khongthudao
Phượt thủ
Trước ngày lễ gần cả tháng, đã chuẩn bị và lên kế hoạch cho “hàng chục” tour lưu diễn, nào là: Trekking, sau khi trekking bị phá sản thì chuyển qua Phan Thiết, từ Phan Thiết rồi chuyển sang Đà Lạt… Rốt cuộc chả có cái nào được hết
.
Quả đúng như xưa kia khi Khổng Minh dùng kế dụ được Tư Mã Ý vào hẻm núi cụt và cho binh lính nổi lửa lên đốt, lúc này cả Khổng Minh và Tư Mã Ý đều đinh ninh rằng “đã tới số” thì bất ngờ từ đâu có 1 cơn mưa dông nổi lên mặc dù là khu vực đang đánh nhau trời nắng chang chang, và điều bất ngờ nữa là cơn mưa chỉ xảy ra tại hẻm núi đó.
Khổng Minh thấy vậy chỉ biết ngẩng mặt lên trời mà than rằng (không nhớ rõ nguyên văn): “Nhơn nguyện như thử, thiên lý dị nhiên” đại khái là “Người muốn nhưng trời cho phép”.
Cái ý tưởng trekking ban đầu lên kế hoạch do đã nắm thông tin là các bạn không về quê và cũng rủ rê bằng miệng trước đó rồi, nhưng đùng 1 cái…tự nhiên kéo nhau về hết — WTF.
Còn vụ đi Phan Thiết, số là vầy gấu được chị đồng nghiệp cho 1 voucher miễn phí (tổng giám đốc cho đấy nhé) ở Resort Decentury phòng Deluxe, sau đó xin thêm 1 cái nữa để 4 anh em đi. Gọi điện thoại đến Resort thì nghe được 1 tin động trời “Ngày lễ chỉ nhận đặt từ 2 đêm trở lên”…Chẹp, thế là bể sô lần 2.
Sau đó quyết định chọn Đà Lạt, liên hệ đặt phòng trước đó 2 ngày (mặc dù chả có hy vọng gì) nhưng “xui” cái là có phòng, đến 2 ks luôn, mừng thầm. Sau đó đặt xe, thì ôi thôi từ Phương Trang, Thành Bưởi cho đến Sinh Cafe không ai có vé hết… Thế là…bể sô lần 3.
Đúng là “Người muốn mà Trời chưa cho đây”
.
Thế là hết, dự định là ở nhà đi lăng quăng thì đột nhiên gấu gợi ý “Hay là đi Tây Ninh đi chùa đi…”. Sau vài giây suy nghĩ: “OK men”.
Lên đường!
Trên đường đi từ cầu Vượt cho đến địa phận Tây Ninh, đúng như dự đoán đường xá đông nghẹt, toàn xe gắn máy. Chạy cà nhích, cà nhích qua khỏi cầu vượt Củ Chi mới đỡ hơn, qua đến địa phận Tây Ninh thì thoáng hơn do không có con lươn phân cách.
Thời tiết hôm 2/9 quả là tuyệt vời, trời u u mát mẻ, không nắng. Khi đến chân núi thì có mưa nhẹ, nhưng như vậy càng thích.
Cổng vào Núi Bà Đen, Tây Ninh
Đi xe lửa vào chân núi
Một ngôi chùa nằm trên đường lên núi.
Cũng như mọi lần, leo núi bằng chân chứ không bằng cáp treo =)). Lâu lâu leo núi “phê thật”, xung quanh toàn người với người cũng vui vui. Đường lên núi hay bên cây xanh phủ mát, lại có những nhà dừng chân (Pavilion), đây là điểm tui đánh giá cao ở Núi Bà Đen. Thời tiết mát mẻ đến nỗi mà mát lạnh luôn, khoái cái cảm giác đó thêm với mùi cỏ cây…chẹp chẹp.
Suốt quãng đường từ chân núi bạn sẽ gặp những người tải hàng như vậy. Công việc vất vả nhưng họ được trả công rất thấp, theo hỏi thăm thì được biết một lần tải hàng như vậy tiền công chỉ khoảng vài chục ngàn
. Đó là lý do vì sao trên núi đồ ăn, thức uống mắc hơn dưới đồng bằng.
Sau quãng đường leo núi vất vả thì cũng lên được đến chùa, nhiều lần đi chùa Bà thì lần nào cũng hơi thất vọng. Thất vọng ở chỗ khu vực chánh điện rất nhiều tàn nhang vương vãi dưới nền, ở ngoài có để biển nhắc nhở “Không mang giầy, dép vào chánh điện” nhưng “có cũng như không”, cũng phải thôi dưới sàn tàn nhang phủ đầy, không đi giầy hay dép thì cũng không được.
Mỗi lần đi chùa, dù ở đâu cũng vậy mới thấy dân mình đi chùa nhưng đa số vẫn không chịu hiểu về tinh thần vô vi của nhà Phật. Ai cũng muốn cái gì tốt đẹp cho mình mà chẳng cần xem đến xung quanh, nhang thì cầm nguyên bó để đốt, khói bốc lên nghi ngút tạo nên cảnh hỗn loạn, mặc dù nhà chùa cũng đã nhắc nhở chỉ nên sử dụng 1 cây thôi.
Ai cũng nghĩ rằng càng nhiều nhang thì càng linh thiêng thì phải !!?? Chính vì những tư tưởng, suy nghĩ “thiển cận” như vậy nên mới có tình trạng đốt giấy tiền vàng bạc, nhà lầu xe hơi hay thậm chí iPad, iPhone… cho người đã khuất, gây nên lãng phí lớn. Nhưng không ai chịu hiểu rằng, trong đạo Phật không hề có chủ trương đốt giấy tiền vàng bạc, mà tất cả đều do người tàu bày vẽ ra trong thời kỳ đô hộ mình.
Quả đúng như xưa kia khi Khổng Minh dùng kế dụ được Tư Mã Ý vào hẻm núi cụt và cho binh lính nổi lửa lên đốt, lúc này cả Khổng Minh và Tư Mã Ý đều đinh ninh rằng “đã tới số” thì bất ngờ từ đâu có 1 cơn mưa dông nổi lên mặc dù là khu vực đang đánh nhau trời nắng chang chang, và điều bất ngờ nữa là cơn mưa chỉ xảy ra tại hẻm núi đó.
Khổng Minh thấy vậy chỉ biết ngẩng mặt lên trời mà than rằng (không nhớ rõ nguyên văn): “Nhơn nguyện như thử, thiên lý dị nhiên” đại khái là “Người muốn nhưng trời cho phép”.
Cái ý tưởng trekking ban đầu lên kế hoạch do đã nắm thông tin là các bạn không về quê và cũng rủ rê bằng miệng trước đó rồi, nhưng đùng 1 cái…tự nhiên kéo nhau về hết — WTF.
Còn vụ đi Phan Thiết, số là vầy gấu được chị đồng nghiệp cho 1 voucher miễn phí (tổng giám đốc cho đấy nhé) ở Resort Decentury phòng Deluxe, sau đó xin thêm 1 cái nữa để 4 anh em đi. Gọi điện thoại đến Resort thì nghe được 1 tin động trời “Ngày lễ chỉ nhận đặt từ 2 đêm trở lên”…Chẹp, thế là bể sô lần 2.
Sau đó quyết định chọn Đà Lạt, liên hệ đặt phòng trước đó 2 ngày (mặc dù chả có hy vọng gì) nhưng “xui” cái là có phòng, đến 2 ks luôn, mừng thầm. Sau đó đặt xe, thì ôi thôi từ Phương Trang, Thành Bưởi cho đến Sinh Cafe không ai có vé hết… Thế là…bể sô lần 3.
Đúng là “Người muốn mà Trời chưa cho đây”
Thế là hết, dự định là ở nhà đi lăng quăng thì đột nhiên gấu gợi ý “Hay là đi Tây Ninh đi chùa đi…”. Sau vài giây suy nghĩ: “OK men”.
Lên đường!
Trên đường đi từ cầu Vượt cho đến địa phận Tây Ninh, đúng như dự đoán đường xá đông nghẹt, toàn xe gắn máy. Chạy cà nhích, cà nhích qua khỏi cầu vượt Củ Chi mới đỡ hơn, qua đến địa phận Tây Ninh thì thoáng hơn do không có con lươn phân cách.
Thời tiết hôm 2/9 quả là tuyệt vời, trời u u mát mẻ, không nắng. Khi đến chân núi thì có mưa nhẹ, nhưng như vậy càng thích.

Cổng vào Núi Bà Đen, Tây Ninh

Đi xe lửa vào chân núi

Một ngôi chùa nằm trên đường lên núi.
Cũng như mọi lần, leo núi bằng chân chứ không bằng cáp treo =)). Lâu lâu leo núi “phê thật”, xung quanh toàn người với người cũng vui vui. Đường lên núi hay bên cây xanh phủ mát, lại có những nhà dừng chân (Pavilion), đây là điểm tui đánh giá cao ở Núi Bà Đen. Thời tiết mát mẻ đến nỗi mà mát lạnh luôn, khoái cái cảm giác đó thêm với mùi cỏ cây…chẹp chẹp.
Suốt quãng đường từ chân núi bạn sẽ gặp những người tải hàng như vậy. Công việc vất vả nhưng họ được trả công rất thấp, theo hỏi thăm thì được biết một lần tải hàng như vậy tiền công chỉ khoảng vài chục ngàn


Sau quãng đường leo núi vất vả thì cũng lên được đến chùa, nhiều lần đi chùa Bà thì lần nào cũng hơi thất vọng. Thất vọng ở chỗ khu vực chánh điện rất nhiều tàn nhang vương vãi dưới nền, ở ngoài có để biển nhắc nhở “Không mang giầy, dép vào chánh điện” nhưng “có cũng như không”, cũng phải thôi dưới sàn tàn nhang phủ đầy, không đi giầy hay dép thì cũng không được.
Mỗi lần đi chùa, dù ở đâu cũng vậy mới thấy dân mình đi chùa nhưng đa số vẫn không chịu hiểu về tinh thần vô vi của nhà Phật. Ai cũng muốn cái gì tốt đẹp cho mình mà chẳng cần xem đến xung quanh, nhang thì cầm nguyên bó để đốt, khói bốc lên nghi ngút tạo nên cảnh hỗn loạn, mặc dù nhà chùa cũng đã nhắc nhở chỉ nên sử dụng 1 cây thôi.
Ai cũng nghĩ rằng càng nhiều nhang thì càng linh thiêng thì phải !!?? Chính vì những tư tưởng, suy nghĩ “thiển cận” như vậy nên mới có tình trạng đốt giấy tiền vàng bạc, nhà lầu xe hơi hay thậm chí iPad, iPhone… cho người đã khuất, gây nên lãng phí lớn. Nhưng không ai chịu hiểu rằng, trong đạo Phật không hề có chủ trương đốt giấy tiền vàng bạc, mà tất cả đều do người tàu bày vẽ ra trong thời kỳ đô hộ mình.