What's new

[Tổng hợp] Nói chuyện về xe đạp touring

Vinh Pham

Độp thủ
Xin chào mọi người đây là bài viết của anh Phương Nguyễn bên PhuongNguyen.info, mình thấy hay nên xin phép anh cho mình post lên đây đê mọi thành viên của diễn đàn tham khảo. Nếu muốn coi link gốc thì nhấn vào đây

Nói chuyện về xe đạp touring (bài dịch)

Tác giả: Leo Woodland

Dịch: Phương Nguyễn.

Đường dẫn gốc: tại đây

Do trình độ ngoại ngữ của Phương hạn chế, bài dịch có thể đưa ra thông tin không đúng với ý tác giả. Vui lòng tham khảo văn bản gốc để có thông tin chính xác hơn.
push-300x149.jpg



Một chiếc xe đạp touring là một chiếc xe đạp dùng để đi du lịch. Nó đơn giản và đặc biệt như bạn thích. Khi tôi đến dự buổi nói chuyện về du lịch tại Paris, hầu hết mọi người đều không quan tâm đến những chiếc xe đạp đã tạo ra những chuyến phiêu lưu. Bản thân chuyến phiêu lưu mới là quan trọng nhất: chiếc xe chỉ là công cụ để họ sử dụng và họ nghĩ đến nó như người thợ mộc với cây búa của mình


Rất nhiều người sử dụng xe đạp leo núi (MTB). Họ thích giảm xóc (thụt, phuộc nhún) và họ thích bánh xe hầm hố, vị trí thẳng đứng và các bộ dĩa líp siêu nhỏ. Họ tìm mua những chiếc xe đạp leo núi có thể gắn baga hoặc họ tự chế baga cho riêng họ.

Thú thật là tôi không biết nhiều về xe đạp leo núi nhưng sự thiếu hiểu biết này không ngăn cản được sự thôi thúc tìm hiểu về bộ môn này bấy lâu nay. Tôi có thể tìm hiểu qua các trang web nhưng đó không phải là cách hay nhất. Chỉ có trải nghiệm thực tế mới đem lại kinh nghiệm thực tiễn.

Xe Road (xe đạp đua)…

Hầu hết mọi người đến cửa hàng xe đạp và mua xe touring ở đó. Điều đó phụ thuộc vào cửa hàng và quốc gia của bạn. Một vài bạn sẽ không tìm được bất kỳ xe touring nào, hầu hết là xe road, và bạn sẽ phải sử dụng xe leo núi hoặc điều chỉnh lại một xe đạp thể thao hoặc phải đặt làm riêng một khung sườn cho riêng bạn.

Xe đạp touring cần những thứ mà các loại xe đạp khác không có. Họ cần baga trước và baga sau. Họ cần gắn 2 bình nước hoặc 3 bình nước trên xe. Họ cần dĩa nhỏ, líp sau thật lớn để đạp xe leo lên những con dốc dài. Họ cần thứ mà những chuyên gia gọi là khung hình học (geomery) của sườn xe tạo thoải mái để giúp việc chạy xe được thoải mái hơn. Họ cần gắn thêm dè (chắn bùn) và khoảng cách rộng giữa dè và bánh để không kẹt bánh xe khi đi đường đất sình lầy.

Những bé gái thì mê kẹo đường còn những chiếc xe đạp touring thì thích vật liệu gì?

thorn.jpeg


Sườn Thép (Steel):

Khung sườn có thể làm từ thép, nhôm, carbon và titanium hoặc pha trộn các chất liệu với nhau. Vật liệu cổ điển là thép. Trước đây tất cả các loại xe đều làm từ thép trước khi có các vật liệu nhôm, carbon, titanium… Thép có thể hàn, gắn baga, gọng bình nước… Thép nặng nhưng rất bền – ngay cả khi để rỉ sét cũng đến 30 năm – và có thể sửa chữa. Rất nhiều người thích sườn thép vì lý do đó.

Sườn Nhôm (aluminium):

Tôi thường chạy xe sườn thép nhưng tôi cũng có chạy một chiếc xe đạp sườn nhôm. Lý do duy nhất vì sườn nhôm rẻ hơn sườn sắt. Sườn nhôm thì nhẹ hơn và không rỉ sét. Nó cũng có thể gắn mọi thứ bạn muốn (baga, dè chắn bùn, gọng nước…) nhưng nó làm cho chuyến đi khó khăn hơn. Thép thì “mềm – êm” hơn nhôm. Tôi bị “ê tay” khi sử dụng xe sườn nhôm cho chuyến du lịch của mình.

Không có lý do nào để không mua một chiếc xe sườn nhôm. Sẽ khó khăn khi gắn hành lý lên xe và các phụ kiện khác mà không làm trầy sơn nhưng sườn thép cũng như vậy. Hãy nghĩ xa hơn.

Sườn Carbon:

Carbon dễ vỡ và dễ gãy. Không có nghĩa là sườn carbon không dùng để đi touring nhưng nó không phải là lựa chọn đầu tiên của nhiều người. Sườn carbon rất đẹp, cứng cáp và nhẹ. Nó chạy mượt mà, êm như sườn thép nhưng trọng lượng nhẹ một nửa so với sườn thép. Yếu điểm của nó là dễ bị gãy. Sườn carbon mạnh mẽ, cứng cáp khi chịu lực đúng hướng thiết kế. Nếu nó bị ngã, tông vào gốc cây… nó không đủ tốt.

Không có nhiều người chọn sườn xe carbon làm xe touring.

Titanium:

Titanium tuyệt đẹp. Nó nhẹ như nhôm và êm như sườn thép. Sườn titanium rất bền (hơn thép và nhôm). Titanium có thể làm một chiếc xe touring tiêu chuẩn. Nó nhẹ, cứng cáp và bền nhưng rất đắt tiền.

Paul Smith, một người đã chạy xe đạp hơn 30 năm, kết luận rằng titanium tốt. Ông ấy viết: “titanium rất khó để làm nên nhiều hãng xe không làm. Chỉ những hãng xe lớn, cao cấp mới làm với chất lượng rất cao. Hầu hết các sườn titanium được làm rất tốt, tinh xảo. Thông thường sườn titanium chọn sử dụng khi người nào đó muốn tốc độ nhanh, đáp ứng tốt, nhẹ, thoải mái, bền bỉ và dĩ nhiên khi giá cả không thành vấn đề. Vì vậy, sườn xe đạp titanium được chọn khi cần đi du lịch dài ngày.

Ở một mặt khác:

Điều quan trọng nhất của xe đạp touring không phải là vật liệu mà là thiết kế. Chưa có ai làm ra chiếc xe đạp mà không chạy được nhưng chắc chắn có những chiếc xe đạp chạy rất tệ. Không có gì trên xe đạp là hoàn hảo. Không có gì là tuyệt đối. Ưu điểm ở mặt này là nhược điểm ở mặt kia.

Ví dụ một chiếc xe đạp đua (road) có 2 bánh xe gần nhau. Ống sườn đứng thường thẳng đứng, góc phuộc trước hướng ra phía trước. Ống sườn đứng làm cho yên gần hơn với pedal giúp tăng tốc tốt. Bánh sau được đưa xuống dưới yên, làm cho chiếc xe leo dốc nhanh hơn và nắm bắt tốt hơn khi bạn đứng đạp trên pedal. Phuộc trước thẳng làm tăng độ nhạy khi điều khiển. Thiếu các đường cong giúp cho chiếc xe đạp đi nhanh hơn khi vào các góc cua tròn. Khung sườn gọn hơn giúp giảm trọng lượng.

Bạn có nghĩ rằng những điều đó tốt cho xe đạp touring? Ai không muốn một chiếc xe đạp touring chạy nhanh hơn và leo dốc dễ dàng hơn?

Nhưng:

Ống sườn đứng thẳng đứng, vị trí yên tiến về phía trước thì không thoải mái khi đạp xe du lịch. Phuộc không có góc cong quá xóc. Phía sau xe ngắn làm cho gót chân bạn đụng vào túi hành lý phía sau. Khoảng cách hẹp giữa bánh và sườn làm bạn không gắn được dè chắn bùn. Bánh xe sau càng gần bạn thì độ xóc càng tăng lên.

Một vài xe đạp touring có bánh sau cách yên rất xa. Chạy xe touring phải thoải mái và mượt mà. Nhưng cũng có sự đánh đổi. Bánh xe sau gần yên thì xe nhanh nhẹn, nhạy như máy bay chiến đấu, còn bánh xe cách xa sẽ làm xe chậm chạp, ù lì hơn. Lựa chọn là của bạn.

Xe đạp đã được làm hơn một thế kỷ. Phong cách cơ bản không thay đổi. Có nghĩa là hầu hết mọi thứ đã được cải thiện. Điều đó cũng có nghĩa nếu chiếc xe thiết kế không tốt thì nó không tồn lại lâu như vậy.

Bạn sẽ dành rất nhiều thời gian trên xe của bạn. Khi đi du lịch, bạn dành nhiều thời gian trên yên xe hơn là trên đôi chân. Bạn sẽ không mua giày để đi dã ngoại tại cửa hàng bán giày thời trang vì vậy, đừng tuỳ tiện mua xe đạp touring tại những cửa hàng không có kiến thức về xe đạp và du lịch bằng xe đạp. Bạn có rất nhiều chuyến du lịch dài sắp tới.
 
Nói chuyện về xe đạp touring (p2)

Thiết bị sang số:

row-151x300.jpg


Có bốn cách để liên kết pedal – sên với bánh sau

- Bạn có thể làm trực tiếp, một vòng lặp đơn trên một líp duy nhất cố định. Bạn sẽ có một số (tỉ lệ truyền động) duy nhất và không thể chọn số thấp hơn để leo dốc hoặc số cao hơn để đạp xuống dốc. Đây gọi là xe đạp fixed gear

- Hoặc bạn cũng thực hiện tương tự nhưng líp sau tự do, do đó bạn có thể xuống dốc mà không phải guồng chân với pedal

- Hoặc bạn có vài dĩa, líp ở phía trước và phía sau với thiết bị sang số cho bạn đến 30 số để lựa chọn.

- Hoặc bạn có các líp được dấu bên trong đùm sau, gọi là đùm số

Xe đạp Fixed và xe một tốc độ

Ngày xưa khi tôi còn trẻ tôi thấy có những người đi du lịch sử dụng xe đạp Fixed gear. Tôi không nhớ người nào sử dụng xe một số thông thường bởi vì ưu điểm của fixed gear: bạn tác động lên sợi sên và sợi sên cũng tác động tới bạn. Chuyển động của đôi chân bạn được trơn tru và dễ dàng hơn vì pedal sẽ tự trở lại vị trí trước đó.

Mặt khác, mọi người tin rằng có thể đi nhanh hơn với fixed gear hơn là sử dụng số thông thường. Có một trường phái yêu thích fixed gear như là một sở thích.

Không có nhiều người sử dụng xe đạp fixed gear để đi du lịch

Thiết bị sang số bằng cùi đề, sang dĩa

Dùng để chuyển sợi sên từ bánh răng này sang bánh răng khác, ở các dĩa phía trước hoặc các líp phía sau. Hầu hết người đi xe đạp touring thích loại này vì nó linh hoạt, có thể chuyển dĩa trước, líp sau từ nhỏ đến lớn.

Thay đổi số nghĩa là thay đổi tỉ lệ tốc độ của vòng quay pedal và vòng quay bánh xe. Số lớn làm cho vòng quay bánh xe nhanh hơn vòng quay pedal. Các số nhỏ giúp vòng quay pedal nhanh hơn vòng quay bánh xe. Bạn thực sự cần những số thật thấp để đạp xe leo lên dốc với nhiều hành lý phía sau.

Có hai cách để tính toán tỉ lệ truyền động của số. Hệ thống thông dụng của thế giới là khoảng cách của mỗi lần pedal quay để làm di chuyển chiếc xe. Khá đơn giản

geartab.jpeg


Thế giới những quốc gia nói tiếng Anh sử dụng một phương pháp kỳ lạ, trong đó số (tỉ lệ truyền động) liên quan đến bánh xe penny-farthing. Xe đạp penny-farthing là một dạng xe đạp với bánh trước rất lớn và bánh sau nhỏ, hai bánh xe giống như hai đồng tiền lớn nhất của Anh (đồng lớn gọi là penny, đồng nhỏ gọi là farthing) nên gọi là xe đạp penny-farthing. Lý do các chiếc xe đạp cần các số vì chiều cao của các bánh xe đạp penny-faithing và khoảng cách của mỗi vòng quay pedal bị hạn chế bởi chiều dài chân của người chạy.

Công thức để tính toán số cho penny-farthing là:

- Số lượng răng ở dĩa trước chia cho số lượng răng ở líp sau sau đó nhân cho đường kính của bánh xe (dùng hệ inch)

Một số người bị ám ảnh vì kích thước của số truyền động. Không nên như vậy. Số chỉ mang tính chỉ thị, không phải là tuyệt đối. Từ nhiều thập kỷ bánh xe đã không đo bằng inch (ngoại trừ xe leo núi dùng bánh 26 inch). Hơn nữa, chiều cao của vỏ xe làm thay đổi đường kính bánh xe. Nó cũng thay đổi khi chúng ta ngồi lên xe với rất nhiều hành lý.

Do đó, không cần nhớ về tỉ số truyền động (số) với inch mà hãy tập trung vào dĩa và líp. Nếu bạn có dĩa trước nhỏ và líp sau lớn thì bạn sẽ có số phù hợp để leo dốc. Các líp phía sau nhiều hơn dĩa phía trước. Các số nhỏ dùng để leo dốc quan trọng hơn những số lớn. Nếu có đủ số nhỏ, bạn dễ dàng leo dốc, còn khi bạn xuống dốc và số không đủ để đạp thì đơn giản là bạn ngừng đạp và thoải mái đổ dốc.

Có nhiều xe có dĩa trước quá lớn cho xe đạp touring. Không khó để thay đổi. Nếu bạn không làm được thì đem ra những cửa hàng xe đạp. Bạn sẽ cần dĩa trước nhỏ, líp sau lớn và sên dài hơn. Cùi đề sau sẽ hoạt động bình thường với sợi sên dài hơn nếu nó được thiết kế cho xe touring(cùi đề dài). Nếu xe bạn đang dùng thiết bị sang số (cùi đề sau) dùng cho xe đua (cùi đề ngắn) thì bạn nên thay cái khác. Thiết bị sang dĩa phía trước giống nhau giữa các loại xe.

Nếu bạn tự nâng cấp xe hãy nhớ rằng đôi khi thiết bị của hãng này không tương thích với hãng kia. Các hãng sản xuất cố tình làm như vậy. Không quan trọng bạn dùng giò dĩa hiệu gì, sên hiệu gì… nhưng líp, cùi đề sau và đùm sau cần phải đồng bộ hoặc tương thích. Trên lý thuyết, hãng Campagnolo và Shimano sẽ không tương thích. Shimano và các hãng khác như SRAM cũng vậy. Trong thực tế, bạn có thể trộn lẫn hầu hết mọi thứ trong trường hợp khẩu cấp và thực tế vài người yêu thích pha trộn nhiều hãng.

Cuối cùng, hầu hết mọi người có thiết bị chuyển số tích hợp chung với tay thắng (tay lắc). Đây là một trong những phát triển tốt nhất của xe đạp. Nhưng nó cũng dễ hư và đắt tiền.

Nếu bạn vận chuyển xe đạp trên một chiếc bán tải ở Peru hoặc trong gầm xe buýt ở Ấn Độ, nó có thể bị gãy và bạn sẽ không thể hàn lại khi đang đi du lịch.

Đùm Số

Chiếc xe đầu tiên của tôi là một chiếc xe Sturmey-Archer có 3 tốc độ. Nó đáng tin cậy, lựa chọn số bằng cách chọn số đã được cài đặt sẵn. Trừ những tay đua xe, hầu hết mọi người đều có một chiếc Sturmey-Archer.

Lần đi du lịch đầu tiên của tôi với đùm số và nó hoạt động rất tốt. Tôi có một số để đi đường bằng, một số để leo dốc và một số để đi xuống dốc. Sau đó, tôi và những người khác nâng cấp với 5, 6, 7, 8 líp ở phía sau và 2, 3 dĩa ở phía trước. Không phải 3 số là không đủ mà vì các số cách nhau quá xa. Bạn không thể thay đổi số với biên độ nhỏ.

Công ty Rohloff của Đức rất thành công với đùm số, có thể cạnh tranh với thiết bị sang số truyền thống.

rohloff.png


Rohloff đã thành công trong việc tích hợp không chỉ 3 mà là 14 số vào đùm số. Không nhiều số nếu so sánh với 27 số hay 30 số ở thiết bị truyền thống – về mặt con số – nhưng thực tế không phải như vậy. Bạn không thể sử dụng tất cả các số ở thiết bị sang số truyền thống vì sợi sên sẽ bị ghiến (chéo sên) khi dùng dĩa ngoài cùng (lớn nhất) với líp nhỏ nhất (trong cùng)… Sên càng chéo càng ít càng tốt. Ngoài ra, một vài số bị trùng lặp với nhau (cùng tỉ số truyền động)

Đùm số Rohloff – tôi không quảng cáo cho họ – có thực sự 14 tốc độ. Nó thực sự không bị trùng lặp giữa các số. Sên được bền hơn vì chỉ chạy thẳng, không bị chéo, lệch. Sự chuyển số nhịp nhàng mà sên vẫn chạy trên một líp, một dĩa. Thiết bị sang số truyền thống (cùi đề sau) có thể bị hư do va chạm, còn đùm số thì không.

Một vài người lo ngại về trọng lượng của đùm số – không hề nhẹ – và so sánh nó với cùi đề truyền thống. Nếu bạn so sánh tổng thể bộ dĩa trước, sang dĩa trước, cùi đề sau, sên, líp… với đùm số thì sự khác biệt không nhiều.

Tuy nhiên, đùm số vẫn nặng hơn và nó rất đắt tiền. Nhưng nó là thiết bị đầu tư một lần nếu bạn tin tưởng vào nhà sản xuất, nó rất bền. Nhưng đầu tư đùm số Rohloff không hề rẻ và hiện tại nó chỉ gắn được với ghi đông tay ngang mà thôi.

Nếu bạn sử dụng ghi đông tay ngang thì không có vấn đề gì, còn nếu bạn sử dụng ghi đông dạng xe đua (drop bar) hoặc các loại ghi đông khác thì hãy xem tiếp…

Bạn có thể sử dụng một thanh ngang nhỏ để gắn gắn thiết bị sang số

rolly.jpeg


Bạn chỉ cần đảm bảo đường kính của thanh ngang bằng với ghi đông tay ngang.

Lưu ý: không phải xe đạp nào cũng lắp được đùm số, hãy kiểm tra chổ cuối của sườn chổ lắp đùm (drop out) để đảm bảo có thể lắp được. Đa số các xe đạp sử dụng drop out dạng đứng, trong đó chổ lắp cùi đề sau (bát cùi đề) có thể thay thế được. Để gắn đùm số, bạn cần drop out dạng dọc (vertical drop-out)để giữ chặt bánh xe vào đúng vị trí.
 
Khó hiểu quá bác ah! Túm lại là công dụng khi đi xa bằng xe đạp nên dùng MTB hay Touring và giá cả của các loại xe thế nào?
 
Cái tên đã nói lên tất cả rồi bác, đi đường xa thì tất nhiên touring là chọn lựa số 1 rồi. MTB (mountain bike) là loại xe đi những địa hình khó khăn kiểu đồi núi.
Giá cả thì vô vàn, từ 5-7tr cho xe 2nd cho đến những chiếc vài ngàn $ cũng có ;)
 
Khó hiểu quá bác ah! Túm lại là công dụng khi đi xa bằng xe đạp nên dùng MTB hay Touring và giá cả của các loại xe thế nào?
Bài viết này mang tính tham khảo cho các bác muốn ráp xe thôi chứ không có đề cập đến vấn đề bạn đang hỏi.
Theo mình thì touring là một loại xe được sản xuất để chuyên đi xa và chở nặng (chở đồ đạc >=30kg), còn MTB thì được sản xuất dành cho các cung đường hiểm trở, leo đèo lội dốc. Vì thế tuỳ theo địa hình và tính chất mà bạn chọn xe hợp lý thôi.
Còn về giá cả thì vô chừng lắm 3tr cũng có xe mà 2000usd mới mua được chiếc sườn cũng vậy, với mình xe chỉ lạ công cụ cái chính quan trọng hơn là cái người ngồi trên đó thôi. Ông bộ trưởng đạp xe đạp hay đi xe hơi thì vẫn là ông bộ trưởng thôi.
 
Đa tạ Bác chủ Top đã cung cấp cho những kiến thức hay. Bác có thể cho e 1 vài địa chỉ bán touring giá tốt, hoặc 2nd và các cửa hàng phụ tùng đồ chơi xe đạp ở SG hay các vùng lân cận 0 ạ.
 
Mình không phải người ránh lắm về xe, nhưng bạn có thể ghé bên phương nguyễn để mua, bên này có bán phụ tùng (mình thường ghé đây mua) và xe đạp nguyên chiếc. Chủ cửa hàng cũng là dân phượt độp nên nói chuyện khá dễ thương, mua đồ nhiều khi còn được khuyến mãi bạn có thể vào shop.phuongnguyen.info để coi chi tiết. Còn nếu ráp thì ra chỗ anh Long ở 68 Hoàng Văn Thụ cũng được!
 
Last edited:
Mình không phải người ránh lắm về xe, nhưng bạn có thể ghé bên phương nguyễn để mua, bên này có bán phụ tùng (mình thường ghé đây mua) và xe đạp nguyên chiếc. Chủ cửa hàng cũng là dân phượt độp nên nói chuyện khá dễ thương, mua đồ nhiều khi còn được khuyến mãi bạn có thể vào shop.phuongnguyen.info để coi chi tiết. Còn nếu ráp thì ra chỗ anh Long ở 48 Hoàng Văn Thụ cũng được!

Số 68 Hoàng Văn Thụ chứ không phải 48 bạn Vinh Phạm ơi!
Ngoài ra còn có Xe đạp Kim Hồng: S51/1 Sky Garden 2, P.Tân Phong, Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP.HCM, có thương hiệu Surly cũng là 1 trong những thương hiệu nổi tiếng cho touring
Thân!
 
Anh em pro xem giùm em xe này

chiều nay ghé qua Hồng Phúc và được 1 anh ở cửa hàng giới thiệu con này là hàng tự ráp, sườn nhập. Em thì mù về xe đạp nhưng giá 3 triệu cũng hợp túi tiền nên hỏi anh em xem xe này có ok đi touring ko ạ :

Định mua gaint 2.0 nhưng sợ mua về phải choàng người về phía trước đạp ko dc nên cũng hơi lo với lại ngoài kinh tế dự kiến nên cũng đành ngậm ngùi mặc dù em cũng thích kiểu dáng gain hunter 2.0 và asama 48 lắm
 
Có ok không thì phải sài mới biết được bạn ah chứ với giá 3tr mà nhìn nhãn cũng hơi lạ nên mình cũng chịu chả biết được. Thường thì xe nào đi cũng được nhưng xe chât lượng không tốt thì hay hư vặt dọc đường, xe mau xuống sau thời gian chạy vì dân đi tour phá xe kinh lắm.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,184
Bài viết
1,150,412
Members
189,945
Latest member
Karide
Back
Top