What's new

Forester-Bạn là ai?

Lễ giao trâu nhìn bác thấy hoành tráng quá hổng giống em lúc đi phát màn tuyn với phát bột ngọt, giống mỗi cái bà ngon ngồi yên lặng chờ đợi. Em là của người phúc ta :D còn bác chắc chủ trì (c)(beer)
 
Em cũng biết, rất nhiều đoàn từ thiện, cứ nghĩ gói quà to, thùng mì tôm to, bao gạo to… trao tặng cho người dân là người dân hết nghèo. Ít đoàn thực sự xuống sống và lăn lộn với dân. Danh sách hộ nghèo nhận quà do địa phương chuẩn bị nên nhiều khi rơi vào gia đình các ông cán bộ địa phương hết. Khi người dân ăn hết quà, lại trở về nghèo như cũ. Cả một số chương trình của nhà nước cũng vậy. Các bác ngồi ở trên định ra tiêu chuẩn hỗ trợ hộ nghèo bao nhiêu phân, bao nhiêu giống…rồi mua, rồi phát mà chả quan tâm xem hộ đó có thực sự cần những thứ đó hay không. Rất nhiều hộ nghèo không cần cái này sẽ bán rẻ để lấy tiền uống rượu. Hỗ trợ kiểu này biết bao giờ cho đủ.

Muốn giúp người nghèo thoát nghèo một cách thực sự cũng mất nhiều tâm huyết phết các bác ạ. Chúng em phải thường xuyên đi lại, theo dõi nghiên cứu gia đình Long từ năm 2006 và mãi đến cuối 2008 mới tìm ra một số giải pháp cơ bản giúp cho hộ nghèo này. Vấn đề là phải tìm được nguyên nhân gốc rễ của nghèo đói thì mới giải quyết dứt điểm được.

Như ở bài #109 em đã liệt kê một loạt các nguyên nhân dẫn đến sự đói nghèo nhưng đó không phải là nguyên nhân gốc rễ vì giải quyết nó, người dân không hết nghèo. Các nguyên nhân làm người ta nghèo rất phức tạp các bác ạ nhưng để đơn giản, có thể chia ra 3 loại (lớp):

1. Các nguyên nhân trực tiếp: dễ nhận biết nhất và thường các đoàn từ thiện hay tập trung vào giúp cái này. Có thể liệt kê một số loại như điều kiện tự nhiên khó khăn, thiêu tai dịch bệnh, bão lụt, rủi ro…

2. Các nguyên nhân trung gian: khó nhận biết hơn và ít đoàn từ thiện giúp cái này. Ví dụ như trình độ văn hoá, dân trí thấp; Hủ tục nặng nề trong ma chay, cưới xin, hội hè đình đám…; Các cách trở xa xôi về địa lý, sống cách biệt giữa các cộng đồng; Các trở ngại trong tiếp cận thông tin do rào cản ngôn ngữ; Thiếu cơ hội phát triển kinh tế; Bất bình đẳng giới; Thiếu dịch vụ cơ bản như chăm sóc y tế phụ nữ, trẻ em, vệ sinh, nước sạch, môi trường…

3. Nguyên nhân gốc rễ: rất khó nhận biết và rất ít người để ý giúp cái này. Ví dụ như người dân thiếu sự tiếp cận đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (như câu chuyện khai thác và mót quặng ở trên); thiếu sự tham gia vào việc ra các quyết định có ảnh hưởng đến đời sống của họ; sự phân bổ nguồn lực không đều trong xã hội, nơi quá nhiều, nơi quá ít; sự bất bình đẳng xã hội và các quyền của người dân chưa được thực thi một cách hiệu quả.

Nếu các bác để ý, không phải chúng em giúp gia đình Long con trâu là hộ này sẽ thoát nghèo ngay đâu nhé. Con trâu chỉ là cái cớ thôi ạ. Các biện pháp tổng hợp sẽ giúp cho gia đình Long giải quyết vấn đề của mình:

1. Tăng cường sự tiếp cận đến nguồn tài nguyên thiên nhiên: không thể làm cải cách chia lại đất được nữa vì đất đã chia rồi, hộ Long không có đất thì chúng em vận động các hộ có đất có, rừng cho Long khai thác lâm sản; cho mượn đất trồng cỏ…

2. Tăng cường sự tham gia của Long vào các hoạt động cộng đồng: tham gia nhóm bảo vệ, phát triển rừng từ đó tham gia vào hoạt động của cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm cũng như lợi ích một cách công bằng, có tiếng nói trong cộng đồng…Đây là điều mà người nghèo hay bị gạt ra khỏi “các cuộc chơi”.

3. Con trâu là cái cớ để cộng đồng chung tay giúp Long, nâng mức tham gia của hộ này vào các hoạt động của thôn, bản. Dần dần, tiếng nói của hộ nghèo này sẽ được lắng nghe để các cấp chính quyền có sự quan tâm đúng mức và thiết thực…

Trên đây chỉ là những bước đi ban đầu, còn rất gian nan để có thể giải quyết hết các nguyên nhân sâu sa của đói nghèo. Nhưng với việc nhận ra các nguyên nhân này, thì ít nhất cũng nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm.

Các bác có thấy nụ cười của Long không ạ. Đây là cái làm em tin tưởng chắc chắn rằng, hộ nhà Long sẽ thoát nghèo trong tương lai gần.


sieuthiNHANH2009051713620mgu1mjcxnj2313877.jpeg


sieuthiNHANH2009051713620owvlnwm5md2297069.jpeg


sieuthiNHANH2009051713620mty1zja4zw1760711.jpeg


sieuthiNHANH2009051713620y2vjzwmxot1566820.jpeg


sieuthiNHANH2009051713620n2fiyzawzd1283515.jpeg
 
Muốn giúp người nghèo thoát nghèo một cách thực sự cũng mất nhiều tâm huyết phết các bác ạ. Chúng em phải thường xuyên đi lại, theo dõi nghiên cứu gia đình Long từ năm 2006 và mãi đến cuối 2008 mới tìm ra một số giải pháp cơ bản giúp cho hộ nghèo này. Vấn đề là phải tìm được nguyên nhân gốc rễ của nghèo đói thì mới giải quyết dứt điểm được.

Bài viết của bác rất công phu và ít nhiều mang tư duy của dân NGO. :D Hình như cách làm này cũng có nhiều dự án của cả các NGO lẫn VN áp dụng. Nhưng ở đây có lẽ trình độ/ nhận thức của bà con dân cư ở đó tương đối cao nên thành công. Ở vùng khác theo em được biết thì không thành công lắm do bà con đem trâu/ bò ... bán lấy tiền uống rượu luôn. Điều kỳ lạ là có những nơi còn xuất hiện tâm lý ỷ lại rất lớn vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của TW, bất kể là quan chức hay bà con. :shrug:
 
Ở vùng khác theo em được biết thì không thành công lắm do bà con đem trâu/ bò ... bán lấy tiền uống rượu luôn. Điều kỳ lạ là có những nơi còn xuất hiện tâm lý ỷ lại rất lớn vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của TW, bất kể là quan chức hay bà con. :shrug:

Nếu có trách thì chỉ trách người làm và cách làm thôi, không phải lỗi của người dân. Cái kiểu đánh trốn bỏ rùi, giao song là phắn như cách nhiều chương trình chúng ta làm hiện nay thì thành công sao được.

Nếu bạn để ý kỹ tớ có kể rõ chính nhà Long đã từng có hai con bò của Nhà nước giúp nhưng phải trả lại nhé. Nhưng tớ giao trâu thì làm luôn mấy việc như lập và cử nhóm giúp đỡ, giám sát hộ này tại cộng đồng, tìm hiểu kỹ nhu cầu hộ này là trâu chứ không phải con gì khác, giúp làm chuồng và trồng cỏ...

Tớ cũng nói rõ là cũng phải thường xuyên đến kiểm tra mà. Mất công lắm, có thế mới giúp được người ta. Nói thật, hộ nghèo như nhà Long, vợ điên, chồng què, mẹ bệnh, con nhỏ, không ruộng, không vườn, nhà như túp lều trên đất mượn, đã phải bán cả con trả nợ thì có lẽ ít ai nghèo hơn nữa rồi. Tớ tin rằng hộ này mà còn làm được thì phần lớn các hộ nghèo nơi khác đều làm được, trừ một số rất nhỏ, quá đặc biệt thôi.
 
Các món ăn dân dã

Tra tấn các bác về cái vụ người nghèo này nhiều quá, mà Bắc Kạn là một tỉnh nghèo thì kể sao cho hết các thân phận của người nghèo ở đây. Thôi, em lập cái sub-topic chuyển qua cái gì vui hơn, ví dụ như giới thiệu các món mà em được chén ở đây chẳng hạn. Chắc cũng nhiều phượt gia, khi phượt cũng đã tìm hiểu cái này.

Trên trang Phuot.com của nhà ta cũng có một topic giới thiệu các món ăn trên đường phượt. Trong bài của bác Mì về Tuyên (người trên này chỉ nói thế thôi nhé, nào đi Tuyên, bên Tuyên, người Tuyên, sang Tuyên, không mấy khi nói hết chữ Quang ạ) bác ý cũng mô tả rất kỹ cái món rau dớn, mắm cá…Em cũng có thể thêm vài bài vào các topic đó. Nhưng em có ý định viết nó vào đây để các bác có được cái nhìn toàn diện hơn về vùng đất này. Hơn nữa, do có điều kiện phượt lâu ở vùng này, nhiều cái em tìm hiểu được ngóc ngách nên cũng muốn mô tả tỷ mỉ.

Trước hết là rau dớn ạ.

Rau dớn thì bác Mì đã viết nhiều, em không nói lại. Ở Bắc Kạn, mọi người không những chỉ ăn mà còn hái bán. Rau này người ta không trồng mà chủ yếu mọc hoang ven các bờ suối, các khu đất trống, gần nước. Rau rất sẵn trong vụ xuân-hè, sẽ già và lụi khi mùa thu-đông đến. Ở các bản người dân tộc, rất hiếm rau trồng. Bà con chủ yếu hái rau rừng để ăn.

Mỗi lần phượt mà ở lại thôn, chúng em thường đến ở tại một nhà dân nào đó cho tiện. Anh em chia nhau người kiếm rau, người nấu cơm. Gặp mùa rau dớn, thì ra suối hái. Thấy tụi em hái rau, người dân địa phương cũng rất ngạc nhiên vì họ tưởng người dưới xuôi không viết ăn rau này. Chỉ hái mỗi cái vòi (búp) non thôi. Phần coọng và lá già không ăn được. Mà cái rau này nó ngót ghê lắm các bác ạ. Một rổ to sau khi chế biến chỉ còn vài bát.

Rau dớn xào, nấu đều ngon nhưng bọn em hay làm nộm. Rau chần qua cho chín. Sở dĩ không chần kỹ vì rau rất non, làm kỹ nó nát và nhớt. Sau đó trộn tranh, ớt, gắp ra bát. Khi nào ăn thì rắc lạc giã nhỏ lên trên. Món này sau sạch, ăn rất phê. Thường là phải làm lấy mới có ăn, không có nơi nào bán cái thứ dân dã làm sẵn này cả.

Rau dớn bán tại chợ, nhưng cái cọng nó dài thế kia thì khi nhặt lại, bỏ phần già chả còn lại bao nhiêu.

sieuthiNHANH2009052114021mznlzgi1nd209661.jpeg

Bên bó rau dớn là rau tầm bóp. Loại này ăn có vị hơi hơi đắng, nấu canh ăn lạ miệng và rất ngon.

sieuthiNHANH2009052114021zwjjyjhmnt435063.jpeg

Và tác phẩm của chúng em với món nộm và xào. Các bác thấy không, có mấy người mà bọn em chén hết từng đó rau.

sieuthiNHANH2009052114021mtq2ywmymz1086076.jpeg


sieuthiNHANH2009052114021zjqwymuznj895420.jpeg


sieuthiNHANH2009052114021zmmxnjezyz942440.jpeg

Làm phát đặc tả cận cảnh này. Nhớ món rau này quá.

sieuthiNHANH2009052114021mzexytyxzw245528.jpeg
 
Last edited:
Nhìn rau sạch non thèm quá ! Nhất là mấy hôm ăn uống linh tinh, ngoài hàng cơm mà nhìn món rau thì chả muốn ăn, vì rau chế biến lâu rồi, dù có xào nấu lại cũng không còn gì.

Chẹp chẹp.
 
Lợn hun khói

Thịt lợn thì ở đâu mà chả thế. Lợn đen Bắc Kạn-con lợn tên lửa-nuôi lâu lớn thì chất lượng có cao hơn, ngon hơn nhưng cơ bản vẫn là thịt lợn. Được một món ăn ngon phụ thuộc vào việc chế biến, bảo quản rất nhiều.

Ở dưới xuôi ta, có tủ lạnh, có chợ gần nhà thì việc chế biến hay mua đến đâu ăn đến đó cho tươi chẳng thành vấn đề. Trên này có khi cả năm không được miếng thịt nhưng tết đến nhất thiết phải "đụng lợn"-tức là vài hộ chung nhau một con hay nếu gia đình đông, lợn nhỏ thì làm luôn một con. Thịt cả con lợn thì cần phải có cách chế biến đặc biệt thì mới không thiu thối, mới để ăn dần được lâu.

Hồi bé, nghe kể người dân tộc ăn thịt treo thối, có mùi kinh khủng. Rồi nhái ôm măng...do người lớn kể thì coi họ như những người mọi rợ. Hóa ra sau này hiểu biết thấy toàn nói láo hết. Thế mới thấy cái kỳ thị dân tộc của mình nó lớn thế nào.

Phải nói người dân tộc (Dao, Tày, Mông...) ở đây có kiến thức chế biến thịt lợn hun khói rất tài tình. Nhờ con lợn chất lượng cao, ít nước nên góp phần chế biến dễ dàng hơn.

Lợn thịt ra, lọc bỏ xương và tuyệt đối không rửa lại nước. Sau khi pha, thịt được lau khô và ngả ra cho nguội. Tùy dân tộc và địa bàn, nó được đưa và cối giã với muối. Giã ở đây là để muối ăn sâu vào thớ thịt chứ không giã nát. Lượng muối cũng đủ ăn chứ không phải mặn chát. Sau đó cho vào sọt ủ 2-3 ngày. Nguyên liệu đem ủ với thịt là một loại men làm từ các cây rừng-đây là bí kíp, tri thức bản địa của họ. Có nơi họ cho thêm một tí diêm sinh, có nơi không. Việc cho tí diêm sinh vào thịt cũng giống như mình cho hàn the vào giò ở dưới xuôi. Vì họ để ăn chứ không bán nên họ cũng cho rất ít chứ không phải để làm hàng như mình.

Sau ủ, thịt được treo trên gác bếp. Do nấu ăn hàng ngày bằng củi nên gác bếp thường xuyên có khói. Thịt treo như vậy để được cả nửa năm. Lượng mỡ chảy xuống một phần. Phần còn lại trở lên trong suốt.

Thịt này có thể chế biến được nhiều món ăn. Có hương thơm của khói, ăn không ngấy ăn rất ngon và lạ. Tôi được ăn thịt này khi sống trong nhà dân. Các quán ăn hầu như không có bán. Nếu muốn mua mang về phải đặt làm hộ trước cả tháng.

Một vài hình ảnh món thịt lợn hun khói.

sieuthiNHANH2009052614522nzhjztvmzt1484774.jpeg


sieuthiNHANH2009052614522ntrmmgewmt844847.jpeg


Làm phát cận cảnh để các bác xem.​

sieuthiNHANH2009052614522mjbjmthinz955333.jpeg
 
Thịt này có thể chế biến được nhiều món ăn. Có hương thơm của khói, ăn không ngấy ăn rất ngon và lạ. Tôi được ăn thịt này khi sống trong nhà dân. Các quán ăn hầu như không có bán. Nếu muốn mua mang về phải đặt làm hộ trước cả tháng.

Vụ thịt lợn hun khói này giờ em mới biết, trước giờ toàn thấy thị trâu bò hun khói thôi. :)

Đợt vừa rồi em đi Bắc Mê và Định Hóa chụp được mấy con vật hoang dã khá lạ mà hỏi tên thì là chồn, khỉ gió gì đó. Bác có biết mấy con như ảnh dưới không?

_5037005.jpg


Con này dân họ gọi là khỉ gió???

_5047725.jpg


_5047722.jpg

Ảnh trên là chồn/ mèo rừng??? Em thấy giống hệt như mèo nhà, chỉ khác ở thái độ rất dữ: khạc, xù lông khi thấy người đến gần. Đến khi nhìn kỹ hơn thì thấy lông nó trông rất đẹp như báo gấm với các vệt vằn vện phân bổ rất đều và rõ.
 
Last edited:
Ảnh trên là chồn/ mèo rừng??? Em thấy giống hệt như mèo nhà, chỉ khác ở thái độ rất dữ: khạc, xù lông khi thấy người đến gần. Đến khi nhìn kỹ hơn thì thấy lông nó trông rất đẹp như báo gấm với các vệt vằn vện phân bổ rất đều và rõ.

Con dưới đúng là mèo rừng. Ở vùng Bắc Kạn cũng có. Người dân hay bắt và bán. Trong nhóm của tớ cũng có cậu mua về, nuôi bằng thịt sống nhưng chỉ được thời gian ngắn là hoặc chết, hoặc sổng chuồng đi mất, rất khó nuôi.

Con trên có vẻ là con cu li (Loris) hơn (tên khoa học là Nycticebus coucang), không biết có phải không nhưng lông của culi cầm máu rất tốt. Tớ có cái ảnh sưu tầm dưới đây là culi, rất giống ảnh trên của bạn. Không biết con đó có đuôi dài không? Nếu có đuôi dài là chồn, nếu đuôi ngắn là Culi.

sieuthiNHANH2009060415423yzy2ywy0nm76442.jpeg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,563
Bài viết
1,153,706
Members
190,126
Latest member
ThanhDuyStore
Back
Top