What's new

Vượt qua thử thách, chinh phục bản thân và 1675km !

Những công cụ thô sơ vào những năm 1958 - 1959, để mở đường hạnh phúc

4ce23c22_36c3e608_dsc07058_resize.jpg


Và tấm bằng khen do chính tay Chủ tịch nước kí tặng

4ce23fa6_47897906_dsc07061_resize.jpg


Những "con ngựa sắt" trong những ngày đầu thông xe

4ce23f9b_02a3c201_dsc07060_resize.jpg


Hàng nóng ở Hà Giang

4ce23fd7_4a27abec_dsc07066_resize.jpg
 
Show hàng tí !! mơ ước đã chạm vào Km 0

4ce24289_01a56df7_dsc07088_resize.jpg


Miền núi đá thuộc các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc thuộc tỉnh cực Bắc Hà Giang từ ngàn đời nay vốn đã mang trong mình những điều bí ẩn và hôm nay đang đứng trước cơ hội trở thành công viên địa chất toàn cầu khi UNESCO Việt Nam vừa trình hồ sơ công nhận lên UNESCO quốc tế.

Đã được chấp thuận, Ông Nguyễn Trùng Thương còn mời chúng tôi tham dự Festival công nhận Cao Nguyên Đá Địa Chất Đồng Văn là CN Đá Địa chất Toàn Cầu vào ngày 7 /12 sắp tới để quáng bá, giới thiệu, thu hút khách du lich đến với HG. (NT)

4ce2429c_41881e13_dsc07091_resize.jpg
 
Chúng tôi ghé ăn trưa ở Minh tân để chuẩn bị vượt 55km , qua đèo Bắc Sum - Cổng trời Quản Bạ - Tam Sơn

thì đây ! nhìn từ đèo Bắc Sum

4ce243a1_643ccfde_dsc07096_resize.jpg


4ce243b8_5cd619e8_dsc07099_resize.jpg


4ce243db_5af049d5_dsc07103_resize.jpg


Đồng Văn - "Cổng Trời": Là một huyện vùng cao biên giới của Hà Giang. Độ cao vùng khoảng 1.000 m so với mặt biển, địa hình hầu như chỉ thấy núi đá. Huyện cách thành phố Hà Giang 146 km giao thông rất khó khăn. 9 trong 19 xã thuộc huyện có đường biên giới với Trung Quốc. Mùa đông nhiệt độ có lúc xuống đến 1 °C, nhưng mùa hè nóng nhất chỉ khoảng 24 °C. Bầu trời hầu như quanh năm mưa và mù nên ở đây người dân có câu: "thấy nhau trong tầm mắt, gặp nhau mất nửa ngày" và "đất không ba bước bằng, trời không ba ngày nắng".
Chúng tôi chạm Quản Bạ đúng ngọ !
 
Núi Đôi (Thị trấn Tam Sơn và xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) Danh thắng Núi Đôi thuộc thị trấn Tam Sơn và xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Cách thành phố Hà Giang 46km về phía Bắc. Khi vượt qua cổng trời Quản Bạ, du khách có dịp dừng chân chiêm ngưỡng Núi Đôi Quản Bạ, với “đôi gò Bồng Đào” do thiên tạo thật cân đối, quyến rũ. Đây thực sự là một cảnh quan karst độc đáo của thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ và của cả khu vực cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc. Cũng bắt đầu từ đây là cánh đồng Quản bạ thấp, phẳng, vì thế càng tạo không gian thoáng đãng cho “đôi gò” nhô cao, bay bổng. Theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất thì Núi Đôi được cấu tạo bằng đá Đôlômít. Do quá trình phong hóa đá lăn đồng đều theo sường núi làm lùi dần sườn và hạ thấp dần đỉnh núi. Cuối cùng tạo nên hình nón như hiện nay. Đá Đôlômít bị phong hóa (do quá trình tự vỡ) thành các hạt sạn và cát rất dễ dàng di chuyển theo sườn xuống dưới chân do trọng lực và nước chảy tràn trong mùa mưa. Đặc biệt, còn đóng vai trò trọng trong việc hình thành hình nón của Núi Đôi nói riêng và của các ngọn núi có hình chop nón nói chung là có sự đan xen của các đứt gãy, hướng khác nhau làm đá bị phá hủy dễ dàng hơn. Núi Đôi thuộc kỷ Đệ Tứ - có niên đại cách ngày nay khoảng 1,6 triệu đến 2 triệu năm trở lại đây. Ngoài Núi Đôi ra còn có một mực cao hơn gồm các đồi dạng nón được hình thành theo con đường tương tự nhưng ở giai đoạn cổ hơn, thể hiện rõ nhất là ba ngọn núi đang tồn tại ở khu vực thị trấn Tam Sơn hiện nay. Danh thắng Núi Đôi Quản Bạ xếp hạng quốc gia ngày 16/11/2009.

4ce24769_5653f1b0_dsc07124_resize.jpg


Xì Pam 1 phát ...Dương ..C :LL
4ce247a4_432221d7_dsc07129_resize.jpg
 
Từ Tam Sơn, phóng khoảng 50km nữa thì tới Rừng Thông Yên Minh, tui nhớ, cái khúc này tui bùn ngủ gần chết, cho nên liên tục bị đánh bốp bốp vào đầu gối.
hic hic, đánh đau lắm cơ ! vì cafedang bảo rằng, cố mà thức mà ngắm cảnh, khó khăn lắm mới mò ra tới những nơi này cơ !
Bác ấy cứ ra rả ...

Rừng Thông tại xã Lao Và Chải trải dọc trên quốc lộ 4C, có diện tich khoảng 20ha, ......

Gì nữa nhể, quên roài ! chắc tại buồn ngủ, đi với cafedang thì ôi thôi, chác các bác chả thế nào ngủ được khi bác hát nghêu ngao toàn nhạc chế, cười đau cả bụng, hay bỗng nhiên, đang giải thích các địa danh, lại đọc thơ bút tre ...
sau này ai có đi với bác ấy, năn nỉ bác hát bài " Chung Tiền" í lộn , " Chân Tình" cho nghe nhá.
 
4ce35b50_7b231df8_dsc07131_resize.jpg

Từ Tam Sơn, phóng khoảng 50km nữa thì tới Rừng Thông Yên Minh, tui nhớ, cái khúc này tui bùn ngủ gần chết, cho nên liên tục bị đánh bốp bốp vào đầu gối.
hic hic, đánh đau lắm cơ ! vì cafedang bảo rằng, cố mà thức mà ngắm cảnh, khó khăn lắm mới mò ra tới những nơi này cơ !
bác ấy cứ ra rả ...

Rừng Thông tại xã Lao Và Chải trải dọc trên quốc lộ 4C, có diện tich khoảng 20ha, ......

gì nữa nhể, quên roài ! chắc tại buồn ngủ, đi với cafedang thì ôi thôi, chác các bác chả thế nào ngủ được khi bác hát nghêu ngao toàn nhạc chế, cười đau cả bụng, hay bỗng nhiên, đang giải thích các địa danh, lại đọc thơ bút tre ...
sau này ai có đi với bác ấy, năn nỉ bác hát bài " Chung Tiền" í lộn , " Chân Tình" cho nghe nhá.

4ce35ba1_04a062e4_dsc07147_resize.jpg
 
Chúng tôi chạy tới cuối Yên Minh, định ghé thăm nghĩa trang của TNXP, những con người đã hy sinh trong giai đoạn mở con đường Hanh Phúc (1959 - 1965), nhưng tìm không ra, nên chúng tôi phóng lên Đồng Văn - Phố Cáo
Phố Bảng - 1 thị trấn bình yên đến lạ, rất yên bình, chạy rất xa mới thấy 1 hàng quán nhỏ, trẻ con không ồn ào, vân vê vẽ cái gì đó dưới đất, chơi 1 mình, xa xa có vài phụ nữ may vá gì đó trước thềm nhà, Thị Trấn Phố Bảng này chắc chỉ hơn 100 nóc nhà, người Hoa sinh sống nhiều, mà cafedang còn bảo là Mông Tàu, tôi lại hỏi, thế Mông Tàu và Mông ta khác hay giống ? cafedang bảo ? Mông tàu thì mông ...bằng phẳng ! Mông ta thì nhọn hoắc
Ấn tượng tại thị trấn này là những ngôi nhà trình tường, vì ảnh hưởng nhiều của dân tộc Hán, nên thường thấy trước của nhà thường có dán 2 hàng câu đối đỏ xưa cũ.

4ce36cf3_0dce5951_dsc07165_resize.jpg


Chợ Phố cáo ngày không có chợ phiên.
Phó Bảng họp chợ mỗi tuần một lần, phiên chợ được tính theo lịch lùi (nếu tuần này là thứ bảy thì tuần sau là thứ sáu, tuần sau nữa là thứ năm). Phiên chợ là ngày mà Phó Bảng đông vui nhất bởi người dân quanh vùng đem nông thổ sản xuống chợ, người mua, kẻ bán nhộn nhịp, quang cảnh tấp nập kéo dài đến trưa. Khách phương xa một lần đến Phó Bảng là một lần được tự cho mình sống chậm lại, để tâm hồn mình nhẹ nhàng, thư thái. Chuyến du lịch khám phá thị trấn đậm nét hoang sơ này thực sự là một hành trình thú vị. Để rồi, dư âm của cuộc hành trình ấy sẽ còn theo du khách về tận miền xuôi...

4ce36cfe_697c52bb_dsc07166_resize.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,486
Bài viết
1,147,852
Members
193,546
Latest member
Vevin
Back
Top