What's new

Triều đình Huế xưa

Du lịch Huế nhiều người đi rồi. Kinh thành, Hoàng thành, Tử cấm thành vào rồi, thấy hoang tàn đổ nát cả.

Thế thì ngày xưa những người ở trong đó là người như thế nào? Vua quan trông ra làm sao ? Hành lễ, quỳ lạy có giống với cảnh trong cái phim "Hẹn gặp lại Sài Gòn" không ?

Nhân có đống ảnh xưa, sưu tập từ lâu rồi, post lên các bác xem.

Còn đống ảnh cảnh Huế nữa...
 
Hoàng thái hậu

Thứ phi vua Khải Định, sinh ra Bảo Đại, khi vua Bảo Đại lên ngôi tôn mẹ là Đoan Huy Hoàng thái hậu, quen gọi là bà Từ Cung.

 
Em quá khâm phục bác Chitto - bác không chỉ có đủ bài mà còn đủ ảnh nữa . Hay các Ác, Mode mở thêm 1 box văn hóa, lịch sử các vùng miền từ Ta đến Tây, Tàu để các bác giao lưu văn hoá nhỉ.

Ảnh bác Chitto đủ hết rùi, em cũng có mấy cái post đu theo bác

Vua Thành Thái



Vua Tự Đức



Vua Duy Tân lúc 30t
 
Last edited:
Bà Từ Minh, mẹ vua Thành Thái. Bà là phi của vua Dục Đức, phu quân lên ngôi 3 ngày là bị phế, bị giam và bị bỏ chết đói, thì bà phải nuôi con một mình. Sau con và cháu đều lên làm vua nhưng cũng đều bị đi đày cả. Bà được truy phong Thái hậu, nhưng cuộc đời quá nhiều cay đắng.



Đây là hai Công chúa. Xem ra công chúa thời trước cũng bình dân thôi. Không có ngọc ngà châu báu gì mấy.

 
Các quan được ăn yến trong điện Càn Thành. Điện này giờ chỉ còn nền móng thôi.

Ảnh được chụp trong dịp Tứ tuần đại khánh (mừng 40 tuổi) của vua Khải Định, năm 1924. Đó cũng là lễ mừng sinh nhật cuối cùng của Khải Định.

 
Last edited:
Trong dịp têt vừa rồi em đã bỏ lỡ mất dịp tới Huế :shrug: thật buôn. Đây là thành phố em thích nhất với cảnh vật cổ kính, các em gái dịu dàng, khéo léo :D. Đành hẹn lại vào năm sau vậy.
 
Trong cung của các vua, chúa nhà Nguyễn có rất nhiều cung phi - hoàng hậu mang họ Tống. Từ "Kỳ nữ họ Tống" - ái phi của Chúa Thượng (Nguyễn Phúc Lan) đến Thừa thiên Cao Hoàng Hậu Tống thị Lan - Hoàng hậu của vua Gia long (Nguyễn Phúc Ánh) rồi Tống Thị quyên vợ Đông cung Hoàng tử (Nguyễn Phúc Cảnh) ai cũng được nhắc đến với những scandard nổi tiếng.
Những Cung Phi - Hoàng hậu này đều xuất thân từ các gia đình cận thần họ Tống Phước (Tống Phúc?) và xa hơn nữa đều xuất thân từ quê của Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) ở huyện Tống Sơn - Thanh hoá. Nhìn trên bản đồ, trên đất Tống Sơn ngày xưa nay vẫn còn Sông Tống cắt ngang quốc lộ 1 đoạn qua Bỉm sơn Thanh hoá.
Mình không biết chữ nhưng cứ thắc mắc từ lâu là những chữ Tống này có giống nhau không?
Có thực sự có họ dòng Tống trên đất Tống sơn hay họ này chỉ được các vua chúa triều Nguyễn đặt cho các Phi - Hậu và cận thần đồng hương theo chúa Tiên ra đi từ đất đó?
 
Thứ phi vua Khải Định, sinh ra Bảo Đại, khi vua Bảo Đại lên ngôi tôn mẹ là Đoan Huy Hoàng thái hậu, quen gọi là bà Từ Cung.


Bà Từ Cung tên thời con gái là Cúc, người làng Mỹ Lợi - làng xa xôi nhất bên kia phá Cầu Hai của vùng Thừa Thiên. Vào phủ Phụng Hóa Công (tước hiệu của Khải Định trước khi lên ngôi) làm người hầu hạ, được thời gian thì có thai. Ai cũng biết Khải Định không có khả năng có con mặc dù có nhiều vợ. Hai bà mẹ của Khải Định đánh lên đánh xuống bà vẫn khai rằng con của Phụng Hóa Công, sau sinh ra Vĩnh Thụy. (Ở Huế trong hoàng tộc Nguyễn Phước vẫn đồn rằng thật ra là Khải Định "nhờ" người ông chú bằng vai lứa của mình là hoàng thân Hường Đ. giúp bà Từ Cung có thai; nếu đúng như thế thì Khải Định phải gọi người con trên danh nghĩa của mình bằng chú). Miên Nữ trong một lần về Huế có nhìn thấy di ảnh cụ Hường Đ thì đúng là so với Khải Định thì giống Bảo Đại hơn. Ở Huế cũng còn truyền tụng nhiều chuyện cho thấy Bảo Đại là con rơi của cụ Hường Đ.
Sau khi nhà Nguyễn chấm hết, bà Từ Cung về ở cung An Định (cung này sau nổi tiếng vì có quán bánh bèo ngon nhất Huế kêu là bánh bèo An Định) rồi rốt cuộc về ở nhà 79 Phan Đình Phùng, qua đời năm 1980.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,384
Bài viết
1,168,024
Members
191,305
Latest member
duongthutrang2k3
Back
Top