What's new

[Chia sẻ] Tứ Trấn Thăng Long

Đã từ lâu rồi, từ thời vua Lý Thái Tổ rời đô về Thăng Long, rồi thành được xây dựng, và tứ trấn được hình thành sau đó.

Thực sự, tứ trấn hình thành từ bao giờ và lịch sử ra sao, mình cũng không biết được, chỉ có ý nghĩ trong đầu là thăm lại nơi xưa sau một thời gian gọi là đủ dài để có được cảm giác "Nhớ Hà Nội".

Nếu có phượt tử nào uyên thâm, có thể giúp mình mở mang kiến thức về lịch sử chút thì quá tuyệt.

Cũng chỉ biết rằng, để kinh thành Thăng Long ngày một hưng thịnh và vững chắc, tứ trấn ra đời theo tư tưởng của Phương Đông như vậy.

Đầu tiên là Trấn Bắc. Nơi mà tất cả người dân đất Việt ai cũng biết tên - Đền Quán Thánh.




Nằm trên đường Quán Thánh, trấn phía Bắc kinh thành Thăng Long. Mặt chính điện hướng ra hướng nào thì mình không biết, nhưng đoán rằng, trấn Bắc, nghĩa là hướng về phía Bắc.

Trong đền có bức tượng bằng đồng đen nặng 4 tấn mà theo như sách báo, đó là tượng quan Trấn Vũ đang ngồi tu luyện. Cũng chả biết từ khi nào mà người dân thường rỉ tai nhau rằng: Nếu vào đền, xoa tay vào chân tượng rồi xoa lên mặt thì sẽ được khỏe mạnh.

Nhưng dân gian khi đã truyền tai nhau thì có lắm thứ kéo theo, giờ đây, khi vào đền, người dân cầm tiền xoa lên tất cả những gì họ nghe được là sẽ đem lại giàu sang, khỏe mạnh.

Tuy nhiên, cái gì sinh ra thì rồi cũng có thể mai một, chỉ những giá trị thực sự sẽ mãi trường tồn. Và cũng đúng theo nguyên lý đó, đền Trấn Vũ hay đền Quán Thánh mãi mãi tồn tại:

"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà thọ xương
Mịt mù khói tỏa ngàn hương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây hồ"

Chính điện



Bia trạng nguyên



Hai chú voi chầu trong sân, phía trước cửa chính điện



Bức tượng Hạc đứng 1 chân nơi cửa đền



Bức tượng này thì mình không hiểu là viết gì, vì không biết chữ gì khắc trên đó.

 
Last edited:
Tiếp đến là Trấn Nam - Đền Kim Liên.

Cái tên đền Kim Liên còn được gọi là đình Kim Liên, vì vậy, rất dễ gây nên sự nhầm lẫn giữa "ngôi đền trấn giữ phía Nam thành Thăng Long" với "ngôi đình của một làng nhỏ bé"

Mặc dù vậy, Đền Kim Liên xưa kia thuộc làng Kim Liên, nay được tu bổ và nằm ngay trên phố Kim Liên nối dài.

Đền Kim Liên thờ Cao Sơn Đại Vương, theo như sách vở mình đọc được thì Cao Sơn Đại Vương là một trong những người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Cao Sơn đại vương có công rất lớn trong việc dẹp loạn Đông Đô và khôi phục cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ.

Cao Sơn đại vương không phải là tướng cầm quân, nếu hiểu theo ý đó thì hoàn toàn sai lầm, mà ông phù hộ cho ba vị đại thần cùng vua Lê Thái Tổ dẹp yên bờ cõi.

Cổng chính Đền Kim Liên



Chính điện



Tuy nhiên khi tham quan đền, mình chỉ nhìn được tấm bia đá khắc ghi công lao của Cao Sơn Đại Vương đã được bao bọc bởi rễ cây và rêu. Cạnh đó, là bức tường đang được đập dở để phục vụ cho công việc trùng tu đền.
(Mình có ảnh xin được gửi lên sau)

Mình thích nhất hình đá trạm khắc hai bên cầu thang dẫn vào đền. Tuy nhiên, để hiểu được hình khắc đó tượng trưng cho cái gì và ý nghĩa ra sao thì minh phải nhờ vào các phượt tử có kiến thức uyên.



Trấn Đông - Đền Bạch Mã

Đền nằm trên phố hàng Buồm, thuộc khu vực Phố Cổ Hà Nội. Theo sách báo, đền thờ thần Long Đỗ - thần của Hà Nội cổ.

Tục truyền rằng, khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, Vua cho người đắp thành, đắp đi đắp lại mà vẫn sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy Ngựa Trắng từ trong đền đi ra. Vua đi theo dấu chân ngựa và cho xây thành theo đúng dấu chân thì thành công, vì thế, Vua đã lập đền thờ và phong cho Bạch Mã là Thành Hoàng của kinh thành Thăng Long.

Cửa đền



Thành Hoàng - Bạch Mã



Những trạm khắc trên gỗ

 
Last edited:
Trấn Tây - Đền Voi Phục

Đền được lập từ thời Lý Thái Tông, thuộc địa phận làng Thủ Lệ, nay nằm sau cổng vào của Công viên Thủ Lệ trên đường Bưởi, hoặc có thể đi thẳng từ cổng chính từ phía đường Kim Mã. Đền thờ Linh Lang Đại Vương. Tục truyền rằng, Linh Lang Đại Vương là hoàng tử Hoằng Chân con vua Lý Thái Tông, sau khi giúp cha đánh dẹp quân Tống, vua cha muốn truyền ngôi cho chàng nhưng chàng đã từ chối và về ẩn tại đền này.

Hai bên cửa đền là tượng 2 chú voi đang quỳ, vì vậy gọi là đền Voi Phục.

Khi đến thăm đền thì cũng là lúc đền đang được trùng tu dở dang, ngoài cửa đền gạch đá ngổn ngang, nhưng trong đến mùi hương vẫn tỏa ra nghi ngút.

Cổng đền Voi Phục



Hai chú voi quỳ trước cửa đền



Cửa dẫn vào đền



Chính điện nhìn từ xa



Chính điện

 
Không biết bạn viết hết về Trấn Tây chưa. Mình nghe (Vietnamairlines Heritage) nói là đền Voi Phục thủ lệ có liên quan đến ngôi đền nhỏ hơn cũng tên Voi Phục ở Thụy Khuê. Nếu đưa thếm được thông tin đó vào đây thì sẽ đầy đủ hơn.
 
Không biết bạn viết hết về Trấn Tây chưa. Mình nghe (Vietnamairlines Heritage) nói là đền Voi Phục thủ lệ có liên quan đến ngôi đền nhỏ hơn cũng tên Voi Phục ở Thụy Khuê. Nếu đưa thếm được thông tin đó vào đây thì sẽ đầy đủ hơn.

Thật sự, cảm hứng viết bài này cũng từ Vietnamairlines Heritage mà ra, chính vì trong đó, không có bài nói về đền Voi phục ở Thụy Khuê nên mình cũng không biết là có. Nếu bạn có thông tin, cùng góp với mình đi. Kiến thức về lịch sử của mình cũng hạn chế, với lại, giờ, mình cũng không có nhiều thời gian để nghiên cứu, vậy cùng nhau xây dựng bài thì quá tuyệt.



Khẩu hiệu treo không đúng chỗ. Đi vãn cảnh Đền, Chùa để tâm mình tĩnh nhìn thấy cái khẩu hiệu đó mà thấy tâm đã bấn loạn rồi :)

Thực sự với bạn, theo tâm niệm của Phật là "Sắc sắc, Không không" vì vậy, với mình, kể cả có nó cũng không ảnh hưởng đến tâm mình được. Tất nhiên, mình cũng giải thích luôn, mình không phải khoe mình đạt được đến trình độ đó, nhưng khi chú tâm vào một điều, mọi cái nhũng nhiễu khác chỉ là vô nghĩa.

Mà mình đoán, bạn cũng có những kiến thức về tứ trấn, một trong những nét hay của kinh thành Thăng Long, vậy chia sẻ kiến thức với mình trên này đi.
 
Đọc một vài tài liệu về Tứ Trấn, thì chỉ nói đến Đền Voi Phục tại công viên Thủ Lệ là Trấn Tây của thành Thăng Long.

Đến Voi Phục tại Thụy Khuê thì có cây cổ thụ 1000 năm, chà chà. Thế này thì phải nghiên cứu nhiều mất rồi.

Hẹn 1 ngày nào đó thăm Voi Phục Thụy Khuê vậy.
 
Đền Quán Thánh (Bài viết của 1 tác giả nào đó trong website của Quận Ba Đình)


Đền Quán Thánh là một trong Thăng Long tứ trấn bên cạnh Đền Bạch Mã, Đền Voi Phục và Đình Kim Liên.


Đền đư­ợc lập từ khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (1010). Vua cho rư­ớc bài vị của thần về ở phía Tây Bắc thành, gọi là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế quán. Quán là nơi thờ tự của đạo Giáo, dân chúng quen gọi là đền Trấn Vũ hoặc đền Quán Thánh. Đền hiện ở ngã tư­ đ­ường Thanh Niên và đư­ờng Quán Thánh, đời Lê thuộc đất ph­ường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía Nam Hồ Tây.


Sự tích đền cho biết: Huyền Thiên Trấn Vũ là thần cai quản ph­ương Bắc, đã nhiều lần sang giúp n­ước Việt đánh đuổi ngoại xâm: Lần thứ nhất, vào đời Hùng Vư­ơng thứ VI đánh giặc từ vùng biển tràn vào, Lần thứ hai, vào đời Hùng V­ương thứ VII đánh giặc Thạch Linh... Chuyện Huyền Thiên Trấn Vũ còn thêm chi tiết giúp dân trừ tà ma, yêu quái phá hoại đời sống yên lành vùng xung quanh thành Thăng Long: trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vư­ơng 14), trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ, giúp An D­ơng V­ương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt Hồ ly tinh trên sông Hồng đời Lý Thánh Tông... Đến thời nhà Lê, các vua cũng thư­ờng đến đây để cầu m­a mỗi khi có hạn hán, những lời khấn thần còn ghi trong "Thiên Nam Dư­ hạ tập".


Ngôi đền hiện nay đã đư­ợc sửa chữa nhiều lần. Năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị II (1677), đời Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tạc sai đình thần là Nguyễn Đình Luân trùng tu. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ đư­ợc triều đình cho đúc lại bằng đồng đen (hun). Tư­ợng cao 3,07m, chu vi 8m. T­ượng mặt vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống g­ơm có rắn quấn và chống lên lư­ng một con rùa. Tư­ợng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của dân ta cách đây 3 thế kỷ. Tại nhà bái đư­ờng còn một pho t­ượng nữa, nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen, nhiều ngư­ời cho rằng đây là t­ượng ông Trùm Trọng, ngư­ời thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tư­ợng Trấn Vũ. Tượng này là do các học trò của ông đúc để ghi nhớ công ơn của thầy. Cùng đúc với t­ượng là quả chuông cao gần 1,5m treo ở gác tam quan.


Văn bia tại đền do trạng nguyên Đặng Công Chất và tiến sĩ Hồ Sĩ D­ơng soạn. Thời Tây Sơn, đô đốc Lê Văn Ngữ, cùng nhiều ngư­ời nữa đã quyên tiền đúc chiếc khánh bằng đồng (chiều 1,10 x 1,25m) vào năm Cảnh Thịnh thứ hai. Đến đời Nguyễn, vua Minh Mạng đến thăm đền, đã cấp tiền tu sửa. Năm 1923 cho đổi là Trấn Vũ quán. Năm 1856, bố chánh Sơn Tây là Phạm Xuân Quế, bố chánh Hà Nội là Tôn Thất Giáo, tri huyện Vĩnh Thuận là Phan Huy Khiêm đã tổ chức quyên góp trùng tu, sửa lại chính điện, đình thiêu hư­ơng, bái đư­ờng và gác chuông, làm thêm hai dãy hành lang bên phải và bên trái, đắp lại 4 pho tư­ợng đại nguyên soái, t­ượng thần Đ­ương Niên hành khiển, Văn X­ương Đế Quân và dời xuống hậu đ­ờng phía sau. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm và dâng một đồng tiền vàng, cộng với số tiền vàng do các hoàng thân dâng, đúc lại thành vòng. Vòng dùng sợi dây bạc xâu để treo ở cổ tay tư­ợng thần. Đằng sau đền lại đắp hòn núi non bộ trong một bể con và dựng một đền nhỏ gọi là Vũ Đư­ơng Sơn. Sửa chữa xong, có dựng bia do tiến sĩ Lê Hy Vĩnh soạn. Đền hiện nay có 6 bia, kiến trúc, trang trí của đền hiện nay mang phong cách đời Nguyễn.
 
Last edited:
Đền Voi Phục - Tác giả Trần Lâm Biền


Về kiến trúc
: đền Voi Phục hiện nay nằm tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Trước đây, đền nằm trong hệ Tứ Trấn, “giữ” phía Tây kinh thành. Nơi đây vốn là đất lắm hồ ao, lầy lội, là một trong Thập tam trại có từ thời Lý. Đương thời, thuộc tổng nội, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên (trước đó là øng Thiên).

Từ thời Gia Long trở đi, lúc nhập về Hà Đông lúc thuộc Hà Nội. Tới năm 1942 thì ổn định nằm trong đất đô thành. Đền Voi Phục nằm trên gò long thủ (đầu rồng) quay hướng Nam, ngả chút ít sang đông, đó là các hướng của nguồn sinh lực vũ trụ vô biên, của thánh thần, cũng là hướng của đế vương.

Ý nghĩa này càng được khẳng định với những đầm hồ nối tiếp làm nền cho gò Lớn, gò Đất, gò Nhót, gò Đầm Tràng, Núi Trúc, Núi Rùa, Núi Bò…người xưa thường cho rằng đó là hình thức tượng trưng khắp nơi chầu về điện Thánh. Mặt khác, thời gian gần đây (đầu thế kỷ XX về trước) khu vực này còn mang bóng dáng của một làng Việt cổ truyền, phía Đông của đền là nơi cư trú, còn phía Tây gắn với các kiếp đời đã qua, có cây cối như một khu rừng nhỏ.


Địa bàn quanh đền Voi Phục (trước đây) rất ít ruộng đất, dân sống chủ yếu bằng đánh bắt thuỷ sản…Nhưng, có lẽ từ rất sớm, đền thờ thánh Linh Lang này đã là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long, nên được các đời nối nhau tôn tạo thay mới, vì thế khó có thể tìm được ở đây những dấu vết cổ truyền. Tuy nhiên, có thể nghĩ, không gian của đền được bảo trợ của tín ngưỡng dân gian và tư tưởng thiền lão mà đường dẫn vào cửa thánh với cây cối la đà như con đường dẫn khách hành hương hoà nhập vào cõi tâm linh.

Mở đầu cho đền, hiện nay là cổng tứ trụ, như những trục vũ trụ đem sinh khí từ tầng trên truyền xuống trần gian (đây là sản phẩm của thế kỷ XIX - XX), hai bên cổng có bia hạ mã và đôi voi chầu phục (hiện mới được xây thêm nghi môn tứ trụ nữa, ở sát với đường lớn).


Con đường gần trăm mét dẫn vào một kiến trúc ba gian tường hồi bít đốc, đó là nghi môn nội, được gọi là “Thượng đẳng môn” có hoành phi “Cao minh thánh”…, dấu vết xưa còn lại của kiến trúc này gồm đôi rồng mây hoá bằng đá có niên đại khoảng thế kỷ XVIII, kèm theo là mấy mảng chạm đầu rồng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Theo các cụ truyền lại thì ngày thường, nghi môn nội chỉ mở hai cửa phụ. Qua cửa này một hệ bậc đá dẫn xuống đường chính vào cửa điện. Hiện nay tường bó sân điện (phía trước) được xây bằng gạch hòm sớ, sản phẩm của thế kỷ XV - XVI. Đường lên sân có ba lối, chính giữa có 12 bậc đá rộng, nơi chỉ để rước kiệu trong ngày lễ, bình thường đi hai lối bên. Trước mặt lối giữa là một giếng vuông mang ý nghĩa tụ thuỷ tụ phúc, nơi xưa kia lấy nước cúng (có lẽ giếng đã được sửa thành vuông trong thời gian gần đây). Ý nghĩa cầu nước và cầu no đủ còn được thể hiện ở đôi rồng mây “chạm tròn” bằng đá, một sản phẩm khoảng giữa thế kỷ XIX và đôi hổ phù gắn hai bên tường cửa chính được chạm nổi, mang nét chuẩn mực.

Đền chính được kết cấu chữ công, có tiền bái 5 gian tường hồi bít đốc, sát hai bên có am nhỏ là nơi đặt ngựa đỏ và trắng, như vừa biểu hiện quyền uy nhà thánh, vừa như mang ý nghĩa “mã đáo thành công”.Nóc điện đắp đôi rồng chầu, hoành phi đề “Linh Lang từ”.Ngoài ra còn có các hình rồng, phượng, lân, rùa…vẫn như những biểu hiện của siêu lực tầng trên và ước vọng truyền đời thuộc tư duy nông nghiệp, đồng thời chúng đã như chứa đựng cả những ý niệm cổ truyền nhắc nhở chúng sinh dọn mình trong sạch trước khi bước vào cõi thánh thiện. Vượt qua toà tiền bái, nền điện được đắp cao dần, đó là dấu vết còn sót lại của một kiến trúc khá cổ. Toà “ống muống” (kết cấu nối tiền bái và hậu cung) được dựng đơn giản, hai bên bao ván bức bàn - ngăn cách với hậu cung là bộ cửa thờ, phần trên chạm thủng, phần dưới đóng ván…Toà hậu cung kết cấu một gian hai trái với bốn góc mái cong duyên dáng, mỗi góc đều có đầu đao kiểu hồi long và một con lân khá chuẩn mực, về tạo hình trong thế chầu vào trung tâm. Kiến trúc này, được bưng kín nhằm tạo nên sự thâm u, vì thế chủ yếu bên trong chỉ bào trơn đóng bén.

Theo dòng trôi chảy của lịch sử, dù là một kiến trúc tứ trấn, nhưng để tồn tại trong xã hội trọng nông thì hiện tượng dân gian hoá đã hội vào đền nhiều vị thần liên quan đến nông nghiệp, như bệ thờ Thần Nông ở bên phải cửa điện, nhà phe giáp, nhà quản tiền hậu ở bên trái, đặc biệt là hệ thống điện Mẫu ở phía trước (gồm mẫu thoải / thuỷ và mẫu thượng ngàn). Trong dân chúng còn tồn tại một câu chuyện, dù cho mẫu là mẹ tối linh, nhưng trong không gian của đền thì vía của thần Linh Lang quá mạnh, nên không thể đặt điện mẫu cùng một độ cao che mặt thần ở phía trước, vì thế buộc phải đặt thấp xuống. Suy cho cùng hiện tượng đó đã nói lên vai trò chính phụ của các đơn nguyên kiến trúc trong di tích này
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,930
Bài viết
1,171,197
Members
191,594
Latest member
Kimmy_1124
Back
Top