What's new

[Chia sẻ] Trekking Bi-doup, nóc nhà Lâm Đồng

13h20', 24/10/2015.
Sau giấc ngủ trưa ngắn, chúng tôi lại khăn gói lên đường
11167910_1193884430626415_1090219037724782581_n.jpg

1935017_10203626564383129_7930350252384694912_n.jpg

12507470_10203626567183199_1931125217950557206_n.jpg

Đoạn này dốc cũng thoai thoải, mát mẻ nên a e cũng tranh thủ chụp vài pô ảnh kỷ niệm :))
12193875_923665554378498_5856103053978753638_n.jpg

10329189_923665641045156_6457926888565365802_n.jpg

Tự sướng với mấy con dao mang theo, làm dao cho hoành tráng nhưng chưa sử dụng được gì tại rừng thông đâu có cây bụi j mọc đâu mà chặt =))
 
Những giây phút nghĩ ngơi hiếm hoi, a e lại tâm sự chuyện công việc, cuộc sống, tình yêu, gia đình.. rồi những dự định tương lai, khi nào lấy vợ :D
12043100_1221683894515460_1775546099881423382_n.jpg

Đôi lúc cuốn theo cuộc sống mưu sinh mà quên mất mình cần phải dừng lại và refresh mọi thứ, giống như reset máy tính lại cho nó hoạt động nhanh hơn vậy đó :D.
12049596_923665667711820_8142607904531751510_n.jpg
 
Ở Bidoup, về Động vật đã điều tra được 208 loài, 81 họ, thuộc 27 bộ.
Trong đó:
+ Các loài đặc hữu: Về Chim có 17 loài tiêu biểu là Mi Langbian( Crocius Langbianus), Khướu đầu đen( Garrulax milleti), Sẻ thông họng vàng( Carduelis monguilloti), Gà lôi trắng(Lophura nycthemera), Trĩ sao( Rheinartia ocellata),..Về Thú có một số loài tiêu biểu đặc trừng cho khu vực Nam Trường Sơn như: Bò tót( Bos gaurus), Voi( Elephas maximus), Mang lớn( Megamuntiacus vuquangensis).
+ Các loài động vật quý hiếm: Qua điều tra và thống kê cho thấy có 45 loài được ghi trong nghị định 32/2006/NĐ- CP, ngày 30 tháng 3 năm 2006 “ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm”.
12132608_1221683914515458_2440216033579687728_o.jpg


Ở Đà Lạt mà giờ mới biết có Bird watching club, không biết hội này ở đầu để lâu lâu off đi xem chim =)). Nói đi rừng chắc nghĩ có thú rừng hay chim chóc j nhiều, đằng này đi cả đoạn đường dài mà ko hề thấy có con thú nào, chim cũng hok thấy hót, chắc nó đi trốn hết rồi chăng (NO)

2h20, chúng tôi đã đến địa điểm cắm trại, hiện vẫn còn sớm nên chúng tôi quyết định đi tiếp cho đến khi đến đỉnh. Từ đây, 2 cánh rừng phân biệt nhau 1 cách lạ lùng, 1 bên là rừng thông, 1 bên là rừng rậm nguyên sinh, nơi mà chúng tôi đã được cảnh báo là vắt rất nhiều..

12066058_1193884607293064_2183083181781892576_n.jpg


12552597_10203626570023270_3988203296056286569_n.jpg
 
Làm tấm hình kỷ niệm tại địa điểm cắm trại nào (c)
12107931_1221684004515449_8785012871576702891_n.jpg


Đến đây thì chúng tôi đã đi được 8km, thông thường các đoàn khác khi leo ngày đầu tiên sẽ hạ trại ở đây để ngày hôm sau lên đỉnh và xuống núi, nhưng chúng tôi tới đó khá sớm nên chắc sẽ chinh phục núi luôn và cắm trại khi trời đã tối

11249094_1221684001182116_6176977905711804482_n.jpg

Tilte : Riêng mình cuộn giấy vệ sinh cô đơn
Theo lời của 1 thành viên trong đoàn
" Ráng mà rặn đi, không mắc cũng ráng cho ra..... lát vào rừng rậm.... mắc thì khỏi đi nha koan "
- Hoảng quá .. mỗi đứa tìm 1 góc RẶN =))

Ranh giới giữa 2 cánh rừng, không biết do con người tạo ra ranh giới này hay là thiên nhiên mà thấy rất rõ ràng và thẳng tắp

1909962_10203626570863291_406188225101719812_n.jpg


Thấy mùi u ám quá, không biết có thú hoang nào chờ trong đó không (NT), mà mấy con vắt là đang chờ bò lên chân rồi đó :gun
 
Nghe tới vắt thì đứa nào cũng sợ,phòng thủ bằng mọi cách, nào vớ cao, mũ trùm đâu, dầu gió ..
12189066_1193884823959709_4796350331885369017_n.jpg


535135_10203626572863341_4126698705156215681_n.jpg


Rừng ẩm thấp nên nhìn đâu cũng thấy rêu
12189002_1221684094515440_4625329860615200683_n.jpg


Con sâu nái màu xanh nhìn dễ thương, mà thương hok dễ :L
12049692_1221684071182109_340150121346763516_n.jpg
 
Nhìn giống cây lá phong của Canada
11225296_1193884947293030_851340031490117992_n.jpg


Rừng khá ẩm nhưng đặc biệt là không có muỗi, có thể do độ cao :shrug:
12522972_10203626573663361_7623772676401693475_n.jpg


Cây nào cây nấy bám đầy rêu
12185281_1221684137848769_71155778659704440_o.jpg


Có cả lan nữa này
12552834_10203626577703462_7028448182757514750_n.jpg


Rồi địa y
12552736_10203626578583484_3556238950396161305_n.jpg
 
Một vài thành viên trong đoàn đã dính phải đặc sản vắt của rừng này, nó giống con đỉa nhưng bu bám kinh khủng hơn nhiều. Bình thường nó nằm dưới lớp lá ẩm dưới đường đi, nhưng khi thấy động, nó đưa cái miệng bám dính như kẹo cao su lên, bu lấy bất kỳ bàn chân nào đi qua rồi từ từ bò lên mà hút máu. Nguy hiểm hơn là lúc nó hút máu thì con người ko hề cảm giác được, lúc thấy ngứa ngứa thì nó đã no bụng mất rồi :help

12190967_1193885120626346_8771730410731615510_n.jpg


Đoàn dừng lại rất nhiều lần để gỡ con vắt ra khỏi giày, bám dai còn hơn đỉa :T

12186332_1221684177848765_7733558359842417723_o.jpg


A bộ đội cụ Hồ :))
 
3h30', chúng tôi bắt gặp bản chỉ dẫn, còn 3,5 cây số nữa là tới đỉnh, khá mệt nhưng vẫn cố gắng leo tiếp
12193713_1193885223959669_4001815456189531983_n.jpg


Một loại rêu gì đó bù xù cứ như tóc người :shrug:
12523108_10203626581903567_8279958623368564305_n.jpg


Lá nhìn rất ngộ
12507574_10203626582343578_4347886547828570032_n.jpg
 
Đi được 1 đoạn thì bác Chỉnh nhặt được quả này, bảo đây là quả hồi, dùng để làm thuốc hay để nấu phở. Mình và mấy đứa Lâm Đồng thật sự cũng không biết, chắc bác Chỉnh quê Lào Cai nên rành mấy cái này :))
12063289_1221684431182073_926489985550191471_n.jpg


Ở đây có rất nhiều phong lan, trên cây cũng có, dưới đất cũng có, đa phần chúng bám vào cây tươi, cây chết đi ngã dạt xuống thì chúng xuống đất mọc luôn. Độ ẩm cao cộng với rêu nhiều rất thích hợp để phong lan phát triển, nhưng tiếc là không có phong lan đẹp.
10986459_1193885450626313_9172085582030162939_n.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,430
Bài viết
1,147,115
Members
193,495
Latest member
68gamebaibroker
Back
Top