What's new

Quảng Trị - Mảnh đất kiên cường

Tôi vốn không sinh ra ở mảnh đất này nhưng cảm thấy rất yêu quý và gắn bó với Quảng Trị. Quảng Trị - mảnh đất của gió Lào cát trắng, của một thời đạn bom khói lửa. Quảng Trị là một chiến trường ác liệt trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ với các địa danh nổi tiếng như: Cầu Hiền Lương, Cửa Tùng, Vĩ tuyến 17, địa đạo Vịnh Mốc… Chia lửa với Quảng Trị, miền Bắc chắt chiu từng viên đạn, hạt muối, hạt gạo gởi vào Quảng Trị và hàng vạn chàng trai từ khắp mọi miền Tổ quốc đã lên đường tòng quân. Nhiều người đã mãi mãi nằm lại trên mảnh đất này. Có lẽ không có nơi đâu trên dải đất hình chữ S này có nhiều nghĩa trang như Quảng Trị, 72 nghĩa trang liệt sỹ trong đó có có 2 nghĩa trang liệt sỹ cấp quốc gia: Nghĩa trang Trường Sơn và nghĩa trang đường 9. Quảng trị - nơi có 2 thị xã là Đồng Hà và Quảng Trị, nơi có 2 dòng sông mãi khắc ghi vào lịch sử: sông Bến Hải và sông Thạch Hãn.

Hàng năm cứ ngày 27/7, hình ảnh người dân và những đồng đội đã từng sống chiến đấu taị Quảng trị thả những bông hoa tươi thắm bên dòng sông Thạch Hãn, những nọn nến được thắp sáng lung linh ở Nghĩa trang Trường Sơn vẫn luôn ám ảnh tôi. Năm nay chọn đúng dịp 27/7, tôi lại về Quảng trị, hòa vào dòng người đổ về Nghĩa trang Trường sơn, Nghĩa trang đường 9 để thắp những nén nhang cho những chiến sỹ đã ngã xuống cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

Đã được gửi đăng bởi 2Su! (20/01/2011)
 
Last edited by a moderator:
Bên ven bờ Hiền Lương ...

Lịch sử nói về dòng sông Bến Hải và cầu Hiền Lương như một biểu tượng cách chia vĩ đại của dân tộc. Dòng sông Bến Hải bắt nguồn từ dãy Trường Sơn ở phía Tây, dòng chảy khỏe, nước trong và hai bên bờ cây cỏ xanh um. Nhưng nó đã từng là bãi chiến trường khốc liệt trong suốt 21 năm chiến tranh.

Sau ngày ký kết hiệp định Geneva (20/7/1954), con sông này được cả thế giới biết đến. Theo hiệp định, đất nước Việt Nam chia thành hai miền: Bắc-Nam, dòng sông Bến Hải thơ mộng trở thành vĩ tuyến chia cắt đất nước, miền Nam - miền Bắc. Vĩnh Linh và Gio Linh trước đó vẫn thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị nhưng sau Hiệp định đã là bờ bên này và bờ bên kia của hai chế độ khác hẳn nhau, làm cho anh em, vợ con cùng một nhà, một gia đình trở thành kẻ Nam, người Bắc.

Lúc đó, vĩ tuyến 17 được coi là ranh giới quân sự tạm thời.

1046afe957594d1.jpg
 
Cột cờ này ở bờ Bắc hay bờ Nam vậy Virgo ?

Nếu ở bờ Bắc thì là mới dựng lại, vì năm 1997 tớ vào đây thì cột cờ bờ Bắc chỉ còn cái nền, không có cột nào hết, còn cột ở bờ nam thì lại vẫn đứng sừng sững.

Lá cờ trên đỉnh cột cờ bờ bắc cũng là một câu chuyện dài...
 
Cột cờ này ở bờ Bắc hay bờ Nam vậy Virgo ?

Nếu ở bờ Bắc thì là mới dựng lại, vì năm 1997 tớ vào đây thì cột cờ bờ Bắc chỉ còn cái nền, không có cột nào hết, còn cột ở bờ nam thì lại vẫn đứng sừng sững.

Lá cờ trên đỉnh cột cờ bờ bắc cũng là một câu chuyện dài...

Bờ bắc đấy Chitto ạ. Mấy lần trước tớ vào cũng có nhìn thấy đâu, lần này thấy xây lại hoành tráng quá :D

Tớ lập topic này để mọi người cùng chia sẻ nhé. Chitto ơi kể chuyện lá cờ trên đỉnh đi :)
 
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải tại Km735 trên quốc lộ 1A, nối liền thôn Hiền Lương ở bờ bắc, thôn Xuân Hòa ở bờ nam, cách cửa Tùng 10km về phía tây. Xưa kia, đoạn sông rộng 100m này chỉ có bến phà. Đến năm 1928, chính quyền phủ Vĩnh Linh huy động sức dân làm một chiếc cầu gỗ, cọc sắt, rộng 2m, trọng tải chỉ đủ cho khách bộ hành. Năm 1931, người Pháp sửa chữa lại nhưng xe cộ muốn qua sông vẫn phải đi bằng phà. Năm 1943, cầu được nâng cấp một lần nữa, lúc này xe cơ giới loại nhỏ có thể qua được. Năm 1950, do nhu cầu quân sự, người Pháp cho xây dựng lại cầu bằng bêtông cốt thép, dài 162m, rộng 3.6m, trọng tải 10 tấn. Cầu tồn tại được hai năm, bị du kích Việt Minh đặt bộc phá đánh sập để ngăn chặn sự tiến công của Pháp.
Tháng 5, 1952, Pháp xây lại cầu mới. Cầu dài 178m, 7 nhịp, trụ bằng bêtông cốt thép, dầm cầu bằng thép, mặt cầu lát bằng gỗ thông, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1.2m, trọng tải cầu tối đa là 18 tấn. Cầu chia làm hai phần, mỗi bên dài 89m, sơn hai màu khác nhau. Bờ Bắc gồm 450 tấm ván mặt cầu, bờ nam 444 tấm. Cầu này tồn tại được 15 năm (1952-1967) bị bom Mỹ đánh sập.
Từ năm 1972-1974, công binh Bắc Việt đã bắc cầu phao dã chiến cách cầu cũ 20m về phía tây. Đến năm 1974, lại cho xây dựng lại bằng bêtông cốt thép dài 186m, rộng 9m, có hành lang cho người đi bộ rộng 1.2m.
Sau tháng 4, 1975, cầu cũ càng ngày càng xuống cấp nghiệm trọng. Năm 1996, Bộ giao thông của Việt Nam cho xây cầu mới, dài 230m, rộng 11,5m, nằm về phía tây cầu cũ. Cầu mới được xây dựng bằng công nghệ đúc đẩy, một phương pháp thực thi hiện đại nhất, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.

-sưu tầm-
 
Bờ bắc đấy Chitto ạ. Mấy lần trước tớ vào cũng có nhìn thấy đâu, lần này thấy xây lại hoành tráng quá :D

Tớ lập topic này để mọi người cùng chia sẻ nhé. Chitto ơi kể chuyện lá cờ trên đỉnh đi :)

Cũng chỉ là mấy chuyện vụn vặt thôi. Mà cũng chỉ là nghe kể lại, không chắc là thật hết.

Lá cờ trên đỉnh cột cờ Bờ bắc thời đó là lá Cờ đỏ sao vàng to nhất nước (VNDCCH), kích thước 6 x 9 m, cột cờ phải làm rất cao để từ thật xa cũng phải nhìn thấy.

Nhưng như mọi người đến đây nhìn thấy, khu vực đó gần biển, lại trống trải, nên gió rất lớn, cờ treo trên đỉnh gió quật suốt ngày nên rất dễ bị rách, dây bị bật. Hơn nữa thời chiến, bom đạn suốt ngày, chỉ cần một viên đạn, một mảnh bom trúng vào lá cờ thủng một lỗ là gió cũng sẽ xé nó rách ngay.

Vì thế mới sinh ra những hình tượng anh hùng giữ cờ, và vá cờ. Nhiều người để giữ cho cờ được kéo lên đỉnh, hoặc hạ cờ rách xuống kéo cờ lành lên đã hi sinh. Có cả một đơn vị bộ đội đóng ở đó chỉ có nhiệm vụ là giữ lá cờ.
 
Về chuyện vá cờ thì có hình tượng Mẹ Diềm, là người ngày đêm vá cờ dưới làn bom đạn. Cứ cờ rách đem xuống là mẹ Diềm đêm ngày vá dưới hầm, với câu nói hồi ấy được đưa vào trong sách vở : "Da thịt rách còn chịu được, cờ rách thì xót lắm không chịu được".

Tuy nhiên theo nhiều người nói thì đó cũng chỉ là một người được dựng thành hình tượng quá hơn sự thực. Trên thực tế, lá cờ lớn như vậy, có vài mẹ Diềm cũng không thể vá được. Hơn nữa nếu lá cờ vá mà treo lên thì cũng chỉ vài trận gió là sẽ rách toang ra ngay.

Cờ ở cầu Hiền Lương là phải nhờ Liên Xô làm bằng loại vải đặc biệt thật tốt, thật dai. Tuy vậy cũng không thể chống chọi lâu được, nên người ta phải có sẵn một "kho cờ" để ở gần đó. Cứ khi cờ rách, trời yên bom đạn là phải hạ cờ xuống thay lá khác. Trong những năm đó phải thay không biết bao nhiêu lá cờ. Mẹ Diềm liên quan nhiều đến kho cờ, nhưng không biết có thực sự vá được bao nhiêu lá cờ?

Những lá cờ rách hạ xuống nghe nói cũng rất được trân trọng, không biết sau thế nào.

Nhắc lại là đây cũng chỉ là chuyện nghe kể thôi nhá.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,427
Bài viết
1,152,737
Members
190,079
Latest member
Quynh258
Back
Top