What's new

Xúc cảm chuyến du xuân Tây Bắc 2015 - Phần II

Tây Bắc vào xuân với ngập tràn hoa đào, hoa mơ hoa mận mận nở khắp rừng, tiếng chim, tiếng khèn sáo dập dìu đưa đẩy các điệu múa Xòe. Trong không khí tươi vui của mùa xuân cùng cả nước, Tây Bắc lại rộn ràng đón xuân với các lễ hội xuống đồng cùng với biết bao váy áo rực rỡ, với nụ cười và ánh mắt lúng liếng của các thiếu nữ vùng cao. Rồi cái không thể thiếu là những ly rượu nồng làm cho mùa xuân Tây Bắc thêm rộn ràng, rực rỡ, và nồng nhiệt.
Xúc cảm ngập tràn suốt chuyến đi, nay bình tĩnh ghi lại những hình ảnh và cảm xúc đáng nhớ trong chuyến du xuân Tây Bắc cùng đoàn Photo Trip đầu Xuân Ất Mùi 2015

Phần II: Chợ phiên Cán Cấu, Xi Ma Cai

Thực may mắn trong chuyến du hành đầu xuân, đoàn chúng tôi được tham dự phiên chợ đậm chất văn hóa dân gian, được hình thành từ nếp sinh hoạt đã tồn tại hàng trăm năm của người dân nơi đây. Đó là chợ Cán Cấu, thuộc xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai. Nó nằm chênh vênh giữa núi rừng trùng điệp vùng cao biên giới Lào Cai, giữa hai huyện Bắc Hà và Si Ma Cai. Chợ được họp thường xuyên vào các ngày thứ Bảy hàng tuần, nơi lưng chừng con dốc cạnh con đường tỉnh lộ. Chẳng cần khu vực trông xe, người đi chợ bằng xe máy cứ việc để cạnh đường đi.

DSC_2156 by quang_bhe, on Flickr

Chợ được chia làm các khu vực bán các mặt hàng khác nhau, ngoài những khu vực bán các mặt hàng thông thường như rau quả, thực phẩm, vải vóc, trang phục, ẩm thực….có một khu vực mà cũng chỉ vài chợ ở miền Bắc hiện có. Đó là khu vực bán trâu. Đây cũng chính là điều làm nên sự độc đáo khác biệt của chợ này. Chả thế mà có nhiều người còn gọi đây là “sàn giao dịch trâu”. Trâu được thương lái từ khắp nơi đưa tới đây bằng nhiều phương tiện: lùa đi bộ cả chục km, cho lên xe tải thùng. Những con trâu đầu tiên tôi nhìn thấy là những con trâu mộng to khỏe, lực lưỡng, thân hình đen bóng, tướng mạo dữ tợn, đứng cứ lừng lững, cặp sừng vênh vênh nhọn hoắt.

DSC_1980 by quang_bhe, on Flickr

Và mỗi chú cũng đều có ID của mình hẳn hoi. Rình mãi mới tóm được hình cái thẻ gắn trên tai của chú trâu này, vì chú cũng cứ ngúng ngoảy không cho chụp hình.

DSC_1990 by quang_bhe, on Flickr

Không hiểu đây là mấy chú trâu mộng chờ lên sàn giao dịch hay đã đổi chủ

DSC_2025_A by quang_bhe, on Flickr
 
Last edited:
Một bộ phận người dân vùng này có hẳn một nghề, đó là nghệ nuôi vỗ trâu béo. Họ mua trâu gầy, nuôi cho béo rồi bán. Dần thành một nghề xóa đói giảm nghèo cho dân ở đây. Trước kia thì trâu được bán ngay ven vệ đường. Gần đây, chính quyền địa phương cho san gặt hẳn một khu vực rộng phía dưới để tập trung buôn bán trâu ở đó. Vậy nên màu đất ở đây còn mới nguyên.

DSC_2028_A by quang_bhe, on Flickr

Tôi lân la xuống bãi trao đổi trâu.

DSC_1997_A by quang_bhe, on Flickr

Những tưởng cái nghề “lái trâu” chỉ dành cho cánh đàn ông. Ấy vậy mà tôi để ý thấy cũng nhiều phụ nữ tham gia trực tiếp vào các thương vụ trâu đấy. Có một chị lái trâu khiến tôi để ý theo dõi, cái cách chị quảng bá cho sản phẩm của mình. Chị ấy đi vòng quanh con trâu của mình giữa xung quanh là toàn cánh đàn ông đi xem và mua trâu.

DSC_2000_A by quang_bhe, on Flickr
 
Chị đi xuống phía đuôi con trâu của mình (diễn biến quá nhanh nên hình bị out nét các bạn nhé)

DSC_2009 by quang_bhe, on Flickr

Tôi cũng thấy chị ấy vỗ vỗ vào mông trâu. Mọi người để ý kỹ nhé:

DSC_2003 by quang_bhe, on Flickr

Và hình như có một cò trâu tiếp ứng, chị ấy nhấc hẳn cái đuôi con trâu lên để khoe kỹ hàng của mình.

DSC_2005_A by quang_bhe, on Flickr

Rồi, xong, chú khách kia đã bị thuyết phục và đếm tiền để trả cho con trâu của chị ta.

DSC_2020_A by quang_bhe, on Flickr

Sau đó hỏi mấy cậu thanh niên thì được biết câu “vỗ mông, bẹo bụng, nhìn răng”: vỗ mông, bẹo bụng để biết trâu gầy hay béo, xem răng để đoán tuổi trâu. Ra là nghề nào cũng phải có mánh của nó.
 
Xin lỗi Cty TNHH TT & QC Đạt Phương: diễn đàn này không phải nơi sử dụng để quảng cáo cho sản phẩm của mình nhé.
Đề nghị ban biên tập xóa bỏ quảng cáo trên
 
Còn anh chàng này thì lại thẫn thờ sau khi bán được con trâu. Hẳn là anh ta cần tiền để làm gì đó, nên đành lòng phải bán đi con vật thân thương của mình. Người khác bán được trâu thì mặt mày hớn hở, còn anh ta trông thật tội nghiệp

DSC_2023_A by quang_bhe, on Flickr

Vậy nên anh mới nhanh chóng rảo bước về nhà, cũng không ghé qua chợ làm bát thắng cố cho dù chợ còn sớm

DSC_2065 by quang_bhe, on Flickr

Chợ Cán Cấu nổi tiếng là chợ trâu lớn nhất nhì miền Bắc. Ngoài ra, chợ còn là nơi tập trung mua bán các nhu yếu phẩm của người dân vùng cao. Tôi lân la vào khu vực bán các sản phẩm địa phương như thổ cẩm, dược thảo, gia vị, rau củ……Đây là khu vực dành cho phụ nữ, bởi sắc màu rực rỡ của các bộ áo váy sặc sỡ bao trùm cả không gian chợ nơi này.
Chẳng cần hàng quán, các mệ gùi hàng đi bán ngay trên lối đi các mặt hàng rau củ trồng ở vườn nhà.

DSC_2118 by quang_bhe, on Flickr

Hay các sản phẩm của núi rừng

DSC_2094 by quang_bhe, on Flickr

Các mặt hàng gia vị, mà đặc biệt là ớt treo gác bếp cũng là một đặc sản được bày bán ở chợ. Người dân thu hoạch ớt xong treo lên gác bếp cho tới khô thì đem ra chợ bán

DSC_2114 by quang_bhe, on Flickr

Ớt khô được kết thành từng chùm trông rất đẹp mắt.

DSC_2112 by quang_bhe, on Flickr
 
Còn đây là một bà lão đang quảng cáo cho sản phẩm của mình. Tôi thắc mắc không biết đó là cái gì. Còn người đàn ông thì nhìn bà với ánh mắt đa tình làm sao. Hẳn bà lão phải có cái gì…

DSC_2140 by quang_bhe, on Flickr

Mà lại khiến người xem đông thế

DSC_2144 by quang_bhe, on Flickr

Tìm hiểu thì đó chắc là một loại thuốc, chữa bệnh gì thì cũng chẳng biết, vì các mặt hàng bà bày bán trông như thuốc, các loại thuốc lấy từ núi rừng cũng nên. Xem bà kê miếng thuốc lên chiếc mũ bảo hiểm để cắt và bán cho ông lão kia. Có lẽ là một loại Viagra gì đó cũng nên chăng

DSC_2142 by quang_bhe, on Flickr
 
Nói đến rừng núi Tây Bắc, không thể không nói tới đặc sản rượi ngô. Rượi được chưng cất từ loại men làm bằng lá cây rừng gọi là Hồng Mi. Họ lấy hạt Hồng Mi cho vào cối đá nghiền nát rồi lọc lấy bột, nhào với nước và nặn thành bánh. Bánh hồng mi được phơi khô, rồi cất lên gác bếp dùng dần.
Ở chợ này, rượi ngô toàn được bày bán bởi cánh phụ nữ.

DSC_2096 by quang_bhe, on Flickr
DSC_2092 by quang_bhe, on Flickr

Còn đàn ông thì đi mua rượi về để uống

DSC_2085 by quang_bhe, on Flickr

Một ấn tượng nữa là sắc màu sặc sỡ của các bộ váy áo dân tộc truyền thống trong trang phục các phụ nữ đi chợ, và cũng rực rỡ trong các gian hàng bán đồ may sẵn

DSC_2055 by quang_bhe, on Flickr

DSC_2056 by quang_bhe, on Flickr

Trong nền kinh tế giao thương gần nơi biên ải này thì các sản phẩm của Trung Quốc cũng ngập tràn khắp chợ. Đây là các mặt may sẵn trên vải silk tổng hợp của Trung Quốc, không phải là hàng thủ công

DSC_2064 by quang_bhe, on Flickr

Còn đây là hàng thổ cẩm công nghiệp

DSC_2066 by quang_bhe, on Flickr



Và đây nữa, cứ gọi là lóa hết cả mắt

DSC_2068 by quang_bhe, on Flickr

Tất nhiên, chợ cũng không thể thiếu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm đồ trang sức mà các bà các cô vẫn thường đeo.

DSC_2069 by quang_bhe, on Flickr
 
Không thể thiếu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm đồ trang sức mà các bà các cô vẫn thường đeo.

DSC_2069 by quang_bhe, on Flickr

Trong khi lang thang ngắm nghía các sản phẩm của chợ, để ý tôi thấy các bà mẹ trẻ địu con đi chợ và cái cách họ cùng giúp nhau địu con. Trông thì có vẻ buộc rất kỹ càng chu đáo, nhưng các bạn để ý xem, chân em bé còn bị hở, vậy em sẽ bị lạnh chân.

DSC_2032_A by quang_bhe, on Flickr


“À ơi à ơi, xong rồi em ngủ yên nhé…” hình như cô gái này nói với em bé vậy

DSC_2033_A by quang_bhe, on Flickr

Họ thường xuyên giúp nhau như vậy. Quả thực tôi rất thích những khuông hình này.
 
Thêm hình này nữa

DSC_2123 by quang_bhe, on Flickr

Hai em bé trên lưng mẹ, được ủ ấm toàn thân và cả đầu. Ôi những bà mẹ chu đáo

DSC_2125 by quang_bhe, on Flickr

Hành trang kỹ càng, họ còn đi mua dụng cụ lao động để về làm nương. Quả là những phụ nữ đảm đang.

DSC_2136 by quang_bhe, on Flickr

Trong khi đó thì bà mẹ trẻ này cỏ vẻ cẩu thả trong cách chăm con. Chị ta để con ngửa mặt lên trời, không khăn che đậy.

DSC_2057_A by quang_bhe, on Flickr

Hai mẹ con đi chợ trong trang phục dân tộc

DSC_2099 by quang_bhe, on Flickr

Còn nhóm phụ nữ này thì tới chợ để “tám”. Ở nhà thì làm gì có điều kiện tập trung như thế này, vì các nhà thường cách xa nhau. Vậy nên, chợ là một nơi để giao lưu, giải quyết nhu cầu “buôn bán” của chị em phụ nữ.

DSC_2137 by quang_bhe, on Flickr
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,622
Bài viết
1,154,069
Members
190,153
Latest member
kientruckhangvinh
Back
Top