What's new

[Chia sẻ] Đường xa vạn dặm

Con đường nhầy nhụa và chơn như đổ mỡ. Nhưng đến đoạn ở Thượng Lâm này, hắn tự hào là chưa bị ngã cái nào. Đường dốc lên núi, xung quanh không có dân cư sinh sống. Cả một đoạn dài hầu như không thấy người đi. Thỉnh thoảng có những lối rẽ và hắn muốn hỏi đường nhưng chả có ai. Thôi cứ chọn đường nào to nhất, nhiều vết bánh xe nhất mà đi thì chắc ăn hơn.

Mưa đã ngớt nhưng các con suối bên đường bắt đầu đầy nước và đổ tràn qua đường. Trời vẫn xám xì và cảnh vật buồn bã. Lúc này hắn đã ướt quá rồi nên cũng chẳng cần cởi áo mưa nữa, cứ để vậy đi. Trên con đường hưu quạnh hắn nhớ đến thân phận của kẻ lang thang và thật sự thấm thía với hai chữ lang thang.


Đường về đêm nay vắng tanh
Dạt dào hạt mưa rớt nhanh
Lạnh lùng mưa xuyên áo tơi
Mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh
Lầy lội qua muôn lối quanh
Gập nghềnh đường đêm tối tăm
Ngập ngừng dừng bên mái tranh...​



IMG_0988.jpg



IMG_0989.jpg



IMG_0991.jpg


IMG_0992.jpg
 
Hắn đã đi lên đến đỉnh một con đèo với đường đi lượn sát vào váh đá dựng đứng. Chắc chắn xưa kia khi mở con đường này người ta đã phải phá một bên núi để mở đường. Dấu vết là vách đá nham nhở.

Có một người phụ nữ tuổi khó đoán vì chị trông già, gày gò và khắc khổ-Hình ảnh của phần lớn phụ nữ vùng cao-đứng bên đường. Chắc chị đã đi một bộ một đoạn xa lắm và đang đứng thở dưới chân đèo. Hắn không dám đoán tuổi chị này vì quả thực với những người phụ nữ lam lũ họ luôn già trước tuổi. Chị ngập ngừng nửa muốn xin đi nhờ, nửa đắn đo không dám. Hắn nhận ra ngay và dừng lại. Chị nói với hắn muốn đi về Thượng Lâm nhưng đợi xe cóc từ sáng đến giờ chưa thấy. Lúc trước người nhà đèo ra bằng xe máy. Còn bây giờ phải về lại không có xe nên đành đi bộ. Hắn sẵn sàng trở chị đi nhưng cũng nói rõ hắn sẽ vừa đi vừa dừng lại chụp ảnh nên hơi bất tiện. Và chị đồng ý vì cũng chẳng còn lựa chọn nào khác.



IMG_0997.jpg



IMG_0998.jpg



IMG_0999.jpg



IMG_1001.jpg
 
Con đèo hắn đang đi có tên là đèo Ái Âu. Hắn cũng chả biết tại sao lại có tên này. Có thể hỏi thêm thông tin về con đèo này từ chị đi nhờ xe nhưng lúc đó, hắn chỉ chú ý đến cảnh xung quanh và chụp ảnh là chính, quên mất cần phải làm gì. Và trên con đường lang thang, hắn còn quên rất nhiều thứ và đó phải chăng là cái duyên, cái nợ để hắn tìm hiểu thêm trong các chuyến đi sau?

Từ đỉnh đèo Ái Âu nhìn xuống phía xa dưới thung lũng có con đường mòn mờ mờ. Đó chính là đường dẫn đến Trung tâm xã Thượng Lâm. Nhìn thì gần thế nhưng để được đó còn rất gian nan. Đường chơn, giờ chở thêm một người lại càng khó đi. Xe trở nặng, lên dốc thì đỡ chứ xuống dốc là thảm họa.



IMG_1002.jpg




IMG_1003.jpg




IMG_1004.jpg




IMG_1006.jpg
 
Xuống dốc thì phải phanh, mà phanh thì xe quay ngay bởi nền đường toàn đá xít dạng vẩy chơn trượt. Có lúc, hắn phải dừng xe dắt bộ cho an toàn. Rồi hắn cũng đến được con đường mòn mà hắn thấy từ trên núi. Hóa ra, con đường đi giữa một thung lũng đầy ngô. Ngô đã trỗ cờ và sẽ được thu hoạch trong thời gian ngắn nữa.

Đến đầu con đường mòn, người bạn đồng hành của hắn nói đã đến nơi. Chị mời hắn vào nhà chị chơi và ăn cơm. Hắn biết người dân ở đây họ thật thà lắm. Đã mời là mời thật chứ không khách sáo, đãi bôi. Hắn chỉ biết nói lời cám ơn rồi đi chứ làm gì có thời gian mà ở lại chơi. Nếu biết chắc đoạn đường trước mặt sẽ đi đến đâu hắn sẽ chẳng phải lo lắng nhiều. Nhưng trên bản đồ thì không thấy đường, chỉ có một lời chỉ dẫn từ mãi ngoài Thị trấn cánh đây đã mấy chục km thì chắc gì đã đúng.

Với lỗi lo lắng trong lòng, hắn quay quả tiếp tục lên đường.




IMG_1007.jpg



IMG_1008.jpg




IMG_1009.jpg



IMG_1010.jpg




IMG_1011.jpg
 
Từ đỉnh đèo Ái Âu, hắn đã thấy Thượng Lâm nằm trong một thung lũng khá bằng phẳng bao quanh bởi các dãy núi đá vôi. Để vào/ra Thượng Lâm phải qua đèo Ái Âu ở phía Nam và Đèo Cốc Khẻn (gốc nghiến) ở phía Bắc. Do địa thế đặc biệt, lại ở trên cao, thủy điện Na Hang Tuyên Quang đã nhấn chìm một phần diện tích của 12 xã (nằm ở thượng nguồn và các nhánh của sông Gâm) dưới lòng hồ nhưng riêng xã Thượng Lâm vẫn nguyên vẹn.

Hắn nghe người ta kể gái Tày ở Thượng Lâm rất xinh, đặc biệt có làn da mịn màng, tính tình nền nã, duyên dáng, chịu thương chịu khó. Dân vùng này có câu nói: "mận Hồng Thái - gái Thượng Lâm" cũng như người ta nói Chè Thái-Gái Tuyên vậy.

Ngoài ra, sự hiếu khách của người Thượng Lâm cũng được lưu truyền từ xưa. Theo phong tục xưa, khách đến chơi nhà có con gái sau khi cơm rượu no say xong, chủ nhà sẽ mời khách ra uống nước. Trong khi đó, người con gái trải chăn đệm thổ cẩm ra phòng khách rồi nằm vào đó để khách vào ngủ đã có sẵn chăn ấm đệm êm.

Thật lòng, hắn không có ý ở lại đây một đêm để kiểm chứng những điểm trên. Hắn chỉ tình cờ lạc vào đây khi con đường 279 không đi được. Nhưng thực tế có vẻ phũ phàng hơn rất nhiều. Trung tâm xã, ngoài cái phòng khám đa khoa khu vực cho mấy xã xung quanh được xây dựng đàng hoàng, còn lại đều cũ kỹ như tất cả các xã vùng cao mà hắn đã qua. Nếu có cơ hội quay lại, hắn sẽ ở đây lâu hơn để khám phá thêm các nét văn hóa như các câu chuyện kể mà hắn nghe được.



IMG_1012.jpg



IMG_1014.jpg



IMG_1015.jpg



IMG_1017.jpg



IMG_1018.jpg
 
Vùng lòng chảo Thượng Lâm được bao bọc bởi những ngọn núi đá kỳ vĩ như một bức tranh sơn thuỷ. Những người già Thượng Lâm vẫn thường kể cho con cháu nghe truyền thuyết 99 ngọn núi phượng hoàng.

Xưa kia, đây là nơi giao hoà giữa trời và đất, sơn thuỷ hữu tình. Vào một ngày kia, có một đàn phượng hoàng chẵn 100 con bay về, mỗi con đậu trên một ngọn núi để làm tổ. Nhưng ở đây chỉ có 99 ngọn. Con cuối cùng lượn mãi không tìm được chỗ đậu bèn bỏ đi. Vậy là cả đàn lại bay theo, để lại dấu tích 99 ngọn núi mang hình dáng chim phượng hoàng, mỗi ngọn có một thế đứng khác nhau tạo thành quần thể núi đá sinh động bao quanh lòng chảo Thượng Lâm trù phú.

Có lẽ, ở vùng núi nhưng lại có nơi đất rộng, bằng phẳng, trồng được nhiều ngô, lúa hơn các xã khác nên từ xưa Thượng Lâm có đời sống tốt hơn chăng? Và hắn tin điều đó là thật. Hắn mê mải chụp các ngọn núi đá bao quanh thung lũng.


IMG_1019.jpg



IMG_1020.jpg




IMG_1021.jpg



IMG_1022.jpg



IMG_1025.jpg



IMG_1026.jpg
 
Hắn hỏi đường sang Hà Giang, mọi người nói phải đi qua Khuôn Hà. Hắn cũng chả biết Khuôn Hà là xã nào vì trên con đường lưu lạc đến đây, hắn cố gắng phải tìm một con đường để ra khỏi nơi này. Chính sự tình cờ không định trước này khiến hắn luôn ở trong trạng thái thấp thỏm, lo âu không yên. Những cái lo lãng xẹt không cần thiết nếu lộ trình được lên trước và không trắc trở. Nhưng bên cạnh đó, những bất ngờ ngẫu hứng không lập trình trước khiến chuyến đi của hắn thú vị thêm rất nhiều, đáng nhớ hơn rất nhiều. Không chỉ có lướt xe, chụp ảnh, hỏi đường...mà nhiều khi phải vận dụng hết các kỹ năng, kinh nghiệm và hiểu biết để đưa ra quyết định, để chế ngự các tình cảm đan xen trái ngược. Đây cũng chính là điểm hay (hoặc điểm yếu) của độc hành. Không có ai để chia sẻ, bàn bạc, cổ vũ để lấy lại tự tin, bạn chỉ có thể nhờ cậy vào chính bản thân mình thôi. Và hắn cũng vậy.

Lúc gần ra khỏi Thượng Lâm, hắn gặp một ông cụ đi từ chợ ra. Chắc cụ cũng làm mấy chén rồi lên chân đi đã quýu cả lại. Hắn đề nghị chở cụ về nhà dù cụ nói tự đi được. Cuối cùng, cụ cũng lên xe đi với hắn một đoạn. Đến ngã ba, một đường đi Khuôn Hà, một đường đi Xuân Tiến (là sau này hắn mới biết) thì cũng gần đến nhà cụ. Con dâu cụ chạy ra đưa cụ vào nhà và chỉ đường cho hắn. Đường đi Khuôn Hà rẽ tay trái. Hắn chia tay mấy người dân chất phác và tiếp tục lên đường.


IMG_1023.jpg



IMG_1024.jpg

Ngã ba đi Khuôn Hà


IMG_1027.jpg
 
Hắn vượt qua Khuôn Hà rất nhanh vì ở đó không phải không có gì đáng xem, đáng nhớ. Đi mãi rồi mà vẫn toàn đường đất. Sốt ruột quá đi. Nhưng thật sự, bất ngờ vẫn nằm ở phía trước.

Có một chi tiết nhỏ ở bức ảnh dưới: hai cái lá cọ để ở cổng trường. Đó là hai cái lá che mưa của học sinh. Hắn đã nhiều lần thấy các em che mưa như vậy, có khi là cái lá khoai môn to. Nhìn rất thương:(.


IMG_1028.jpg




IMG_1030.jpg




IMG_1031.jpg



IMG_1032.jpg
 
Ra khỏi trung tâm Khuôn Hà, hắn đến một con đèo (dốc) nhỏ. Dấu vết toang hoang cho thấy con đèo này đã từng bị đá sạt lở và người ta phải đục đá để mở lại đường. Các mảnh đá vụn còn nham nhở rải rác khắp nơi. Đến đây có một ngã ba, một đường đi lên, một đường đi xuống. Cả hai đường đều hoang tàn chả có dấu tích người đi hay cơn mưa đã xóa đi tất cả. Chọn đường nào hắn không biết. Vận dụng mọi hiểu biết mà hắn có cũng không có câu trả lời. Hắn đành dừng xe ngồi đợi.

Một lúc lâu mới có một cô bé học sinh cỡ 13-15 tuổi đi qua. Trông cô bé gày gò và lam lũ với cái cặp sờn lép kẹp trên tay. Hắn đã tưởng có thể hỏi đường cô bé nên cứ nhẩn nha đợi cô bé lại gần. Một phản ứng không ngờ là khi hắn tiến lại gần, cô bé ù té chạy biến vào con đường dốc xuống bên tay phải. Hắn bỗng nhận ra một điều, ở nơi heo hút vắng lặng như này, bất cứ người lạ nào cũng có thể là mối nguy hiểm. Vậy nên ăn mặc thế nào cho hòa đồng với dân địa phương cũng là một kỹ năng cần có để tránh những hiểu lầm, nghi ngại không cần thiết.

Không hỏi được đường, hắn đành đánh liều đi vào con đường lên núi bên trái ngược với đường cô bé vừa bỏ chạy. Và lần này hắn gặp may.



IMG_1033.jpg




IMG_1034.jpg




IMG_1035.jpg
 
Suốt dọc quãng đường còn lại, hắn không hề gặp thêm bất cứ người nào. Con đường liên xã bây giờ vắng lặng đến kinh người. Có chỗ ta-luy âm lở sập đến giữa tim đường khiến nó nhỏ hẹp như con đường mòn trên núi, lối đi của người chăn trâu, bò. Cảnh hoang tàn của con đường chỉ chứng tỏ đã lâu không có ai chăm sóc, ngó ngàng gì đến nó và hiện giờ còn rất ít người qua. Hắn cũng không biết tại sao lượng người qua lại nay gần như không còn và nghĩ chắc đã có đường khác thay thế hoặc hắn đi sai đường. Ý nghĩ đi sai đường làm hắn thêm lo lắng trong khi con đường mòn cứ dốc mãi lên.

Giờ mà phải quay lại thì không biết tính sao. Thôi kệ.




IMG_1037.jpg



IMG_1038.jpg




IMG_1039.jpg




IMG_1040.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,574
Bài viết
1,153,763
Members
190,132
Latest member
thetkenoithat
Back
Top