What's new

[Chia sẻ] Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Đã nghe nói nhiều về Điện Biên nhưng chưa đặt chân đến bao giờ nên cũng muốn đến lắm nhưng chưa tiện để đi, lần này lên kế hoạch trước với xã. Đến lúc thuận tiện là...lên đường!

Bước chuẩn bị thì cũng ko có gì nhiều, chủ yếu gói ghém sao cho hành lý gọn nhẹ chút như vây sẽ tiện hơn cho 1 chuyến đi...hơi bị xa!

Thật ra đây là chuyến đi thứ ba bằng xe máy ra các tỉnh miền Bắc. Chuyến trước thì gởi xe ra Hà Nội rồi sau đó chạy về Sài Gòn, vì vậy chuyến này sẽ làm ngược lại là chạy ra rồi khi về sẽ gởi xe về.

Hành trình có thể chia ra thành 3 phần: 1- Sài Gòn ra Hà Nội. 2 - Hà Nội đi Điện Biên. 3- Một vòng qua vài tỉnh đồng bằng miền Bắc trước khi trở về Hà Nội.

Nhìn lại thì chuyến đi này đã được 2 năm nhưng cảm giác thì vẫn còn nguyên đó.
 
Last edited:
Ra đến QL1A thì thẳng về Phan Thiết.
157669
157671
 
Theo đường Yên Ninh đi ra thì đến Cầu Tri Thủy, bắt qua 1 cái eo nhỏ nối liền đầm Nại và vịnh Phan Rang.
Qua cầu Tri Thủy là đến thôn Tri Thủy thuộc xã Tri Hải, H. Ninh Hải, Ninh Thuận. Cái tên Tri Thủy được cho là bắt nguồn từ từ gốc là Truy Thủy.
Người dân địa phương trước đây còn gọi cầu Tri Thủy là cầu Ông Thiệu. Chuyện là do gia đình cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở đây (bên kia cầu). Sau thì chính TT Thiệu cho xây cây cầu này, từ đó người dân thường gọi luôn là cầu Ông Thiệu.

View attachment 157649View attachment 157650View attachment 157651
Thì ra là vậy. Thks
 
Biển Cà Ná đây rồi. Lần nào qua đây đều cảm thấy thích thú với phong cảnh nơi này. Núi rất khô khan nhưng cảnh biển và núi lại rất đẹp, nước biển nơi này nổi tiếng là trong xanh. Đây là 1 điểm nhấn trong suốt đoạn đường này. Những lần theo hướng từ Sài Gòn ra thì ngừng lại chụp hình biển nơi này. Lần này thì...đi luôn.

Nguồn gốc tên gọi Cà Ná được ông NVT (bút hiệu CVT) - 1 người gốc Chăm xuất thân từ Ninh Thuận trong thời Pháp thuộc, về sau là người biên soạn sách tiếng Chăm, ông giải thích:
Xưa, phía trên núi khu vực này có 1 thôn làng người Chăm (mà nay không còn nữa). Từ con đường phía dưới (nay là QL1A) có 1 ngã rẽ đi lên núi đến làng này. Ngã 3 này trong tiếng Chăm được phiên âm thành Canah Kluw, trong đó "Canah" nghĩa là nơi tách/rẽ ra, còn "Kluw" là ngã 3. Sau thì gọi gọn lại chỉ còn Canah rồi thành Cà Ná như nay ta thường gọi.

157778
157779
157780
 
Last edited:
Nhà hàng Vĩnh Hảo nằm ở khu vực Cà Ná, mang tên Vĩnh Hảo thôi chứ không nằm trên địa phận xã Vĩnh Hảo. Tên gọi Vĩnh Hảo còn gắn liền với tên nước khoáng Vĩnh Hảo - Vichy từ khoảng 90 năm trước.

Dài dòng thêm mắm muối cho vui vui- "Truyền thuyết" về tên gọi Vĩnh Hảo này bắt nguồn từ thời Trần. Khi Trần Nhân Tôn lên làm Thái Thượng Hoàng (vua Trần Anh Tông) thời gian này thì Đại VIệt có ban giao tốt đẹp với Vương quốc Chăm (Chiêm Thành). Vua Chăm lúc đó là Chế Mân có lần mời TTH Trần Nhân Tông sang chơi, giao lưu, nghỉ dưỡng. Nhằm lúc đang rảnh (việc nước có con lo rồi mà) nên Trần Nhân Tông gật đầu cái rụp, lấy xe sang, xăng nhớt đầy đủ phượt luôn qua V.Quốc Chăm chơi theo lời mời. Nghe nói lần này TTH phượt luôn 1 phát mấy tháng qua chơi với Chế Mân. Một hôm 2 người đang ngồi lai rai nhậu nói chuyện đời, bổng TTH thở dài 1 cái, vua Chăm liền gặn hỏi chuyện gì, hay có tiếp đãi thiếu sót gì không thì TTH mới buộc miệng kể chuyện nhà về cô con gái Huyền Trân, đã đến tuổi cập kê mà chưa có ai làm bạn đời, còn lấy ipad mở hình Huyền Trân cho coi. Vua Chế Mân mặc dù lúc đó đã có vợ (Vương hậu) nhưng vừa nghe là nói mà còn thấy hình quá đẹp nữa, vậy là kết liền, đeo bám THH xin cưới CC Huyền Trân ngay và luôn. Nhắc đi nhắc lại chuyện xin cưới này mấy tháng cho đến khi TTH phượt về lại Đại Việt. Sau đó là liên tục nhắn tin zalo, gởi dịch vụ phát chuyển nhanh quà cáp qua xin cưới liên tục. Đại Việt qua bao tranh luận, cuối cùng cũng đồng ý gả CC Huyền Trân cho Chế Mân.

Khi qua VQ Chăm, một ngày nọ nhàn hạ, Huyền Trân đi dạo phong cảnh núi non thì đến nơi có 1 dòng suối xinh đẹp, nước trong vắt mát mẻ. Hỏi người hầu con suối này tên gì, trả lời là không biết. Huyền Trân suy nghĩ 1 lúc rồi đặt tên là Vĩnh Hảo. Vĩnh Hảo theo ý nghĩa mối giao hảo tốt đẹp và lâu bền của Đại Việt và VQ. Chăm. Từ đó tên Vĩnh Hảo ra đời! :).

157781
157782
 
Last edited:
Biển Cà Ná đây rồi. Lần nào qua đây đều cảm thấy thích thú với phong cảnh nơi này. Núi rất khô khan nhưng cảnh biển và núi lại rất đẹp, nước biển nơi này nổi tiếng là trong xanh. Đây là 1 điểm nhấn trong suốt đoạn đường này. Những lần theo hướng từ Sài Gòn ra thì ngừng lại chụp hình biển nơi này. Lần này thì...đi luôn.

Nguồn gốc tên gọi Cà Ná được ông NVT (bút hiệu CVT) - 1 người gốc Chăm xuất thân từ Ninh Thuận trong thời Pháp thuộc, về sau là người biên soạn sách tiếng Chăm, ông giải thích:
Xưa, phía trên núi khu vực này có 1 thôn làng người Chăm (mà nay không còn nữa). Từ con đường phía dưới (nay là QL1A) có 1 ngã rẽ đi lên núi đến làng này. Ngã 3 này trong tiếng Chăm được phiên âm thành Canah Kluw, trong đó "Canah" nghĩa là nơi tách/rẽ ra, còn "Kluw" là ngã 3. Sau thì gọi gọn lại chỉ còn Canah rồi thành Cà Ná như nay ta thường gọi.

View attachment 157778View attachment 157779View attachment 157780
Nghe giải thích các địa danh đã thật! Cám ơn anh đã chia sẻ thông tin bổ ích.
 
Nhà hàng Vĩnh Hảo nằm ở khu vực Cà Ná, mang tên Vĩnh Hảo thôi chứ không nằm trên địa phận xã Vĩnh Hảo. Tên gọi Vĩnh Hảo còn gắn liền với tên nước khoáng Vĩnh Hảo - Vichy từ khoảng 90 năm trước.

Dài dòng thêm mắm muối cho vui vui- "Truyền thuyết" về tên gọi Vĩnh Hảo này bắt nguồn từ thời Trần. Khi Trần Nhân Tôn lên làm Thái Thượng Hoàng (vua Trần Anh Tông) thời gian này thì Đại VIệt có ban giao tốt đẹp với Vương quốc Chăm (Chiêm Thành). Vua Chăm lúc đó là Chế Mân có lần mời TTH Trần Nhân Tông sang chơi, giao lưu, nghỉ dưỡng. Nhằm lúc đang rảnh (việc nước có con lo rồi mà) nên Trần Nhân Tông gật đầu cái rụp, lấy xe sang, xăng nhớt đầy đủ phượt luôn qua V.Quốc Chăm chơi theo lời mời. Nghe nói lần này TTH phượt luôn 1 phát mấy tháng qua chơi với Chế Mân. Một hôm 2 người đang ngồi lai rai nhậu nói chuyện đời, bổng TTH thở dài 1 cái, vua Chăm liền gặn hỏi chuyện gì, hay có tiếp đãi thiếu sót gì không thì TTH mới buộc miệng kể chuyện nhà về cô con gái Huyền Trân, đã đến tuổi cập kê mà chưa có ai làm bạn đời, còn lấy ipad mở hình Huyền Trân cho coi. Vua Chế Mân mặc dù lúc đó đã có vợ (Vương hậu) nhưng vừa nghe là nói mà còn thấy hình quá đẹp nữa, vậy là kết liền, đeo bám THH xin cưới CC Huyền Trân ngay và luôn. Nhắc đi nhắc lại chuyện xin cưới này mấy tháng cho đến khi TTH phượt về lại Đại Việt. Sau đó là liên tục nhắn tin zalo, gởi dịch vụ phát chuyển nhanh quà cáp qua xin cưới liên tục. Đại Việt qua bao tranh luận, cuối cùng cũng đồng ý gả CC Huyền Trân cho Chế Mân.

Khi qua VQ Chăm, một ngày nọ nhàn hạ, Huyền Trân đi dạo phong cảnh núi non thì đến nơi có 1 dòng suối xinh đẹp, nước trong vắt mát mẻ. Hỏi người hầu con suối này tên gì, trả lời là không biết. Huyền Trân suy nghĩ 1 lúc rồi đặt tên là Vĩnh Hảo. Vĩnh Hảo theo ý nghĩa mối giao hảo tốt đẹp và lâu bền của Đại Việt và VQ. Chăm. Từ đó tên Vĩnh Hảo ra đời! :).

View attachment 157781View attachment 157782
Đọc mà cười nức bụng, công nhận cách kể chuyện có chút mắm muối này ép phê. Đọc khoái! Tiếp luôn anh ơi.
 
Nhà hàng Vĩnh Hảo nằm ở khu vực Cà Ná, mang tên Vĩnh Hảo thôi chứ không nằm trên địa phận xã Vĩnh Hảo. Tên gọi Vĩnh Hảo còn gắn liền với tên nước khoáng Vĩnh Hảo - Vichy từ khoảng 90 năm trước.

Dài dòng thêm mắm muối cho vui vui- "Truyền thuyết" về tên gọi Vĩnh Hảo này bắt nguồn từ thời Trần. Khi Trần Nhân Tôn lên làm Thái Thượng Hoàng (vua Trần Anh Tông) thời gian này thì Đại VIệt có ban giao tốt đẹp với Vương quốc Chăm (Chiêm Thành). Vua Chăm lúc đó là Chế Mân có lần mời TTH Trần Nhân Tông sang chơi, giao lưu, nghỉ dưỡng. Nhằm lúc đang rảnh (việc nước có con lo rồi mà) nên Trần Nhân Tông gật đầu cái rụp, lấy xe sang, xăng nhớt đầy đủ phượt luôn qua V.Quốc Chăm chơi theo lời mời. Nghe nói lần này TTH phượt luôn 1 phát mấy tháng qua chơi với Chế Mân. Một hôm 2 người đang ngồi lai rai nhậu nói chuyện đời, bổng TTH thở dài 1 cái, vua Chăm liền gặn hỏi chuyện gì, hay có tiếp đãi thiếu sót gì không thì TTH mới buộc miệng kể chuyện nhà về cô con gái Huyền Trân, đã đến tuổi cập kê mà chưa có ai làm bạn đời, còn lấy ipad mở hình Huyền Trân cho coi. Vua Chế Mân mặc dù lúc đó đã có vợ (Vương hậu) nhưng vừa nghe là nói mà còn thấy hình quá đẹp nữa, vậy là kết liền, đeo bám THH xin cưới CC Huyền Trân ngay và luôn. Nhắc đi nhắc lại chuyện xin cưới này mấy tháng cho đến khi TTH phượt về lại Đại Việt. Sau đó là liên tục nhắn tin zalo, gởi dịch vụ phát chuyển nhanh quà cáp qua xin cưới liên tục. Đại Việt qua bao tranh luận, cuối cùng cũng đồng ý gả CC Huyền Trân cho Chế Mân.

Khi qua VQ Chăm, một ngày nọ nhàn hạ, Huyền Trân đi dạo phong cảnh núi non thì đến nơi có 1 dòng suối xinh đẹp, nước trong vắt mát mẻ. Hỏi người hầu con suối này tên gì, trả lời là không biết. Huyền Trân suy nghĩ 1 lúc rồi đặt tên là Vĩnh Hảo. Vĩnh Hảo theo ý nghĩa mối giao hảo tốt đẹp và lâu bền của Đại Việt và VQ. Chăm. Từ đó tên Vĩnh Hảo ra đời! :).

View attachment 157781View attachment 157782
Thích nhất là chi tiết Ipad với zalo haha
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top