What's new

Xuyên việt một mình ...

Tôi đi gần tới khu vực cột cờ Lũng cú rồi ... phong cảnh càng hùng vĩ và đẹp như trong tranh vậy ....


DSC_0688_1600x1063_zps3e1dd9c8.jpg



DSC_0705_1600x1063_zps19ed9556.jpg



DSC_0689_1600x1063_zpsbc188db8.jpg



DSC_0690_1600x1063_zps810ad314.jpg



DSC_0691_1600x1063_zps81dc9a06.jpg



DSC_0693_1600x1063_zps92bbf006.jpg



DSC_0695_1600x1063_zpsdbc9f9a3.jpg
 
Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển. Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành một chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam .

DSC_0713_1600x1063_zps3ac4a06d.jpg



DSC_0715_1600x1063_zpsc2f704f6.jpg



DSC_0711_1600x1063_zps9c44302c.jpg



DSC_0710_1600x1063_zps21334954.jpg



DSC_0709_1600x1063_zpscbe612a8.jpg
 
Cảnh quan dưới chân cột cờ là núi non trùng điệp xen kẽ bởi những khoảnh ruộng bậc thang tạo nên một vẻ đẹp rất hoang dã, đặc trưng của vùng Tây Bắc địa đầu của Việt Nam


DSC_0707_1600x1063_zpsd45e2bef.jpg



DSC_0708_1600x1063_zpsd1cc2ac7.jpg



DSC_0706_1600x1063_zps1f733a60.jpg



DSC_0721_1600x1063_zpsd4127889.jpg



DSC_0736_1600x1063_zps9a778e83.jpg



DSC_0738_1600x1063_zpsd3298220.jpg
 
Tôi chạy xe vào hỏi thăm mấy anh bộ đội biên phòng thì được chỉ dẫn chạy xe lên sát chân cột cờ rôi mua vé và leo bộ lên cột cờ ...
Đây là khu vực mua vé và gửi xe máy ...

DSC_0733_1600x1063_zpsed3ddb82.jpg



DSC_0734_1600x1063_zps07a5e432.jpg



DSC_0731_797x1200_zps3d0d19de.jpg



DSC_0727_1600x1063_zps5172d873.jpg



DSC_0724_1600x1063_zps591d2d78.jpg



DSC_0712_1600x1063_zpsaae5b9ac.jpg
 
Cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt và ban đầu chỉ làm bằng cây sa mộc . Cột được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc, năm 1887. Những năm sau đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian, trong đó năm 2002 cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m, chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn. Trên đỉnh cột là cán cờ cao 9m cắm quốc kỳ Việt Nam có có chiều dài 9m, chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam.

Tôi bắt đầu leo lên cột cờ ...


DSC_0752_797x1200_zpsc569565d.jpg



DSC_0754_797x1200_zps28f85397.jpg



DSC_0779_zpscbd702e2.jpg



DSC_0765_zpsee7e4554.jpg



DSC_0765_zps17f2f3c7.jpg
 
Theo thiết kế cột cờ mới được xây dựng với chiều cao 33,15m (hơn cột cờ cũ 10m) trong đó phần chân cột cao 20,25m, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8m. Kiểu dáng bát giác của cột cờ khá gần với kiểu cột cờ Hà Nội. Chân, bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn và những họa tiết minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người, tập quán của các dân tộc ở Hà Giang . Thân cột cờ có cầu thang bộ đi lên đỉnh. Trên đỉnh cột là quốc kỳ Việt Nam với cán cờ cao 12,9m và lá cờ, cũng tương tự như những lá cờ sử dụng trước đó, có diện tích 54m2 .

Đường lên đỉnh núi có cột cờ cũng được xây dựng lại với 283 bậc đá lên theo lối cũ và đồng thời xây một lối đi mới cũng có số lượng bậc là 283 đi xuống. Dưới chân cột là nhà lưu niệm trưng bày các dụng cụ lao động, trang phục, sản phẩm văn hóa của các dân tộc Hà Giang.


DSC_0821_1600x1063_zps27095777.jpg



DSC_0773_797x1200_zps7ed09b9d.jpg



DSC_0779_797x1200_zps7fd240ee.jpg



DSC_0775_797x1200_zps861b992c.jpg



Gặp mấy du khách chụp ảnh chung làm kỉ niệm ... họ từ Nghệ an ra thăm cột cờ ...

DSC_0818_1600x1063_zps44377070.jpg



DSC_0816_1600x1063_zps9cdc9401.jpg



DSC_0814_1600x1063_zpscd5c10e5.jpg
 
Đồn biên phòng Lũng Cú nằm dưới chân núi, cách cột cờ khoảng 12 km, có nhiệm vụ chính bảo vệ 25,5 km đường biên giới Lũng Cú giáp Trung Quốc. Tương truyền tại địa điểm dựng đồn biên phòng này, từ thời Tây Sơn sau khi đại thắng quân xâm lược phương Bắc, hoàng đế Quang Trung đã cho đặt một chiếc trống đồng rất lớn và cứ mỗi canh giờ trống lại được gióng lên ba hồi vang xa như để khẳng định chủ quyền đất nước. Chính vì thế, Lũng Cú khi đọc chệch âm sang âm tiếng H'Mông là Long Cổ, tức trống của vua, và người H'Mông tại nơi đây hầu như đều biết đánh trống đồng. Rất có thể cũng vì một trong những lý do nói trên mà nhà nước Việt Nam khi xây dựng cột cờ đã đặt phù điêu trống đồng Đông Sơn dưới chân cột .

Hiện nay tại đồn biên phòng Lũng Cú có một trạm chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ lá cờ trên Cột cờ Lũng Cú này và hầu như cứ khoảng 1 tuần hoặc lâu nhất là 10 ngày cờ lại phải được thay mới, do sức gió trên đỉnh Lũng Cú rất mạnh khiến cờ dễ hư hỏng. Theo cán bộ của trạm, lúc nào trong trạm cũng có hàng chục lá cờ lớn cỡ 54m2 để dự phòng .

Dưới chân cột cờ là khu nhà trưng bày và bán đồ lưu niệm cho du khách ...


DSC_0806_1600x1063_zpsd03b2da4.jpg



DSC_0799_1600x1063_zps3f527626.jpg



DSC_0798_1600x1063_zpsb6ea3b25.jpg



DSC_0732_1600x1063_zps022a0e67.jpg



DSC_0734_1600x1063_zps07a5e432.jpg
 
Last edited:
Tôi đứng dưới chân cột cờ phong` tầm mắt ra xa ... gió thổi lồng lộng ... ngọn cờ bay phần phật trong gió ....
Thật xúc động ...


DSC_0765_792x1200_zps5dc11139.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,433
Bài viết
1,147,247
Members
193,498
Latest member
inandang01
Back
Top