What's new

Forester-Bạn là ai?

Như em đã kể ở trên, sau khi tiếp quản và bỏ hệ thống vận chuyển quặng bằng tời, mình dùng hệ thống đường bộ. Để từ chân núi lên đến đỉnh, đoạn đường quanh co theo núi rất nguy hiểm có độ dài khoảng 10km. Đã có nhiều xe lao xuống vực và người bỏ mạng trên con đường này. Năm ngoái, lúc đi ở đoạn này thấy các mảnh nhựa vỡ tung tóe tại một khúc cua tay áo. Sau xuống núi mọi người kể có vụ xe lao xuống vực, đi đứt một mạng người.
Tôi cũng thắc mắc như bạn, tại sao ta lại bỏ hệ thống tời cáp để dùng đg bộ vừa tốn vừa nguy hiểm, lại ko thân thiện với môi truờng
Mới đây vào công tác trong xi măng Nghi Sơn (Tĩnh Gia , Thanh Hoá), tôi thấy ngưòi Nhật ( liên doanh với VN ở đây) đã xử lý vụ khai thác đá cũng đúng như ngưòi Pháp ở Thái Nguyên vậy, chỉ có điều quy mô và kỹ thuật hoành tráng hơn mà thôi. Và kết quả thì tuyệt vời. Họ làm 1 đuòng băng tải dài gần 11km để chuyển đá khai thác từ Hoàng Mai (Nghệ An) sang Nghi Sơn, công suất =300 xe tải mỗi ngày. Như vậy đỡ phải mua xe, xăng, đỡ hỏng đuòng, rồi tai nạn, đỡ bao nhiêu lao động, và đặc biệt là bảo vệ môi truờng. Tuyến băng chuyền này chạy qua núi đồi ruộng đồng rất thân thiện, cũng chẳng tốn mấy diện tích (vì nó chay trên cao, cách mặt đất khoange 4m), chỉ cần 2 tram ở 2 đầu điều khiển = nhấn nút điện, thật tiện lợi nhẹ nhàng
Mình bỏ cái Bản Thí phí quá nhỉ. Không dùng thì cũng nên bảo tồn nó như một di tích , di sản chứ. Ở nhiều nước họ vẫn làm các tour thăm mỏ cũ đấy
Hy vọng bạn Nguời rừng sẽ mở đầu hay ho cho trò này
Tks bạn vì topic rất thú vị
 
Thật buồn cho cách thức khai thác hủy diệt của bà con. Hẳn phải có nguyên nhân gì đó, bởi kinh tế chẳng hạn....

Cách chế biến Trám thực ra lại rất đơn giản....

Chặt là vì thế này bác ạ. Cây mọc tự nhiên trong rừng, ai mạnh thì lấy. Có người đến trước, quả non thì đánh dấu nhưng khi quay lại vẫn bị hái mất. Cho nên, không ăn đạp bỏ hoặc ăn rồi cũng bỏ, chẳng cho ai hưởng lợi sau mình :(

Một lý do nữa là cây rất cao, quả ở cành phân tán rất khó hái. Cây trám có khi mấy năm mới được một vụ nên chặt xuống dễ bứt. Thật đơn giảnX(

Có cách hái trám và cả sấu...là dùng dây thít gốc. Khi dây thít chặt, việc trao đổi chất không diến ra được, lá sẽ thiếu nước, úa và quả rụng xuống. Như thế một cây, quả già hay non rụng một lần hết. Nhưng phải lưu ý là không thít lâu quá (tùy loại cây). Nếu lâu quá không tháo dây, cây cũng chết luôn:D

Còn chế biến trám, có thể như bác nói. Em chỉ ăn thôi (dù không thích lắm) và chưa tự làm bao giờ. Có để ý thấy nhà hàng họ luộc, bóc và thái chỉ, sau đó rang với thịt. Khi ăn thấy cứng và chát. Còn nếu kho với thịt, cá thì chỉ cắt đôi. Chắc kho lâu nên mềm lắm. Cho vào miệng là tan rồi, không phải nhai. Mùi vị thì của thịt cá, vị trám đi mất gần hết =))

Bác bảo không chặt thì làm sao hái được hết trám ở cây cao, quả thưa thế này :))

sieuthiNHANH2009060615623njkwzwu3og1005997.jpeg
 
Last edited:
Cầm máu do tác động mao dẫn của lông. Tuy nhiên, điều này lại làm cho lượng máu chảy ra thực tế nhiều hơn!!! mặc dù nhìn thấy triệu chứng chảy máu có suy giảm. Buộc ga-rô để giảm chảy máu, lượng máu chảy tự nhiên do sự ngưng kết tiểu cầu sẽ cầm máu tốt hơn. Các tác dụng khác, thực tế không rõ ràng!

Thực ra lúc đầu em cũng nghĩ giống như bác nhưng sau tự hỏi nếu chỉ cầm máu do tác động mao dẫn của lông thì loại lông hay tơ nào cầm máu trả được, cần gì lông cu li? Ví dụ như khi đứt tay thì lấy dúm tóc vò rối áp lên là nhanh nhất, sao phải đi kiếm cái loại lông kia phải không ạ?

Em nghĩ trong lông culi có chất gì đó giúp đẩy nhanh quá trình giải phóng canxi trong máu, giúp máu đông nhanh hơn bịt kín vết thương (nhỏ) làm cầm máu nhanh. Theo dân gian, thuốc lào, lá cũng được dùng để cầm máu như trên.

Còn băng garo chắc chỉ dùng khi đứt mạch máu, vết thương to thôi phải không ạ? Chứ đứt tay chút mà dùng thì...

Còn tác dụng khác thì em trích trong sách thôi, chả sai được. Nhưng nó phải phối hợp với nhiều vị khác mới có tác dụng chứ ạ. Các bác xem thêm cộng dụng của Lông cu li ở đây ạ:

http://baophuyen.com.vn/portals/0/quangcao/TRACUUDONGDUOC/TUDIEN/THUOC/CAUTICH.HTM

Bác là chuyên gia bào chế thuốc, có gì không phải mong bác chỉ giáo thêm.
 
Tôi cũng thắc mắc như bạn, tại sao ta lại bỏ hệ thống tời cáp để dùng đg bộ vừa tốn vừa nguy hiểm, lại ko thân thiện với môi truờng...

....chỉ cần 2 tram ở 2 đầu điều khiển = nhấn nút điện, thật tiện lợi nhẹ nhàng
Mình bỏ cái Bản Thí phí quá nhỉ.

Chắc hồi mới tiếp quản chắc mình chưa biết nhấn nút điện bác ạ =))=)). Và hơn 50 năm trước vấn đề môi trường chắc chả ai nhắc đến làm gì :)). Bây giờ biết rồi thì hệ thống đã ra sắt vụ rồi còn đâu :(.

Chúng em cũng đang định đi một chuyến xem các bác phượt nhà ta lên đó có cao kiến gì giúp địa phuơng không:D
 
Các loại rau khác cũng rất hay được người dân dùng ở đây gồm hoa chuối rừng, cải nương, bí nương.

Cải nương, là giống cải cây dài, nhỏ, gieo bằng hạt trên nương xen trong các luống ngô hay sau vụ thu hoạch thì trồng trên nương. Loại này xắt nhỏ cỡ 2cm, sau đó muối chua thì ăn rất ngon. Cải giòn, vị đắng thanh gần như không còn, nước muối cải dùng làm canh em phải chén được mấy bát cơm mà chả cần tí thịt cá nào =))

Hoa chuối rừng rất là nhiều. Đi rừng thì anh em trong đoàn cũng hay hái, Về làm nộm ăn hoành tráng. Hoa chuối có hai loại. Loại đã ra khỏi bẹ thì như búp sen. Loại còn nằm trong bẹ thì như quả tên lửa. Bác nào xem cái avata của em thấy cái tên lửa đó nó như thế nào :)). Nộm trắng tự nhiên chứ không phải dùng thuốc tẩy trắng như dùng hoa chuối dưới mình :(.

Bí nương thường là bí nếp, quả nhỏ. Ăn rất thơm và dẻo chứ không bở như bí dưới xuôi. Em thì chả khen nhưng thực tế cho thấy, người dân tộc trên này có mấy cái thứ bản địa (indigenous) hơn hẳn mình dưới xuôi :D.

sieuthiNHANH2009060715723nzg0njc4od1036133.jpeg


sieuthiNHANH2009060715723zmrkowvknj519544.jpeg
 
Trên Bắc Kạn chỗ em hay phượt có một số cây họ cọ bao gồm Báng, Đao, Móc. Đây là cây có vỏ ngoài cứng nhưng thân trong mềm, lúc còn non chứa nhiều tinh bột. Các loại này khác với Cọ Bầu và Cọ Xẻ.

Vì có tinh bột nên bà con hay khai thác lúc còn non và bóc lấy phần lõi để nấu rượu (Gọi là rượu Đao) hay băm nhỏ nuôi gà. Một cây Đao có thể nấu được đủ rượu cho một đám cưới (60-100 lít). Ruột Đao ăn có vị ngọt, có sơ như mía nhưng độ đường thì không bằng.

Báng so với móc thì cành to và dài như tàu là dừa, nhưng lá khác lá dừa. Dưới đây là Báng.

sieuthiNHANH2009061516525zdm5mwu1mz1460447.jpeg


sieuthiNHANH2009061516525mzjkztaynd1151735.jpeg

Cây Móc tàu lá ngắn hơn và có trùm dài có các quả nhỏ buông dọc thân cây.

sieuthiNHANH2009061516525mtywzdfknz550290.jpeg


sieuthiNHANH2009061516525nzawzwi5md904545.jpeg

Cây Đao lá như cây dừa, thấp hơn hai loại trên. Lá dựng thẳng như lá dừa nước hay cây vạn tuế nhưng to hơn. Ở đây em không có ảnh Đao. Báng và Móc hay mọc gần nhau và là cây lâm sản ngoài gỗ.

sieuthiNHANH2009061516525nje5ndeyyt898177.jpeg

Nhưng mà tại sao lại kể mấy cây này, liên quan gì đến ăn uống ở đây. Các bác đón xem. Hồi sau sẽ rõ =))
 
Tất cả ba loại cây trên đều cho ra một sản phẩm là SÂU MÓC. Sâu móc là ấu trùng của một loài bọ cánh cứng. Nó đẻ trứng vào vụ hè-thu trên các thân cấy có bột, đường như các cây thuộc họ cọ trên. Nhưng nếu cây còn sống, vỏ dày thì con bọ cánh cứng nó cũng không đẻ trứng vào đó mà phát triển được.

Để có sâu ăn, bà con thường đốn ngã cây trước khoảng 1-2 tháng. Sau đó đục các lỗ nhỏ quanh cây và để lại cây đó trong rừng. Bọ cánh cứng sẽ đến đẻ trứng vào các lỗ đục sẵn. Trứng nở thành ấu trùng (sâu). Sau khoảng thời gian kiểm tra thấy sâu đã lớn đủ thì bổ cả cây ra để lấy. Có khi cây lớn, thu được cả trục cân.

Con sâu móc ăn ruột cây móc, báng, đao nhiều tinh bột nên rất béo và sạch. Trông như con nhộng tằm hay sâu chít nhưng to hơn nhiều. Con này rất nhiều đạm nên có bạn ăn bị dị ứng. Người đỏ như tôm luộc. Nói chung nếu ăn được nhộng tằm thì xơi được con này, chả có vấn đề gì.

Vấn đề là cái cây nó phải cần cả trục năm để có thể lớn và cho ra con sâu móc. Bây giờ loại này thành đặc sản, bà con khai thác triệt để nên ngày càng hiếm, càng đắt. Hồi mới lên, giá rất rẻ. Bây giờ giá gấp ba mà không có mua.

sieuthiNHANH2009061816825zjg1zdnlnm163224.jpeg


sieuthiNHANH2009061816825ztu2owriyt171755.jpeg


sieuthiNHANH2009061816825owjjmja1zd210818.jpeg


sieuthiNHANH2009061816825otjlmmjizd209031.jpeg

Và khi lên đĩa nó như thế này các bác ạ. Đúng như bạn Dugiang nói, con này để nhậu thì tuyệt. Nhưng vài trục nghìn một con thì đắt quá. Ăn mấy con thì chả bõ đâu các bác ạ. Uống một chén rượu ngô, nhắm một con này thì tuyệt. Hy vọng với sự bố trí của địa phương, đoàn cán bộ Trung ương đi nghiên cứu khảo sát vùng sâu, vùng xa cuối tháng Sáu này sẽ có con này để đưa cay tại trận=)).

sieuthiNHANH2009061816825mtq0yju1zd170415.jpeg
 
Bắc Kạn có nhiều rùa núi đá. Con to cũng phải vài ký. Nhưng do bà con ta bắt nhiều quá nên nó giờ cũng chả còn bao nhiêu, lại nhỏ.

Rùa dùng nấu cao (giá trên 1 tr./lạng) các đại gia Hà Nội đặt hàng có bao nhiêu cũng hết. Bà con ở đây đi rừng, nếu có được vài con thì nướng để ngâm rượu. Cái loại rượu này uống vào mạnh gân cốt. Cho nên rùa ở đây cũng sắp tuyệt chủng cả rồi :(

sieuthiNHANH2009061916925nwfkztlmzg270600.jpeg
 
Giờ thì đến dúi.

Dúi thuộc bộ gặm nhấm họ hàng với tí chuột chuyên ăn măng tre nứa. Con to khoảng 1,5-2 kg, nhưng trung bình hơn kg/con là ăn được. Tiết con dúi hòa với rượu chữa được bệnh máu cam (là nghe dân gian nói thế). Thịt thơm và ngon có vị như thịt mèo nhưng da dày hơn nhiều và thịt không trắng bằng.

Hai cái răng cửa rất dài. Lấy sống dao gõ cũng không ra. Nhưng nếu dùng thanh nứa gõ nhẹ là rời ra hết. Con này ăn gốc tre, nứa nên còn có tên chuột tre (bamboo rat).

Thỉnh thoảng người dân bắt được con này và mang ra chợ bán, khoảng hơn trăm/con cỡ hơn cân. Nói chung, con này làm mồi đưa cay thì tuyệt.

Còn sống thì nó như thế này:

sieuthiNHANH2009062117125owy5y2u0nm155703.jpeg


sieuthiNHANH2009062117125zwi5ztc1mm106426.jpeg


sieuthiNHANH2009062117125otdjnjc2m2172893.jpeg

Lên đĩa thì nó trông thế này các bác ạ

sieuthiNHANH2009062117125yje4mzy2ot151509.jpeg


sieuthiNHANH2009062117125nwyzoda4ym175147.jpeg


sieuthiNHANH2009062117125m2u5ota4zd199774.jpeg
 
Last edited:
Gần đây, mọi người bảo nó là Giảo cổ lam thì chúng em biết vậy. Nhưng có muốn quay lại rừng hái cũng không phải dễ vì nó rất giống với một số loại không ăn được. Nếu các bác không chắc chắn, khuyên các bác rất không nên thử. Ví dụ như có nhiều người dân tộc ở vùng cao vẫn hái nấm ăn hàng ngày mà có khi còn hái phải nấm độc. Rất dễ tèo =))

Ngậm ngùi đọc bài mà không đi được. Tình cờ đọc bài này thì thấy có thêm thông tin:

Cây Giảo cổ lam đầu tiên được GS.TS Phạm Thanh Kỳ - trường Đại học Dược Hà Nội phát hiện thấy ở Việt Nam năm 1997 tại núi phanxipang - Lào Cai và một số vùng núi thuộc tỉnh Cao Bằng.
Link: http://vietnamnet.vn/psks/2009/06/851237/

So với hình của bác homeless man thì cây trong ảnh của vietnamnet màu nhạt hơn, nhìn hình và gân lá thì không đủ chi tiết để so sánh. Ngoài ra trong bài viết trên không thấy nêu Bắc Cạn có. Phát hiện của bác homeless man chắc được các nhà khoa học trên ghi công. :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,699
Bài viết
1,154,967
Members
190,158
Latest member
Daiak
Back
Top