What's new

Forester-Bạn là ai?

Thực ra khu rừng chúng tôi đang đi là rừng phòng hộ vì nó vốn là rừng tự nhiên, nguyên sinh, còn nhiều loài gỗ quý. Đáng ra, khu này chỉ khoanh nuôi, bảo vệ chứ không cho phát rừng làm nương. Nhưng bà con vẫn làm vì hai lý do. Thứ nhất là đã làm nương ở vùng này từ lâu. Những chỗ đất kẹt nằm gần dưới chân núi cũng tiện cho việc trồng tỉa, bảo vệ. Thứ hai, ngoài chỗ đất ít ỏi này (vì xung quanh toàn đá), bà con cũng chẳng biết kiếm đất ở đây mà lần hồi trồng trọt, cấy hái kiếm ăn. Thế là ông nhà nước đành thỏa hiệp: Chỗ nào bà con đã phát làm nương thì tiếp tục sử dụng đến khi nương ót mà không cho phát mới=)). Nhưng quan xa, dân gần, cuộc sống thúc ép, bà con tranh thủ lúc nào phát đựơc, ở đâu phát được là làm ngay:)). Do đó, nếu để ý kỹ các vạt nương, vẫn thấy các gốc cây to chưa mục hết. Điều đó chứng tỏ, mảnh nương này cũng mới được phát gần đây.

sieuthiNHANH2009091826038zgmxyjaymw195471.jpeg

Ngoài xa, những tán rừng nhiều tầng vẫn vươn lên xanh tốt, để đợi một ngày có người đến hỏi thăm:gun. Bà con còn nghèo lắm, ăn còn chưa đủ. Lại có bọn đầu lậu bên ngoài xúi bẩy thì để có hàng trăm năm mới có cánh rừng kia, nhưng chỉ cần vài tiếng đồng hồ, tất cả sẽ ngã đổ lên xe, kìn kìn trở về xuôi.

sieuthiNHANH2009091826038mtk4n2i4zd127140.jpeg


sieuthiNHANH2009091826038mmy4mjqwnz252547.jpeg
 
Con đường mòn với những thảm lá mục dày, có lúc như khuất hẳn dưới những bụi cây lúp xúp, chỉ những người quen đi mới phát hiện ra. Hai bên đường, cây mọc ken dày đủ loại. Có những cây, chúng tôi cũng không biết hết tên, còn những người trong đoàn, khi được hỏi thì nói một cái tên nào đấy theo tiếng địa phương. Mặt trời đã lên cao nhưng ánh sáng lọt xuống dưới đất qua tán lá dày rất ít. Thậm chí, để chụp được ảnh phải dùng flash mới chụp được. Được đi dưới những cánh rừng như vậy cũng là một may mắn của chúng tôi.

Tôi có hỏi các anh dẫn đường là ở đây có loài động vật quý gì không. Mấy anh cho biết vùng này xưa có rất nhiều lợn rừng. Khi chưa thu súng, trong thôn vẫn còn đi săn được chúng, có khi còn bắt sống. Số là ở vùng này có một hẻm núi cụt. Khi đi săn, mọi người chia nhau chặn các ngả đường để dồn lợn vào hẻm cụt. Sau khi lao vào hẻm, lợn rừng rơi vào cái bẫy tự nhiên ở cuối đường cụt. Thế là chúng bị bắt sống. Với những con to và hung dữ, mọi người phải bắn hạ chúng mới mang về được.

Vùng này cũng có nhiều rùa cạn và nhím, hon. Người ta hay bắt rùa để nấu cao. Từ khi bị cấm, việc săn bắn vẫn lén lút diễn ra. Mấy anh chỉ cho tôi cách phát hiện rùa núi từ những quả cây bị ăn dở nằm dưới gốc cây. Lần theo dấu vết đó thế nào cũng phát hiện được rùa. Tuy nhiên, nhiều khi chúng chui sâu trong khe đá, khó mà bắt được chúng.

Bây giờ, số lượng của chúng cũng đã giảm nhiều do săn bắt quá mức. Ngày xưa, con rùa núi bắt được nặng vài kg, nay chỉ như bàn tay mà cũng hiếm:(

sieuthiNHANH2009091826038ywe2mwizm2232159.jpeg

Những cây nghiến với vỏ đen xù xì không lẫn vào đâu được trong số cây rừng. Nghiến núi đá, tốc độ mọc và phát triển cực chậm và cây non tái sinh tự nhiên, con người chưa nhân được giống. Cho nên, khi cây nghiến bị cưa đổ, khả năng tái sinh trên núi đá gần như không có. Nên một khi đã mất đi, không làm sao tái tạo lại như cũ được nữa. Có chăng, lại phải trải qua các quá trình tự nhiên lâu dài, có khi hàng trăm năm.

sieuthiNHANH2009091826038yjgxmjuxow251098.jpeg


sieuthiNHANH2009091826038yzcxn2q5y2240044.jpeg

Vậy mà có khi, cây nghiến hạ xuống chỉ để băm vụn làm thớt (cho dễ vận chuyển, tiêu thụ). Mà cái thớt cũng chỉ lấy từ tâm chở ra, không bao giờ lấy lõi để tránh bị nứt. Chúng ta đang lãng phí tài nguyên một cách ghê gớm, nhưng phân tích sâu xa như vậy, chả có ý nghĩa gì với bà con ở đây:T
 
Last edited:
Đã lâu mới lại vào viết tiếp vì bận chuẩn bị kết thúc, đóng lại cuộc phượt bốn năm ở Bắc Kạn này. Đến, dù có ở bao lâu cũng sẽ tới một ngày phải đi. Biết là vậy nhưng không thể không lưu luyến:(

Mai lên liên hoan chia tay, chỉ cần uống với mỗi người một chén là đã không về được. Đã có đủ tư liệu để viết về vùng này. Các hình ảnh và tư liệu dưới đây được thu thập từ năm 2006, những ngày mới lên. Những chuyến xuyên rừng đầu tiên, những cú xuyên rừng cuối cùng...Vậy mà đã bốn năm.

Ngay bây giờ, chắc cũng chưa cảm nhận hết mọi thứ từ vùng đất, con người, núi non này, nhưng có lẽ những năm tháng đã đi, đã làm việc, đã sống với bà con H'mông, Dao, Tầy, Nùng...nơi đây sẽ là những kỷ niệm khó phai. Sẽ cố gắng viết lại để chia sẻ với ACE nhà phượt.
--------------------------------------------------------------

Sau vài lần nghỉ lấy sức, đi hết khu rừng núi đá là đến nương lúa nhà Lai-một trong hai người dẫn đường. Đó là một sườn đồi rộng, tỷ lệ đá nổi ít có khi đến mấy trục bung (một bung= 1,000 m2). Nhìn những thân cây chết đứng hoặc đổ bị cháy đen, tôi cũng biết khu này mới được phát làm lúa nương vài năm nay thôi. Dù phải đi xa làm nương nhưng tôi cũng mừng cho nhà Lai vì đã khai phá được mảnh nương to, có thêm lúa để ăn và bán vì nhà Lai nghèo lắm.

sieuthiNHANH2009091826038nzm3njjjot242503.jpeg

Giữa nương lúa hiện lên cái chòi canh bốn bề trống hoác. Đó là nơi gia đình hay cử người thay phiên nhau ở lại canh nương. Thường thì bà cụ già mẹ Lai hay ở lại. Chòi cũng là nơi chứa các nhánh lúa được bó lại thành từng bó, khi khô hết sẽ được gùi về nhà. Trong cái chòi đó, có bao nhiêu thứ khiến người miền xuôi như tôi phải kinh ngạc để rồi cảm nhận thêm cuộc sống gian khó của bà con nơi đây.

sieuthiNHANH2009091826038zmnlmjjjm2215084.jpeg



sieuthiNHANH2009091826038otjkyzlhow248426.jpeg
 
dù mắt đã díp dìm dịp cũng phải login vào nói lời cảm ơn bác, cảm ơn bác đã cho em được đi qua, được cảm nhận với rất nhiều cảm xúc với những cung đường, bản làng, cuộc sống, số phận của những người ae miền sơn cước
 
Cảm ơn bác homeless man, em vào phuot.com lần đầu là đọc topic của bác. Bác đã truyền cho em cái máu, cái lửa...để theo dấu chân những phượt gia chính hãng. Vì thế, sau Tết này em làm chuyến Mộc Châu để tập tọe. Khi thấy ngon sẽ chơi xa, chơi độc hơn !(wait)
Bác có lối viết giản dị, vốn sống dồi dào ...và rất lương thiện, tốt bụng...:) (c).Một lần nữa cảm ơn bác rất nhiều !
 
Cũng đã lâu bỏ hoang cái topic này:)). Tôi biết, nó không phải là topic có đông người tham gia và mang tính giải trí cao như các chuyến đi của các bạn khác, nên rất khó đọc và kén người theo dõi. Bản thân tôi, tôi cũng chỉ cố gắng kể các thông tin mà tôi biết, lại chuyên về rừng rú, mang tính thông tin nhiều hơn là cảm nhận nên cũng không viết nhanh được. Thôi thì các cụ, các bác chịu khó theo dõi nhé, em sẽ lại viết tiếp. Chắc chắn là còn rất nhiều thông tin ạ(NT).

sieuthiNHANH2009091826038ymi1y2q3mj199258.jpeg

Cái nương này do hai vợ chồng Lai cùng bà mẹ già làm. Đi lại thường xuyên ở vùng này thỉnh thoảng tôi cũng gặp bà. Đó là một bà già lần lũi, ít khi bắt chuyện với ai dù chúng tôi cũng hỏi thăm. Bà thường hay ở lại rừng sâu, canh cái nương này trong cái lều trống hoác kia mà ít khi trở về căn nhà lá xiêu vẹo ngoài làng:(.

sieuthiNHANH2009091826038owq1mgiwot232590.jpeg

Tôi có đọc truyện ngắn Sống dễ lắm của Nguyễn Huy Thiệp, trong khó khăn người ta cố nhìn vào mắt nhau mà sống. Ở đây, tôi thấy bà con cũng sống dễ lắm. Chỉ có điều, sống được ở đây hàng ngày phải hạ sơn đi lấy nước tương đối xa. Tất nhiên, đối với mình thì rất xa nhưng với bà con thì cũng không quá khó khăn vì họ đã quen như vậy từ bao đời.

sieuthiNHANH2009091826038zwi1mgyxmg225896.jpeg
 
Lúc quay trở lại,chúng tôi không đi theo đường cũ mà cắt rừng núi đá để đi. Rừng núi đá được xếp vào loại xung yếu là do có độ dốc cao và tốc độ phát triển của cây cực thấp. Đây là lý do rừng có nhiều gỗ quý và tốt đặc biệt là nghiến. Đi ở đây sẽ hiểu thế nào lá đá tai mèo. Những tảng đá bị bào mòn không đều để lại những mũi sắc nhọn. Chắc chắn là không thể leo bằng chân không được vì bị cắt ngay.

sieuthiNHANH2009091826038mdvlmtezng215189.jpeg

Cây nghiến mọc trên đá, rễ dài bò lan trên các tảng đá, tìm các khe nứt và chui xuống. Thậm chí, có khi còn bốc cả tảng đá to lên để rễ luồn vào trông rất cổ quái. Dưới tán rừng, cây tái sinh mọc lúp xúp nhưng do không cạnh tranh được nên chỉ vài năm là chết. Trừ phi cây lớn chết, để lại khoảng trống lớn có ánh sáng, nhưng cây con tái sinh này mới có cơ hội phát triển.

sieuthiNHANH2009091826038y2u4y2fiyw217413.jpeg

Đi lại trên dãy núi này rất khó khăn. Chỉ cần hụt chân là có thể sa vào hố dẫn đến nhẹ cũng là bong gân. Mà nếu bị ở đây thì chỉ có nước về làng để gọi người vào khiêng ra chứ không ai cõng được. Do được dặn kỹ điều này từ trước nên chúng tôi đi lại rất cẩn thận.

sieuthiNHANH2009091826038ztliythinj215532.jpeg
 
Bên mỗi gốc nghiến già, đứng lại nhờ anh em chụp cho kiểu ảnh để về làm kỷ niệm vì lần đầu tiên được thấy tận mắt, sờ tận tay. Sau này, đi nhiều nơi, ặp nhiều cây nghiến già hơn, to hơn nhưng lại thấy buồn hơn vì phần lớn chúng đã bị đổ gục rồi dưới áp lực của cơm, áo, gạo tiền đối với người nghèo và mưu mô toan tính của đầu lậu gỗ.

sieuthiNHANH2009091826038mtzindy4od202065.jpeg

Nghiến là loại được bảo vệ nghiêm ngặt dưới góc độ pháp luật. Nếu chặt một cây gỗ mà bị bắt người vi phạm sẽ bị sử bằng hình sự ngay chứ không áp dụng biện pháp hành chính. Tuy nhiên, nghiến vẫn đổ vì vẫn bán được, vẫn có đường đi, vẫn có liên minh ma quỷ để lọt qua khe cửa hẹp:T

sieuthiNHANH2009091826038mdvjnme4zj210263.jpeg

Vùng này không có vắt xanh, vắt đất nên đi cũng dễ. Khi nóng quá thì có thể cởi bỏ áo ngoài. Nơi có vắt mà làm thế thì chết luôn:Dam
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,462
Bài viết
1,153,034
Members
190,097
Latest member
bonghongvu
Back
Top