What's new

Forester-Bạn là ai?

Tiếp tục đi, chúng tôi lọt vào một hủm tương đối rộng có tên là hủm Chuối Hột. Hủm là từ dùng để chỉ cái thung lũng nhỏ nằm kẹt giữa hai khe núi. Hủm có cái tên như vậy do ở đây toàn chuối rừng. Những cây chuối rừng thường không cho quả nhưng hoa của nó lại rất đẹp. Nổi bật nên giữa mầu xanh của lá, của rừng là cái hoa đỏ tươi chĩa thẳng lên trời. Loại chuối này, người dân thường lấy thân về thái rồi bỏ vào cối giã nhỏ nuôi lợn. Nhưng ở đây xa và nhiều lắm nên chẳng ai vào lấy nên đã mọc thành rừng.

Dưới thảm rừng, những thân chuối chết đổ gục rải rác bị lớp guột che phủ đi nhưng ở các thân cây đang mục ruỗng đó thường có nhiều vắt đất. Nếu không chú ý giẫm vào, có khi ăn đủ:T

sieuthiNHANH2009091625838zmyyodqynz246296.jpeg

Đi cũng đã được khá lâu, chúng tôi dừng lại nghỉ tí. Các chị phụ nữ thì kiếm các tảng đá sạch, có nắng chiếu vào, để ngồi cho an toàn với lũ vắt đất.


sieuthiNHANH2009091625838ndhjoge4nz261211.jpeg


sieuthiNHANH2009091625838mmnjody5zw265163.jpeg

Mọi người cũng đã bắt đầu khát nước. Tôi có một chai nhỏ mang theo nhưng đường đi còn dài, tôi cũng không biết cách nào kiếm được nước trong rừng nên không biết xử trí thế nào.

Trái với lo lắng của tôi, một chị cầm dao ra bụi nứa gần đó, chọn cây nứa non và chặt một cây. Vết chặt nằm dưới đốt cây. Sau đó chị chặt thành các ống như loại làm cơm lam vậy. Trong cái ống nứa non có nước. Dù không nhiều nhưng mỗi người một cây nứa là đủ giải khát. Nước chỉ có ở vài đốt gần gốc. Mùi vị của nó ngái mùi nứa nhưng rất ngon. Thế là có bài học. Đi trek vùng có nứa không phải mang theo nước uống=)).
 
Last edited:
Vậy là không phải mang theo nước, nhưng phải mang con dao to phải không bác?

Dao thì tất nhiên phải mang rồi, không phải bàn nhiều. Còn nếu không phải mang nước thì đã là phúc lớn cho người leo núi=)). Khi leo mất nhiều nước. Càng đi lâu càng mất nhiều, lại mệt mỏi. Chỉ cần thêm chai nước nữa thì có khác gì đá đeo:)). Nếu ý trí mà suy kiệt thì có khi có gì trên người lại chả vứt hết ấy chứ:T

Cần nói thêm là loại nước trong ống nứa này rất sạch và không độc. Nứa cũng có nhiều loại. Nứa không có gai như tre nhưng lại mọc theo bụi. Nó khác hoàn toàn với các loại vầu, trúc mọc theo từng cây đơn lẻ. Một điều phải chú ý là nứa cũng có nhiều loại như nứa tép (thân nhỏ), nứa ngộ (thân rất to-như vầu), nứa thường (nứa sào-thân nhỏ hơn nứa ngộ). Nói chung, nứa thân mỏng.

Cây già hay nứt vỏ, nước mưa có thể lọt vào. Ngoài ra lúc non, nó cũng bị sâu vòi voi tấn công nên để lại các lỗ thủng trên cây và phân sâu trong lõi. Khi chọn các cây nứa để lấy nước uống, nên chọn cây còn non, lành lặn sẽ nhiều nước và an toàn. Nếu nước có mầu đỏ hay mùi khác thường thì tuyệt nhiên không được uống(NT).

Sau khi nghỉ và uống nước trong thân nứa, chúng tôi đi tiếp. Lúc này chỉ còn 3 chị dẫn đầu, tôi đi cuối. Anh kiểm lâm đã té sớm rồi. Chúng tôi đi vào rừng hỗn giao vầu gỗ. Tức là trong rừng, ngoài các cây gỗ ra, vầu mọc xen phía dưới hay mọc theo đám: chỗ vầu, chỗ nứa. Trong ảnh, các cây vầu đơn lẻ mọc dưới tán cây.

sieuthiNHANH2009091625838nwziyzzkmm247628.jpeg

Nói kỹ cây vầu một chút. Vầu thuộc họ tre nhưng không gai, thân thẳng và lớp thịt tương đối dày. Trung bình cây có đường kính 6-10cm, tùy nơi đất tốt hay xấu. Khác với tre nứa ra măng vào mùa mưa, vầu ra măng vào mùa đông. Các rễ vầu ăn ngang mặt đất và mỗi mắt cho một cây. Mỗi cây vầu có thể cách nhau đến cả mét. Bác nào xem Thập diện mai phục hay Ngọa hổ tàng long thì thấy quay cảnh đánh nhau trong rừng vầu. Mỗi cây đều mọc thẳng, cánh biệt nhau chứ không theo bụi và có gai như tre.

Măng vầu cũng rất đặc biệt. Lúc đầu mùa đông, măng vầu mới nhú khỏi đất thì rất ngon. Nếu nó được khai thác lúc này thì ăn rất ngọt và bán được tiền do mùa đông, rau và các loại măng tươi khác hiếm. Tuy nhiên cũng cái măng này, khi bắt đầu có sấm (cuối đông, đầu hạ) thì lại đắng kinh khủng. Đây là lúc những người thích măng đắng sẽ có sản phẩm măng vầu tươi để ăn. Một lời khuyên là ai bị huyết áp thấp thì không nên ăn nhiều cái này.

Nếu là măng đã ra khỏi đất nữa thì thôi rồi, đắng hơn khổ qua rất nhiều. Nhưng ở đời, lại có nhiều người thích vị đắng cay:))
 
Thực ra trong rừng đôi khi cũng bắt gặp một số lạch nước nhỏ. Nhìn qua thì có vẻ trong nhưng thực sự là không an toàn vì không đảm bảo hàm lượng, chỉ tiêu vi sinh. Bần cùng mới phải lấy nước này uống nhưng phải đun sôi kỹ. Nhưng mà đi rừng thì làm gì lúc nào cũng có đủ dụng cụ. Có thể dùng hóa chất làm sạch nước nhưng mùi khó uống.

Em đã tận mắt thấy người dân tộc uống nước suối này. Lấy một cọng cỏ ống hay thân cây nhỏ rỗng ruột để uống. Không dùng tay vục nước vì nước nông, vẩn đục và có thể lẫn cả sán, đỉa...Nếu không phải là vấn đề sống chết thì anh em phượt ta ngàn lần không nên dùng cách này:help.

sieuthiNHANH2009091625838ota3zjvkyt195327.jpeg

Rồi cuối cùng nhóm cũng đi vào các hẻm núi, luồn lách qua các khe đá và tiếp tục leo lên cao. Mấy chị dẫn đường, người đi ủng, người đi dép lê chân chần. Và không phải họ quen với vắt. Họ cũng bị vắt cắn nhưng đó là điều bình thường đối với họ.

sieuthiNHANH2009091625838yjvhowqyyt201573.jpeg
 
Nhiều bụi nứa đổ do gió chắn ngang đường. Không đủ công sức mà phát bỏ đám nứa ngổn ngang này nên tốt nhất là cố luồn qua chúng mà đi. Do không bị lấy măng nên các bụi nứa rất to. Mấy chị dẫn đường nói, ngày xưa chỗ này là nương của gia đình. Sau đó nương ót (cạn kiệt) nên đã bỏ hoang cả trục năm nay. Nứa đã mọc kín. Cũng như tre, nứa thuộc loại trồi gốc, cây sau mọc trên cây trước nên gốc cao khỏi mặt đất nên khi có gió to rất hay bị đổ.

sieuthiNHANH2009091625838zjizntdjnm247373.jpeg

Rồi thì chúng tôi lại tụt xuống một thung lũng nhỏ toàn chuối rừng. Những cây chuối thân mảnh nhưng rất cao. Đặc trưng của các loại cây sống trong rừng nhiều tầng hỗn giao, cần vươn cao để lấy ánh sáng. Thỉnh thoảng, mấy cây chuối lại bị chặt ngang thân cho đổ xuống, coi như là đánh dấu đường về. Dưới tán chuối xanh và dày, hầu như không có cỏ hay guột gì vì lượng ánh sáng lọt được xuống đất còn quá ít, không đủ cho các loài khác sinh sống, dù ngay cả loại sống dưới tán và ưa bóng:T

sieuthiNHANH2009091625838mjazmdyznz247821.jpeg
 
Chúng tôi cứ đi, đi mãi. Hết lên dốc cao lại tụt xuống hủm sâu. Hết đi trong rừng nứa vầu lại vào rừng chuối. Các bác có thể hỏi đi làm cái gì, có cái gì hay ho mà trèo leo, hành xác à. Xin thưa là nhóm phải luồn sâu vào rừng theo từ chuyên môn thì gọi là đi phát tuyến để chuẩn bị cho cái "inventory survey" mà nói nôm na là đi điều tra hiện trạng và trữ lượng (cây) rừng. Phát tuyến (mở đường) là công đoạn đầu tiên cho việc đánh giá trữ lượng gỗ, chủng loại gỗ, các loại lâm đặc sản, cây tái sinh...

sieuthiNHANH2009091826038ywqwnzlhmj240425.jpeg

Buổi trưa, chúng tôi nghỉ lại bên một vạt rừng nứa. Chặt mấy tầu lá chuối làm ghế ngồi, mọi người bỏ đồ đã chuẩn bị sẵn ra ăn. Tất cả đồ ăn, chúng tôi đã đặt làm sẵn từ ngoài huyện, sau đó đi hơn 30km vào xã chia cho mọi người mang theo ăn đường. Một gói xôi ruốc 5k vào năm 2006 cũng đủ lưng lửng dạ cho chúng tôi, nhưng với các chị dẫn đường này chắc chẳng ăn thua gì. Tôi để ý, mấy chị phụ nữ chỉ ăn xôi ruốc mà để lại hộp sữa. Tôi tế nhị không hỏi nhưng biết chắc rằng các chị sẽ để lại, mang về cho con:(.

Chỉ những người phụ nữ họ mới làm vậy. Dù đi đâu, làm gì, ăn gì, họ đều nghĩ đến con của mình. Tôi chỉ biết lặng lẽ quan sát và không lỡ chụp ảnh họ vào lúc này. Bữa trưa nhanh chóng kết thúc, chúng tôi nghỉ một chút. Xem lại bản đồ, chuẩn lại phương hướng và tiếp tục tiến sâu vào rừng.

sieuthiNHANH2009091826038owvknmvlzj239960.jpeg


sieuthiNHANH2009091826038mjvjywfhnz241873.jpeg
 
Rồi thì rừng chuối, tre nứa cũng lùi lại phía sau. Chúng tôi tiến sát đến khu rừng già trên núi đá ở độ cao lớn hơn. Có nghĩa là chúng tôi đã đi vào địa phận rừng phòng hộ. Cây mọc um tùm với nhiều tầng khác nhau. Dây leo chằng chịt. Bắt gặp cây nghiến đầu tiên. Nó to cỡ 2 người ôm nhưng ở đây tán rừng dày quá nên tối thui. Ảnh chụp không có rõ. Chỉ thấy cái gốc cây to tướng, xù xì.

Để kể các bác nghe về cây nghiến. Tuy không phải thuộc nhóm tứ thiết, nghiến thuộc nhóm 2 cũng là loại gỗ quý. Người Thái còn gọi gỗ nghiến là Kiêng. Cái cây này nó đặc biệt là nó cháy khi còn tươi. Bọn lâm tặc, nó đẽo vỏ cây nghiến để vài ngày cho ra nhựa. Sau đó chất tí củi vào và đốt. Nhựa cây sẽ bắt lửa và cháy. Dù gỗ còn tươi nhưng do có cái nhựa nên cả cây gỗ cứ âm ỉ cháy. Vài ngày sau là đổ mà không phải chặt. Những cây nghiến già có tầm gửi mọc trên cây. Loại tầm gửi này lấy ngâm rượu uống cũng công hiệu như Viagra vậy=)).

sieuthiNHANH2009091826038m2exzdzhnj170437.jpeg

Đi thêm một đoạn, bắt đầu thấy dấu vết gỗ bị khai thác. Những thân cây to bị cưa đốn đã lâu không hiểu vì sao bị vứt bỏ, nằm rải rác và có cây đã mục. Các vết cưa trên thân gỗ còn nhìn rõ.

sieuthiNHANH2009091826038mwnlndazm2223667.jpeg


sieuthiNHANH2009091826038ywu5yzfkng188030.jpeg
 
Những gốc cây xì xì đã bị chặt từ lúc nào. Trên vết chặt nham nhở, những cây con tái sinh mọc lên chằng chịt. Nếu cứ để như vậy, cái mầm tốt nhất chỗ này sau sẽ thành một cây mới. Các mầm khác sẽ chết đi do không cạnh tranh đủ dinh dưỡng. Vấn đề là nó không chết ngay mà cứ lay lắt mãi nên làm tốc độ tái sinh rừng có thể chậm lại so với trồng mới từ đầu(NO).

Người ta tính trung bình ở phía Bắc, để rừng từ khi bị chặt trắng cho đến khi có thể khai thác lại được là 27 năm với điều kiện là không được xâm hại gì trong khoảng thời gian hơn 1/4 thế kỷ đó. Lâu quá, lâu quá, cái này chắc người dân nghèo không chờ được. Thế là rừng tái sinh cứ bị phá đi phá lại thành ra rừng nghèo kiệt, cây bụi :( :T

sieuthiNHANH2009091826038mjc3zdqyyw209745.jpeg


Trong rừng già đã có sự nhòm ngó của con người, chúng tôi bắt gặp nhiều vết chân lợn rừng. Nhiều vết còn rất mới và to. Tôi được dặn là nếu gặp lợn lòi thì hãy nấp đi, đừng đối mặt với chúng. Con lợn lòi, khi bị nguy hiểm sẽ hộc lên một tiếng và lao thẳng vào người đối diện. Hai nanh của nó là thứ vũ khí sát thương cực kỳ nguy hiểm...

Các chị cũng kể rằng, cách đây chưa lâu, khi súng săn còn chưa bị thu nộp thì trong làng thỉnh thoảng vẫn bắn được lợn rừng về phá nương. Con lớn nhất bắn được phải trên 1 tạ, với cái nanh dài hơn trục phân. Bây giờ, ở đây vẫn còn lợn nhưng súng bị thu rồi nên không ai săn công khai nữa. Nói thật, trong mấy năm trên này, thỉnh thoảng chúng em cũng mua được thịt lợn rừng về chén. Nhưng chỉ là mua chui thôi:gun.

sieuthiNHANH2009091826038mmjiotuwzm251433.jpeg

Trên cao, không còn tre nứa. Các cây gỗ to đổ chắn ngang lối đi. Chúng tôi phải rất vất vả để leo qua và tiếp tục hòa mình vào những cánh rừng già rậm rạp. Trời về chiều oi nóng. Mồ hôi ra như tắm dính và nhớp nháp. Thỉnh thoảng nghỉ lại bên những tán rừng ánh sáng chỉ lọt qua nhờ nhờ. Ở đây, đã cách xa thôn lắm rồi. Không còn nghe thấy âm thanh của cuộc sống thường ngày. Ngay cả muông thú, chim chóc cũng không có tiếng động. Chỉ có tiếng lá rì rào xen lẫn tiếng lá khô vỡ dưới chân người đi...
 
Last edited:
Trời đã ngả bóng dài và thấm mệt, chúng tôi quyết định đánh dấu đường và quay trở lại vì các bác cũng biết, trong rừng trời tối nhanh lắm. Chúng tôi đã leo đến được khe Lều Cháy-là một khoảng đẩt trống ở trên cao nhất mà người địa phương đã từng đến làm nương. Khu này có tên là Lều Cháy vì ngày xưa, người dân làm lều ở canh nương và họ (thay nhau) ở lại đó suốt mùa rẫy cho đến khi thu hoạch song mới về. Củi lửa ở đây để cả ngày nhờ mấy súc gỗ to. Có lẽ vì lý do gì đó mà cái lều bị cháy mang đi toàn bộ công sức của cả gia đình trong một mùa nương. Vì lẽ đó, người ta gọi tên cái hủm này như vậy=))

Bây giờ, dù cây bụi dã mọc kín nhưng khoảng đất khá quang đãng. Từ rừng chui ra, chúng tôi có điều kiện nhìn lại chính nơi chúng tôi đã đi (bên dưới). Những thân cây mọc thẳng vượt hẳn lên trên tạo thành tầng cao nhất. Các loài khác chia nhau mọc ở dưới. Những cây nghiến núi đá, hàng trăm năm tuổi mọc trên đỉnh, những nơi hiểm trở để tránh cái nhòm ngó của lâm tặc:Dam

sieuthiNHANH2009091826038zwu5zweynw211119.jpeg

Rồi chúng tôi lại luồn bên dưới, quay trở lại. Lại những tán rừng rậm rạp, lại những rừng chuối tốt um. Nhưng trên đường về, tôi không còn háo hức như lúc đi. Phần do mệt, phần do cái gì cần biết đã biết cả rồi:)). Mấy chị phụ nữ vẫn miệt mài đi trước, tôi lặng lẽ theo sau. Ảnh chụp cũng ít hơn, mắt chỉ chăm chăm nhìn xuống đất, lần mò lối đi để hạ sơn cho an toàn=))

sieuthiNHANH2009091826038owywmthhmg218940.jpeg


sieuthiNHANH2009091826038nmu0ymeyod214964.jpeg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,647
Bài viết
1,154,466
Members
190,155
Latest member
ncvinh123
Back
Top