What's new

Forester-Bạn là ai?

Con trên có vẻ là con cu li (Loris) hơn (tên khoa học là Nycticebus coucang), không biết có phải không nhưng lông của culi cầm máu rất tốt. Tớ có cái ảnh sưu tầm dưới đây là culi, rất giống ảnh trên của bạn. Không biết con đó có đuôi dài không? Nếu có đuôi dài là chồn, nếu đuôi ngắn là Culi.

sieuthiNHANH2009060415423yzy2ywy0nm76442.jpeg

Có lẽ là con cu li. Khi gặp lần đầu tiên em thấy nó ngơ ngác và có viền mắt như con gấu trúc, kiểu ngồi cũng khá giống. Con này khá bé, chỉ to như cổ tay và dài khoảng 1 gang tay. Vụ đuôi thì em chịu vì nó ngồi yên một chỗ không chịu di chuyển gì. Riêng về vụ cầm máu thì lông culi mà em biết là mọc từ 1 khúc gỗ, ở HP khá nhiều nhà có cái này. :S Hai loại có tính năng tác dụng giống nhau à ???
 
Riêng về vụ cầm máu thì lông culi mà em biết là mọc từ 1 khúc gỗ, ở HP khá nhiều nhà có cái này.


Lông culi (thực vật) còn gọi là Kim mao Cẩu tích. Rễ lông Cu li là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Lông Cu li (Cibotium Barometz (L) J.Sm), thuộc họ Lông Cu li. Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: Lông Cu li có tác dụng cầm máu. Ứng dụng lâm sàng: Trị chứng can thận bất túc: Đau nhức sống ngang lưng, tiểu nhiều khó cầm, thuốc có tác dụng bổ can thận hay trị chứng phong thấp hoặc hàn thấp chân tay tê đau.

Cây lông culi

sieuthiNHANH2009060515523zmywzjnlmg42221.jpeg


sieuthiNHANH2009060515523n2fjmzgyzd25370.jpeg

Tớ cũng không chắc là Lông culi (động vật) có cầm máu được không vì ở ta bây giờ loại này thuộc giống quý hiếm rồi=))=))
 
Thêm một món thịt lợn chế biến. Đây là xúc xích dân tộc các bác ạ. Cách chế biến như thế này: Lòng lợn non làm sạch. Thịt nạc, có tí mỡ, không phải nạc tinh băm nhuyễn, cho thêm các loại gia vị. Gia vị theo cách làm của họ gồm các loại cây lấy trên rừng. Đây chính là cái làm cho mùi vị của nó khác hoàn toàn xúc xích dưới mình.

Sau khi nhồi song, họ nướng trên than hồng. Cái vỏ bằng lòng non sẽ chín và co lại làm cho cái xúc xích đặc và chắc. Sau khi chín, bỏ ra treo trên gác bếp. Loại này có thể để được hàng tháng treo trên bếp mà không phải bảo quản lạnh.

sieuthiNHANH2009060515523ntzlotk2od1271033.jpeg
 
Giảo cổ lam chắc các bác nghe nhiều, thông tin về nó, mời các bác đọc thêm tại đây:

http://dantri.com.vn/c7/s7-217884/phep-mau-giao-co-lam.htm\

Thực ra chúng em cũng chẳng biết tên nó là cái gì. Đơn giản đi rừng, nó là một trong 5 loại rau đắng mà chúng em thường hái ăn. Người dân địa phương gọi là rau đắng. Vị đắng thanh của nó rất đặc biệt. Thường dùng để nấu canh trứng, tức là sau khi sôi nước, cho rau vào và gần bắc ra thì đập vào mấy quả trứng. Rau rất sẵn vụ đầu hè. Đây là loại dây leo, lá đơn không đối xứng.

Gần đây, mọi người bảo nó là Giảo cổ lam thì chúng em biết vậy. Nhưng có muốn quay lại rừng hái cũng không phải dễ vì nó rất giống với một số loại không ăn được. Nếu các bác không chắc chắn, khuyên các bác rất không nên thử. Ví dụ như có nhiều người dân tộc ở vùng cao vẫn hái nấm ăn hàng ngày mà có khi còn hái phải nấm độc. Rất dễ tèo =))

Trong ảnh có ba người thì hai người là dân tộc Tày bản địa. Có như vậy chúng em mới dám ăn cái loại mà người ta gọi là Giảo cổ lam với rất nhiều đặc tính quý này :)):))

sieuthiNHANH2009060515523ogvkyje4yz2500457.jpeg

Món rau đắng-Giảo cổ lam đã sẵn sàng để nấu món canh trứng.

sieuthiNHANH2009060515523oteyn2y4md2614170.jpeg
 
Last edited by a moderator:
Mình cố gắng cắt hết râu ria (nếu đủ thông tin sẽ lập topic mới) viết song cái topic này sớm để kể với tất cả các bạn những điều mình biết về vùng đất, con người ở nơi này. Mình nghĩ vẫn còn rất nhiều điều thú vị ở phía trước để chia sẻ. Sau khi kết thúc topic này mình sẽ bàn lịch đi nếu các bạn vẫn còn muốn đi.

Còn có lý do nữa là nếu đi muộn chút (tháng 6-7) sẽ có cơ hội chén cái này, các bạn có biết là cái gì không? Các bạn cứ đoán, mình sẽ kể trong các bài tới.

Em nghĩ topic chắc chắn còn dài, nhưng tháng 6-7 thì đến nơi rồi. Thôi bác sắp xếp thời gian cho bọn em đi ké học hỏi nhé. :D
 
Em nghĩ topic chắc chắn còn dài, nhưng tháng 6-7 thì đến nơi rồi. Thôi bác sắp xếp thời gian cho bọn em đi ké học hỏi nhé. :D

Tớ vừa ở Bắc Kạn về tối qua, nên bỏ bê cái topic này dài dài với những câu chuyện không đầu, không cuối. Nhìn lại thấy nó cũng dài thật. Thế mà chuyện phượt rừng vẫn chưa kể được chuyến nào. Thông tin tích cóp sau bao chuyến đi với mấy trục GB ảnh, túc tắc kể có khi cả năm chả hết.

Nhóm tớ đã có 4 người: hai Hà Nội, hai đang ở Chợ Đồn. Có lẽ tối đa thêm 6 người nữa là vừa. Như tớ đã nói, nếu không có gì thay đổi, có lẽ cuối tháng này hoặc đầu tháng sau đi là tuyệt khi mùa lúa chín. Đứng trên núi mà chụp được cánh đồng lúa (nhỏ thôi) chín vàng bên chân núi thì tuyệt.

Vậy tớ chính thức đứng ra tổ chức chuyến đi Bản Thi-Chợ Đồn-Bắc Kạn với số lượng tối đa là 6 người + đoàn của tớ 4 người là 10.

Với tinh thần first come first serve, tớ sẽ lập danh sánh và gửi cho chính quyền địa phương trước khi đi.

Vì gần Hà Nội, chỉ cần 02 ngày cuối tuần là nhòe nên phù hợp với nhiều bạn. Tuy nhiên nếu chỉ đi Bản Thi không thôi thì tiếc, bạn nào có thời gian chạy lên Ba Bể thêm 01 ngày thì tuyệt.

Nào, mời các bạn nhanh tay đăng ký. Để tránh làm loãng topic này, tớ mở topic khác tên "Tham quan khu mỏ cũ của người Pháp tại Bản Thi" trong mục tìm bạn đồng hành để mọi người đăng ký.

https://www.phuot.vn/showthread.php?t=3609
 
Trên Bắc Kạn cũng có nhiều trám và sấu chua. Cây mọc tự nhiên trong rừng. Qua nhiều năm mới có quả, nhưng gần đây bà con khai thác hủy diệt nên cũng chả còn mấy cây. Khai thác hủy diệt có nghĩa là muốn hái trám thì chặt cả cây, năm sau khỏi hái :(.

Trám có vào cuối thu-đầu đông. Trám có hai loại: trám trắng (chua) và trám đen. Trám trắng cũng chia hai loại: Trám tròn và trám ba-cạnh quả to giống như quả bàng nhưng loại này hiếm. Người dân hay cắt nhỏ trám 3 cạnh ra bán theo lạng tại chợ nên ít khi chụp được ảnh. Trám trắng, quả thon dài là nhiều nhất. Trám đen ít hơn.

Trám làm mứt, kho cá, thịt hay chế biến các món khác như trám đen nhồi thịt chẳng hạn. Trám cần chế biến kỹ (ví dụ luộc bỏ nước chẳng hạn), nếu không sẽ có vị chát.

Trám đen

sieuthiNHANH2009060515523ntyxnwvmzd1233131.jpeg

Trám trắng

sieuthiNHANH2009060515523mwizmdmyym386071.jpeg
 
Trên Bắc Kạn cũng có nhiều trám và sấu chua. Cây mọc tự nhiên trong rừng. Qua nhiều năm mới có quả, nhưng gần đây bà con khai thác hủy diệt nên cũng chả còn mấy cây. Khai thác hủy diệt có nghĩa là muốn hái trám thì chặt cả cây, năm sau khỏi hái :(.

Trám làm mứt, kho cá, thịt hay chế biến các món khác như trám đen nhồi thịt chẳng hạn. Trám cần chế biến kỹ (ví dụ luộc bỏ nước chẳng hạn), nếu không sẽ có vị chát.

Trám đen

sieuthiNHANH2009060515523ntyxnwvmzd1233131.jpeg

Trám trắng

sieuthiNHANH2009060515523mwizmdmyym386071.jpeg

Thật buồn cho cách thức khai thác hủy diệt của bà con. Hẳn phải có nguyên nhân gì đó, bởi kinh tế chẳng hạn. Rừng hồi Lạng sơn khi xưa quý là thế vậy mà đầu những năm 70 bà con chặt cả dàn, để xấy thuốc lá. Vì khi đó giá thuốc lá rẻ, còn hoa hồi, dầu hồi thì đem đi bán còn phải xếp hàng, hẹn ngày lấy tiền.

Cách chế biến Trám thực ra lại rất đơn giản. Kể cả trám trắng lẫn trám đen chỉ cần ngâm vào nước nóng già khoảng 70-80 độ C trong vòng 15-20 là được. Quả trám trắng sẽ róc hạt, trám đen sẽ mền thịt. Bạn mà đun sôi lên thì càng ninh càng rắn =)). Lần sau đi bạn thử mà xem. Hoặc hỏi dân bản cũng biết ngay mà. Trám không như măng rừng. ;)
 
Last edited:
(thực vật) Lông Cu li có tác dụng cầm máu

Cầm máu do tác động mao dẫn của lông. Tuy nhiên, điều này lại làm cho lượng máu chảy ra thực tế nhiều hơn!!! mặc dù nhìn thấy triệu chứng chảy máu có suy giảm. Buộc ga-rô để giảm chảy máu, lượng máu chảy tự nhiên do sự ngưng kết tiểu cầu sẽ cầm máu tốt hơn. Các tác dụng khác, thực tế không rõ ràng!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
57,018
Bài viết
1,157,558
Members
190,352
Latest member
Laoxaofood
Back
Top