Re: Trăng rằm Trung Thu cùng các em làng Mui-Gia Lai, mái ấm Vinh Sơn-Kontum (28/9-30

Chuyến đi này thật ý nghĩa, chốt đoàn 40 người. Ôi! Mình xin đăng ký trước 02 suất nha! :)
 
Re: Trăng rằm Trung Thu cùng các em làng Mui-Gia Lai, mái ấm Vinh Sơn-Kontum (28/9-30

Đọc bài viết của chị không thể chần chừ hơn, em xin đăng ký 01 suất nhé. :)
Cám ơn chị vì tổ chức 1 chuyến đi ý nghĩa như vậy

Em có quần áo cũ (người lớn) sẽ chia sẻ cùng các em. Ngoài ra chýyến đi chắc chắn sẽ có guitar để giao lưu văn nghệ phải k, vậy em sẽ mang theo 1 trống hộp để hòa vui lời ca và tiếng guitar cùng các em :)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,537
Bài viết
1,153,538
Members
190,109
Latest member
thegioiremviet
Back
Top