What's new
“Trở lại Huế thương …” tiếng Vân Khánh ngọt ngào trong headphone sao đúng với tâm trạng quá.
Lâu rồi mới có dịp quay lại Huế. Lại vẫn đi một mình như mọi khi.
Xong việc, thuê một chiếc xe máy theo thói quen hay đi xục xạo những lúc rãnh rỗi. Vậy mà ngồi lên xe đề máy rồi lại không biết đi đâu. Huế muôn năm cũ còn chỗ nào để đi, hay già rồi làm biếng hay còn lý do gì khác …
Chợt nhớ đến quán café sân thượng ở khách sạn Imperial, hay là tìm cái mới trong những cái muôn năm cũ như sông Hương, cầu Tràng Tiền …
TP Huế nho nhỏ mọi khi lại hiện ra bao la trước mắt.

Toàn cảnh Sông Hương chảy qua kinh thành Huế


Phía trước là Cầu Tràng Tiền 6 vài 12 nhịp


Đằng sau là núi Ngự Bình làm tiền án cho Kinh thành Huế


Từ đây không thấy được Hoàng cung. Chỉ thấy được những công trình phía ngoài.
Kỳ đài


Xa xa nổi bật bên bờ sông Hương là Nghênh lương đình, bến thuyền rồng xưa kia của các vua Nguyễn
 
Re: Lần đầu

Còn nhớ lần đầu đến Huế đầy ngẫu hứng và nhiều cảm xúc hồi năm 2006.
Sau buổi tiệc đám hỏi cậu bạn thân ở An Khê, Gia Lai đang chuẩn bị về Sài Gòn thì bổng nãy ra ý định ra Huế chơi vì được nghĩ cuối tuần và lễ 30/4, 1/5 liền kề. Ngay lập tức cậu em đi cùng ủng hộ đi theo.

Sáng hôm sau đón xe khách chạy ngang để thực hiện hành trình “dài đằng đẳng” ra Huế với đủ thứ sự cố từ chờ xe bốc hàng mấy tiếng đồng hồ đến xe bị công an phạt … và mãi đến 8h tối mới đến Huế. Vì xe không vào TP nên phải tiếp tục hành trình bằng xe ôm dưới cơn mưa nặng hạt. Trời vẫn mưa mà các KS đều hết phòng vì dịp lễ đông khách. Cuối cùng cũng tìm được một nhà trọ ở Vỹ Dạ khá xa trung tâm là còn 1 phòng. Một khởi đầu không suôn sẽ chẳng biết ngày mai Huế chào đón mình thế nào đây.

“Hoàng cung, Lăng tẩm và Đền chùa” đó là thông tin du lịch ít ỏi mà chủ nhà trọ hướng dẫn. Không biết lúc đó đã có trang phuot.vn chưa nữa, chẳng biết tìm hiểu thông tin ở đâu cả. Thôi cứ bắt đầu từ Hoàng cung như hướng dẫn cho dễ.

Hòa cùng dòng người qua 1 cổng thành cổ để vào kinh thành (còn được gọi là Thành nội).



Sau này có tìm hiểu thêm, Kinh thành Huế được bao quanh bởi một vòng tường thành với 10 cổng thành được đặt tên theo phương hướng. Bên trong gồm có 2 vòng thành nhỏ hơn là Hoàng Thành, còn được gọi là Đại nội và Tử Cấm Thành ở ngay trung tâm.

Theo nguyên lý kiến trúc hoàng cung thì tất cả các công trình chính sẽ nằm trên trục thần đạo bắc – nam với lưng hướng bắc và mặt hướng nam. Ngay trước mặt phía nam của Hoàng Thành là Kỳ Đài.



Cổng chính là Ngọ môn như là bộ mặt của hoàng thành, gồm phần nền đài phía dưới với 5 cửa và phần trên là lầu Ngũ Phụng được mô tả qua thơ ca:
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng tám lầu xanh
Ba cửa thẳng hai cửa quanh




Hào nước bao quanh tường thành



Cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch dẫn đến sân Đại Triều ngay trước điện Thái Hòa.





Các trụ đá phân theo cấp bậc quan lại ở sân Đại Triều


Điện Thái Hòa nơi đặt ngai vàng của các vua Nguyễn và là trung tâm quyền lực thời bấy giờ.





Điện Cần Chánh trong khuôn viên Tử Cấm Thành, nơi vua làm việc hàng ngày giờ chỉ còn là nền đất



Tiếp theo là điện Càn Thành (nơi vua sống), cung Khôn Thái (nơi Hoàng hậu sống) … cũng không còn.
 
Chào ! vẩn nghe câu ca ! " Cầu Trường Tiền 6 vai ,12 nhịp ! " vậy toàn cảnh cây cầu Trường Tiền ban chụp đâu là 6 vai ,đâu là 12 nhịp ??? xin chỉ giáo !! Thân Cám ơn .
 
“Trở lại Huế thương …” tiếng Vân Khánh ngọt ngào trong headphone sao đúng với tâm trạng quá.
Lâu rồi mới có dịp quay lại Huế. Lại vẫn đi một mình như mọi khi.
Xong việc, thuê một chiếc xe máy theo thói quen hay đi xục xạo những lúc rãnh rỗi. Vậy mà ngồi lên xe đề máy rồi lại không biết đi đâu. Huế muôn năm cũ còn chỗ nào để đi, hay già rồi làm biếng hay còn lý do gì khác …
Chợt nhớ đến quán café sân thượng ở khách sạn Imperial, hay là tìm cái mới trong những cái muôn năm cũ như sông Hương, cầu Tràng Tiền …
TP Huế nho nhỏ mọi khi lại hiện ra bao la trước mắt.

Toàn cảnh Sông Hương chảy qua kinh thành Huế


Phía trước là Cầu Tràng Tiền 6 vài 12 nhịp


Đằng sau là núi Ngự Bình làm tiền án cho Kinh thành Huế


Từ đây không thấy được Hoàng cung. Chỉ thấy được những công trình phía ngoài.
Kỳ đài


Xa xa nổi bật bên bờ sông Hương là Nghênh lương đình, bến thuyền rồng xưa kia của các vua Nguyễn

Hình ảnh rất đẹp. Cảm nhận hay!. A có thể thông tin tên đường đến KS để nhìn những cảnh trên. Cám ơn chủ topic.
 
Chào bác thienbao11. Thật ra em cũng có thắc mắc giống bác. Nhân tiện bác hỏi em có google thử và tìm được ít thông tin từ trang wikipedia. Bác tham khảo thử nhé:

... Theo Từ điển tiếng Việt, cái gọi là vài cầu (hay vì cầu)[13], "là kết cấu nối hai nhịp giữa hai mố cầu và tựa lên các mố đó", còn nhịp cầu cũng theo từ điển này là "khoảng cách giữa hai trụ cầu và mố cầu liền nhau". Theo đó, TS. Trần Đức Anh Sơn cho rằng cầu Trường Tiền thực sự là "mười hai vài, sáu nhịp" chứ không phải là "sáu vài, mười hai nhịp". Ca dao có câu:

Chợ Đông Ba đem ra góc thành,
Cầu Trường Tiền sáu nhịp bến đò Ghềnh bắc ngang.
Hay:

Cầu Trường Tiền sáu nhịp bắc qua,
Tả Thanh Long, hữu Bạch Hồ đợi khúc âu ca thái bình.
Song đôi khi, để thuận tai, để có vần, có điệu, một vài tác giả dân gian đã đổi từ "mười hai vài, sáu nhịp" sang "sáu vài mười hai nhịp", như ở câu:

Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Anh theo không kịp
Tội lắm em ơi!...
 
A có thể thông tin tên đường đến KS để nhìn những cảnh trên

KS Imperial
08 Hùng Vương
(từ chân cầu Tràng Tiền phía bờ nam sông Hương bác cứ đi theo đường Hùng Vương khoảng 300m là đến)

Chúc bác có những trải nghiệm mới với Huế từ trên cao và có những tấm hình đẹp.
 
Cởi voi là 1 loại hình dịch vụ tham quan Hoàng Cung.


Rời trục thần đạo bắc - nam, theo chân chú voi qua khu vực Tây Nam Hoàng Cung thăm Thế Miếu, là miếu thờ quan trọng nhất thờ 10 vua trong số 13 vua Nguyễn.

Thế Miếu với chiếc đỉnh đồng được đặt tên theo miếu hiệu vua Gia Long


Cây tùng Thế miếu do vua Minh Mạng trồng gần Thế Miếu có hình dáng uốn lượn như rồng


Ngay trước mặt Thế Miếu là Hiển Lâm Các. Một công trình gỗ 3 tầng ca ngợi công đức của các vị vua và đại thần triều Nguyễn. Với ý nghĩa đó đây là công trình cao nhất trong Hoàng Cung. Nghe nhiều người nói cho đến bây giờ trong thành nội không được phép xây nhà cao hơn Hiển Lâm Các


Gắn liền với Hiển Lâm Các là Cửu Đỉnh nghĩa là 9 đỉnh đồng lớn có khắc hình ảnh cảnh vật non sông đất nước


Dù nhiều công trình đã không còn hoặc hư hại theo thời gian nhưng di tích Kinh thành Huế vẫn là một di sản lịch sử không thể không ghé thăm khi đến Huế
 
Re: Tiếng chuông Thiên Mụ ...

Sau Hoàng cung, kế hoạch tiếp theo sẽ là Lăng tẩm như thông tin hướng dẫn của chủ nhà trọ. Tuy nhiên, trong lúc thăm Hoàng cung có nghe chị HDV của một đoàn tham quan đọc câu thơ của vua Thành Thái:
“Kim Long con gái mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi”

Và những câu chuyện về nét đẹp của con gái ở vùng Kim Long đã kích thích sự hiếu kỳ của 2 chàng trai độc thân. Vậy là đổi kế hoạch, điểm kế tiếp sẽ là chùa Thiên Mụ một ngôi chùa nổi tiếng không chỉ ở Huế mà là cả Việt Nam đồng thời chùa lại tọa lạc ở khu vực Kim Long có nhiều mỹ nhân.

Ra khỏi Hoàng cung, rẽ phải, đi men theo bờ sông Hương tầm 5 km.
Chùa Thiên Mụ được chính thức khởi lập từ thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng (vị chúa đầu tiên) trên một ngọn đồi mặt hướng ra sông Hương. Đến thời vua Tự Đức có một thời gian chùa đổi tên thành Linh Mụ nhằm tránh chữ Thiên phạm đến Trời.

Biểu tượng của chùa chính là Tháp Phước Duyên uy nghiêm, tĩnh mịch cao 7 tầng được xây thêm ở thời vua Thiệu Trị.


Đông đúc vào mùa hè


Có thể đến chùa bằng cách đi thuyền theo dòng sông Hương.


Bến thuyền ngay trước cổng chùa.


Nhìn sang bên phải phong cảnh tuyệt đẹp với trời mây, sông, núi cùng hòa quyện vào nhau. Trên mặt nước mênh mang những chiếc thuyền be bé nhè nhẹ trôi …


Đây là đoạn sông Hương mà mình thích nhất. Có thể ngắm được nét nhỏ xinh thơ mộng ở đoạn trước chùa và cả một thiên nhiên rộng mở ở đoạn bên hông chùa.

Từ Tháp Phước Duyên đi qua cổng tam quan để vào khuôn viên bên trong chùa. Kiến trúc chùa được lồng vào ngoại cảnh thiên nhiên nên thơ, tĩnh mịch.
Mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu ở cuối khuôn viên chùa


Cổng tam quan và tháp Phước Duyên nhìn từ trong chùa.


Sau này cũng vài lần quay lại chùa, vẫn đi ngang khu Kim Long nhưng vẫn chưa có dịp được gặp “con gái mỹ miều” như lời vua Thành Thái. Chắc là không có duyên.
 
Re: Lăng Tự Đức - Khiêm Lăng

Nhớ lúc còn nhỏ đến Hà Tiên thăm núi Bình San nơi chôn cất Mạc Cửu và dòng họ. Quá “kinh ngạc” với việc dùng cả một ngọn núi làm nơi an nghĩ cho dòng họ Mạc, đặc biệt là ngôi mộ của Mạc Cửu nằm cao nhất trên đỉnh chiếm một diện tích thật là rộng. Đến khi tham quan lăng tẩm các vua Nguyễn thì mới thấy quy mô và kiến trúc thật là “kinh khủng” hơn bội phần.

Trong số 13 vị vua triều Nguyễn thì chỉ có 7 lăng gồm Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh, Khải Định. Mặc dù các lăng đều được xây dựng theo những quy chuẩn phong thủy chung như “sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ…” với đầy đủ các yếu tố núi đồi, khe suối, sông hồ, cây cỏ … tuy nhiên mỗi lăng lại có nhưng phong cách kiến trúc rất riêng.

Ba lăng tiêu biểu là lăng Minh Mạng chuẩn mực, thâm nghiêm; lăng Tự Đức thơ mộng; lăng Khải Định tinh xảo pha trộn một số phong cách hiện đại của phương Tây.

Đến lăng Tự Đức trong 1 buổi chiều hoàng hôn. Điểm nhấn của lăng có lẽ là hồ Lưu Khiêm thơ mộng được bao quanh bởi rừng cây.


Các công trình được xây dựng xung quanh và lân cận hồ Lưu Khiêm.
Xung Khiêm Tạ, nơi vua nghĩ ngơi, hóng mát, làm thơ ...


Dũ Khiêm Tạ, bến thuyền để vua ngao du thưởng cảnh hồ và Khiêm Cung Môn


Bi Đình là công trình bắt buộc phải có ở cả 7 lăng.


Bi Đình là nơi đặt bia ca ngợi vua nặng khoảng 20 tấn.


Một góc Bái Đình
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,064
Bài viết
1,171,660
Members
191,653
Latest member
taigo88in
Back
Top