What's new

[Chia sẻ] Lang thang Singapore - Malaysia và đi đường bộ vào Brunei trong 15 ngày mà chưa hết 15 triệu (08.2023).

Nghe nói "Brunei là một trong những quốc gia ít được ghé thăm nhất trên thế giới. Thậm chí, rất ít người có thể chỉ ra được vị trí của vương quốc Hồi giáo Brunei trên bản đồ, chưa nói đến việc lên kế hoạch đi du lịch ở đó" nên mình muốn chạy qua đó xem thế nào và thế là đoàn 4 người vừa kết thúc chuyến đi ngắn ngày về HN hôm qua với tổng chi phí 52 triệu cho 4 người qua 5 chuyến bay cùng các phương tiện công cộng, lang thang qua ba nước trong 15 ngày như vậy là 13 triệu/người. Thực ra Singapo và Malaysia mọi người đã đi rất nhiều nên cũng ko lạ, mình đưa vào cho đủ dữ liệu thôi còn phần muốn chia sẻ là tập trung vào cách đi đường bộ từ Malaysia vào Bruney việc mà trước chuyến đi mình đã tìm hiểu rất nhiều trên mạng nhưng ko có thông tin bởi rất ít người đi theo cách này mặc dù đây là một cách đi rất tiết kiệm mà lại ko thiếu phần thú vị. Tất nhiên ai đó sẽ bảo muốn đi Brunei thôi sao phải qua hai nước kia? đấy là mình thích thôi còn mọi người chỉ cần áp dụng cách đi đường bộ sẽ tiết kiệm được kha khá, nếu là cả đoàn thì được cục to nhé, mình gửi lên một ví dụ ngày hôm nay lúc viết bài này tìm vé cho ngày mai trên bảng so sánh nếu bay thẳng từ HN đi Brunei sẽ là 14.982.000đ/người còn nếu bay đến sân bay Miri của Malaysia để đi đường bộ vào như mình sẽ chỉ tốn 4.932.000đ/người mà thôi, cũng bớt được cục lớn đấy chứ và sau đây là kể chuyện lai rai về chuyến đi thực tế của đoàn mình...
Screenshot 2023-08-17 121801.png
 

Attachments

  • b.png
    b.png
    2 MB · Views: 27,232
Last edited:
1692688915119.png


cung điện Istana Nurul Iman của hoàng gia Brunei, Hoàng cung lớn nhất thế giới đang ngự tại vùng đất Đông Nam Á trù phú.
Đó là cung điện ít được biết đến của hoàng gia Brunei, Cung điện có tên Istana Nurul Iman, theo tiếng Ả rập có nghĩa là: “Cung điện ánh sáng của các vị Thánh”. Đây chính là hoàng cung lớn nhất thế giới hiện nay (vượt xa Buckingham – Anh và Madrid – Tây Ban Nha).
Tọa lạc trên một ngọn đồi được phủ đầy bóng cây xanh trên hạ lưu sông Brunei, mặt tiền của cung điện hướng về phía Nam nơi có thủ đô Bandar Seri Begawan . Hoàng cung Istana Nurul Iman là nơi ở của quốc vương Hassanal Bolkiah và dòng dõi hoàng tộc của ông. Đồng thời cung điện cũng chính là chỗ ở và làm việc của chính phủ Brunei và văn phòng thủ tướng.
“Cung điện Ánh sáng của các vị Thánh” được thiết kế bởi kiến trúc sư tài danh người Philippine: Leandro V.Locsin, xây dựng bởi công ty xây dựng quốc tế Ayala International. Được xây vào năm 1984, với tổng chi phí là 1,4 tỷ USD (tương đương với khoảng 29 nghìn tỷ VNĐ).
Hoàng cung theo kiến trúc Hồi giáo này có diện tích 200.000m2, với 1.788 phòng, 257 phòng tắm, 564 đèn treo nhiều ngọn, 51.000 ngọn đèn, 44 cầu thang bộ, 18 cầu thang máy, 5 hồ bơi đầy đủ tiện nghi. Máy lạnh được gắn khắp nơi trong cung điện, kể cả chuồng nuôi ngựa của nhà vua. Trong hoàng cung có nuôi 200 con ngựa, có 110 gara để đậu xe ở tầng hầm, nhà vua có bộ sưu tập hơn 500 chiếc xe hơi đắt tiền, đáng kể là 165 chiếc Roll – Royce hạng sang làm theo đơn đặt hàng.
Ngoài ra, trong cung điện còn có một nhà thờ với sức chứa 1.500 người, phòng khách chứa khoảng 4.000 người và phòng ăn rộng đến mức chứa hết 5.000 người. Tất cả các căn phòng, đặc biệt là phòng làm việc của Quốc vương đều được trang trí nội thất cao cấp, sang trọng với thiết kế tinh xảo, làm từ các loại kim loại quý như: vàng, bạc… Hơn thế nữa, phía trên cung điện là một mái vòm làm bằng vàng chói sáng khiến Istana Nurul Iman càng thêm phần lộng lẫy và nguy nga hơn.
Trích bài viết của trang namphuongtourist
Bình thường cung điện không mở cửa tham quan nên cũng chỉ có thể ngắm nghía 4 phía chung quanh mà thôi.

1692689092621.png


Bến xe bus trung tâm thành phố đây các bạn nhé! Kianggeh Rd, Bandar Seri Begawan BS8111, Brunei. Trước mắt vài trăm mét chính làng nổi danh tiếng với hơn 600 tuổi, mình sẽ nói riêng về làng này sau!
Các bạn xem cái biển bến xe trung tâm mà nó có thông tin gì đâu, du khách như mình toàn phải hỏi lái xe, dân bản địa thì đã thuộc số xe đi qua trước cửa nhà mình. cũng chả có giờ xuất bến đâu, cái bến có nhiều xe đi các tuyến khác nhau theo số nhưng chỉ chứa được tối đa 5 chiếc đỗ theo hàng dọc và thế là cứ tuần tự xếp hàng ủn đít nhau tiến lên khi chiếc thứ 6 về xếp vào đít là chiếc đứng đầu tiên phải xuất bến.
 
kinh nghiệm của mình về ăn ở đi lại khi ở Brunei như sau:
Ở thì nên ở gần một trong hai khu đó là khu trung tâm thương mại, mình cũng thuê ở đó lúc đầu mới đến. phòng ở đây tốt xinh xinh sạch sẽ đẹp đẽ, một phòng 2 người vệ sinh chung bên ngoài có giá 550k/1đêm
Miniinn Guest House trên Booking nhé!

1693907422243.png

Ks là một căn hộ tầng 2 ở dãy nhà này đây!

Khu vực thứ hai là khu gần bến xe, chợ nổi và Thánh đường trung tâm. Mình thuê Jubilee Hotel địa chỉ: Jalan Kampong Kianggeh Road, BS 8111 Bandar Seri Begawan trên Agoda Căn hộ gia đình 2 ngủ 1 khách 1 bếp, 1 phòng vệ sinh 1,4 triệu/4 người/1 đêm, phòng ở đây rộng rãi nhưng cũ rồi, thang máy hỏng nên chỉ ở mức ổn thôi!

1693907648381.png


Về ăn uống các món ăn chơi thì nhiều lắm cứ ra chợ đêm hoặc chợ nông thổ sản 1 đô thì thoải mái lựa chọn còn ăn bữa chính nên chọn các quán ăn Trung Hoa khẩu vị sẽ hợp với mình hơn, cơm đĩa giá tầm 3 - 5 đô, nếu vào nhà hàng ăn kiểu tự chọn theo như bạn lái xuồng cao tốc nói tầm 28 đô/1 người, nếu ăn theo kiểu dân địa phương thì cơm hộp hoặc cơm gói giấy giá 1 đô/1 phần

1693907883366.png

Các hộp bánh ở chợ giá 1đô.

1693907974826.png


Cơm gói giấy 1 đô đây , thức ăn tự chọn món ưa thích trong các âu nhựa nấu sẵn y như VN, người bán cuộn giấy lại, lấy cơm xong thì cho thức ăn lên trên rồi đặt vào một giá gỗ có lỗ tròn để cố định và gói lại.
Về đi lại thì nên trải nghiệm các tuyến xe bus như đã nói ở trên và kết hợp đi bộ vì các điểm thăm quan ở khu trung tâm cũng nằm cách nhau không xa nhưng chú ý mang đồ chống nắng nhé!
Về xe Taxi nghe nói nhiều trên mạng về con số 50 chiếc taxi như toàn vương quốc chỉ có chừng đó nên rất khó gọi, đắt và phải đặt trước, phải hỏi giá ...
Nhưng có lẽ những thông tin đó cũng lâu rồi, mình ko thấy chiếc taxi đeo biển nào chạy trên đường cả. Bên này ko dùng Grab, họ dùng một phần mềm riêng có chức năng đặt xe y như Grab, cài phần mềm Dart lên điên thoại là đặt vô tư, xe nhiều và sẵn sàng, quả là trên phần mềm có lựa chọn đặt ngay và đặt hẹn giờ, do nhu cầu mình đặt sáng hôm sau, xe mới và rất đúng giờ, giá thì đắt tầm gần 2 đô cho 1 km trong Tp. Chú ý xe Bus ở đây chỉ chạy đến 18g00 nên sau giờ đó phải đặt Dart. Tuy nhiên ban đêm ở Brunei khá buồn tẻ, hầu hết hàng quán nhỏ đều đóng cửa từ 8h tối. Ở ngoài đường vắng vẻ. Các trung tâm thương mại, chợ đêm, siêu thị thì đóng cửa trễ hơn, khoảng 10h tối.

1692695552273.png

Xe Dart đây nhé! đặt thoải mái.
 
Last edited:
Kampong Ayer cụm làng nổi độc đáo xứ Brunei.
600 năm tuổi là con số được nhắc đến hiện nay nhưng một số tài liệu cho rằng nơi đây ra đời từ 1300 năm trước.
Ít nhất thì vào năm 1521 Cụ Antonio Pigafetta người Venice đi cùng với Cụ Magellan trong hành trình vòng quanh thế giới đã tới đây và ví Kampong Ayer là "Venice của Phương Đông" danh hiệu đó nổi tiếng cho đến tận bây giờ, Hiện nay thì còn lâu mới đc vậy nhé. Kampong là "Làng" Ayer là "nước" làng nước ở đây không phải 1 mà là nhiều cụm làng hợp lại như một thị trấn.

Theo mình có lẽ xưa kia thị trấn trên mặt nước này mới chính là thủ đô của vương quốc Brunei cổ, rộng lớn chứ ko phải nơi thành phố bây giờ, tại sao lại nói vậy? nhìn vào lịch sử xa xưa của Brunei thì thấy rằng trước đây Brunei đất đai bao gồm cả diện tích bang Sabat và Sarawak của Malaysia hiện nay.
Lúc đó vùng này chủ yếu là rừng rậm ( khu rừng nguyên sinh thuộc bang Sabat cho đến bây giờ vẫn là khu rừng mưa nhiệt đới cổ xưa nhất thế giới) Chính vì thế các con sông trở thành phương thức vận chuyển đi lại và buôn bán chủ yếu. Kampong Ayer chính là thương cảng nổi tiếng của Brunei lúc bâý giờ.
Bởi vậy vào những thế kỷ trước làng nổi chiếm tới 50% dân số toàn Brunei. Thành phố của Brunei hiện nay lúc đó chỉ là một vùng đất rất nhỏ kém phát triển hơn nhiều so với khu làng nổi và ở ngay trên bờ đối diện làng nổi, có lẽ lúc đó chỉ có dân nghèo ko đủ tiền làm nhà, mua thuyền để ở trên mặt nước mới định cư.
Lúc đó đất nước rộng lớn như thế mà riêng khu 42 cụm làng trên mặt nước này chiếm tới 50% dân số toàn quốc thì thị trấn này ko phải thủ đô còn là chỗ nào nữa.

Tuy nhiên sau này quốc vương của Brunei để bảo vệ cho quyền lực thống trị của mình đã lần lượt nhượng đi phần đất bang Sabat rồi sau đó là bang Sarawak.
Thực ra lúc đầu nhượng cho anh Sarawak ít hơn nhiều nhưng anh ấy thấy bở lại cứ lấn chiếm mãi cho đến khi phải nhờ Anh quốc bảo hộ mới còn lại đc phần nhỏ xíu lại chia làm hai miếng như hiện nay.
Nên Brunei bây giờ chỉ còn là cái bóng của đất nước Brunei hùng mạnh khi xưa và làng nổi bây giờ cũng chỉ còn là cái bóng của 42 cụm làng ngày xưa (lúc đó các nhà nổi đều độc lập và đi lại bằng thuyền chứ ko có hệ thống đường đi giữa các nhà như sau này).

Theo thời gian cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, cư dân đã lần lượt chuyển lên bờ. Một số cụm làng không còn tồn tại. Ngoài nhà ở thì việc giao thương trên sông như một cái chợ nổi đã biến mất. Dân số giảm xuống còn khoảng 30.000 người tức là 1/10 dân số Brunei và và đến năm 2016 thì còn khoảng hơn 10.000 người.

Thời Kỳ Hoàng Kim của Kampong Ayer là vào khoảng thế kỷ 15. Lúc này đây chính là một thương cảng nhộn nhịp, có lẽ nó còn là trung tâm kinh tế và xã hội của đế quốc Brunei trong vài thế kỷ. Nay thì những người dân sống ở làng nổi đều có ôtô trên bãi để xe riêng do chính phủ bố trí, chỉ mất có 1 đô để di chuyển từ nhà của mình tới bãi để xe trên những chiếc taxi nước chạy liên tục trong ngày nếu ko cano riêng.

Cái hay ở đây là người dân thay vì lên bờ để đến trường học, đi chợ mua đồ hay tới bệnh viện khám bệnh thì chính phủ lại mang mọi thứ đặt xuống nước để phục vụ cụm làng. Có lẽ nhằm bảo tồn một lối sống, một giá trị lịch sử của mình.

Ở nơi đây tuy nhà trên mặt nước nhưng cũng không thiếu thứ gì như trên cạn, nước sạch và điện được mắc đến tận từng hộ gia đình, rất nhiều trường học, nhà thờ và cả đồn cảnh sát cùng các công trình công cộng khác kể cả trạm chữa cháy đều được đặt xuống nước để phục vụ riêng cho khu làng nổi lớn nhất thế giới này.

Không những thế những ngôi nhà gỗ lâu năm cũ nát nếu muốn, hãy trả 80.000 đô cho chính phủ để mua 1 ngôi nhà mới 1 tầng hoặc 125.000 đô 2 tầng cũng trong khu làng nổi đã đc xây dựng mới và chỉ trả một lần thôi nhưng cứ 5 năm một lần lại đổi sang 1 ngôi nhà mới hơn nữa để chính phủ đập đi làm mới lại ngôi nhà đầu!
Có nơi nào lại độc đáo như vậy các bạn nhỉ! tất nhiên là nhà mới thì sống tốt nhưng cứ thế thì vẻ đẹp của những ngôi nhà xưa sẽ dần biến mất...

Có ít nhất 3 cách tham quan 1 là đi bộ theo cầu dẫn qua lại các khu nhà, 2 là đi Taxi nước từ bờ sông bên TP ngang sang hết 1 đô, 3 là thuê luôn 1 chiếc khám phá khu làng tầm 1giờ hết 15 đô, nếu thăm quan cả khu rừng ngập nước mặn có thể nhìn thấy Cá Sấu và khỉ Mũi dài nữa thì tầm 40 đô. Tuy ko đẹp đc như danh tiếng nhưng mang trên mình một bề dày lịch sử hàng ngàn năm của đất nước này cùng với những đặc trưng vô cùng độc đáo của khu làng nổi lớn nhất thế giới hiện nay nên những trải nghiệm này đáng giá và rất thú vị.

1693906611585.png


Vương quốc Brunei cổ xưa hùng mạnh rộng lớn bao gồm cả hai vùng đất Sabah và Sarawak của Malaysia bây giờ còn nay là chỉ là 2 mảnh đất bé xíu ở giữa Malaysia lại còn không liền nhau ( Trích ảnh Mạng)

1693023033266.jpeg


Khu Làng nổi năm 1947 lúc này các khu nhà độc lập với nhau ko có lối đi nối liền giữa các nhà như sau này nên nhà nào cũng có thuyền riêng và giao thương chủ yếu trên mặt nước tại khu vực chợ nổi, phía đối diện là khu đất chưa phát triển chính là TP bây giờ! ( Ảnh mạng)

1693023103249.png


Khu làng nổi năm 1960 đã có hệ thống cầu dẫn qua lại các khu nhà! lúc này ko còn chợ nổi và do có hệ thống đường đi nối giữa các nhà nên còn rất ít nhà có thuyền riêng cũng như hiện nay. Phía đối diện là TP của Brunei bây giờ trên đất liền đã phát triển mạnh hơn nhiều so với ảnh năm 1947 ( Ảnh mạng)
 
Last edited:
1693024018997.png

Trạm nước sạch!

1693024143690.png


Cảnh chợ trên sông khi xưa với chiếc nón chỉ có ở nơi đây! bây giờ không còn chợ nữa chỉ còn nhà thôi ( Khu nhà có cả một bảo tàng lịch sử riêng cũng trên sông luôn và đây là ảnh ở đó)

1693024424971.png


Homstay cho khách du lịch cũng trên sông 40 đô/1 đêm
 
Last edited:
1693024730180.png

Nhà kiểu cũ dân đang ở!

1693024919573.png

Những ngôi nhà đã xuống cấp theo thời gian

1693024990574.png

Khu nhà 6 chiếc mới bị hỏa hoạn!

1693025095756.png


Nhà của nhà nước cái trước là 1 tầng 80.000 đô cái sau là 2 tầng 125.000 đô và cứ 5 năm lại phá đi làm mới lại một lần. Người dân chỉ phải trả tiền một lần nhưng cứ sau 5 năm lại được chuyển đến ở nhà mới hơn nữa để ở ! thật ngạc nhiên...
 
Last edited:
1693025343368.png

Trường học ! đây là 1 trong ba trường riêng biệt dành cho 3 cấp 1,2,3 đều được xây dựng trên mặt nước. Trường có cano riêng miễn phí cho HS và giáo viên.

1693025599008.png

Cảnh sát khu vực!

1693025650919.png

Trạm cứu hỏa nhé!
 
Last edited:
1693025988795.png

Nhà hàng nhiều đô thì đây !
1693026528237.png


Bệnh viện 1 đô.

1693026595619.png

Còn đây là quán cơm 1 đô mang về cho dân địa phương trên khu nhà nổi, tất nhiên là đoàn mình phải thưởng thức rồi.

1693026933221.png


Bạn Tài xế Taxi nước và hộp cơm 1 đô của mình! như đã nói người dân ở đây rất thân thiện và dễ mến.
 
1693268591171.png



Sơ đồ tuyến thăm quan khu nhà nổi hiện nay. Trên tuyến có đặt một triển lãm miễn phí, đẹp, hiện đại về quá trình hình thành và phát triển của Làng Nước và các tác phẩm nghệ thuật về chủ đề này.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,824
Bài viết
1,156,016
Members
190,200
Latest member
bimbimsim
Back
Top